Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngân Hà Phạm
Văn Hóa, truyền thống, các giá trị văn hóa được phát triển ở việt Nam từ thế kỉ X- thế kỉ XIX mang những đặc điểm gì? Các giá trị văn hóa đó góp phần hình thành tuyền thống quý báu nào? Khái quát gía trị tư tưởng văn hóa của Việt Nam qua các thời kỳ các triều đại dộc lập từ thế kỉ X- TK XIX? Những giá trị tư tưởng thời kì này có những hạn chế gì, gía trị nào mang tính tích cực ảnh hưởng đến ngày nay? Kể tên các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến của nhân dân ta từ thế kỉ X - thế kỉ XVIII(Tên, người lã...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Kim Chi
Xem chi tiết
Minh Nhân
13 tháng 6 2021 lúc 20:12

Tham Khảo

 

- Giáo dục:

+ Giáo dục theo lối Nho giáo.

+ Lập Văn Miếu, mở khoa thi. Dựng bia tiến sĩ.

- Văn học:

+ Gồm cả chữ Hán, Nôm.

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước.

+ Ca ngợi những chiến công, đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Kiến trúc Phật giáo, Nho giáo.

+ Điêu khắc: Mang nét độc đáo riêng, bản sắc riêng.

+ Nghệ thuật đậm tính dân gian truyền thống.

- Khoa học - Xã hội:

+ Sử học: Đại Việt Sử kí, Lam Sơn thực lục...

+ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

+ Bình thư yếu lực.

+ Đại thành toán pháp.

+ Súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.

- Đạo giáo:

+ Thời Lý - Trần hòa lẫn với các tĩn ngưỡng dân gian.

+ Thế kỉ XIV: suy yếu dần.

- Phật giáo:

+ Thời Lý, Trần phổ biến rộng rãi.

+ Thời Lê sơ bị hạn chế, thu hẹp.

- Nho giáo:

+ Thời Lý, Trần: Tư tưởng chính thống.

+ Thời Lê sơ: Nâng lên địa vị độc tôn.

- Còn về mở rộng phát huy thành tựu nào thì các mặt như giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học... đều có thể phát huy được nhé. Tùy vào thành tựu mà em thích để phân tích nhé!

Sun Trần
13 tháng 6 2021 lúc 20:13

Tham khảo 
 

- Giáo dục:

+ Giáo dục theo lối Nho giáo.

+ Lập Văn Miếu, mở khoa thi. Dựng bia tiến sĩ.

- Văn học:

+ Gồm cả chữ Hán, Nôm.

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước.

+ Ca ngợi những chiến công, đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Kiến trúc Phật giáo, Nho giáo.

+ Điêu khắc: Mang nét độc đáo riêng, bản sắc riêng.

+ Nghệ thuật đậm tính dân gian truyền thống.

- Khoa học - Xã hội:

+ Sử học: Đại Việt Sử kí, Lam Sơn thực lục...

+ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

+ Bình thư yếu lực.

+ Đại thành toán pháp.

+ Súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.

- Đạo giáo:

+ Thời Lý - Trần hòa lẫn với các tĩn ngưỡng dân gian.

+ Thế kỉ XIV: suy yếu dần.

- Phật giáo:

+ Thời Lý, Trần phổ biến rộng rãi.

+ Thời Lê sơ bị hạn chế, thu hẹp.

- Nho giáo:

+ Thời Lý, Trần: Tư tưởng chính thống.

+ Thời Lê sơ: Nâng lên địa vị độc tôn.

Ħäńᾑïě🧡♏
13 tháng 6 2021 lúc 20:17

Tham khảo!

 

Câu khái quát thành tựu khá khó nên em có thể tham khảo nhé!

- Giáo dục:

+ Giáo dục theo lối Nho giáo.

+ Lập Văn Miếu, mở khoa thi. Dựng bia tiến sĩ.

- Văn học:

+ Gồm cả chữ Hán, Nôm.

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước.

+ Ca ngợi những chiến công, đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Kiến trúc Phật giáo, Nho giáo.

+ Điêu khắc: Mang nét độc đáo riêng, bản sắc riêng.

+ Nghệ thuật đậm tính dân gian truyền thống.

- Khoa học - Xã hội:

+ Sử học: Đại Việt Sử kí, Lam Sơn thực lục...

+ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

+ Bình thư yếu lực.

+ Đại thành toán pháp.

+ Súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.

- Đạo giáo:

+ Thời Lý - Trần hòa lẫn với các tĩn ngưỡng dân gian.

+ Thế kỉ XIV: suy yếu dần.

- Phật giáo:

+ Thời Lý, Trần phổ biến rộng rãi.

+ Thời Lê sơ bị hạn chế, thu hẹp.

- Nho giáo:

+ Thời Lý, Trần: Tư tưởng chính thống.

+ Thời Lê sơ: Nâng lên địa vị độc tôn.

- Còn về mở rộng phát huy thành tựu nào thì các mặt như giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học... đều có thể phát huy được nhé. Tùy vào thành tựu mà em thích để phân tích nhé!

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 5 2018 lúc 10:16

Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo

- Văn học giai đoạn đầu TK XX tới Cách mạng tháng Tám:

+ Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than

+ Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá

b, Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học

+ Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì

+ Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm

+ Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống

- Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ

+ Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc

+ Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 6 2018 lúc 13:53

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

bảo ngọc
Xem chi tiết
ZURI
22 tháng 3 2022 lúc 12:51

* Chính trị: 

- Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau

- Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

- Công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Về thương nghiệp:

+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

* Văn hóa - giáo dục:

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

- Thực hiện chính sách “Ngu dân”



 

ZURI
22 tháng 3 2022 lúc 12:55

mục đích:

Về nông nghiệp (đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất).

- Về công nghiệp (tập trung vào khai mỏ và một số ngành công nghiệp nhẹ như rượu, diêm,...)

- Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vận tải ở một số nơi của thực dân Pháp

=> Nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương, làm giàu cho chính quốc.

 

 

kodo sinichi
22 tháng 3 2022 lúc 12:55

tham khảo

 

*Chính trị:

- Pháp thành lập liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.

- Việt Nam bị chia thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa.

- Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh do các quan ng ười Pháp đứng đầu. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Cuối cùng là các làng xã do người Việt cai quan.

*Kinh tế:

- Trong nông nghiệp:

+ Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

+Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô.

- Trong công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại .

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư một số ngành như xi măng, điện, chế biến gỗ…

- GTVT:

+ Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường bộ , đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp:

+ Pháp độc chiếm thị trường V.Nam.

+ Hàng hóa của Pháp nhập vào V.Nam đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế.

+ Đánh thuế cao hàng hóa  nước khác.

-  Thuế:

+ Pháp đề ra các thư thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ .

+ Nặng nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện…

* Văn hóa, giáo dục:

- Đến năm 1919 , Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của  thời phong kiến .

- Về sau, Pháp mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ công cuộc cai trị. Cùng với đó , Pháp mở một số cơ sở văn hóa , y tế.

*Mục đích:

- Chia rẽ các dân tộc Đông Dương, các dân tộc ở Việt Nam

- Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xoá tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới.

- Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, làm giàu cho tư bản Pháp.

- Thông qua giáo dục phong kiến (duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, trong các kì thi Hội, thi Hương, thi Đình có thêm môn tiếng Pháp), và bắt đầu mở một số trường học mới cùng một số cơ sở văn hoá, y tế, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng

- Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị

Lan Bùi Thị
Xem chi tiết
Amee
21 tháng 3 2021 lúc 22:56

Tình hình kinh tế:
               + Nông nghiệp ở Đàng Ngoài:

Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê – Trịnh ít quan tâm đến công tác thủy lợi và tổ chức khai hoang.

Ruộng đất công ở làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh – Nghệ, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.


 
               + Nông nghiệp ở Đàng Trong:

Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, công cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận – Quảng. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định.

Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nhận xét: Nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triền là do: (chiến tranh giữa các thế lực phong kiến; do nhà nước không quan tâm đến thủy lợi, đê điều…do cường hào, ác bá chiếm đoạt ruộng đất công làm nông dân mất ruộng phải phiêu tán khắp nơi…); nông nghiệp Đàng Trong phát triển vì: (diện tích không ngừng được mở rộng – khai hoang, lập ấp…điều kiện tự nhiên thuận lợi...)

               + Thủ công nghiệp:

Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Tây), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An)…

               + Thương nghiệp:

Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân châu Á và châu Âu thường đến phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.

READ:  Lịch sử 7 - Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ Kỉ XIV
Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên – Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Tình hình văn hóa:
               + Tôn giáo:

Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và  Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.

Nhân dân vẫn giữ được nếp sống văn hóa truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.

Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII – XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.

Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh – Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.

               + Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:

Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây, trong đó có giáo sĩ A-lếc-xăng đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng, đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo.

READ:  Lịch sử 7 - Ôn tập học kỳ 1
Đây là thứ chữ viết thuận lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.

               + Văn học và nghệ thuật dân gian:

Các thế kỉ XVI – XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh. Có truyện Nôm dài hơn 8.000 câu như bộ Thiên Nam ngữ lục. Nội dung truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội… Các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ…

Sang thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn…

               Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc… nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng, hát ả đào… được phục hồi và phát triển.

Nguyễn Hà Linh
Xem chi tiết
Lưu Nguyễn Hà An
29 tháng 10 2023 lúc 16:51
2.1. Tư tưởng - tôn giáo Nho giáo: hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc. Phật giáo: phát triển và thịnh hành nhất dưới thời Đường, nhiều chùa chiền, tượng phật được xây dựng. 2.2. Sử học, văn học Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Minh sử, Thanh thực sử, Tứ khố toàn thư,… Nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Thể thơ nổi tiếng nhất đó chính là thơ “Đường luật”. Tiểu thuyết chương hồi: Thủy hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),… 2.3. Kiến trúc, điêu khắc Nhiều cung điện cổ kính như Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành. Nhiều bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,… 2.4. Khoa học kĩ thuật Tứ đại phát minh: thuốc súng, kỹ thuật in, la bàn và giấy. Các ngành khoa học khác: Cửu chương toán thuật, phép tính lịch, thuật phẫu thuật và châm cứu trong y học.
Lưu Nguyễn Hà An
29 tháng 10 2023 lúc 16:56

Xíu quên

Lưu Nguyễn Hà An
29 tháng 10 2023 lúc 16:56

Chúc bạn thi tốt nhé

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 1 2019 lúc 17:45
  Văn học, giáo dục, nghệ thuật Khoa học – kĩ thuật
Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê

- Văn hóa dân gian phát triển.

- Giáo dục chưa phát triển.

 
Thời Lý – Trần – Hồ

- Văn học chữ Hán:Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo...

- Chùa Một Cột.

- Quân sự: Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.

- Chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến.

- Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, bộ sử đầu tiên.

- Thiên văn có Đăng Lộ, Trần Nguyên Đán.

Thời Lê sơ

- Quốc Tử Giám mở rộng.

- Lộ, phủ, kinh thành có trường công.

- Các kì thi quốc gia được tổ chức.

- Đại Việt sử kí (10 quyển) của Lê Văn Hưu.

- Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên.

- Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông.

- Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh.

Thế kỉ XVI – XVIII

- Chữ Quốc ngữ ra đời.

- Chiếu lập học.

- Truyện Nôm.

- Nghệ thuật sân khấu phong phú.

- Chế tạo vũ khí.

- Phát triển làng nghề thủ công.

Nửa đầu thế kỉ XIX

- Văn học phát triển rực rỡ: truyện Kiều, Chinh phụ ngâm...

- Công trình kiến trúc đồ sộ nổi tiếng: cung điện Huế, chùa Tây Phương.

- Định Việt sử thông giám cương mục.

- Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện.

- Y học dân tộc có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 7 2019 lúc 2:07

Hiện đại hóa: quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây

Các nhân tố tạo điều kiện:

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đưa đất nước phát triển tiến bộ

+ Sự góp phần của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, Nôm tạo điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành, phát triển

- Qúa trình hiện đại hóa của văn học diễn ra:

+ Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX tới năm 1920)

+ Giai đoạn thứ hai ( 1920 – 1930)

+ Giai đoạn thứ ba (1930- 1945)

⇒ Văn học giai đoạn đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời văn học

b, Sự phân hóa của văn học Việt Nam:

+ Chia thành hai bộ phận: công khai và không công khai

+ Do đặc điểm của nước thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc

+ Văn học công khai chia nhỏ: văn học lãng mạn và văn học hiện thực

+ Văn học không công khai có văn thơ cách mạng của chiến sĩ và người tù yêu nước

c, Nguyên nhân:

- Sự thúc bách của yêu cầu thời đại

- Chủ quan của nền văn học

- Cái tôi thức tỉnh, trỗi dậy

- Nhu cầu thưởng thức, văn chương trở thành hàng hóa

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
4 tháng 4 2017 lúc 13:55

I. TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO

Ở thời kỳ độc lập Nho giáo,Phật giáo,Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.

Nho giáo

Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.

Đạo Phật

- Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.

- Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế.

II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC - KỸ THUẬT

1. Giáo dục:

- 1070 Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.

- 1075 tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành

- Giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.

- Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ.

- Năm 1484 dựng bia ghi tên tiến sĩ.

- Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.

- Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, giáo dục nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

2. Phát triển văn học

- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà,Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo.

- Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.

- Đặc điểm:

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

+ Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

3. Sự phát triển nghệ thuật

- Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỷ X - XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền.Chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật tích, tháp Phổ Minh..

- Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long,thành Nhà Hồ, tháp Chăm

- Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.

- Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.

Nhận xét:

+ Văn hóa Đại Việt thế kỷ X - XV phát triển phong phú đa dạng.

+ Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

4. Khoa học kỹ thuật: đạt thành tựu có giá trị.

- Bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần );Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên ).

- Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

- Quân sự có Binh thư yếu lược.

- Thiết chế chính trị:Thiên Nam dư hạ.

- Toán học:Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh;Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.

- Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, thuyên chiến có lầu, thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.

Hiiiii~
4 tháng 4 2017 lúc 11:24

* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

Bình Trần Thị
4 tháng 4 2017 lúc 19:11

Nội dung

Các giai đoạn và những điểm mới

Ngô - Đinh –Tiền Lê

Lý – Trần – Hồ

Lê sơ

Thế kỉ

XVI -XVIII

Nửa đầu thế kỉ XIX

1

Văn học- Nghệ thuật- Giáo dục.

- Văn hóa dân gian.

-Giáo dục chưa phát triển

Văn học chữ Hán : Nam Quốc Sơn hà của Lý Thường Kiệt .Hịch tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo …

Chùa Một cột .

Quốc tử Giám mở rộng, -Lộ ,phủ , kinh thành có trường công.

Các kì thi quốc gia được tổ chức. ( Nhân tài như Mạc Đĩnh Chi-

-Chữ Quôc Ngữ ra đời .

-Chiếu lập học.

-Truyện Nôm

-Nghệ thuật sân khấu phong phú

-Văn học phát triển rực rỡ :truyện Kiều , Chinh Phụ Ngâm , Cung Oán ngâm khúc….

- Công trình kiến trúc đồ sộ nổi tiếng : Cung điện Huế , chùa Tây Phương .

2

Khoa học- kỹ thuật .

-Quân sự :Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo

-Chế tạosúng thần cơvà thuyền chiến có

-Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, bộ sử đầu tiên

-Thiên văn có Đăng Lộ,Trần Nguyên Đán .

-Y học với Tuệ Tĩnh .

-Đại Việt sử kí ( 10 quyển ) của Lê văn Hưu

-Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên

-Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông.

-Đại Thànhtóan pháp của Lương Thế Vinh

-Chế tạo vũ khí.

-Phát triển làng nghề thủ công .

- Định Việt Sử Thông Giám Cương mục .

-Đại Nam thực lục, Đại Nam Liệt truyện .

-Y học dân tộc có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác