thuyết minh về đèn học
Thuyết minh về bàn học
thuyeets minh vè đèn bàn học
thanks nhieu
Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta.
Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không? Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to. Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nổi lên thật giống với những dải lụa. Ngoài ra, bạn bàn của tớ còn được đánh véc – ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn góc, kéo hẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên Không những thế, bạn cò giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chính vì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhầm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữa là nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiến, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy bàn là tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ ngĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học một cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vườn và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn!
Trải qua đã bao năm rồi, bàn và ghế – người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước.
Viết một đọan văn thuyết minh về cây đèn bàn phần đế đèn → phần thân đèn → phần chao đèn.
Thuyết minh về :
-Chiếc đèn học
- Ảnh bác hồ
- Bàn ghế học sinh
- Nội quy học sinh
- Thùng rác
...giúp e vs ạ ...e đag cần rất gấp
Mình thuyết minh về bàn học nha
Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.
Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em
Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.
Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.
Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.
Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.
Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.
Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn họcthường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em
Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.
Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.
Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.
Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.
Thuyết minh về chiếc đèn bàn
Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.
Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em
Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái. Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.
Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.
Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân củachiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.
BN THAM KHẢO NHÉ
Có thể làm theo các ý sau:
-Đèn bàn là chiếc đèn để trên bàn làm việc ban đêm. Đèn bàn có câu tạo rất đơn giản. Dưới cùng là đế đèn có gắn công tắc để bật hoặc tắt theo ý người sử dụng.Công tắc có tác dụng như vậy là nhờ được nối với dây dẫn điện. Dây dẫn điện không chỉ nối với công tắc mà còn nối với nguồn điện và đèn. Bóng đèn bàn có công suất 25 đến 27 oát. Để tập trung nguồn sáng, trên bóng đèn có chao đèn làm bằng đồng, sắt hay hợp kimviết đoạn văn thuyết minh giới thiệu về chiếc đèn bàn
Tham khảo
Mình rất vui khi mỗi lần sinh nhật, cô mình lại tặng mình những món quà bất ngờ. Khi thì một con búp bê da đen, tóc quăn, khi thì một con lật đật. Năm nay, cô tặng mình một chiếc đèn bàn đấy các bạn ạ. Đèn đẹp lắm! Mình sẽ tả nó cho các bạn nghe nhé.
Đèn có chiều cao ba mươi xăng-ti-mét. Chân đèn hình chữ nhật, màu xanh lá cây. Trên mặt hình chữ nhật có in hình một cuốn tập học sinh màu hồng. Bên cạnh hình cuốn tập có một công tắc màu đỏ để bật hoặc tắt đèn. Khi nào cần sử dụng đèn, mình chỉ khẽ nhân tay vào công tắc là lập tức đèn sáng ngay. Khi không sử dụng nữa, mình cũng chỉ khẽ nhấn một chút là đèn tắt ngay lập tức.
Thân đèn là một cái ống hình tròn màu trắng giống như một cái lò xo. Mình có thể kéo đèn cao lên hoặc hạ đèn thấp xuống tùy theo ý muốn. Chụp đèn hình chữ nhật. Phía trên chụp màu xanh lá cây đậm. Phía lòng trong của chụp màu trắng bạc. Có lẽ người ta làm như vậy để ánh bạc hắt xuống tạo cho ánh sáng thêm sáng hơn.
Bóng đèn nhỏ, ngắn nhưng là bóng đèn đôi, dài mười xăng-ti-mét, rất sáng. Chuôi đèn màu đen gắn vào ổ điện đặt chỗ thân đèn giáp chụp đèn. Đèn có tác dụng rất lớn đốì với việc học tập của mình. Ánh sáng của cây đèn bàn vừa đủ cho mình học bài, không ảnh hưởng đến những người trong gia đình.
Không những vậy, đèn còn giúp cho mắt mình không bị hại. Nhờ vậy, mình học được tốt hơn khi chưa có chiếc đèn bàn này. Mình rất biết ơn cô út vì cô luôn quan tâm đến mình. Mình sẽ giữ gìn đèn cẩn thận. Mình sẽ luôn dùng vải mềm, sạch để lau đèn. Như vậy, mình tin đèn sẽ bền lâu hơn và lúc nào cũng như đèn mới.
Tham khảo :
Nếu cuộc sống của chúng ta chỉ có những con người tồn tại thì thật buồn tẻ và nhàm chán viết bao. Đời sống của nhân loại ngày càng tiện nghi và hiện đại là nhờ những đồ vật tuy nhỏ bé nhưng đóng vai trò rất to lớn, thiết yếu với mỗi người từ những vật dụng nhỏ bé như cái chổi, cái ghế… cho đến cái điều hòa, máy gặt, máy cày… Chúng gắn bó với cuộc sống sinh hoạt của chúng ta và không biết tự bao giờ đã trở thành người bạn gắn bó đầy thân thiết.
Tối nào em cũng ngồi vào bàn học để hoàn thành những bài tập mà cô giáo giao bởi thế mà chiếc đèn học đã trở thành một vật dụng không thể thiếu, một người bạn thân thiết của em.
Đây là chiếc đèn để bàn hiệu Rạng Đông, có một phần dây dài, bọc nhựa an toàn để cắm vào ổ điện. Để có thể đứng vững thù đèn được thiết kế có phần đế hình chữ nhật vững chãi như đôi chân của con người. Trên đó còn in những hình con thú ngộ nghĩnh và bảng cửu chương giúp ích cho em rất nhiều trong quá trình học.
Ở trên phần thân đèn chính là chiếc đèn học đảm bảo ánh sáng vừa đủ để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh. Bên ngoài chiếc bóng ấy là phần bảo vệ được làm bằng nhựa rất chắc chắn. Nhờ có nó mà chiếc đèn giảm khả năng bị va chạm và vỡ.
Nhìn chung chiếc đèn học này cũng khá đơn giản, tuy nhiên lợi ích nó mang lại là rất lớn. Nhờ có nó mà mỗi giờ học bài của em thêm phần thích thú, không những vậy đôi mắt của em cũng được bảo vệ tốt hơn. Vì vậy em thực sự rất yêu quý nó.
Tham khảo
Em luôn tự hào về góc học tập của mình. Đó là một cái bàn có liền giá sách, được em sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Ngoài ra em còn đặt một lọ hoa khô nho nhỏ cùng chiếc đồng hồ báo thức. Tuy nhiên, sẽ thiếu sót vô cùng nếu như em không kể đến sự góp mặt của một đồ vật vô cùng quan trọng, cậu bạn ấy luôn là trợ thủ đắc lực cho con mắt của em, đó chính là cái đèn học.
Chiếc đèn học của em được chị gái tặng nhân dịp vào năm học mới, chị bảo chiếc đèn mới chống cận và chống lóa này sẽ tốt cho mắt của em. Vì vậy em quý chiếc đèn lắm. Đèn không đặt ở vị trí trung tâm trên mặt bàn mà em đưa cậu ấy đứng về một góc bên tay trái để khi ánh sáng chiếu vào, ta viết không bị bóng tay. Tuy là đứng gọn một góc nhưng chiếc đèn rất rực rỡ. Trông cậu ấy như một bông hoa màu hồng phấn rất đẹp.
Chao đèn bằng nhựa xanh gắn liền với đế đèn bằng cái cần nhựa tím uốn cong như một cành hoa. Đế đèn bằng nhựa đen, có công tắc và nút vặn điều chỉnh độ sáng của đèn khi sử dụng. Bóng đèn nằm gọn trong chiếc chụp đèn xinh xắn giống như một người mẹ ôm đứa con nhỏ trong lòng vậy.
Mỗi khi em cần, đèn luôn chiếu sáng giúp em đọc sách, viết bài. Nhìn đèn em lại nhớ đến chị gái đang học tập ở xa lúc nào cũng quan tâm, bảo vệ đôi mắt của em. Tuổi thơ của em gắn liền với những cuốn sách và ánh đèn. Cái đèn bàn nhỏ bé xinh xinh là người bạn thân của em. Ánh sáng của ngọn đèn bàn sẽ dẫn em đi tới ngày mai tươi đẹp.
Thuyết minh về cách làm đèn ông sao. Nhanh mình sắp thi rồi !!
Tham Khảo
"Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh" đó là lời bài hát " Chiếc đèn ông sao" được hát nhiều nhất trong đêm trung thu. Nhắc đến đèn ông sao, đây là đồ chơi quen thuộc của trẻ em trong đêm trăng Rằm tháng 8. Trẻ con sẽ được đi rước đèn, phá cỗ ngắm trăng sáng. Chiếc đèn ông sao là vật không thể thiếu trong lễ rước đèn đó.
Trước tiên, về nguồn gốc, không rõ đồ vật này do ai chế tạo ra đầu tiên và bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết rằng, chiếc đèn ông sao lấy cảm hứng từ hình ảnh những ngôi sao sáng trên trời xanh quanh mặt trăng. Đèn ông sao là vật dụng được làm thủ công với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn trọng của người làm. Để làm ra được một chiếc đèn ông sao đòi hỏi rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, cần chuẩn bị 10 que tre để tạo khung cho chiếc đèn thành hình ngôi sao 5 cánh. 10 chiếc que này phải có chiều dài bằng nhau, lấy 5 que buộc vào nhau để thành hình sao. Khi tạo thành một đôi hình sao 5 cánh, người ta sử dụng 4 que tre ngắn cũng có độ dài bằng nhau đặt ở giữa ngôi sao để tạo độ phồng. Sau khi đã tạo được khung cho ngôi sao, người thợ sẽ lấy keo bôi lên từng bề mặt của thanh tre và lấy giấy dán lên. Loại giấy được dán lên thanh tre là giấy bóng nhiều màu, có độ bóng nhưng đa phần chúng ta thấy được giấy bóng này có màu đỏ. Cuối cùng, họ lấy những tua rua dán xung quanh đèn ông sao. Chắc chắn không thể thiếu cây gậy đặt ở phía dưới cùng làm tay cầm.
Đèn ông sao đã trở thành món quà tinh thần của biết bao nhiêu trẻ nhỏ. Nó mãi mãi là thứ đồ chơi mang ý nghĩa nhất vào ngày Tết đoàn viên này.
Đêm nay dưới ánh trăng rắm hòa cùng ánh đèn hoa rực rỡ, chúng em lại được náo nức chung vui tết trung thu cùng các bạn nhi đồng và các anh chị thiếu nhi trên khắp mọi miền đất nước.Với chiếc lồng đèn lung linh màu sắc, chúng em xin được cùng tô điểm cho mái trường thân yêu thêm màu sắc rực rỡ của lễ hội trăng rằm.
Vì thế lớp 3/1 chúng em đến với lễ hội trăng rằm đêm nay chiếc lồng đèn mang hình ngôi sao truyền thống.
Chúng em chọn hình ngôi sao để làm lồng đèn vì ai cũng biết hình ngôi sao chúng là biểu hiện của lá quốc kỳ của Tổ Quốc Việt Nam, chúng ta thể hiện tình đoàn kết của các dân tộc anh em, đó cũng là đoàn kết chung lồng của tập thể lớp 3/1, chúng em cùng chung tay làm nên chiếc lồng đèn này.
Bốn cánh ngôi sao chúng em sử dụng giấy kiếng màu đỏ, ở giữa lồng đèn chúng em trang trí màu vàng nhằm biểu trưng niềm tự hào của chúng ta là “Người Việt Nam màu đỏ, da vàng” và đó cũng là dòng máu của các anh hùng liệt sĩ đã huy sinh giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước, để hôm nay chúng em có được cuộc sống thanh bình.
TK:
Chợ Bưởi ngày chín, ngày tư
Riêng một tháng tám lại dư phiên rằm
Ai ơi nhớ lấy kẻo nhầm
Đi mua hoa quả chơi rằm trung thu.
Câu ca dao ấy của cha ông ta đã gợi nên trong mỗi người về Tết trung thu – Tết đoàn viên. Đây không chỉ là dịp để gia đình đoàn tụ mà đó còn là ngày trẻ em được vui hội trăng rằm và có lẽ bởi vậy, vào ngày này, trẻ con thường có rất nhiều đồ chơi mới, đặc biệt không thể thiếu đó chính là đèn ông sao. Đèn ông sao không chỉ đẹp, gần gũi mà cách làm ra nó cũng có rất nhiều điều thú vị, độc đáo.
Thân bài
Chiếc đèn ông sao truyền thống có hình sao vàng năm cánh, là một hình ảnh quen thuộc chúng ta vẫn thường thấy trên lá cờ Tổ quốc. Mỗi dịp rằm tháng tám, bố mẹ, ông bà lại thường làm những chiếc đèn ông sao để con em mình có thể chơi hội rằm vì những vật liệu để làm nó rất đơn giản, dễ tìm. Để có thể làm một chiếc đèn ông sao theo kiểu truyền thống, chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu cơ bản như thanh tre để làm khung cho chiếc đèn, dây kẽm, keo gián, giấy bóng kính màu hoặc giấy gói quà tùy theo sở thích của mỗi người. Ngoài ra, chúng ta có thể chuẩn bị thêm giấy màu, bút màu, thước,… để trang trí chiếc đèn của mình thật đẹp. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu kể trên là ngay lập tức chúng ta có thể bắt đầu làm một chiếc đèn ông sao được trang trí theo sở thích của mình.
Làm một chiếc đèn ông sao truyền thống không phải là công việc quá khó song nó đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của người làm. Để làm ra chiếc đèn ông sao, trước hết, cần làm khung của chiếc đèn. Chúng ta dùng tre đã chuẩn bị, chẻ ra là mười thanh nhỏ hơn có độ dài bằng nhau, độ dài của thanh tre này tùy thuộc vào kích thước của chiếc đèn mà bạn mong muốn. Ngoài ra, chúng ta cùng cần chuẩn bị bốn thanh có chiều dài ừ 5-8 xăng-ti-mét để chống hai mặt của chiếc đèn. Sau khi đã chẻ ra, bạn dùng dao vót để được bề mặt nhẵn bóng. Sau khi đã có được mười thanh trẻ nhẵn với kích thước mong muốn, bạn dùng dây kẽm buộc năm trong số mười thanh tre ấy thành một hình ngôi sao và làm tương tự với số thanh tre còn lại là chúng ta đã có hai mặt của chiếc đèn. Tiếp đó, chúng ta buộc hai hình ngôi sao ấy lại với nhau bằng dây kẽm và dùng bốn thanh tre nhỏ hơn đã được chuẩn bị vào phần giao nhau giữa giữa các ngôi sao để chúng có thể tạo thành hình 3D. Sau khi đã hoàn thành phần khung của chiếc đèn, chúng ta dùng keo và giấy bóng kính hoặc giấy màu đã được chuẩn bị dán lên bề mặt ngôi sao theo ý thích của bản thân. Và với những bước đơn giản như vậy là bạn đã có thể có một chiếc đèn ông sao theo ý muốn của mình. Đồng thời, để chiếc đèn được đẹp hơn bạn có thể trang trí lên các cánh của ngôi sao những hình ảnh ngộ nghĩnh mà bạn thích. Thêm vào đó, để thuận lợi trong quá trình sử dụng, chúng ta có thể làm thêm một chiếc cán cầm tay cho chiếc đèn ông sao và gắn những cây nến xinh xinh vào trong nó.
Việc làm một chiếc đèn ông sao để vui chơi trong đêm hội trăng rằm không phải là một công việc khó khăn phức tạp, chỉ với những bước đơn giản là chúng ta đã có thể tạo ra nó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần lưu ý khi làm đèn để có một chiếc đèn thật đẹp. Trước hết, những thanh tre để làm khung đèn cần phải được vót nhẵn để tránh bị đứt tay hay làm rách lớp giấy bóng kính. Thêm vào đó, giấy được dán lên khung đèn cần có màu sắc bắt mắt và phải được dán chắc chắn, có độ phẳng, căng để trông chiếc đèn thêm đẹp hơn.
Kết bài
Tóm lại, chiếc đèn ông sao là món đồ chơi quen thuộc của mỗi đứa trẻ mỗi dịp tết Trung thu. Để làm ra một chiếc đèn ông sao không quá cầu kì, tốn kém song nó lại có ý nghĩa đặc biệt. Chiếc đèn ông sao ấy sẽ sống mãi trong lòng mỗi người, là nơi lưu giữ những kỉ niệm ngọt ngào, ấm áp trong những tháng ngày tuổi thơ bên gia đình ấm áp, đúng như có ai đó đã từng nói rằng “Thật kì lạ khi ta không nhớ trung thu năm ngoái nhưng ánh sáng lấp lánh của chiếc đèn ông sao tuổi thơ cứ lưu luyến mãi trong tim.”
Lập dàn ý thuyết minh về cách làm đèn lồng giấy đón Trung thu
TK
I. Mở bài.
- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.
2. Chuẩn bị:
- Giấy bìa cứng nhiều màu.
- 1 chiếc bút.
- 1 thước kẻ.
- 1 hộp hồ dán.
- 1 cuộn băng dính trong.
- 1 đoạn dây len.
3. Các bước thực hiện:
- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.
- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.
- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.
- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.
- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên.
III. Kết bài:
- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.
Refer
I. Mở bài.
- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.
2. Chuẩn bị:
- Giấy bìa cứng nhiều màu.
- 1 chiếc bút.
- 1 thước kẻ.
- 1 hộp hồ dán.
- 1 cuộn băng dính trong.
- 1 đoạn dây len.
3. Các bước thực hiện:
- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.
- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.
- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.
- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.
- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên.
III. Kết bài:
- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.
Tham khảo
Mở bài: Giới thiệu
Làm đồ chơi: Chiếc đèn ông sao.
Thân bài:
a) Nguyên vật liệu:
1. Chuẩn bị:
- 10 thanh tre hoặc trúc có chiều dài bằng nhau, dày từ 5mm đến 1cm được vót nhẵn.
- 5 que tre (trúc) dài từ 8cm đến 10cm, tùy đèn to hay nhỏ, dày độ 5mm.
- Giấy bóng màu
- Dây để buộc.
b) Cách làm:
*Cách thực hiện:
- Làm khung
- Lấy 10 thanh tre có chiều dài bằng nhau, buộc 5 thanh vào nhau thành hình sao 5 cánh như vậy được 1 đôi hình sao 5 cánh.
- Lưu ý: Trước khi buộc, vót mỏng hai đầu tiếp giáp nhau của 2 thanh tre và buộc ít vòng dây để sau còn buộc tiếp.
- Ráp 2 hình sao lại với nhau và buộc chặt ở 5 đầu cánh sao.
- Lấy que tre ngắn gắn ở 5 gốc của cánh sao, ta sẽ được khung của đèn.
* Dán giấy vào khung
- Cắt giấy bóng theo đúng hình tam giác các cánh ngôi sao và hình ngũ giác ở giữa.
- Dán giấy lên đèn, chừa khoảng phía dưới cho nến vào và khoảng phía trên để làm chỗ thông hơi.
Kết bài: Lời nhận xét:- Làm đồ chơi là 1 trong những hoạt động kĩ thuật trong nhà trường giúp các em học sinh tính khéo léo, sáng tạo và mang lại niềm vui lao động.
Thuyết minh về mợt thể loại văn học
Thuyết minh về truyện ngắn
Tham khảo
Bậc thầy của truyện ngắn thế giới Raymond Carver đã có câu nói rất hay rằng: “Tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Điều đó không sai bởi nền văn học Việt Nam phát triển thì không thể không công nhận những đóng góp tuyệt diệu của thể loại truyện ngắn, nó dung dị nhưng luôn mang đến cho người đọc những cái nhìn sâu sắc, chân thực nhất về mọi khía cạnh của cuộc sống.
Văn học là một thế giới không bao giờ đóng trong một khuôn khổ mà nó luôn mở ra với muôn hình vạn trạng, đa dạng từ ngôn từ, hình ảnh đến cốt truyện, tinh tế trong cách chọn các biện pháp tu từ, nghệ thuật câu đưa người đọc đi từ cảm nhận này đến những bất ngờ, nút thắt khác. Nếu xem văn học là một nghệ thuật thì các nhà văn chính là những người nghệ sĩ không ngừng tìm kiếm, sáng tạo những điều nhân văn, đặc trưng có phong cách, sở trường riêng biệt làm nên một bức tranh văn học vĩ đại của Việt Nam. Trong những thể loại như tiểu thuyết, truyền thuyết, thơ,… thì truyện ngắn được xem là một cây đại thụ lớn phát triển từ lâu, ghi đậm dấu ấn theo năm tháng với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng”, “Gió đầu mùa – Thạch Lam”, “Tắt đèn – Ngô Tất Tố”… Có thể thấy các nhà văn thể hiện rất thành công những tác phẩm truyện ngắn nói riêng cũng như những tác phẩm văn học với nhiều thể loại khác, nó mang dấu ấn riêng của dân tộc và thời đại. Trong cái riêng biệt của phong cách nhà văn người ta tìm thấy diện mạo của tâm hồn đẹp, tính cách đặc trưng của một dân tộc, đó là điều khiến Tô Hoài có câu: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tô Hoài). Ở truyện ngắn chính là thể loại thể hiện rõ nhất những điều này, từng câu văn, bối cảnh, cốt truyện, tình tiết của mỗi tác phẩm truyện sẽ mang hơi thở của thời đại, dấu chân của nhà văn. Một thể loại văn học gắn liền cùng cuộc sống con người rất chân thực, dễ hiểu, súc tích nhưng vô cùng cuốn hút là nhận xét dành cho truyện ngắn. Trải qua nhiều thăng trầm thì đến nay truyện ngắn đã có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong nên văn học, nó đã khẳng định với không ít những tác phẩm để đời, bất tử theo thời gian, có thể kể đến “Số đỏ - Vũ Trọng Phụng”, “Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu”, “Hai đứa trẻ - Thạch Lam”, “Chí Phèo – Nam Cao”…
Thể loại truyện ngắn từ lâu đã trở thành một điểm nhấn quan trọng của Văn học hiện đại Việt Nam. Thời điểm vượt trội, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ của thể loại truyện ngắn là vào thế kỉ XX, nó phát triển bền bỉ, ngày càng chất lượng hơn gắn cùng sự đóng góp của những tên tuổi, đó là Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài… Trong thời kì chiến tranh, truyện ngắn có sự chậm lại nhưng không vì thế mà nó ngừng hẳn, nó chảy chậm mà chắc với những tác phẩm tái hiện một cách chân thực nhất từ đời sống, chế độ cùng con người vào thời kì đó. Chúng ta làm sao quên được Chị Dậu hiện lên là người phụ nữ điển hình chất phác, cần cù cùng sự phơi bày một chế độ bọn cường hào thống trị trước Cách Mạng đó là sự tham lam, bản chất tàn bạo của tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Khi hòa bình lặp lại trên nước nhà thì có thể nói là giai đoạn truyện ngắn vượt lên, tỏ rõ mình trong nền văn học với không ít những tác phẩm thành công mang đậm giá trị nhân văn từ câu chuyện đời sống con người.
Nền văn học có phát triển cùng nhiều thể loại thơ, tiểu thuyết hiện đại thì truyện ngắn vẫn mãi có một chỗ đứng vững chắc, bền bỉ theo năm tháng. Những tác phẩm kiệt tác trường tồn mãi, là những lát cắt chân thực từ đời sống, xã hội Việt Nam sẽ là những áng văn bất hủ đi cùng tên tuổi của nhà văn. Thể loại văn học truyện ngắn sẽ mãi là nơi để những nhà văn có thể khai thác, chọn để viết và người đọc đón nhận bằng cả trái tim.
dàn ý - bạn tham khảo
1. Mở bài:
- Nêu định nghĩa về truyện ngắn
2. Thân bài:
- Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn
+ Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.
- Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.
- Đặc điểm về cốt truyện:
+ Diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian hẹp
+ Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian
- Ý nghĩa: Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân
+ Về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn
+ Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay.
Về nội dung, thuyết minh về một thể loại văn học khác các loại thuyết minh khác.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Lập dàn ý các dạng bài văn thuyết minh:
-Dạng 3: Thuyết minh về một phương , cách làm.
-Dạng 4: Thuyết minh về địa điểm hay danh lam thắng cảnh.
-Dạng 5: Thuyết minh về phong tục.
-Dạng 6: Thuyết minh về thể loại văn học nghệ thuật.
-Dạng 7: Thuyết minh về một tác phẩm văn họchoặc một bộ phim.