GP thứ 400: Câu hỏi của Agelaberry Swanbery - Ngữ văn lớp 9 | Học trực tuyến
Trò chơi điện tử (game) đang được giới trẻ hết sức ưa chuộng, ra đời với mục đích đem đến sự giải trí cho con người sau những giờ làm việc căng thẳng .Nhưng đối với một bộ phận giới trẻ, trò chơi điện tử đang để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần. Trước hết, khi dành quá nhiều thời gian cho chúng, người chơi sẽ mất đi thời gian để học tập, tham gia các hoạt động xã hội cũng như dễ gặp tật khúc xạ, cột sống. Đồng thời, dưới tác động từ các yếu tố bạo lực, nhân cách của họ – đặc biệt là trẻ chưa đến tuổi vị thành niên – sẽ dễ bị thay đổi, trở nên cộc cằn, hung hãn hơn. Nhưng đó vẫn chưa phải điều kinh khủng nhất, một khi đã nghiện trò chơi điện tử, người chơi sẽ không còn thiết gì đến cuộc sống xung quanh, bỏ bê tất cả công việc và tìm đủ mọi cách để được đắm mình trong thế giới của những “anh hùng, chiến binh, thủ lĩnh”. Chắc hẳn, dư luận xã hội vẫn chưa quên vụ án hai anh em họ ở Thái Nguyên giết bà để lấy tiền chơi game hay việc một nam công nhân giết người yêu để lấy tiền trả nợ do chơi trò chơi điện tử. Đó là những hồi chuông mạnh mẽ, cảnh tỉnh mọi người về mối hiểm họa ẩn tàng trong phương thức giải trí phổ biến bâc nhất hiện nay. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần ý thức được tác hại của trò chơi điện tử để tránh sa đà vào nó, tích cực tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc dành thời gian cho việc đọc sách. Xây dựng nếp sống lành mạnh, sống gắn bó se chia với những người xung quanh, thoát khỏi sự lệ thuộc vào thế giới ảo. Có như vậy chúng ta mới hạn chế được những tác hại từ trò chơi điện tử.
Tham khảo:
I, MỞ BÀI
Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng nghiện game của học sinh.
Ví dụ:
Mở bài số 1: Game - một phương thức giải trí mới mẻ ngày nay, được rất nhiều bạn trẻ tham gia, đặc biệt là thế hệ học sinh. Chính bởi sự mới mẻ và kích thích, game đã khiến nhiều học sinh nghiện, và căn bệnh nghiện game đã dần lan ra toàn xã hội với tốc độ chóng mặt.
Mở bài số 2: Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và Internet, việc học sinh sử dụng đồ công nghệ cao hàng ngày là điều rất đỗi bình thường. Nhưng, chính việc ấy đã gây nên một tình trạng đáng lo ngại khiến nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng, đó chính là nghiện game.
II, THÂN BÀI
Giải thích
Game là gì? → Là một phương thức giải trí mới của thời đại công nghệ. Đây là trò chơi ảo trên máy tính hoặc điện thoại, có đầy đủ âm thanh hình ảnh sống động kích thích người chơi vô cùng.
Thế nào là nghiện game? → Là tình trạng tốn quá nhiều thời gian vào việc chơi game, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người chơi.
Biểu hiện: Đó là dành quá nhiều thời gian cho game. Một người chơi game bình thường họ sẽ chỉ tốn một thời gian ngắn, nhất định. Nhưng với những người nghiện game, họ có thể dành hàng giờ, thậm chí 6-8h/ngày liên tục chỉ để mải mê với trò chơi mình thích. Không để tâm đến những mối quan hệ xung quanh, mặc cho công việc bị đình trệ…
Bàn luận vấn đề (Tác hại)
Nghiện game gây nên những hậu quả đến cơ thể và tâm lý. Sử dụng điện thoại, máy tính quá nhiều khiến mắt không được nghỉ ngơi, phải thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng điện tử, từ đó dễ dẫn đến các bệnh về mắt, thần kinh. Không chỉ thế, rất nhiều bạn học sinh có thể ngồi hàng giờ tại các quán net, không vận động gây nên các bệnh về xương cột sống, cổ… Đã có vô số trường hợp dẫn đến cái chết vì bỏ ăn bỏ ngủ, bỏ qua việc vệ sinh cá nhân chỉ vì chơi game. Tiếp xúc với thế giới ảo quá lâu sẽ khiến người chơi thu mình lại, chỉ quanh quẩn nơi bàn máy tính hay chiếc điện thoại, có xu hướng hành động suy nghĩ như trong game…
Dẫn chứng: Tại một địa điểm chơi game ở Đài Loan một thanh niên tên Wang đã đột tử do ngồi chơi game quá lâu. Theo camera tại địa điểm này, Wang đã ngồi chơi liên tục hơn 48 giờ. Đối phương đã chết được hơn 12 giờ nhưng người ngồi bên cạnh vẫn không hề hay biết gì cả. Ở Việt Nam cũng có trường hợp như vậy, nguyên nhân là do chơi game quá khuya dẫn tới bị đột tử do những biến chứng về não hoặc tim mạch.
Không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ, nghiện game còn làm ảnh hưởng cả tương lai của chính người chơi, của cả một đất nước. Bỏ bê học hành, chỉ mải mê với những nhân vật ảo, đã không ít những trường hợp học sinh nghỉ học, trốn học để đi chơi game. Chính vì thế mà kết quả học tập giảm sút, khó có thể tiếp tục bước đi xa hơn trên con đường học tập. Hãy thử nghĩ mà xem, nếu như cả một xã hội có rất nhiều học sinh nghiện game, vậy thì tương lai xã hội ấy sẽ ra sao đây? Hẳn câu trả lời ai cũng có thể đoán trước được.
Dẫn chứng: Tôi vẫn còn nhớ mãi chuyện về cậu bạn cùng lớp ngày xưa. Cậu ấy cũng nghiện game, giữa tháng 6 khi chúng tôi miệt mài ôn thi thì cậu ấy nghỉ học liên miên. Sau đó mới biết cậu bỏ nhà đi, chiếc xe đạp điện bố mẹ mua cho đã đem đi cầm để lấy tiền trả tiền game. Câu chuyện tiếp theo ra sao chúng tôi không rõ, gia đình cùng nhà trường không ngừng đi tìm, nhưng đất nước này rộng lớn đến vậy, ai biết cậu ấy sẽ đi đâu đây?
Nghiện game làm tổn hại tài chính, khiến gia đình đau khổ và lo lắng. Có những trò chơi yêu cầu nạp tiền vào tài khoản để nâng cấp, một lần rồi sẽ có những lần tiếp theo, số tiền nạp càng lớn dần lên. Không có tiền thì lựa chọn nói dối bố mẹ, không thể xin được nữa thì đi ăn cắp, ăn trộm… Đã có rất nhiều gia đình có tội phạm là trẻ vị thành niên, là học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Trong những vụ án xét xử ấy, cha mẹ đau lòng, mà tỉ lệ tệ nạn của xã hội theo đó tăng cao...
Dẫn chứng: Năm 2014, một cậu bé 12 tuổi ở Hà Nội đã không ngại ngần ra tay giết chết một cháu bé 5 tuổi chỉ để lấy được sợi vòng bé đeo ở cổ trị giá 220 nghìn đồng để có tiền chơi game. Hay có vụ đứa con ruột nghiện game giết chính mẹ mình do bị ảnh hưởng bởi game bạo lực. Sau khi điều tra, người ta thấy học sinh này có biểu hiện không bình thường về thần kinh, đang mắc bệnh trầm cảm...
Mở rộng và rút ra bài học nhận thức hành động
Nguyên nhân: Đó là do gia đình chưa quản nghiêm về việc cho học sinh sử dụng đồ công nghệ. Theo nghiên cứu cho rằng thì game cũng giống như ma tuý, khi thắng thì não bộ sẽ tiết ra một chất khiến người chơi cảm thấy vô cùng sung sướng, và cứ thế người ta sẽ nghiện cảm giác ấy. Đồng thời, học sinh không được giáo dục và tìm hiểu kĩ càng về game cũng như về khả năng tự chủ của bản thân mình…
Biện pháp và bài học: Trước hết, gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, tích cực khuyên con em tham gia hoạt động ngoài đời thực. Bản thân mỗi học sinh cũng cần phải có năng lực làm chủ bản thân mình, tránh khỏi bị gây nghiện…
III, KẾT BÀI
Nêu suy nghĩ của bản thân về hiện tượng này.
Ví dụ: Game chỉ là một trong rất nhiều phương thức để giải trí. Hãy hoạt động đời sống nhiều hơn, giảm bớt thời gian chơi game, bạn không chỉ được thư giãn mà còn học được rất nhiều điều bổ ích, nâng cao sức khỏe của chính mình.
Nghiện game không chỉ làm bạn tốn thời gian mà sẽ làm bạn rất mất tập trung lúc nào cũng nhớ về game và muốn chơi game và từ đó ảnh hưởng rất nhiều tới học tập. Chắc hẳn xung quanh bạn cũng có rất nhiều tấm gương ngày xưa học rất giỏi nhưng khi dính tới game thì học tập sa sút rất nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tương lai.
gỢI Ý
Giải thích khái niệm:
Game là gì? Cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,...được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay. Nghiện là gì? Là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó. Nghiện game là gì? Là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn.Nêu thực trạng:
Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game. Nhiều tiệm net vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh. Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game. ...Nguyên nhân:
Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ. Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo. Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ. Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ. ...Hậu quả:
Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút. Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của. Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội.