nghị luận về lòng kiên cường
Nghị luận về ý kiến Học quý ở sự kiên trì
lưu ý ko chép mạng
Hai bạn Kiên và Cường đang tranh luận với nhau.
Kiên nói: “Số 23 là số nguyên tố”.
Cường nói: “Số 23 không là nguyên tố”
Em có nhận xét gì về hai câu phát biểu của Kiên và Cường?
Kiên nói: “Số 23 là số nguyên tố” là mệnh đề đúng
Cường nói: “Số 23 không là nguyên tố” là mệnh đề sai.
Hai phát biểu này cùng nói về một nội dung nhưng hai ý kiến trái ngược nhau, trong đó phát biểu của Kiên là đúng, phát biểu của Cường là sai.
xếp các từ sau vào nhóm thích hợp:
khó khăn,bền gan,giao lao,bền chí,bền lòng,thử thách,thách thức,vững chí,vững dạ,quyết tâm,quyết chí,chông gai,kiên cường,kiên tâm,gian khổ.
Nhóm 1: Những từ nói lên ý chí nghị lực của con người.
Nhóm 2: Những từ nêu lên thử thách đối với ý chí nghị lực của con người.
Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ về sự cần thiết của siêng năng ,kiên trì trong học tập
Cuộc sống chẳng bao giờ dễ dàng đối với bất kì ai. Bởi thế, muốn thành công nhất định phải biết kiên trì. Bền bỉ, kiên trì là thái độ nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, quyết tâm vượt qua thử thách để theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Người có tính kiên trì là người không thay đổi ý định, luôn giữ vững ý chí, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách để làm việc đến cùng, đạt tới mục tiêu cuối cùng.
Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là sẽ đạt được thành công. Trong bất kì công việc gì, giai đoạn cuối cùng là giai đoạn gian nan nhất. Khi đó, khó khăn chồng chất mà sức lực đã hao kiệt nhiều, khiến chúng ta rất dễ bỏ cuộc. Chính lòng kiên trì vực dậy sức sức mạnh, giúp ta đứng vững trước khó khăn khi tất cả đã hoàn toàn sụp đổ. một người có lòng kiên trì nhất định sẽ thành công. Bởi thế, thiếu đi lòng kiên trì thật khó làm nên điều gì lớn lao, thậm chí lf sẽ nhận lấy những thất bại đớn đau.
Để trở nên kiên trì, ngoài việc học tập chăm chỉ cũng cần phải rèn luyện ý chí, sự bền bỉ, tăng cường sức chịu đựng và luôn luôn khao khát thành công. Hãy luôn nhắc mình cố gắng, cố gắng hơn nữa trong công việc và cả trong đời sống. Hãy nhớ rằng, thành công là một hành trình chứ không phải là điểm đến. Thiếu tính kiên trì thật khó đi hết hành trình ấy. Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà chính bằng lòng kiên tri. Ai biết kiên trì, người đó chắc chắn sẽ thắng lợi.
Thamkhảo
Tham khảo:
Con người không thể thiếu đức tính kiên trì và ý chí nghị lực nếu muốn thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mà ông cha ta truyền lại đã khẳng định điều đó. “Chí” là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực và sự kiên trì. “Nên” là sự thành công trong mọi việc. “Có chí thì nên” khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Nhờ điều đó Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Nên hôm nay em sẽ kể về tính siêng năng, kiên trì trong học tập của em: Khi thầy cô giảng bài ở trên lớp xong em luôn làm bài tập về nhà và học bài. Điều đó giúp ta mở rộng kiến thức và nâng cao khả năng học tập. Em không luôn làm những điều sai trái, vi phạm nội quy nhà trường vì điều đó là việc thiếu kỉ luật: Luôn trốn học , đi chơi game,...Nên mọi người đừng làm nhé!
Nghị luận về lòng Hiếu thắng
tk
Hiếu thắng là một trạng thái tâm lý thường xảy ra trong độ tuổi trường thành. Tâm lý này bộc lộ khi bước vào tuổi thiếu niên và càng mạnh mẽ ở độ tuổi thanh niên.
Đó là trạng thái tâm lý tất yếu xảy ra ở tuổi trẻ, khi các em bước vào tuổi trưởng thành. Ý thức tự chủ, độc lập ngày càng mạnh mẽ và hiếu thắng chính là cách để các em tự khẳng định cá nhân mình.
Trạng thái tâm lý này có cội nguồn xa xưa từ bản năng sinh tồn của mọi cơ thể sinh vật do tạo hóa sinh ra! Không chỉ với con người mà cả loài vật cũng vậy: những chú gà con khi đã mọc đủ lông cánh cũng là lúc chúng bắt đầu “thử sức” với nhau bằng những trận “ẩu đả” tơi bời với anh em trong cùng một bầy đàn!
Có câu ca dao: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, nhưng chúng vẫn đá nhau! chính là để khẳng định vai trò cá nhân của mình trong bầy đàn vậy.
Nhiều loài vật khác cũng có chung tập tính này, bởi đó là quy luật chung về sự phát triển của muôn loài. Sự trưởng thành của con người cũng diễn ra như vậy. Tuy nhiên, con người khác với loài vật bởi biết suy nghĩ nên không thể hành xử như loài vật được.
Tình trạng “bạo lực học đường” đang diễn ra gây bức xúc và lo lắng cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội!
Làm thế nào để giải tỏa được tính hiếu thắng tới mức không kiềm chế nổi gây nên những hậu quả tiêu cực và đáng tiếc trong thanh niên học sinh hiện nay đó là điều không đơn giản.
Hiện nay giáo dục gia đình và học đường thường tìm cách áp đặt nhằm: răn đe, ngăn chặn hoặc cảnh cáo thường khó đem lại những kết quả bền vững, có khi còn gây nên những phản ứng tiêu cực và dẫn tới những hệ lụy phức tạp hơn làm tổn thương các mối quan hệ tình cảm mà hiệu quả giáo dục lại không chân thực!
Các em học sinh cần nhận thức rõ giới hạn của tính hiếu thắng, cần ngăn ngừa những biểu hiện cực đoan dễ xảy ra do không kiềm chế nổi tính hiếu thắng của mình, đó là những biểu hiện tâm lý ích kỷ do nhu cầu đòi hỏi cá nhân quá mức, thích thể hiện mình, muốn lấn át người khác, không quan tâm tôn trọng người xung quanh dẫn tới xem thường không nể nang, bất chấp mọi người dẫu là bạn bè hay cả người lớn tuổi.
Từ trạng thái tâm lý đó dẫn tới những hành vi hoặc cử chỉ: dương dương tự đắc, nhâng nháo, ngạo nghễ, nghênh ngang, ngông cuồng, ngổ ngáo hoặc thô lỗ nhằm dọa nạt gây gổ sinh sự với bạn bè xung quanh; thậm chí còn dùng vũ lực để xâm phạm thân thể người khác!
Thật đáng buồn, có không ít các em đã suy nghĩ và hành xử như vậy nhưng vẫn cho như thế là mình có “bản lĩnh”! Đó thực ra chỉ là cách suy nghĩ và lối hành xử kém cỏi, thiếu hiểu biết, bộc lộ một tư cách và nhân cách còn có nhiều trống khuyết mà thôi!
Các em đã lầm tưởng đó là cách thể hiện nhằm làm nổi bật vai trò của mình, sức mạnh của mình bằng cách ứng xử hung hăng và thô lỗ để “bắt nạt” và uy hiếp người khác! Thực là cách suy nghĩ và lối ứng xử “dại dột” vô cùng; bởi người xưa từng nói:
– Khí kiêng nhất là hung hăng
– Tâm kiêng nhất là hẹp hòi
– Tài kiêng nhất là bộc lộ
Tính hiếu thắng như nhiều học sinh hiện nay mắc vào cả ba điều kiêng kỵ trên! Vì các em thường rất dễ hung hăng tức là đã để lộ khí, tâm địa thì cố chấp hẹp hòi luôn nghi ngờ và thích gây sự, tài cán chưa biết đến đâu đã thể hiện bằng cách nhảy bổ vào hiếp đáp bạn bè!
Hiếu thắng như vậy thì chỉ gặp hoặc chuốc vạ vào thân, bạn bè xa lánh, người thân lo lắng bởi dễ hành xử phạm pháp và mắc vào vòng “lao lý”, tù đầy! Các em cần biết kiềm chế cảm xúc của mình để tránh có những hành vi hiếu thắng tiêu cực; bởi như vậy các em sẽ khó trở thành người lương thiện dễ trở thành kẻ ác và như thế cũng dễ đánh mất tuổi trẻ học đường đầy ước mơ và khát vọng của mình!
Viết lại 2 câu tục ngữ hoặc ca dao nói về ý chí , nghị lực của con người ( sự kiên trì , lòng quyết tâm )
đừng vì sóng cả mak ngã tay chèo | dù ai ns ngả ns nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân
t i c k cho tớ.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ nghị luận về ý nghĩa của lòng quyết tâm. Giúp e với ạ
Bạn tham khảo nhé:
Trong cuộc sống, không phải lúc nào con đường đi đến thành công cũng bằng phẳng, đôi khi chúng ta còn gặp phải thất bại, không thể đứng dậy đi tiếp. Nhưng có lòng quyết tâm, ta sẽ vượt qua tất cả. Vậy thế nào là sự quyết tâm? Đó là ý chí nghị lực, là lòng gan dã, dũng cảm quyết chí hoàn thành một mục tiêu, kế hoạch nào đó. Người quyết tâm luôn đạt được thành công. Thực tế trong cuộc sống cho ta thấy rất nhiều tấm gương sở hữu đức tính cao đẹp này. Tiêu biểu như nhà bác học Ê - đi - sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã phải trải qua biết bao đớn đau, thất bại. Ấy thế mà ông không nản lòng, quyết chí sáng tạo, phát minh. Thật vậy, lòng quyết tâm chính là một trong những phẩm chất cần có ở mỗi con người. Hơn hết, nó còn là thước đo cốt cách của con người. Chưa dừng lại ở đó, có lòng quyết tâm, ta sẽ chinh phục được nhiều con đường mới, vượt qua được bão dông của cuộc đời. Qua đây, mỗi chúng ta hãy không ngừng cố gắng, nỗ lực, quyết tâm bản lĩnh vươn tới những giá trị tốt đẹp, cống hiến nhiều thành tích cao, góp phần nâng cao vị thế của nước nhà trên trường quốc tế.
viết đoạn văn nghị luận 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nayviết đoạn văn nghị luận 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay
Tham khảo:
Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, đất nước Việt Nam đã giành được độc lập. Nhưng cho đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước vẫn được giữ gìn và phát huy bởi thế hệ trẻ. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương - những vùng miền núi xa xôi… Vậy mà có một số bạn trẻ lại sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Họ quên đi nguồn cội của mình, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Từ đó sẽ góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn và phát triển đất nước ngày một cường thịnh. Mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển. Có thể khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnh nào, lòng yêu nước vẫn luôn tồn tại.
nghị luận về lòng biết ơn
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần bàn luận
Từ xa xưa, ông bà ta có câu “ uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về Lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. truyền thống về long biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp. để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “ Lòng biết ơn”.
II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là “Lòng biết ơn”?
Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.
2. Biểu hiện của Lòng biết ơn
- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn
- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình
3. Tại sao phải có long biết ơn?
- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có Lòng biết ơn.
4. Mở rộng vấn đề
Có một số người hiện nay không có long biết ơn.
Vd: ăn cháo đá bát
Qua cầu rút ván
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về Lòng biết ơn
- Nêu những công việc và thể hiện Lòng biết ơn.
Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Sống biết ơn thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình trọng nghĩa, cưu mang tương trợ lẫn nhau. Biết ơn người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.
2. Thân bài – Nghị luận về lòng biết ơnBiết ơn là gì?Biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người.
Biểu hiện của lòng biết ơnNgười có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng hay để lại cho mình. Họ luôn biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Mỗi một sự giúp đỡ ý nghĩa đều khiến họ cảm động và hàm ơn.
Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp, phù hợp với các chuẩn mực đạo lí làm người. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được.
Ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo về và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.
Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.
Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam. Truyền thống cao đẹp ấy đã biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay. Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt Nam.
Không ai có thể một mình mà gây dựng nên cả thế giới. Những gì chúng ta có được hôm nay là do công sức và trí tuệ của biết bao người đã dày công sáng tạo nên. Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước là bản chất của xã hội. Sự phát triển của xã hội loài người là tiếp nhận và phát huy các thành quả sẵn có và sáng tạo ra cái mới.
Dù chúng ta dùng tiền hay vật chất để có được nó nhưng nếu nó không được tạo ra thì dù có thật nhiều tiền ta cũng không thể có được. Bởi thế, khi được thụ hưởng một giá trị nào, ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.
Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Bởi nó là biểu hiện cao nhất của tâm hồn lối sống tình nghĩa. Nếu một người không biết ơn những gì anh ta đang có, thì anh ta cũng sẽ không có cơ hội để được biết ơn những gì sẽ nhận được. Lòng biến ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu biết ơn với những điều tích cực trong cuộc sống của mình, hơn là việc lo lắng về những gì mình không có.
Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam từ lâu đã xem trọng lối sống thân tình, hữu ái. Nó không những biểu hiện ở lối sống nghĩa tình mà trở thành văn hóa ứng xử của cộng đồng. Biết ơn người khác làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên hiền hòa, ngày càng khăng khít, tốt đẹp hơn
Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.
Trước hết, phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những giá trị lợi ích. Hãy biết ơn và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. Luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.
Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội. Lòng biết ơn không nên nằm ở lời nói hay thái độ mà biểu hiện thành những hành dộng cụ thể, thiết thực, thực sự đem lại tác động tích cực đối với xã hội.
Thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành qủa lao động trong xã hội. Tuyên dương, ca ngợi và tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.
Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do cha ông để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới.
Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng,. Thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách.
Tục ngữ ta có nhiều câu nói về sự vô ơn: “ăn cháo đá bát”; “qua cầu rút ván”; “vong ơn bội nghĩa”… Thái độ sống ấy không những thể hiện sự kém cỏi của nhân cách con người mà còn khiến họ bị người người khác xa lánh ghét bỏ.
Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất cao quý của con người.
Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kì vọng, mong đợi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói: “Các gốc rễ của tất cả việc tốt đến từ nguồn gốc của sự hiểu rõ giá trị của lòng tốt”. Hiểu rõ và hành động để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống là trách nhiệm của mỗi con người. Bởi vậy, sống biết ơn người khác là lối sống cao thượng cần được đề cao và tôn vinh trong cuộc sống này.
I. Phần mở bài: Nêu lên vấn đề cần nghị luận.
Ai cũng từng trải qua khó khăn và được người khác giúp đỡ, lời cảm ơn như là một cách để thể hiện sự biết ơn, tình cảm, tình nghĩa đối với người khác. Lòng biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta cần phải giữ gìn và trân trọng.
II. Phần thân bài
Khái niệm lòng biết ơn:
Là sự ghi nhận, ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp đỡ mình trong hoàn cảnh khó khăn. Lòng biết ơn có giá trị nhân văn sâu sắc giữa tình cảm con người với nhau.
Lòng biết ơn biểu hiệu quả các khía cạnh nào ?
Sự biết ơn thể hiện qua rất nhiều các khía cạnh trong cuộc sống:
– Nâng bát cơm đầy chúng ta cần phải biết ơn những người nông dân đổ mồ hôi công sức, phơi nắng phơi sương để làm ra hạt gạo.
– Trong mỗi gia đình đều có thờ cúng tổ tiên và các thế hệ đi trước, đó là sự biết ơn đối với những người đi trước đã sinh thành, giáo dục thế hệ sau thành người.
– Ngày 27/7 hàng năm Đảng và Nhà nước tổ chức lễ tri ân những anh hùng liệt sĩ, thương binh có công với đất nước. Thể hiện sự biết ơn với những cống hiến, đóng góp của họ với đất nước, quê hương hòa bình như hôm nay.
– Ngày 20-11 Nhà giáo Việt Nam, tổ chức lễ tri ân những thầy cô – những “người đưa đò” giúp học sinh đi đến bến bờ kiến thức.
=> Lòng biết ơn thể hiện ở nhiều khía cạnh và trở thành truyền thống tốt đẹp, đáng trân trọng của con người Việt Nam.
Tầm quan trọng của lòng biết ơn
Lòng biết ơn là đức tính tốt đẹp nên có ở mỗi con người. Giúp con người gắn kết với nhau.
Lòng biết ơn thể hiện lối sống tình nghĩa, gắn bó dân tộc Việt Nam, giúp các mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn.
Rèn luyện lòng biết ơn
Là học sinh thế hệ tương lai cần phải tôn trọng và ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo.
Biết trân trọng, giữ gìn những giá trị tốt đẹp mà thế hệ trước để lại.
Lòng biết ơn không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn phải có hành động thiết thực.
III. Phần kết bài
Lòng biết ơn luôn là phẩm chất đạo đức quý và đáng trân trọng.
Chúng ta hãy biết nói cám ơn người khác từ những điều đơn giản nhất.
Điền vào chỗ trống.Các từ quyết chí,vững dạ,kiên cường,kiên nghị là những từ nói lên ý chí , nghị lực của ........
Ummm....Mình nghĩ là CON NGƯỜI đó
Chúc bạn học tối nha.33333