Những câu hỏi liên quan
Giang
Xem chi tiết
Đông Hải
20 tháng 12 2021 lúc 8:06

B

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
20 tháng 12 2021 lúc 8:06

B...?

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Giang
20 tháng 12 2021 lúc 8:07

B

Bình luận (0)
Hiếu Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Mạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Mạnh
17 tháng 2 2016 lúc 15:55

a) Vấn đề xã hội mang tính cấp thiết cần giải quyết của từng nhóm nước:

- Đối với các nước đang phát triển: vấn đề về dân số

- Đối với các nước phát triển: vấn đề vê tài nguyên và môi trường

b) Giải thích:

* Đối với các nước đang phát triển:

- Tỉ trọng dân số so với thế giới rất lớn: chiếm khoảng 80 % dân số của thế giới.

- Tốc độ phát triển dân số rất nhanh: chiếm khoảng 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên trung bình năm của các nước này trong giai đoạn 1995 – 2000 là 1,7%, giai đoạn 2001 – 2005 là 1,5%.

- Kinh tế chậm phát triển

- Hậu quả:

+ Gây sức ép rất lớn tới phát triển kinh tế và tái sản xuất mở rộng

+ Nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết: y tế, giáo dục, việc làm…

+ Chất lượng cuộc sống của người dân thấp, khó cải thiện

* Đối với các nước phát triển:

- Công nghiệp phát triển, các chất thải của sản xuất công nghiệp nhiều.

- Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, rác thải sinh hoạt nhiều.

- Nhu cầu sử dụng nguyên – nhiên liệu rất lớn, khai thác và tác động mạn tới môi trường tự nhiên.

- Hậu quả:

+ Làm cho môi trường bị ô nhiễm

+ Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt

c) Hướng giải quyết:

- Đối với các nước đang phát triển:

+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số bằng việc thực hiện tốt kế hoạch hóa dân số và kế hoạch hóa gia đình

+ Đẩy mạnh việc phát triển kinh tế

+ Giải quyết tốt các vấn đề xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

- Đối với các nước phát triển

+ Tăng cường sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu sạch để hạn chế tới mức tối đa các chất thải và sự tác động vào môi trường tự nhiên

+ Xử lí triệt để các chất thải sản xuất và chất thải sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 20:18

- Vấn đề cần đến những nỗ lực toàn cầu: bảo vệ động vật quý hiếm, Nạn đói, Bình đẳng giới, Dịch bệnh, Mất cân bằng sinh thái, .... 

- Lí do dẫn đến thành công trong việc giải quyết

+ Tuyên truyền rộng rãi trên toàn thế giới

+ Những biện pháp khắc phục hiệu quả

....

- Lí do dẫn đến sự thất bại

+ Thiếu sự đồng thuận của mọi người

+ Cách giải quyết chưa được triệt để

Bình luận (0)
Dũng Nguyễn Hoàng Dũng
Xem chi tiết
Nya arigatou~
Xem chi tiết
Minh Thư Hồ
Xem chi tiết
yenxink
27 tháng 12 2021 lúc 9:27

C và D

(chắc vậy)

Bình luận (0)
SukhoiSu-35
Xem chi tiết
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 22:00

- Vấn đề đang được quan tâm trên thế giới hiện nay và cần đến những nỗ lực toàn cầu là vấn đề về rác thải nhựa.

+ Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm trong chất thải rắn (CTR). Việc quản lý chất thải nhựa không tách khỏi việc quản lý CTR và có thể thấy là chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay.

+ Mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường - nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Chất thải nhựa khi không được tái chế hoặc xử lý một cách có kiểm soát, sẽ tạo ra phát thải khí nhà kính khi tiếp xúc với bức xạ mặt trời cả trong không khí và nước.

+ Việt Nam hiện đang đứng thứ 17 trong 109 quốc gia về lượng phát thải nhựa phát sinh hàng năm. Hoạt động xử lý CTRSH ở nước ta hiện nay là đem đi chôn lấp, việc tái chế, tái sử dụng chiếm tỉ lệ rất nhỏ và phụ thuộc phần lớn vào việc nhặt phế liệu có thể tái chế của hệ thống thu gom phế liệu không chính thức.

- Về vấn đề suy giảm rác thải nhựa hiện nay vẫn chưa thật sự được giải quyết triệt để, sự nỗ lực toàn cầu chưa được áp dụng triệt để trong việc này, trên thế giới vẫn còn nhiều người dân chưa ý thức rõ về sự nguy hại của rác thải nhựa và chưa có sự đồng lòng toàn cầu hợp sức giải quyết vấn đề.

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Đông Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Thúy
27 tháng 1 2016 lúc 14:48

- Vấn đề việc làm được coi là vấn đề xã hội rất bức xúc hiện nay. Vì nếu giải quyết tốt việc làm nghĩa là phần lớn người lao
động trong xã hội đều có việc làm đầy đủ - sẽ ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho người lao động - từ đó người lao động có
điều kiện học tập để nâng cao trình độ văn hoá, dân trí - xã hội ổn định, văn minh và phát triển.

- Ngược lại nếu không giải quyết tốt việc làm nghĩa là phần lớn người lao động trong xã hội thất nghiệp, mức thu nhập thấp,
người lao động trong xã hội không có điều kiện học tập - trình độ văn hoá, dân trí thấp, xã hội mất ổn định, nhiều tệ nạn xã hội
xuất hiện, kẻ địch dễ lợi dụng phá hoại - mất nước. Vì thế muốn nước ta nhanh chóng tiến lên CN hoá, hđại hoá và hội nhập nhanh
chóng với TG thì vấn đề việc làm cho người lao động phải được N2 quan tâm, giải quyết hàng đầu.

* Vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta thể hiện như sau:
- Theo số liệu thống kê 89 cho biết: tổng nguồn lao động nước ta có trên 30 tr người thì 1,8 tr người không có việc làm. Tỉ lệ
lao động chưa việc làm trung bình ở cả nước là 5,8%, trong đó ở khu vực nông thôn là 4% và khu vực thành thị là 13,2%.
Qua các số liệu trên ta thấy tỉ lệ chưa có việc làm khá cao ở cả nông thôn và thành thị nhưng ở khu vực thành thị vấn đề việc
làm được coi là vấn đề rất gay gắt diễn ra thường xuyên. ở khu vực nông thôn tuy tỉ lệ chưa có việc làm thấp hơn nhưng vấn đề việc
làm mới chỉ giải quyết được có tính chất mùa vụ.

- Tỉ lệ chưa có việc làm ở nước ta thể hiện rất khác giữa 61 tỉnh và thành phố cả nước. Vấn đề này thể hiện như sau:
              + Các tỉnh có tỉ lệ chưa việc làm £ 4% là: các tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc; ĐBSH; Thoá; HTĩnh; NAn và
Kontum, Gia Lai.
              + Các tỉnh có tỉ lệ chưa việc làm từ 4,1- 8%: QBình; QTrị; TTHuế; QNgãi; PYên; Tuy Hoà; BĐịnh; Đăklak; LĐồng;
BDương; BPhước và ĐBSCL.
              + Các tỉnh có tỉ lệ chưa việc làm từ 8,1- 12% là: thành phố ĐNẵng; Qnam; NThuận; BThuận; ĐNai; BRịa - VTàu.
              + Các tỉnh có tỉ lệ chưa việc làm từ 12,1- 16,5%: KHoà; Tninh và TPHCM.
Qua đó ta thấy những vùng, những tỉnh mà có ngành N2 phát triển mạnh hơn CN thì có tỉ lệ thấp hơn so với những vùng có
ngành CN phát triển mạnh hơn N2. Điều đó chứng tỏ tất cả những vùng của nước ta đều có những vùng kể cả CN và N2 đều kém
phát triển.

- Tính đến 1997 tổng nguồn lao động nước ta đã có 37 tr người trong đó ở nông thôn có 25,5 tr, ở thành thị 11,5 tr. Với tổng
lao động cần việc làm ở cả nước là 2,5 tr trong đó ở nông thôn là 0,5 tr và ở thành thị là 2 tr thì tỉ lệ chưa việc làm trung bình ở cả
nước vào thời kì này là 6,7%, tỉ lệ chưa việc làm ở nông thôn là 1,96% và tỉ lệ chưa có việc làm ở thành thị là 16,7%
Qua đó ta thấy nguồn lao động ở nước ta ngày càng tăng nhanh và tỉ lệ chưa có việc làm ở cả nước cũng tăng nhanh ở cả
nông thôn và thành thị. Nó là kết quả của quá trình gia tăng dân số và nền kinh tế vẫn kém phát triển.

* Phương hướng giải quyết việc làm:
- Trước hết cần phải thựchiện triệt để sinh đẻ có KH.

- Cần phải tiến hành phân bố và điều chỉnh lại hợp lý nguồn lao động giữa các vùng trong cả nước.

- ở khu vực nông thôn thì cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có KH hơn, thực hiện đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn với
phát triển mạnh nhiều ngành, nghề phụ, tiểu thủ CN, thương nghiệp, dvụ,N2…để tạo ra nhiều việc làm tại chỗ vừa nâng cao thu
nhập vừa từng bước thực hiện CN hoá nông thôn.

- ở thành thị cần phải đầu tư phát triển mạnh CN nhẹ, CN chế biến, du lịch theo qui mô thu hồi vốn nhanh, vừa tạo ra nhiều
việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Phải đẩy mạnh hướng nghiệp dạy nghề, thành lập nhiều trung tâm xúc tiến việc làm, giới thiệu việc làm và = các phương
tiện đại chúng, tuyên truyền mạnh mẽ vấn đề việc làm trên các chương trình: “Việc tìm người, người tìm việc”.

- Phải mở rộng quan hệ hợp tác QT để XK lao động đi nước ngoài.

Bình luận (0)