Những câu hỏi liên quan
aloalo
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
2 tháng 5 2023 lúc 17:54

Game onl có rất nhiều tác hại cho người chơi. Khi mà thời đại hiện nay, internet hay mạng xã hội trở nên phổ biến rộng rãi, ai mà không biết đến game còn bị gọi là quê mùa, hai lúa. Có thể nói rằng cái gì cũng có hai mặt, các trò chơi giải trí trên mạng không hẳn là có hại hết. Nếu dùng game để xả street sau việc học hành hoặc việc gì áp lực trong 1 thời gian vừa phải chuẩn mực thì điều đó hoàn toàn là đúng. Nhưng ở chiều khác, nếu quá nghiện game thì thật sự là sẽ sinh ra nhiều tác hại. Trước tiên, ta giải thích "nghiện game" là gì ?. Nghiện game là đầu óc lúc nào cũng suy nghĩ về các trò chơi, hoạt động hay những gì liên quan ở trong trò chơi đó, luôn muốn chơi game, không bao giờ muốn ngừng việc chơi mà làm điều gì khác. Tình trạng đó cực kỳ phổ biến hơn ở lứa tuổi giới trẻ hiện nay, nguyên nhân cũng là do không biết kiểm soát bản thân, ham mê ham chơ. Và điều đó là không hề tốt!. Khi chơi game quá nhiều sẽ có hại về sức khỏe, lo chơi mà không hoạt động ăn uống lành manh và hại nhất là về mắt của mình. Khi mắt tiếp xúc với ánh sáng điện thoại, máy tính quá nhiều thì ta sẽ bị nhức mắt, mỏi mắt và việc mắt phải làm việc quá nhiều như vậy sẽ dẫn đến cận thị ở độ nặng sớm. Bằng chứng là cứ đi ra đường gặp học sinh, 5 người thì có 1 người đeo mắt kính. Chơi game quá nhiều làm cho người chơi sinh ra ảo giác khi sống trong thế giới ảo quá nhiều, không phân biệt được đâu là ngoài đời đâu là trong game dẫn đến một số sự việc đáng tiếc xảy ra về tính mạng con người. Game làm cho người chơi bị mệt mỏi, bị kiệt sức không còn ham thú với học hành, công việc của bản thân. Ngoài ra, khi quá mê game thì điện thoại sài trong mấy tiếng sẽ hết pin, khi đó người chơi không có máy dẫn đến việc vừa sạc vừa chơi. Và qua sự việc đó, có một số người đã bị nổ, cháy tay mắt. Game online còn khiến cho tương lai ta mờ mịt đi, thử hỏi chơi game  suốt ngày thì liệu con người ta làm sao có thể thành công?. Trên đời không có việc vô lý như vậy. Giải pháp cho tình trạng này là chuyển chữ online thành chữ lành mạng. Tức trò chơi lành mạnh, tức những trò chơi cần đến hoạt động tay chân, đầu óc. Hoặc chúng ta có thể thử tìm thú vui mới lành mạnh mà không phải là game, quản lý thời gian chơi game và hạn chế lại. Khép lại đoạn văn, chơi gam online không xấu mà không biết cách quản lí mình mới xấu. 

T.Lam 

Bình luận (0)
Hinobi Shachi
Xem chi tiết
Nguyen
16 tháng 5 2019 lúc 18:45

GP thứ 400: Câu hỏi của Agelaberry Swanbery - Ngữ văn lớp 9 | Học trực tuyến

Trò chơi điện tử (game) đang được giới trẻ hết sức ưa chuộng, ra đời với mục đích đem đến sự giải trí cho con người sau những giờ làm việc căng thẳng .Nhưng đối với một bộ phận giới trẻ, trò chơi điện tử đang để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần. Trước hết, khi dành quá nhiều thời gian cho chúng, người chơi sẽ mất đi thời gian để học tập, tham gia các hoạt động xã hội cũng như dễ gặp tật khúc xạ, cột sống. Đồng thời, dưới tác động từ các yếu tố bạo lực, nhân cách của họ – đặc biệt là trẻ chưa đến tuổi vị thành niên – sẽ dễ bị thay đổi, trở nên cộc cằn, hung hãn hơn. Nhưng đó vẫn chưa phải điều kinh khủng nhất, một khi đã nghiện trò chơi điện tử, người chơi sẽ không còn thiết gì đến cuộc sống xung quanh, bỏ bê tất cả công việc và tìm đủ mọi cách để được đắm mình trong thế giới của những “anh hùng, chiến binh, thủ lĩnh”. Chắc hẳn, dư luận xã hội vẫn chưa quên vụ án hai anh em họ ở Thái Nguyên giết bà để lấy tiền chơi game hay việc một nam công nhân giết người yêu để lấy tiền trả nợ do chơi trò chơi điện tử. Đó là những hồi chuông mạnh mẽ, cảnh tỉnh mọi người về mối hiểm họa ẩn tàng trong phương thức giải trí phổ biến bâc nhất hiện nay. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần ý thức được tác hại của trò chơi điện tử để tránh sa đà vào nó, tích cực tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc dành thời gian cho việc đọc sách. Xây dựng nếp sống lành mạnh, sống gắn bó se chia với những người xung quanh, thoát khỏi sự lệ thuộc vào thế giới ảo. Có như vậy chúng ta mới hạn chế được những tác hại từ trò chơi điện tử.

Bình luận (0)
minh nguyet
16 tháng 5 2019 lúc 20:16

Tham khảo:

I, MỞ BÀI

Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng nghiện game của học sinh.

Ví dụ:

Mở bài số 1: Game - một phương thức giải trí mới mẻ ngày nay, được rất nhiều bạn trẻ tham gia, đặc biệt là thế hệ học sinh. Chính bởi sự mới mẻ và kích thích, game đã khiến nhiều học sinh nghiện, và căn bệnh nghiện game đã dần lan ra toàn xã hội với tốc độ chóng mặt.

Mở bài số 2: Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và Internet, việc học sinh sử dụng đồ công nghệ cao hàng ngày là điều rất đỗi bình thường. Nhưng, chính việc ấy đã gây nên một tình trạng đáng lo ngại khiến nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng, đó chính là nghiện game.

II, THÂN BÀI

Giải thích

Game là gì? → Là một phương thức giải trí mới của thời đại công nghệ. Đây là trò chơi ảo trên máy tính hoặc điện thoại, có đầy đủ âm thanh hình ảnh sống động kích thích người chơi vô cùng.

Thế nào là nghiện game? → Là tình trạng tốn quá nhiều thời gian vào việc chơi game, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người chơi.

Biểu hiện: Đó là dành quá nhiều thời gian cho game. Một người chơi game bình thường họ sẽ chỉ tốn một thời gian ngắn, nhất định. Nhưng với những người nghiện game, họ có thể dành hàng giờ, thậm chí 6-8h/ngày liên tục chỉ để mải mê với trò chơi mình thích. Không để tâm đến những mối quan hệ xung quanh, mặc cho công việc bị đình trệ…

Bàn luận vấn đề (Tác hại)

Nghiện game gây nên những hậu quả đến cơ thể và tâm lý. Sử dụng điện thoại, máy tính quá nhiều khiến mắt không được nghỉ ngơi, phải thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng điện tử, từ đó dễ dẫn đến các bệnh về mắt, thần kinh. Không chỉ thế, rất nhiều bạn học sinh có thể ngồi hàng giờ tại các quán net, không vận động gây nên các bệnh về xương cột sống, cổ… Đã có vô số trường hợp dẫn đến cái chết vì bỏ ăn bỏ ngủ, bỏ qua việc vệ sinh cá nhân chỉ vì chơi game. Tiếp xúc với thế giới ảo quá lâu sẽ khiến người chơi thu mình lại, chỉ quanh quẩn nơi bàn máy tính hay chiếc điện thoại, có xu hướng hành động suy nghĩ như trong game…

Dẫn chứng: Tại một địa điểm chơi game ở Đài Loan một thanh niên tên Wang đã đột tử do ngồi chơi game quá lâu. Theo camera tại địa điểm này, Wang đã ngồi chơi liên tục hơn 48 giờ. Đối phương đã chết được hơn 12 giờ nhưng người ngồi bên cạnh vẫn không hề hay biết gì cả. Ở Việt Nam cũng có trường hợp như vậy, nguyên nhân là do chơi game quá khuya dẫn tới bị đột tử do những biến chứng về não hoặc tim mạch.

Không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ, nghiện game còn làm ảnh hưởng cả tương lai của chính người chơi, của cả một đất nước. Bỏ bê học hành, chỉ mải mê với những nhân vật ảo, đã không ít những trường hợp học sinh nghỉ học, trốn học để đi chơi game. Chính vì thế mà kết quả học tập giảm sút, khó có thể tiếp tục bước đi xa hơn trên con đường học tập. Hãy thử nghĩ mà xem, nếu như cả một xã hội có rất nhiều học sinh nghiện game, vậy thì tương lai xã hội ấy sẽ ra sao đây? Hẳn câu trả lời ai cũng có thể đoán trước được.

Dẫn chứng: Tôi vẫn còn nhớ mãi chuyện về cậu bạn cùng lớp ngày xưa. Cậu ấy cũng nghiện game, giữa tháng 6 khi chúng tôi miệt mài ôn thi thì cậu ấy nghỉ học liên miên. Sau đó mới biết cậu bỏ nhà đi, chiếc xe đạp điện bố mẹ mua cho đã đem đi cầm để lấy tiền trả tiền game. Câu chuyện tiếp theo ra sao chúng tôi không rõ, gia đình cùng nhà trường không ngừng đi tìm, nhưng đất nước này rộng lớn đến vậy, ai biết cậu ấy sẽ đi đâu đây?

Nghiện game làm tổn hại tài chính, khiến gia đình đau khổ và lo lắng. Có những trò chơi yêu cầu nạp tiền vào tài khoản để nâng cấp, một lần rồi sẽ có những lần tiếp theo, số tiền nạp càng lớn dần lên. Không có tiền thì lựa chọn nói dối bố mẹ, không thể xin được nữa thì đi ăn cắp, ăn trộm… Đã có rất nhiều gia đình có tội phạm là trẻ vị thành niên, là học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Trong những vụ án xét xử ấy, cha mẹ đau lòng, mà tỉ lệ tệ nạn của xã hội theo đó tăng cao...

Dẫn chứng: Năm 2014, một cậu bé 12 tuổi ở Hà Nội đã không ngại ngần ra tay giết chết một cháu bé 5 tuổi chỉ để lấy được sợi vòng bé đeo ở cổ trị giá 220 nghìn đồng để có tiền chơi game. Hay có vụ đứa con ruột nghiện game giết chính mẹ mình do bị ảnh hưởng bởi game bạo lực. Sau khi điều tra, người ta thấy học sinh này có biểu hiện không bình thường về thần kinh, đang mắc bệnh trầm cảm...

Mở rộng và rút ra bài học nhận thức hành động

Nguyên nhân: Đó là do gia đình chưa quản nghiêm về việc cho học sinh sử dụng đồ công nghệ. Theo nghiên cứu cho rằng thì game cũng giống như ma tuý, khi thắng thì não bộ sẽ tiết ra một chất khiến người chơi cảm thấy vô cùng sung sướng, và cứ thế người ta sẽ nghiện cảm giác ấy. Đồng thời, học sinh không được giáo dục và tìm hiểu kĩ càng về game cũng như về khả năng tự chủ của bản thân mình…

Biện pháp và bài học: Trước hết, gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, tích cực khuyên con em tham gia hoạt động ngoài đời thực. Bản thân mỗi học sinh cũng cần phải có năng lực làm chủ bản thân mình, tránh khỏi bị gây nghiện…

III, KẾT BÀI

Nêu suy nghĩ của bản thân về hiện tượng này.

Ví dụ: Game chỉ là một trong rất nhiều phương thức để giải trí. Hãy hoạt động đời sống nhiều hơn, giảm bớt thời gian chơi game, bạn không chỉ được thư giãn mà còn học được rất nhiều điều bổ ích, nâng cao sức khỏe của chính mình.

Nghiện game không chỉ làm bạn tốn thời gian mà sẽ làm bạn rất mất tập trung lúc nào cũng nhớ về game và muốn chơi game và từ đó ảnh hưởng rất nhiều tới học tập. Chắc hẳn xung quanh bạn cũng có rất nhiều tấm gương ngày xưa học rất giỏi nhưng khi dính tới game thì học tập sa sút rất nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tương lai.

Bình luận (0)
Thảo Phương
18 tháng 5 2019 lúc 13:44

gỢI Ý

Giải thích khái niệm:

Game là gì? Cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,...được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay. Nghiện là gì? Là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó. Nghiện game là gì? Là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn.

Nêu thực trạng:

Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game. Nhiều tiệm net vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh. Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game. ...

Nguyên nhân:

Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ. Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo. Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ. Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ. ...

Hậu quả:

Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút. Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của. Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội.
Bình luận (0)
Ngân Thương Trần Thị
Xem chi tiết
Lê Trúc Giang
Xem chi tiết
Nguyễn An Ninh
30 tháng 4 2023 lúc 15:06

Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.

 

Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.

Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.

Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.

Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.

Bình luận (0)
Hoàng Bảo Linh
30 tháng 4 2023 lúc 20:05

chơi quan tâm j

 

Bình luận (0)
Ngọc Ánh Phạm
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
12 tháng 5 2022 lúc 20:01

Tham Khảo:

Game là những trò chơi trên máy tính, được sáng tạo với mục đích giúp con người giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Game cũng như một loại cám dỗ, để lại những hậu quả khôn lường. Trước hết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi. Chơi nhiều có thể bị cận thị, thiếu ngủ, đầu óc không tỉnh táo, tinh thần mệt mỏi, lâu ngày còn có thể sinh trầm cảm. Hơn nữa, chơi game còn tốn thời gian và tiền bạc. Vì dành quá nhiều thời gian cho game, học sinh dễ chểnh mảng, sa sút trong việc học hành, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nghiện game cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều thói hư tật xấu, làm suy đồi nhân cách, đạo đức của người học sinh. Không có tiền chơi game, nhiều bạn nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ, trốn học để chơi game. Tình cảm gia đình, thầy trò vì thế mà rạn nứt, để lại vết thương khó có thể hàn gắn. Mỗi học sinh để không sa chân vào con đường nghiện game cần có ý thức trong việc học hành, tích cực rèn luyện đạo đức, coi học là nhiệm vụ chính, chơi game chỉ để giải trí, giải tỏa áp lực và có thời gian chơi phù hợp. Nghiện game là một hiện tượng đáng báo động ngày nay. Mỗi chúng ta hãy là một người chơi khôn ngoan, đưa game trở về mục đích tốt đẹp ban đầu của nó.

 
Bình luận (0)
Hoàng Lê Tường Vy
12 tháng 5 2022 lúc 20:15

Trong máy tính, điện thoại có rất nhiều app, trong đó có game. Game là một loại trò chơi giúp cho con người giải trí, thư giản sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi. Nhưng game vừa có lợi, lại có hại nhất là đối với những bạn học sinh. Game khiến cho tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực, bắn phá cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô, thủ đoạn. Hơn nữa ham chơi điện tử còn tốn tiền bạc, còn có khi làm thay đổi nhân cách của một con người. 

Bình luận (0)
Dfggg Cdcg
Xem chi tiết
32-Lưu Nguyễn Thùy Trang
Xem chi tiết
Diem My
Xem chi tiết
đỗ tuấn đạt
Xem chi tiết
Đan Khánh
20 tháng 10 2021 lúc 16:58

Tham khảo:

 

Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân… Tuổi trẻ nhất định phải luôn sống ở thế chủ động bởi cuộc sống không dễ dàng hay thiên vị đối với bất kì ai, luôn luôn đặt chúng ta vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết. Sống chủ động giúp tuổi trẻ tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ. Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công; Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc. Thật đáng buồn khi một số bạn trẻ đang sống dựa dẫm vào người khác, thiếu tự tin, đặt mình ở thế thụ động. Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với công dân toàn cầu.Tuổi trẻ cần tự tin, dám nghĩ, dám làm, chủ động sáng tạo tìm kiếm những cơ hội và xây dựng kế hoạch để chinh phục ước mơ.

Bình luận (0)