Câu 2 :
❄ Nguyên nhân suy giảm tài nguyên biển là :
- Khai thác bừa bãi vô tổ chức, dùng các phương thức có tính hủy diệt.
- Qúa nhiều lao động và phương tiện đánh bắt nhỏ, thủ công.
* Biện pháp bảo vệ :
- Nghiêm cấm việc khai thác bừa bãi
- Sắp xếp tổ chức lại việc khai thác ở vùng biển ven bờ
- Giải quyết kịp thời các sự cố đắm tàu, thủng tàu
- Giữ gìn vệ sinh môi trường biển, ko thải các chất độc hại ra biển.
Câu 2:
+ Sự giảm sút tài nguyên biển - đảo do:
- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi. nhất là thủy sản ven bờ
- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...
- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.
- Môi trường biển - đảo bị ô nhiễm với xu hướng ngày càng tăng.
+ Ô nhiễm môi trường biển - đảo do:
- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.
- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.
+ Phương hướng giải quyết tình trạng này:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.
C1: Đặc điểm :
1.Nuôi trồng :
- Hoạt động Nuôi trồng phát triển mạnh mẽ.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 850 000 ha, trong đó 45% là Cà Mau, Bạc Liêu,...
- Đặc biệt là phát triển nuôi cá và đặc sản biển theo hướng công nghiệp ở khu vực vịnh Hạ Long, Bãi Tứ Long,...
- Hiện nay, phát triển mạnh nuôi trồng theo hình thức lồng bè trên biển.
2.Đánh bắt:
- Hoạt động đánh bắt phát triển mạnh mẽ.
- Mỗi năm khai thác được 1,9 triệu tấn thủy sản.
- Vùng biển gần bờ khai thác được khoảng 500 nghìn tấn mỗi năm.
- Hoạt động đánh bắt xa bờ ngày càng phát triển mạnh mẽ.
- Phát triển mạnh ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
3.Chế biến:
- CN chế biến ngày càng phát triển mạnh mẽ góp phần thúc đẩy ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.
- Nhiều sản phẩm nổi tiếng: Tôm, Mực, Cá Thu, Cá Basa,.....
- Ngành thủy sản có vai trò ngày càng to lớn trong việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa để xuất khẩu
Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển có vai trò quan trọng đối với ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:
- Tạo đầu ra lớn về các sản phẩm của ngành thủy sản, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành này.
- Thông qua chế biến làm tăng giá trị thủy sản, việc bảo quản và chuyên chở các sản phẩm thủy sản được thuận lợi hơn.
- Góp phần đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn.
- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy ngư nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
C2:
Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển-đảo:
-Diện tích rừng ngập mặn giảm do cháy rừng và phá rừng nuôi thủy sản.
-Đánh bắt hải sản quá mức cho phép vùng biển gần bờ.
-Môi trường biển-đảo ô nhiễm do thất thoát dầu trong khai thác và vận chuyển
-Rác thải, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
-Sự cố rò rỉ dầu do các hoạt động giao thông hàng hải.
Biện pháp bảo vệ:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.