nêu sự khác nhau giữa miền bắc và đông bắc bắc bộ ; tây bắc và bắc trung bộ
Sự khác biệt về địa hình, khí hậu giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Nêu đặc điểm khí hậu miền bắc và đông bắc bộ , miền Tây Bắc và bắc trung bộ. Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
Mọi người giúp mình câu này với: Trình bày sự khác nhau giữa các loài thực vật ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ giữa miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ ?Giải thích nguyên nhân ? Mình xin cảm ơn :)
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Sinh vật biển dồi dào hơn khi có ngư trường lớn, diện tích rừng ngập mặn lớn hơn,…
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Rừng có 3 đai rõ rệt, xuất hiện rừng ôn đới núi cao, các loài thực vật ôn đới như lãnh sam, thiết sam,
Nêu sự khác biệt về địa hình, khí hậu và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
a) Đông Bắc
- Địa hình: núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước.
- Thế mạnh kinh tế:
+ Khai thác khoáng sản: than, chì, sắt, kẽm, thiếc, bôxíl, apatit, pirit, đá xây dựng,...
+ Phát triển nhiệt điện (Uông Bí, Na Dương,...).
+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
+ Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể,...
+ Kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, du lịch biển - đảo (vịnh Hạ Long,...), giao thông vận tải biển.
b) Tây Bắc
- Địa hình: núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước), địa hình hiểm trở, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc.
- Thế mạnh kinh tế:
+ Phát triển thuỷ điện (thuỷ điện Hòa Bình, thuỷ điện Sơn La trên sông Đà).
+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm.
+ Chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).
Nêu những điểm khác nhau về cấu trúc địa hình và khí hậu giữa tiểu vùng Tây bắc và Đông bắc thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ .
so sánh sự khác nhau về vị trí và phạm vi lãnh thổ, địa hình, khí hậu 3 miền: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Đặc điểm nào dưới đây là điểm khác nhau cơ bản giữa miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ với miền Bắc, Đông Bắc và miền Tây Bắc, Bắc Trung Bộ?
A. Cấu trúc địa chất và địa hình.
B. Cấu trúc địa hình và hướng sông ngòi.
C. Chế độ mưa và thuỷ chế sông ngòi.
D. Đặc điểm về khí hậu.
Đáp án: D
Giải thích: Do chịu tác động của yếu tố khí hậu, địa hình và bề mặt đệm nên sự khác nhau cơ bản giữa các miền địa hình là đặc điểm khí hậu.
So sánh đặc điểm tự nhiên của 2 miền: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? Giải thích nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về tự nhiên giữa 2 miền này ?
Điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam.
B. ở vùng ven biển có nhiều cồn cát và đầm phá.
C. địa hình núi cao chiếm ưu thế nên có đầy đủ hệ thống đại cao.
D. chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh.
Đáp án A
- Đặc điểm địa hình núi cao chiếm ưu thế nên có đầy đủ hệ thống đại cao; ở vùng ven biển có nhiều cồn cát và đầm phá là của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ => loại B, C
- Đặc điểm chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc là của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ => loại D
- Điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam. Đây cũng là đặc điểm chung của cấu trúc địa hình nước ta.
Điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A. chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh
B. hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc – đông nam
C. ở vùng ven biển có nhiều cồn cát và đầm phá
D. địa hình núi cao chiếm ưu thế nên có đầy đủ hệ thống đai cao
Đáp án B
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ địa hình đều có hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam. Do trong Tân kiến tạo lãnh thổ nước ta được nâng lên mạnh ở phần tây bắc, vùng ven biển phía nam và đông nam hình thành các miền đồng bằng thấp.