Những câu hỏi liên quan
Thắng Trương
Xem chi tiết
Lâm Nguyễn
Xem chi tiết
Diệu Huyền
9 tháng 9 2019 lúc 18:15

Không có kính, ừ thì ướt áo,

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Con người và thời đại được nói đến trong đoạn thơ trên là những chiến sĩ lái xe can trường và dũng cảm, lạc quan và yêu đời, trẻ trung và hồn nhiên trong gian khổ và nguy hiểm trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mỹ. Tiểu đội xe không kính tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam trong chống Mỹ cứu nước.

Đoạn thơ trên đây hội tụ bao vẻ đẹp nghệ thuật. Câu thơ mang màu sắc văn xuôi thể hiện “chất lính” thời máu lửa. Các điệp từ, điệp ngữ, các hình ảnh về chiếc xe không kính, về tư thế lái xe, về cái nhìn, mái tóc, nụ cười,... đã diễn tả thật đẹp chí khí anh hùng của tiểu đội xe không kính, đồng thời làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, hào hùng mang âm điệu anh hùng ca.

Bom, gió, bụi, mưa được nhà thơ nói đến đã diễn tả đầy ấn tượng về sư gian khổ, ác liệt của chiến trường. Trên cái nền ấy, hình tượng tiểu đội xe không kính sừng sững hiện lên trong tầm vóc những anh hùng cho ta nhiều ngưỡng mộ.

Bình luận (0)
Aurora
9 tháng 9 2019 lúc 16:40
1. Mở bài Giới thiệu tác giả: Phạm Tiến Duật là một cây bút lớn trong thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Giới thiệu tác phẩm và bốn khổ thơ đầu: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một trong những thi phẩm đặc sắc của ông. Bốn khổ đầu bài thơ đã phác họa những nét vẽ đầu tiên về hiện thực chiến tranh và làm nổi bật hình tượng người lính hào hùng, dũng cảm. 2. Thân bài Về nội dung:

+ Khổ thơ đầu: Sự lý giải ngộ nghĩnh và hồn nhiên về hình tượng chiếc xe không kính cùng với hình tượng người lính trong tư thế hiên ngang, quả cảm.

+ Khổ thơ thứ hai: Con đường hành quân gian khổ của những người lính và sự sẵn sàng hi sinh, vượt qua mọi thử thách của họ.

+ Hai khổ thơ tiếp theo: Những khó khăn mà người lính phải đối mặt đã cho thấy tinh thần lạc quan cùng với “chất lính” của họ.

Về nghệ thuật: Bằng thể thơ tự do, câu thơ đậm chất văn xuôi cùng nhịp thơ linh hoạt, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh độc đáo kết hợp nhuần nhuyễn với bút pháp điệp ngữ và so sánh, bốn khổ thơ đầu đã làm nổi bật lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh và từ đó tô đậm vẻ đẹp của người lính với tư thế hiên ngang, tinh thần chủ động, lạc quan và dũng cảm. 3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề: Như vậy, bốn khổ đầu bài thơ như khúc dạo đầu cho bản hòa ca hào hùng về người lính. Cả đoạn thơ mặc dù nói về sự thiếu thốn của chiến tranh nhưng không mang âm hưởng của sự mất mát, đau thương mà ngược lại. Đó chính là nét riêng trong ngòi bút lạc quan và không kém phần hóm hỉnh, hài hước của Phạm Tiến Duật.

Bình luận (0)
thinh vu
Xem chi tiết
Lê Khánh Quân
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
3 tháng 12 2021 lúc 13:45

Tham khảo tại https://lazi.vn/edu/exercise/548667/cam-nhan-kho-5-6-trong-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-doi-xe-khong-kinh

Bình luận (0)
lạc lạc
3 tháng 12 2021 lúc 13:47

bạn tham khảo

 

 Thi phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" sáng tác năm 1969, nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ và được đưa vào tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" của tác giả. Bài thơ mà điển hình là khổ thơ năm và sáu đã khắc họa hiện thực khốc liệt của chiến tranh nhưng qua đó làm nổi bật lên hình tượng người lính với bao phẩm chất cao đẹp.

Sau những chặng đường dây mưa bom bão đạn đây gió bụi,  mưa tuôn, người lính lái xe vẫn có giây phút bình yên:

"Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi."

Hình ảnh "Những chiếc xe từ trong bom rơi" gợi nên qua thử cái ý những chiếc xe gan góc, những chiếc xe đã qua thử thách. Vượt qua những đoạn đường "bom giật, bom rung", những chiếc xe lại được quây quần bên nhau thành "tiểu đội" - đơn vị nhỏ nhất trong quân ngũ (gồm 12 người). Tiểu đội xe không kính là mười hai chiếc xe và cứ như thế có biết bao nhiêu tiểu đội trên đường ra trận, kể sao cho hết? Suốt dọc đường vào Nam, tất cả những người lính lái xe gặp nhau dù chỉ trong giây phút nhưng đều là bè bạn "Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới". Mặt khác con đường đi tới là đường chính nghĩa, càng đi càng gặp nhiều bạn bè.

Bên cạnh đó, giây phút gặp nhau ấy thật thú vị qua cái "Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" - một cử chỉ thật thân thiện, cảm động. Có biết bao nhiêu điều muốn nói trong cái bắt tay ấy. Đó là niềm vui trong họ vừa thoát khỏi chặng đường hiểm nguy gian khó. Họ động viên nhau dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn quyết tâm cầm chắc vô lăng để đưa xe về đến đích. Chỉ một cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi cũng đủ để họ san sẻ cho nhau, cảm hiểu lẫn nhau giữa những người đồng chí, đồng đội chung một chiến hào, chưng một nhiệm vụ thiêng liêng cao cả mà Tổ quốc và nhân dân giao phó. Cái bắt tay qua ô cửa kính là sự bù đắp tinh thần cho sự thiếu thốn về vật chất.

Người lính trên đường ra trận còn có chung những điểm tựa và tình cảm, tâm hồn, sinh hoạt. Chúng ta hãy nghe Phạm Tiến Duật kể về những cái chung ấy:

"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi, trời xanh thêm."

Bếp Hoàng Cầm - hình ảnh quen thuộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là tín hiệu của sự sum vầy, hội ngộ sau chặng đường hành quân vất vả. Ngọn lửa ấm áp như nối kết tấm lòng người chiến sĩ với nhau. Tất cả là một gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương. Phạm Tiến Duật đã đưa ra một khái niệm gia đình thật lạ, thật giản đơn: "chung bát đũa" là tiêu chuẩn. Câu thơ toát lên tình đời, tình người gắn bó keo sơn.

 

Bình luận (0)
Bách
Xem chi tiết
37.Nguyễn Phan Phương Vy
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
26 tháng 12 2021 lúc 20:43

Tham khảo:

-  Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ qua 2 bài thơ"Đồng Chí" 

Chất lãng mạn trữ tình cùng vẻ đẹp mới của thời đại trong thơ Chính Hữu đã làm sáng đẹp tình đồng chi,đồng đội của những người áo nâu mặc áo lính.Các anh ra đi theo tiếng gọi của non sông đất nước và sẵn sàng bỏ lại những gì thân thương nhất:ruộng nương,gian nhà,giếng nước ,gốc đa họ”mặc kệ”tất cả nhưng trong thâm sâu những người lính cụ Hồ ấy vẫn nặng tình quê hương,còn ham muốn thứ tình quê ấm áp.Để rồi khi ở ngoài mặt trận xa xôi ,mối giao cảm vô hình với quê hương ấy trở thành sức mạnh tinh thần ,là hành trang để những người chiến sĩ ấy vượt qua đạn bom,khói lửa.Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu biết cái khổ sở của cơn sốt rét hành hạ như thế nào và còn biết bao cái thiếu thốn,cái khổ sở khác nhưng trong tình cảnh ấy những người lính vẫn nở nụ cười buốt giá bởi họ vẫn sát bên nhau,”thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.Những người đồng chi ấy chính là điểm hội tụ của thứ tình cảm đẹp nhất đó là tình giai cấp,tình bạn và là tình người trong chiến tranh.

 

Bình luận (0)
nguyenvanthanh
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
nthv_.
18 tháng 8 2021 lúc 19:46

Tham khảo:

Từ nơi em gửi đến nơi anh

Những đòan quân trùng trùng ra trận

Như tình yêu nối lời vô tận

Đông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn...

     “Những đoàn quân trùng trùng ra trận" được nhà thơ Phạm Tiến Duật nói đến trong bài thơ Trường Sơn đông, Trường Sơn tây và hàng ngàn, hàng vạn thanh niên, thanh nữ Việt Nam ào ào ra trận với khí thế  “ xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” thời chống Mỹ, trong đó có những tiểu đội xe không kính trên con đường mòn Hồ Chí Minh.

     “Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được Phạm Tiến Duật viết năm 1969, hơn 40 năm sau người đọc vẫn cảm thấy hừng hực không khí chiến trường và khí thế ra trận của những chiến sĩ trong binh đoàn vận tải quân sự. Đây là bốn khổ thơ đầu. Giọng thơ mạnh mẽ hùng hồn vang lên như một tráng ca anh hùng.

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi".

     Hai cầu đầu như một lời hỏi-đáp rất hồn nhiên của người lính. Chiếc xe vận tải vốn có kính nhưng trong bom đạn “kính vỡ đi rồi”. Các điệp ngữ: “không có.. không phải... không có”, “bom giật, bom rung" đã làm cho âm điệu thơ hùng tráng gợi tả không khí ác liệt chiến trường. Vần thơ đã làm hiện lên những chiếc xe vận tải quân sự mang đầy thương tích chiến tranh, và hình ảnh người chiến sĩ can trường, dày dạn kinh nghiêm trong khói lửa,

     Một tư thế chiến đấu rất đẹp:

" Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất. nhìn trời, nhìn thẳng”

     Cái ngồi “ung dung" đàng hoàng làm chủ tình thế. Một cái nhìn khoáng đạt bao la giữa chiến trường: “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Nhịp thơ 2/2/2 với điệp từ '‘nhìn’’ đã thể hiện tuyệt đẹp một tư thế chiến đấu rất đĩnh đạc hào hùng của người lính trẻ trong mưa bom bão đạn của giặc Mỹ.

     Khổ thơ thứ hai mở ra một không gian rộng lớn, những cung đường chiến lược phía trưóc. “Nhìn thấy gió...", “nhìn thấy con đường...", rồi “nhìn thấy sao trời...” các điệp ngữ ấy có giá trị gợi tả tiểu đội xe không kính, nối đuôi nhau hành quân ra chiến trường. Xe không kính, xe phóng băng băng, nên “gió vào xoa mắt đắng”. Chữ "đắng” chuyển đổi cảm giác, một cách viết tài hoa. Sao trời và cánh chim mà người chiến sĩ “thấy" tưởng “như sa vào buồng lái" đã diễn tả thật hay tốc độ phi thường của tiểu đội xe không kính ra trận trong mọi thời gian đêm ngày, trên mọi địa hình gian khổ:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

 Như sa như ùa vào buồng lái

     Sau gió “xoa mắt đắng” là bụi. Bốn chữ “ừ thì có bụi” như một tiếng “mặc kệ” cất lên, biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận. Bụi làm cho những mái tóc xanh trở thành “ tóc trắng như người già”. "Mặt lấm” cũng chẳng cần vội rửa. Cách hút thuốc “phì phèo", tiếng “cười ha ha” là những chi tiết nghệ thuật hóm hỉnh thể hiện tinh thần lạc quan, hồn nhiên, yêu đời của tiểu đội xe không kính:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già,

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

     Tiểu đội xe không kính đã xông pha trong cảnh “bom giật bom rung”, đã nếm trải nhiều gió bụi, vô cùng gian khổ, các anh còn hành quân trong mưa. Hai câu thơ nối tiếp xuất hiện như tiếng nói của người lính coi thường mọi thử thách:

-   Không có kính, ừ thì có bụi,

-   Không có kính, ừ thì ướt áo.

     Mưa rừng dữ dội, vả lại xe không kính, gian khổ không thể nào kể xiết: “Mưa tuôn, mưu xối như ngoài trời". Trong gian khổ các anh vẫn hiên ngang xông tới chi viện cho chiến trường miền Nam phía trước:

Không có kính, ừ thì ướt áo,

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

 Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

     Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Con người và thời đại được nói đến trong đoạn thơ trên là những chiến sĩ lái xe can trường và dũng cảm, lạc quan và yêu đời, trẻ trung và hồn nhiên trong gian khổ và nguy hiểm trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mỹ. Tiểu đội xe không kính tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam trong chống Mỹ cứu nước.

     Đoạn thơ trên đây hội tụ bao vẻ đẹp nghệ thuật. Câu thơ mang màu sắc văn xuôi thể hiện “chất lính” thời máu lửa. Các điệp từ, điệp ngữ, các hình ảnh về chiếc xe không kính, về tư thế lái xe, về cái nhìn, mái tóc, nụ cười,... đã diễn tả thật đẹp chí khí anh hùng của tiểu đội xe không kính, đồng thời làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, hào hùng mang âm điệu anh hùng ca.

     Bom, gió, bụi, mưa được nhà thơ nói đến đã diễn tả đầy ấn tượng về sư gian khổ, ác liệt của chiến trường. Trên cái nền ấy, hình tượng tiểu đội xe không kính sừng sững hiện lên trong tầm vóc những anh hùng cho ta nhiều ngưỡng mộ.

Bình luận (1)
Trong Doan
4 tháng 11 2021 lúc 14:14

Qua 4 khổ thơ trên e cảm thấy thương các chiến sĩ lái xe và tiểu đội xe không kính hơn vì các chiến sĩ phải chạy đêm chạy ngày để có thể mang những tấm lòng đến Anh em ruột thịt miền Nam . Qua đoạn văn trên mik nghĩ bạn cần tập viết đoạn văn nhiều hơn 

 

Bình luận (0)
Nguyen Huynh Bao Tran
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
8 tháng 11 2023 lúc 21:08

 Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc rất nhiều thế hệ. Bài thơ khai thác đặc biệt vào hình tượng mới mẻ - những chiếc xe không kính ngày ngày chạy dọc Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh trần trụi của chiến tranh nhưng cũng là đòn bẩy làm nổi bật hình ảnh của những người lính lái xe. Họ chính là thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ không ngại khó khăn, dũng cảm đối diện với cái chết góp phần mang đến hòa bình cho Tổ quốc. Chiến tranh đã lùi xa nhưng hình ảnh những người lính lái xe và hình tượng chiếc xe không kính trên tuyến đường máu lửa Trường Sơn năm nào sẽ có sức sống vĩnh cửu. Những hình ảnh ấy sẽ nhắc chúng ta về hào khí của một thời đại dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
hoàng gia bảo 9a6
8 tháng 11 2023 lúc 21:05

Viết về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đưa vào bài thơ của mình một hình ảnh vô cùng độc đáo mà không kém phần mới lạ, đó chính là những chiếc xe không kính. Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã dựng lên được hình ảnh cao đẹp của những người lính lái xe thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính.

Bình luận (0)
hoàng gia bảo 9a6
8 tháng 11 2023 lúc 21:06

Viết về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đưa vào bài thơ của mình một hình ảnh vô cùng độc đáo mà không kém phần mới lạ, đó chính là những chiếc xe không kính. Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã dựng lên được hình ảnh cao đẹp của những người lính lái xe thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính.

Bình luận (0)