Đề kiểm tra cuối học kì II - Địa lí 9

Huy Nguyen

Câu 1:Đặc điểm quần cư nông thôn và quần cư đô thị ở nước ta?

Câu 2:Tỷ lệ lao động qua đào tạo và chưa đào tạo ở nước ta?

Câu 3:Sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta:Công ngiệp điện,dệt may,khai thác nhiên liệu,chế biến lương thực-thực phẩm

Câu 4:Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với sự phát triển kinh tế?

Câu 5:Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Câu 6:Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng đối với sự phát triển kinh tế?

Câu 7:Nêu tầm quan trọng của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng?

Câu 8:Tại sao nói Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất cả nước?

Câu 9:Giải thích tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm là ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp nước ta?

câu 10:So sánh tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung bộ năm 2014 và giải thích vì sao có sự chênh lệch như vậy?

Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 20:27

Câu 1:Đặc điểm quần cư nông thôn và quần cư đô thị ở nước ta?

a) Quần cư nông thôn

- Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp (người Kinh), bản (người Tày, Thái, Mường,...), buôn, plây (các dân tộc Trường Sơn, Tây Nguyên), phum, sóc (người Khơ-me).

- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.

- Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.

b) Quần cư thành thị

- Các đô thị, nhất là các đô thị lớn của nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,...

- Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Các thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng.

Bình luận (0)
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 20:29

Câu 2:Tỷ lệ lao động qua đào tạo và chưa đào tạo ở nước ta?

tỷ lệ lao động qua đào tạo quá thấp (21,9% năm 2018), tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật cao và cơ cấu trình độ lao động còn bất hợp lý.

Bình luận (0)
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 20:29

Câu 2:Tỷ lệ lao động qua đào tạo và chưa đào tạo ở nước ta?

tỷ lệ lao động qua đào tạo quá thấp (21,9% năm 2018), tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật cao và cơ cấu trình độ lao động còn bất hợp lý.

Bình luận (0)
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 20:30

Câu 3:Sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta:Công ngiệp điện,dệt may,khai thác nhiên liệu,chế biến lương thực-thực phẩm

1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

- Khai thác than:

   + Sản lượng khai thác: 15 – 20 triệu tấn/năm.

   + Hình thức khai thác: Chủ yếu khai thác lộ thiên, còn lại là khai thác hầm lò.

   + Phân bố: chủ yếu ở Quảng Ninh.

- Khai thác dầu khí:

   + Sản lượng khai thác: Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ mét khối khí.

   + Phân bố: ở thềm lục địa phía Nam.

2. Công nghiệp điện

- Sản lượng: tăng lên nhanh. Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kWh.

- Phân loại: Thủy điện và nhiệt điện

   + Các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La (công suất lớn nhất: 2400 MW), Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,..

   + Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (Phú Mỹ) và chạy bằng than (Phả Lại).

3. Một số ngành công nghiệp nặng khác.

- Công nghiệp cơ khí - điện tử:

+ Cơ cấu: sản phẩm hết sức đa dạng.

+ Phân bố: Các trung tâm công nghiệp cơ khí - điện tử lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Ngoài ra là các trung tâm Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh, Biên Hoà, cần Thơ,...

- Công nghiệp hoá chất:

+ Có sản phẩm được sừ dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt.

+ Các trung tâm công nghiệp hoá chất lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà (Đồng Nai), Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì - Lâm Thao (Phú Thọ)...

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:

+ Cơ cấu khá đa dạng.

+ Phân bố: Các nhà máy xi măng lớn, hiện đại đã được xây dựng, tập trung nhất là ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp tập trung ở ven các thành phố lớn, nơi có nhu cầu lớn về các loại sản phẩm náy.

 

4.  Công nghiệp chế biến luơng thực thực phẩm

- Tỉ trọng: lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.

- Các phân ngành chính:

   + Chế biến sản phẩm trồng trọt.

   + Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

   + Chế biến thủy sản.

- Phân bố: rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

5. Công nghiệp dệt may

- Vai trò:

+ Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ.

+ Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

- Phân bố: Các trung tâm dệt may lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định…

Bình luận (0)
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 20:31

Câu 5:Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.

- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…

- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.

- Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.

Bình luận (0)
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 20:33

Câu 7:Nêu tầm quan trọng của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng?

- Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia .

- Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng (lúa gạo), mạng lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (phụ phẩm từ lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

- Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…).

Bình luận (0)
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 20:34

Câu 8:Tại sao nói Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất cả nước?

Hà Nội và Thành phố Hồ Chú Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta vì:

- Dân cư tập trung đông đúc (quy mô dân số trên 1 triệu nguời), nhu cầu về dịch vụ là rất lớn.

- Các ngành kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là công nghiệp, nhu cầu trao đổi hàng hóa, truyền tải thông tin, quảng cáo…lớn.

- Đời sống dân cư đô thị ngày một nâng cao, nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, du lịch, học tập, chăm sóc sức khỏe…ngày càng lớn, đặc biệt là những dịch vụ cao cấp, thương gia.

- Đây là hai trung tâm kinh tế chính trị văn hóa lớn của cả nước nên cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại, đồng bộ.

- Hà Nội có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

- Cả hai thành phố đều thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 20:36

Câu 9:Giải thích tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm là ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp nước ta?

Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

  Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:

a)  Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.

+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.

+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).

- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.

+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có:

+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.

+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.

b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:

-Về mặt kinh tế:

+ Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.

+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

- Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên kết nông – công.

c) Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:

- Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.

- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác.

Bình luận (0)
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 20:37

câu 10:So sánh tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung bộ năm 2014 và giải thích vì sao có sự chênh lệch như vậy?

a) So sánh sản lượng thủy sản của hai vùng:

- Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Bắc Trung Bộ gấp hơn 1,3 lần sản lượng thủy sản nuôi trồng của Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2002: nuôi trồng Bắc Trung Bộ là 38,8 nghìn tấn, Duyên hải Nam Trung Bộ là 27,6 nghìn tấn), chiếm 57,3 % sản lượng nuôi trồng của duyên hải miền Trung.

- Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ gấp hơn 3,1 lần sản lượng thủy sản khai thác của Bắc Trung Bộ, (năm 2002: khai thác Bắc Trung Bộ là 153,7 nghìn tấn, Duyên hải Nam Trung Bộ là 493,5 nghìn tấn), chiếm 75,9% sản lượng khai thác của duyên hải miền Trung.

+ Tổng sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ gấp hơn 2,5 lần tổng sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ, chiếm 71, 6 % tổng sản lượng thủy sản của toàn vùng Duyên hải miền Trung.

⟹ Kết luận: Nhìn chung ngành thủy sản duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ (về tổng sản lượng), Bắc Trung Bộ phát triển thế mạnh nuôi trồng, duyên hải Nam Trung Bộ phát triển thế mạnh đánh bắt hải sản.

b) Giải thích:

Có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng giữa hai vùng chủ yếu do:

+ Bắc Trung Bộ có lợi thế hơn Duyên hải Nam Trung Bộ về diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thủy sản, bờ biển có nhiều đầm phá nóng, nhiều bãi triều, nhiều diện tích đất ngập nước ....

+ Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi cá, bãi tôm lớn, có ngư trường lớn Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa — Vũng Tàu, nên sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn nhiều so Bắc Trung Bộ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Xem chi tiết
jony pug
Xem chi tiết
Duy
Xem chi tiết
Ilumia
Xem chi tiết
Bích Nguyệtt
Xem chi tiết
Nhã Uyên Đinh Bùi
Xem chi tiết
Niki Rika
Xem chi tiết
Niki Rika
Xem chi tiết
Niki Rika
Xem chi tiết