Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 9 2019 lúc 11:02

Giải thích: Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: B

Bình luận (0)
Hoàng Phúc Nguyễn
Xem chi tiết

Tham khảo:

Với đường bờ biển dài trên 3.260 km, tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta được đánh giá là rất phong phú và đa dạng, với hơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn.

Bình luận (0)
I don
8 tháng 5 2022 lúc 21:45

REFER

 Với đường bờ biển dài trên 3.260 km, tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta được đánh giá là rất phong phú và đa dạng, với hơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn. Cùng với đó, các điều kiện thủy văn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch, đầm phá, ao hồ dày đặc tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Thực tế cho thấy, những năm qua ngành thủy sản đã phấn đấu phát triển từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ, vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm, thủy sản, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Ở lĩnh vực khai thác, theo thống kê, sản lượng đánh bắt hải sản ven bờ và xa bờ tăng bình quân 5%/năm với hàng triệu tấn hải sản và hàng triệu phương tiện đánh bắt các loại... Tổng sản lượng thủy sản khai thác năm 2016 ước đạt 3,1 triệu tấn; 11 tháng năm 2017 đạt trên 3 triệu tấn. Tính hết năm 2016, cả nước có gần 110.000 tàu cá, trong đó có trên 2.800 tàu dịch vụ hậu cần; trên 31.000 tàu khai thác có công suất từ 90CV trở lên...

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh cả diện tích nuôi trồng lẫn sản lượng. Năm 2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước đạt trên 3,5 triệu tấn; năm 2016 đạt trên 3,6 triệu tấn và 11 tháng năm 2017 đạt trên 3,4 triệu tấn, góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển, đồng thời góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng, giá trị xuất khẩu.

#hạn chế :

+Đầu tiên phải kể đến là cơ sở hạ tầng và phương tiện đầu tư cho khai thác

+Kế đến là khó khăn trong lĩnh vực nuôi trồng: tình trạng sản xuất phân tán còn phổ biến; trình độ kỹ thuật, công nghệ nuôi trồng còn hạn chế; chất lượng con giống chưa cao. Thêm vào đó là diện tích mặt nước ngọt, lợ đưa vào nuôi trồng đã đến mức giới hạn, xuất hiện dấu hiệu thoái hóa, xuống cấp ở một số vùng nuôi...

# phương hướng phát triển Để phát triển bền vững, ngành thủy sản Việt Nam cần đưa ra những giải pháp thiết thực cụ thể, trong đó, yếu tố quan trọng là nhanh chóng cải thiện hạ tầng và phương tiện khai thác; cập nhật công nghệ, kỹ thuật mới về nuôi trồng; đồng thời tăng cường cơ giớ hóa, tự động hóa trong khâu chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu.

Bình luận (0)
Pham Anhv
8 tháng 5 2022 lúc 21:45

tham khảo*****Với đường bờ biển dài trên 3.260 km, tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta được đánh giá là rất phong phú và đa dạng, với hơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn.

Bình luận (0)
Liếu Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
28 tháng 4 2022 lúc 7:34

* Điều kiện phát triển:

   - Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.

   - Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.

   - Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,…thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

* Tình hình phát triển:

   - Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

   - Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.

* Phương hướng phát triển:

   + Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.

   + Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.

   + Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

Bình luận (1)
Kenji Bin
Xem chi tiết
Kenji Bin
Xem chi tiết
Hoàng Việt
Xem chi tiết
Người Già
21 tháng 10 2023 lúc 13:01

Ngành khai thác nuôi trồng chế biến hải sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào nền kinh tế và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Dưới đây là một số thông tin về tiềm năng và thực trạng của ngành này:
1. Tiềm năng:
- Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển ngành khai thác nuôi trồng chế biến hải sản.
- Nước ta có nhiều loại hải sản phong phú và đa dạng, bao gồm cá, tôm, cua, ghẹ, sò, hàu, mực, bạch tuộc, hải sản đông lạnh, hải sản tươi sống, hải sản chế biến sẵn, vv.
- Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi để xuất khẩu hải sản sang các thị trường quốc tế, như Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, vv.
2. Thực trạng:
- Ngành khai thác nuôi trồng chế biến hải sản đang gặp nhiều khó khăn, bao gồm: ô nhiễm môi trường, thiếu nguồn lực, kỹ thuật và công nghệ kém, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, vv.
- Các doanh nghiệp trong ngành còn thiếu sự đầu tư và phát triển, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất.
- Việc đưa sản phẩm hải sản của Việt Nam vào các thị trường quốc tế còn gặp nhiều khó khăn do các quy định về an toàn thực phẩm và môi trường khắt khe của các nước nhập khẩu.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 4 2019 lúc 14:46
Bình luận (0)
kim ngân trần
Xem chi tiết
kim ngân trần
4 tháng 4 2022 lúc 15:21

Ét o ét

Bình luận (0)
Kenji Bin
Xem chi tiết
nguyen thi vang
1 tháng 5 2019 lúc 9:19

Câu 2 :

❄ Nguyên nhân suy giảm tài nguyên biển là :

- Khai thác bừa bãi vô tổ chức, dùng các phương thức có tính hủy diệt.

- Qúa nhiều lao động và phương tiện đánh bắt nhỏ, thủ công.

* Biện pháp bảo vệ :

- Nghiêm cấm việc khai thác bừa bãi

- Sắp xếp tổ chức lại việc khai thác ở vùng biển ven bờ

- Giải quyết kịp thời các sự cố đắm tàu, thủng tàu

- Giữ gìn vệ sinh môi trường biển, ko thải các chất độc hại ra biển.

Bình luận (0)
Ducanhdeptraibodoi
1 tháng 5 2019 lúc 9:27

Câu 2:

+ Sự giảm sút tài nguyên biển - đảo do:
- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi. nhất là thủy sản ven bờ
- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...
- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.
- Môi trường biển - đảo bị ô nhiễm với xu hướng ngày càng tăng.
+ Ô nhiễm môi trường biển - đảo do:
- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.
- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.

+ Phương hướng giải quyết tình trạng này:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

Bình luận (0)
Quang Nhân
1 tháng 5 2019 lúc 12:20

C1: Đặc điểm :

1.Nuôi trồng :

- Hoạt động Nuôi trồng phát triển mạnh mẽ.

- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 850 000 ha, trong đó 45% là Cà Mau, Bạc Liêu,...

- Đặc biệt là phát triển nuôi cá và đặc sản biển theo hướng công nghiệp ở khu vực vịnh Hạ Long, Bãi Tứ Long,...

- Hiện nay, phát triển mạnh nuôi trồng theo hình thức lồng bè trên biển.

2.Đánh bắt:

- Hoạt động đánh bắt phát triển mạnh mẽ.

- Mỗi năm khai thác được 1,9 triệu tấn thủy sản.

- Vùng biển gần bờ khai thác được khoảng 500 nghìn tấn mỗi năm.

- Hoạt động đánh bắt xa bờ ngày càng phát triển mạnh mẽ.

- Phát triển mạnh ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.

3.Chế biến:

- CN chế biến ngày càng phát triển mạnh mẽ góp phần thúc đẩy ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Nhiều sản phẩm nổi tiếng: Tôm, Mực, Cá Thu, Cá Basa,.....

- Ngành thủy sản có vai trò ngày càng to lớn trong việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa để xuất khẩu

Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển có vai trò quan trọng đối với ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:

- Tạo đầu ra lớn về các sản phẩm của ngành thủy sản, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành này.

- Thông qua chế biến làm tăng giá trị thủy sản, việc bảo quản và chuyên chở các sản phẩm thủy sản được thuận lợi hơn.

- Góp phần đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn.

- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy ngư nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

C2:

Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển-đảo:

-Diện tích rừng ngập mặn giảm do cháy rừng và phá rừng nuôi thủy sản.

-Đánh bắt hải sản quá mức cho phép vùng biển gần bờ.

-Môi trường biển-đảo ô nhiễm do thất thoát dầu trong khai thác và vận chuyển

-Rác thải, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

-Sự cố rò rỉ dầu do các hoạt động giao thông hàng hải.

Biện pháp bảo vệ:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.



Bình luận (0)