Musion Vera
Câu 1: Viết một đoạn văn khoảng một trang giấy thi giới thiệu những nét chính trong cuộc đời – sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. 1 điểm Câu 2: Người xưa thường nói: ” Chị ngã em nâng” là có hàm ý gì?1 điểm Câu 3: Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng ( Nguyễn Đình Chiểu – Lục Vân Tiên) Dưa vào ý của hai câu thơ trên hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn ( khoảng một trang giấy thi ) nêu suy nghĩ của em về tinh thần nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên ngày nay. 3 điểm Câ...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Musion Vera
Xem chi tiết
Diệu Huyền
6 tháng 9 2019 lúc 20:44

Tham khảo:

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ. Học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.

Cuộc đời riêng đầy bi kịch: bị mù, công danh dở dang... Tình chung đau xót đất nước ta bị giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Bộ mất dần vào tay giặc.

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những năm dài đau thương nửa sau thể kỉ XIX.

Tác phẩm gồm có:

Các truyện thơ: “Truyện Lục Vân Tiên", "'Dương Từ Hà Mậu", "Ngư tiều y thuật vấn đáp ".

Nhiều bài thơ, bài văn tế tuyệt tác: "Chạy giặc”, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", “Văn tế Trương Định”, “Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh”, v.v...

Tất cả văn thơ Nguyễn Đình Chiểu đều viết bằng chữ Nôm thấm đẫm tư tưởng nhân nghĩa, giàu lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sôi sục.

Tác phẩm

Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm tiểu biểu, độc đáo của Nguyễn Đình Chiểu, gồm 2082 câu thơ lục bát (có dị bản dài 2246 câu thơ lục bát).

Qua cuộc đời nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, tác giả đã ca ngợi tư tưởng nhân nghĩa, lên án bọn lừa thầy phản bạn, lũ bất lương, đồng thời khẳng định trung, hiếu, tiết, hạnh là đạo lí cao đẹp.

“Trai thời trung, hiếu làm đầu,

Gái thời tiết hạnh là câu trau mình".

Không Một Ai
6 tháng 9 2019 lúc 4:55

Nguyễn Đình Chiểu, tự là Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phú và Hối Trai, sinh ngày 01. 07. 1822, tại làng tân Thới , tỉnh Gia Định. Ông xuất thân gia đình nhà nho , cha là Nguyễn Đình Huy , người Thừa Thiên.

Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ đầu tiên ở Nam kì đã dùng chữ Nôm phương tiện sáng tác chủ yếu, để cho đời sau một khối lượng thơ ca khá lớn. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu thiên về thể loại truyện thơ Nôm truyền thống,xoay qaunh đề đề đạo đức xã hội, nổi tiếng nhất là truyện” Lục Vân Tiên”….

Nguyễn Đình Chiểu đã dùng ngòi bút của mình một ” thiên chức” lớn lao là truyền bá đạo làm người chân chính và đấu tranh không mệt mỏi với những gì xấu xa, trái đạo lí nhân tâm.

Không Một Ai
6 tháng 9 2019 lúc 4:56

Nguyễn Đình Chiểu, tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh ngày 1-7-1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, nay thuộc phòng Cầu Kho, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Thân sinh nhà thơ là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên là Thơ lại Văn hàn ty của Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Mẹ là Trương Thị Thiệt, người Gia Định.

Tuổi niên thiếu, Nguyễn Đình Chiểu từng chứng kiến cảnh loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ. Những cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc bị triều đình Huế đàn áp, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi tại Gia Định. Cuộc nổi dậy này đã gây ra những bão táp kinh hoàng trực tiếp đến gia đình Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Huy bỏ trốn ra Huế, bị cách chức, sau đó trở vào Nam đón Nguyễn Đình Chiểu, đem gửi cho một người bạn để ăn học. Cuộc sống 8 năm ở Huế đã giúp ông nhận rõ hơn sự thối nát và phức tạp của triều đình, đồng thời có điều kiện để tiếp thu truyền thống văn hóa dân tộc ở đất kinh đô.

Năm 1843, ông thi đỗ tú tài ở Trường thi Gia Định. Năm 25 tuổi, ông trở ra Huế học tập, chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849), nhưng chưa kịp thi thì có tin mẹ mất. Trên đường trở về quê chịu tang mẹ, vì quá lo buồn, khóc thương, ông lâm bệnh và mù cả hai mắt.

Về đến Gia Định, sau khi mãn tang mẹ, ông tổ chức dạy học, bốc thuốc chữa bệnh và sáng tác thơ văn. Nhờ sống gắn bó với nhân dân, ông có điều kiện hiểu đồng bào của mình sâu sắc hơn. Chính trong thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác truyện thơ đầu tiên Lục Vân Tiên. Tác phẩm đề cập đến vấn đề đạo nghĩa ở đời, mang dấu ấn tự truyện, đã được nhanh chóng phổ biến rộng rãi. Một người học trò của ông là Lê Tăng Quýnh, vừa trọng nể tài năng và nhân cách, lại vừa thương cảm hoàn cảnh của thầy, đã đem gả người em gái là Lê Thị Điền cho ông. Ngày 17-2-1858, giặc Pháp chiếm thành Gia Định. Ông cùng gia đình chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Cũng tại nơi đây, ông đã sáng tác áng văn bất hủ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngợi ca chiến công anh hùng của những người "dân ấp dân lân" trong trận tấn công đồn Tây Dương, mà người bạn đồng khoa với ông là Đỗ Trình Thoại đã hy sinh cùng với 7 nghĩa quân khác. Tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu dài 3.448 câu thơ mang nội dung phê phán âm mưu lợi dụng tôn giáo của kẻ địch, lên án những người thờ ơ, vô trách nhiệm trước cảnh nước mất nhà tan cũng được sáng tác tại đây

Khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, không chịu sống trong vùng chiếm đóng của giặc, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình xuôi thuyền về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây, ông tiếp tục dạy học trò, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, đồng thời vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với những sĩ phu yêu nước như Phan Văn Trị, Nguyễn Thông và lực lượng kháng chiến. Khi được tin Trương Định hy sinh (19-8-1864), nhà thơ xúc động, viết bài Văn tế Mười hai bài thơ liên hoàn điếu người anh hùng. Mười bài thơ điếu Đốc binh Phan Tòng hy sinh trong trận Giồng Gạch (1868) vốn gốc là hương sư, bạn bè thân thiết với ông, lời lẽ rất thống thiết, có những câu thơ tâm huyết như lời thề tạc vào đá: "Tinh thần hai chữ pha sương tuyết, khí phách ngàn thu rỡ núi non". Khi Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử sau khi để mất 3 tỉnh miền Tây, ông làm thơ điếu họ Phan với ít nhiều ngụ ý phê phán.

Thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác nhiều thơ văn bi tráng nhất, tiếc thương những đồng bào, bạn bè, đồng chí đã ngã xuống vì sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc. Nổi bật là thiên hùng bút Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh. Tất cả tâm huyết của nhà thơ như dồn vào những câu đau xé lòng người: "Dân sa nước lửa bấy chầy, giặc ép mỡ dầu hết sức". Đồng bào ở đây kể lại rằng chính ông đứng ra làm lễ tế những nghĩa sĩ Lục tỉnh ngay tại chợ Ba Tri. Khi đọc xong bài điếu, nước mắt chảy ràn rụa và ông lăn kềnh ra nằm bất tỉnh.

Tác phẩm Ngư tiều y thuật vấn đáp được viết vào giai đoạn cuối đời với một bút pháp già dặn hơn và một niềm tâm sự sâu lắng, xót xa hơn trước cảnh đất nước bị "dưa chia, khăn xé", nhưng không hề tuyệt vọng.

Bến Tre không phải là nơi sinh của nhà thơ, nhưng lại là nơi vinh hạnh được ông chọn để sống, hoạt động trong suốt 26 năm đầy biến cố phức tạp vào giai đoạn cuối đời và đã vĩnh viễn gởi xương cốt tại đây. Người ta kể lại rằng ngày đưa đám ma ông, cả cánh đồng An Bình Đông, nay là An Đức, trắng xóa khăn tang của những bạn bè, học trò, con cháu xa gần, những thân chủ được ông chữa khỏi bệnh và những đồng bào quanh vùng hoặc đã chịu ơn ông, hoặc vì mến mộ, cảm phục một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn.

Hơn một phần tư thế kỷ, sống trên đất Bến Tre, Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho nhân dân ở đây một ảnh hưởng to lớn và một di sản tinh thần vô cùng quý báu, góp phần tạo nên truyền thống kiên cường, bất khuất của một vùng đất anh hùng. Thơ văn của ông đã thấm sâu vào tâm hồn của nhiều thế hệ con người Bến Tre và ngưng đọng lại ở đó, biến thành một sức mạnh vật chất giúp họ có thể chiến thắng được mọi gian nguy, thử thách gay go và khốc liệt nhất.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 10 2018 lúc 9:50

 

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) người làng Tân Thới, huyện Bình Dương tỉnh Gia Định

+ Năm 1833 Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học

+ Năm 1849 ra Huế thì được tin mẹ mất, ông về quê chịu tang, vừa bị ốm nặng, vừa thương mẹ nên ông bị mù hai mắt

+ Sau đó, ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, và cùng với nghĩa quân đánh giặc

b, Cuộc đời ông là tấm gương sáng về nhân cách và nghị lực của người thầy mực thước, tận tâm

Đức Anh Bùi
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
19 tháng 8 2021 lúc 10:01

Tham khảo:

Nguyễn Trãi ( 1380-1442 ) là một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử nước nhà, là danh nhân văn hóa thế giới nhưng đồng thời cũng là người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Cha ông là nhà nho nghèo, mẹ thuộc dòng dõi quý tộc nhà Trần. Nguyễn Trãi sớm mồ côi mẹ, thuở nhỏ được sự nuôi dạy cẩn thận của của ông ngoại Trần Nguyên Đán. Ông thi đỗ và làm quan cho nhà Hồ cùng với cha năm 1400. Đến 1407, giặc Minh sang xâm lược, cha bị bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi cũng theo cha nhưng đến biên giới, nghe lời cha, Nguyễn Trãi quay lại tìm cách rửa nhục cho nước. Ông bị giặc Minh giam lỏng 10 năm ở thành Đông Quan, sau đó trốn thoát được, tìm vào Lam Sơn phò tá Lê Lợi tiến hành cuộc kháng chiến chống Minh đến toàn thắng năm 1427. Ông tái thiết xây dựng đất nước nhưng bị gian thần ghen ghét, nghi ngờ, không được trọng dụng nhiều. Năm 1439, ông về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”. Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự, giáo dục, tài ba của dân tộc ta. Không chỉ vây, ông còn là cây đại thụ đầu tiên của văn học Việt Nam. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm . Ông ra đi để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”… Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. Các tác phẩm chính luận có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông. Nguyễn Trãi có đóng góp lớn vào việc phát triển chữ Nôm và Việt hóa thơ Đường qua việc sử dụng thuần thục thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Nguyễn Trãi đưa vào thơ những hình ảnh dân dã quen thuộc một cách tự nhiên, tinh tế.Thơ văn ông hội tụ đủ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo.

Buddy
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
28 tháng 8 2023 lúc 20:36

Cách thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của quân Minh ở đây có khác với đoạn trước là: Nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử: “Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công”.

DiemQuynhdayy
Xem chi tiết
nthv_.
26 tháng 9 2021 lúc 20:25

Tham khảo:

Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Có ý chí, con người luôn vững vàng trước thử thách phong ba. Họ cho khó khăn là trải nghiệm; xem nghịch cảnh là môi trường để rèn luyện. Qua khó khăn đó, ý chí nghị lực được hình thành, được tôi luyện, con người mới có thể hiên ngang, bản lĩnh giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản. Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujick, Hellen Keller… là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công. 

VuChiBachh
Xem chi tiết

Tham khảo

https://olm.vn/hoi-dap/detail/2021436334120.html

Nguyễn Quang Lợi
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Linh Nhi
4 tháng 12 2021 lúc 7:58

giJovhilhvgiyppuiviuipguugu

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hà Linh Nhi
4 tháng 12 2021 lúc 8:04

kbufqsj kDn,  sd! J qsfoi j ckjb

erVhchvulwdyilgcqre

Khách vãng lai đã xóa
bạch dương thông minh
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Anh
7 tháng 1 2018 lúc 17:50

Người hạnh phúc là người:-vui vẻ,hoặc có nỗi buồn nhung chế ngự được nó,hài lòng về chính mk, bn ạ! 

 Còn gia đình hạnh phúc là mọi người hòa thuận,vui vẻ,yêu thương nhau!    

                     Bài làm:

         Chị ngã -em nâng là câu tục ngữ quen thuộc với chúng ta với chủ đề giúp đỡ chị em trong gia đình,nhưng trong đó ẩn chứa long chắc ẩn,sự giúp cho người thân!(hình như Ly Dương cóp mạng?nếu ko thì tha lỗi hiểu nhầm cho mk nha!)

Adagaki Aki
31 tháng 12 2017 lúc 21:41

1 Người hạnh phúc là người thích những điều mình làm

2 GĐ hạnh phúc là GĐ hoà thuận, yêu thương lẫn nhau

3. Tưởng rằng chị ngã em nâng

Ai ngờ chị ngã em bưng miệng cười

hiii

Ly Dương
31 tháng 12 2017 lúc 22:08

người hạnh phúc là người:

Người hạnh phúc là người phục vụ tốt, đầu tiên là cho mình và sau đó là cho cả thế giới. Hãy luôn nhớ rằng bạn có hai cánh tay: cánh tay thuận để giúp mình, cánh tay không thuận để giúp người khác sau khi đã giúp mình xong xuôi. Khi bạn đủ sức mạnh, bạn sẽ tự khắc lo được cho người mà bạn thương yêu. Những người đau khổ có cuộc đời buồn lắm! Vì những vết thương lòng quá lớn cùng với cuộc sống mưu sinh nên không dễ dàng cho chuyện tình cảm của họ sinh sôi, nảy nở, chứ ai mà chẳng thèm muốn có được tình cảm.

Chúng ta hay mắc kẹt vào những điều nhỏ nhặt, khi đó ta trở nên yếu đuối, mù quáng và đưa ra những quyết định sai lầm (giận quá mất khôn là vậy). Tức giận là cơn lốc xóa đi sự thông minh. Người ta có thể quên đi điều bạn nói nhưng những gì bạn để lại trong lòng họ thì không bao giờ nhạt phai.

1 gia đình hạnh phúc là:

Gia đình hạnh phúc có khi ở ngay bên cạnh chúng ta, trong những điều nhỏ nhặt bình dị nhất mà bạn lại cứ tìm kiếm ở nơi xa xôi. Gia đình hạnh phúc có đôi khi là vợ chồng hòa thuận hiếu thảo với cha có mẹ, cùng ngồi bên nhau trong những bữa cơm gia đình ấm áp, cùng chia sẻ những lo toan trong cuộc sống bộn bề.

Gia đình hạnh phúc là không thể nhìn thấy hay cân đo đong đếm nhưng lại là thứ mà bạn có thể tìm thấy và cảm nhận được trong những tháng ngày hai vợ chồng nắm tay nhau qua thử thách của cuộc sống và thời gian.

Gia đình hạnh phúc không chỉ là khi hai người cùng chia sẻ những niềm vui mà còn là khi biết có nửa kia cùng chia sẻ nỗi buồn. Gia đình hạnh phúc là khi bạn khóc có người thấu hiểu, tiếng lòng bạn có người lắng nghe….

nội dung chị ngã em nâng là:

Nghĩa đen của câu tục ngữ là một lời nói giản dị, chân thật, đầy tình cảm. là chị em trong gia đình, nếu không may mắn người chị bị vấp ngã thất bại, gặp khó khăn thì người em phải giúp đỡ người chị đứng dậy. Nói rộng hơn, chị em chỉ đồng bào, người trong một xóm, địa phương….Như vậy câu tục ngữ nhằm nhắc nhở ta phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn,khó khăn.

Bỡi lẽ, là người cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng, có chung một lịch sử, dủ ở miền xui hay miền ngược, đồng bằng hay rừng núi, bất cứ nơi đâu, cũng đều là anh em. Mà anh em trong một gia điình tất nhiên phải thương yêu nhau. Lẽ nào ta lại làm ngơ khi anh em ta gặp chuyện không may? Khi ấy liệu ta có thể sống yên tâm và vui vẻ hạnh phúc được không? Ông bà xưa cũng đã từng dạy : “máu chảy ruột mềm”

Không ai trong xã hội sống lẻ loi được, mà cần pgair có người xung quanh giúp đỡ. Những lúc “tối lửa tắt đèn”, tình làng nghĩa xóm giúp ta được khó khăn. Chính tình cảm tưởng như bình thường ấy lại có sức mạnh giúp ta vượt qua khó khăn gian khó để gượng dậy và vững bước hơn. Tình tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau không những là tình người, tình đồng loại mà còn là cơ sở của tình yêu nước, yêu tổ quốc. đây là một thứ tình cảm không thể thiếu được trong mỗi người chúng ta. Bởi lẽ đó, ông cha ta thường nhắc nhở con cháu:

Lá lành đùm lá rách

Hay:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn,

Giúp đỡ nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, không tính toán, vụ lợi mới là nghĩa cử cao đẹp. nhưng cũng không nên giúp người bừa bãi mà ta cần thận trọng quan tâm đến các đối tượng để họ không ỷ lại mà lười biếng lao động….

Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn là nghĩa vụ, bởi việc làm này tạo nên sự đoàn kết , thân ái của những người sống trong xã hội.

Câu tục ngữ thể hiện lối sống giàu tình nặng nghĩa của nhân dân ta trong cuộc sống. lối sống này càng được phát triển ngày càng tốt đẹp hơn.

Trịnh Minh Đức
Xem chi tiết