Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Thủy Tiên
Xem chi tiết
Phương Trâm
19 tháng 11 2016 lúc 20:02

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

 

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.


 

Bình luận (0)
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Dark_Hole
18 tháng 2 2022 lúc 21:33

Tham khảo: 

* Về tổ chức bộ máy cai trị:

- Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

- Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

* Chính sách bóc lột về kinh tế:

- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

- Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.

- Nắm độc quyền muối và sắt.

- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.  

* Chính sách đồng hóa về văn hóa:

- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

* Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.

=> Mục đích của các chính sách đô hộ trên là: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy không thể thực hiện được.

 

Bình luận (2)
Long Sơn
18 tháng 2 2022 lúc 21:34

Tham khảo

 

* Về tổ chức bộ máy cai trị:

- Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

- Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

* Chính sách bóc lột về kinh tế:

- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

- Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.

- Nắm độc quyền muối và sắt.

- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.  

* Chính sách đồng hóa về văn hóa:

- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

* Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.

=> Mục đích của các chính sách đô hộ trên là: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy không thể thực hiện được.

 

Bình luận (0)
Đỗ Hoàng Tâm Như
18 tháng 2 2022 lúc 21:34

Tham khảo
- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.

- Nắm độc quyền muối và sắt.

- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Huy Bin
11 tháng 10 2016 lúc 21:22

1. Về kinh tế:

Phương Đông: 
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dòng sông lớn giàu phù sa, màu mỡ, khí hậu ấm nóng.
+ Kinh tế: Nông nghiệp thâm canh +thủ công nghiệp +chăn nuôi.

Phương Tây:
+ Có Địa Trung Hải là nơi giao thông, giao thương thuận lợi.
+ Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.
+ Đất canh tác không màu mỡ.
+ Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát đạt.

2. Về xã hội:
Ở phương Đông:
Phân chia thành 3 giai cấp:
Quý tộc: Tầng lớp có đặc quyền.
Nông dân công xã: tầng lớp xã hội căn bản và là thành phần sản xuất chủ yếu.
Nô lệ: làm việc hầu hạ trong cung đình, đền miếu, nhà quý tộc và những công việc nặng nhọc nhất.

Ở phương Tây: 3 giai cấp.
Chủ nô: rất giàu có thế lức kinh tế, chính trị.
Bình dân: Dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.
Nô lệ: lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào.

3. Về Chính trị.
Phương Đông: Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là "Thiên tử" nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.
Phương Tây: Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (tính chất dân chủ rộng rãi).
Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương tây dựa trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính của chủ nô, dân chủ chủ nô.

Bình luận (1)
Hoàng Thu Trang
Xem chi tiết
tạ văn kiên
19 tháng 1 2022 lúc 13:01

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh, tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người.

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

II. Thân bài

1. Sự ra đời của loài người

- Sinh ra trước nhất: toàn là trẻ con

- Khung cảnh thuở sơ khai:

Không dáng cây ngọn cỏ.Chưa có mặt trời, toàn là bóng đêm.Không có màu sắc khác.

2. Sự ra đời của thiên nhiên

Mặt trời: giúp trẻ con nhìn rõ.Cây, cỏ, hoa: giúp trẻ con nhận rõ màu sắc, kích thước.Tiếng chim, làn gió: giúp trẻ con cảm nhận được âm thanh.Sông: giúp trẻ con có nước để tắmBiển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.Đám mây: đem đến bóng mát.Con đường: giúp trẻ con tập đi.

=> Thiên nhiên không chỉ là nơi sinh sống, mà những sự vật trong thiên nhiên sẽ phục vụ cho cuộc sống của con người.

3. Sự ra đời của gia đình

Mẹ: mang đến tình yêu thương và lời ru, sự chăm sóc.Bà: mang đến những câu chuyện cổ tích, dạy dỗ những giá trị văn hóa tốt đẹp.Bố: dạy dỗ những kiến thức, giúp trẻ em hiểu biết.

=> Gia đình là nơi luôn che chở và yêu thương cho con người.

4. Sự ra đời của xã hội

Chữ viết, bàn ghế, cục phấn, cái bảng, trường học… đều là những đồ dùng học tập của con người.Thầy giáo, cô giáo là người dạy dỗ, cung cấp kiến thức.

=> Giáo dục có vai trò quan trọng đối với con người.

III. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích của loài người

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Thu Trang
19 tháng 1 2022 lúc 13:07

thanks

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Phạm Quỳnh Nga
Xem chi tiết
nguyễn minh ngọc
19 tháng 10 2017 lúc 15:43

A.Phần trắc nghiệm

1.Khoảng cách giữa các sự kiện lịch sử là :

- Năm 179 (TCN) thuộc thế kỉ II(TCN),Triệu Đà xâm lược Âu Lạc cách ngày nay 2196 năm

- Năm 111(TCN) nhà Hán chiếm Âu Lạc,cách ngày nay 2128 năm

- Năm 40,khởi nghĩa Hai Bà Trưng cách ngày nay là 1977 năm

- Năm 248,khởi nghĩa Bà Triệu,cách ngày nay 1769 năm

- Năm 542,khởi nghĩa Lí Bí,cách ngày nay 1475 năm

2.Thời gian xuất hiện người Tối cổ là :

- Từ 4 triệu năm đến 40 - 50 vạn năm.

3. Các nguồn tư liệu chính để biết và dựng lại lịch sử là :

- Nguồn tư liệu gốc là gốc để biết và dựng lại lịch sử.

4. Tên các quốc gia cổ đại phương Đông và Phương Tây là :

- Phương Đông : Ai Cập,vùng Lưỡng Hà,Ấn Độ và Trung Quốc

- Phương Tây : Hy Lạp và Rô - ma

5. Thời gian xuất hiện người Tinh khôn là : 

- 3 - 2 vạn năm trước đây.

6. Thời gian ra đời các quốc gia cổ đại phương Đông là :

- Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN

7 và 2 gộp lại.

8. Thời gian ra đời các quốc gia cổ đại phương Tây là :

- Đầu thiên niên kỉ I TCN 

9. Người tối cổ trở thành người tinh khôn :

- Trải qua hàng triệu năm,người tối cổ dần trở thành người tinh khôn.

10. Cuộc sống của người Tinh khôn trên thế giới :

- Không sống theo bầy mà theo từng nhóm nhỏ gọi là thị tộc.

11. Các vị vua Pharaon ở Ai cập thời cổ đại và ở các nước phương Đông :

- Ai Cập : Pha - ra - ôn ( ngôi nhà lớn ) ; Trung Quốc : Thiên Tử ( con trời ) ; Lưỡng Hà : En - si ( người đứng đầu )

12. Răng của người tối cổ ở nước ta :

- Ở các hang Thẩm Khuyên,Thẩm Hai ( Lạng Sơn ).

13. Các loại lịch trên thế giới là :

- Âm lịch : Theo sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

- Dương lịch : Theo sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

14. Các loại nhà nước ( chính trị ) cổ đại phương Đông và phương Tây :

- Phương Đông : Vua có quyền cao nhất trong mọi công việc.

- Phương Tây : 1 số chủ xưởng,chủ thuyền,chủ lò giàu và có thế lực chính trị,nuôi nhiều nô lệ,họ là chủ nô.

15. Chế độ thị tộc mẫu hệ ở nước ta :

- Có ở cộng đồng người Chăm và 1 số dân tộc vùng cao thuộc Tây Bắc,Tây Nguyên.

B.Tự luận.

1.Thành tựu văn hóa của phương Đông và Tây :

- Phương Đông : Có những chi thức đầu tiên về thiên văn,tạo ra lịch,chia 1 năm ra làm 12 tháng,mỗi tháng có từ 29 => 30 ngày,biết làm đồng hồ đo thời gian,dùng chữ tượng hình,nghĩ ra phép đếm đến 10,sáng tạo ra các chữ số kể cả số 0,xây những công trình kiến trúc đồ sộ.

- Phương Tây : Biết làm lịch,sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c , các lĩnh vực - số học,hình học,thiên văn( đạt trình độ khá cao ) , bảo tồn nhiều di tích,kiến trúc và điêu khắc.

2.Sự ra đời các quốc gia cổ đại phương Đông là :

- Cuối thời nguyên thủy,cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn như sông Nin ở Ai cập , Ơ - phơ - rát và Ti - gơ - rơ ở Lưỡng Hà,sông Ấn và sông Hằng ở Ấn độ,Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc,..v...v,ngày càng đông.

Còn vẽ thì mk vẽ đc nhưng ko biết đăng.

3. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta :

- Đời sống vật chất,tinh thần : Trong quá trình sống,người nguyên thủy thời Sơn Vi - Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long thường xuyên tình cách cải thiện công cụ lao động.Nguyên liệu chủ yếu làm bằng đá,sừng,tre,gỗ,biết làm kim loại.Biết làm đồ trang sức,những vỏ ốc được xuyên lỗ,những vòng tay đá,...v...v.

Bình luận (0)
Lê Phạm Quỳnh Nga
19 tháng 10 2017 lúc 15:50

Hic, thi rồi nên giờ không cần nữa nhưng dù gì cũng cảm ơn cậu nha Minh Ngọc, khi nào câu trả lời của cậu được duyệt mình sẽ tk cho ^_^

Bình luận (0)
Nguyễn Vân Hương
24 tháng 10 2017 lúc 5:31

đây không phải là ôn cả quyển à ? trường mình thì làm đúng có 3 câu thôi

Bình luận (0)
Lê Thu Hiền
Xem chi tiết
Đặng Thuỳ Linh
29 tháng 12 2020 lúc 20:59

undefinedundefinedundefinedundefinedundefinedundefined

Bình luận (2)
Tiên Hồ Đỗ Thị Cẩm
Xem chi tiết
Nhã Đan 6/8_04 Đỗ Nguyễn
Xem chi tiết
Mon ham chơi
6 tháng 11 2021 lúc 14:51

...

Bình luận (1)
Sun ...
6 tháng 11 2021 lúc 15:07

Bạn ơi kiểm tra tự thử sức mình xem mik bt đến đâu hiểu nhưu nào để phấn đấu chứ ko phải copy đâu bn ưi

Bình luận (2)
Vũ Trần Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Phước Thịnh
31 tháng 10 2016 lúc 19:29

1.Có hai tầng lớp chính:

+Chủ nô :Giàu có nắm mọi quyền hành

+Nô lệ :Là lực lượng lao động chính bị bóc lột đối xử tàn bạo

-Đó là xã hội chiếm hữu nô lệ

2.Những người cùng huyết thống sống chung với nhau tôn người mẹ lớn tuổi nhất làm chủ đó là chế độ thị tộc mẫu hệ

3.Vì người ta quan niệm rằng người chết qua thế giới bên kia cũng làm việc lao động nên mới chôn công cụ sản xuất theo người chết

4.-Sáng tạo ra lịch (Dương lịch)

-Chữ viết :Hệ chữ cái a,b,c (Chữ la tinh)

-Khoa học :Đạt trình độ cao ở nhiều lĩnh vực

-Kiến trúc:Đền Pác -tê-nông(Hi Lạp),đấu trường Cô -li-dê(Rô-ma)...

+Phương Đông

Sáng tạo ra lịch (âm lịch)làm đồng hồ

-Chữ viết :Chữ tượng hình viết trên giấy pa-pi-rút,mai rùa ,đất sét,....

-Toán học:Người Ai Cập tìm ra cách đếm đến 10 và số pi=3,16.Người Ấn Độ tìm ra số 0

-Kiến trúc :Kim tự tháp(Ai Cập),thành Ba-bi-lon(Lưỡng Hà)

Bình luận (1)
Ha ngoc ánh
20 tháng 12 2016 lúc 18:41

1: chu no rat sung suong tua tren su boc lot suc lao dong cua no le.

Ơ HI LAP va RO MA hinh thanh hai giai cap co ban la no le va chu no, do goi la xa hoi chiem huu no le.

2: ng nguyen thuy dinh cu lau dai o mot noi. Nhung ng cung huyet thong, song chung voi nhau va ton ng me lon tuoi co uy tin len lam chu. Do la che do thi toc mau he.

3;viec chon cong cu san suat theo ng chet em co suy nghi : con ng khi chet van phai lao dong .lao dong la quan trong nhat.

Thanh tuu van hoa cu ng HI LAP , RO MA : lam ra duong lich.sang tao ra chu cai.dat chinh do kha cao trong nhieu linh vuc khoa hoc. Kien truc , dieu khac co nhg kiet tac.

Phuong dong : co nhg tri thuc dau tien ve thien van. Sang tao ra am lich ,sang tao ra tuong hinh. Dat nhieu thanh tuu ve van hoa.

Bình luận (0)