Những câu hỏi liên quan
Lâm Văn Trúc Lâm
Xem chi tiết
QuocDat
7 tháng 12 2018 lúc 19:55

Ý chính : Văn bản "Mùa xuân của tôi" là lời của một người con xa quê hương, khao khát được đoàn tụ viết về mùa xuân trên mảnh đất Bắc Việt. Văn bản triển khai theo dòng suy nghĩa về những quy luật chung của thiên nhiên, mùa xuân sau đó đi vào cảm nhận sâu sắc từng chi tiết mùa xuân của Bắc Việt trên những phương diện: cảnh sắc, thời tiết, những lễ nghi, phong tục. Theo dòng cảm xúc đó, tác giả tiếp tục miêu tả lại không khí và sự thay đổi của mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng. Từ đó giúp người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

Nghệ thuật :

+) Ngòi bút tài hoa, sự quan sát, sự cảm nhận rất tinh tế.

+) Giọng kể - tả - biểu cảm rất nhịp nhàng, hài hoà trôi chảy tự nhiên.

+) Ngôn ngữ giầu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tình.

Nội dung : Nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê, yêu thiên nhiên, biết trân trọng cuộc sống và tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống

Bình luận (0)
phạm đức lâm
7 tháng 12 2018 lúc 20:02

Bài văn mẫu

     Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng (1913-1984) sinh tại Hà Nội, là nhà văn và nhà báo, bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động cách mạng.

Bài văn này trích từ thiên tùy bút Tháng Giềng mơ về trăng non rét ngọt in trong tập Thương nhớ mười hai. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả phải sống trong vùng kiểm soát của Mĩ - Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi vào trang sách nỗi niềm thương nhớ quê hương, gia đình tha thiết và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất. Điều đó thể hiện qua hoài niệm về cảnh sắc thiên nhiên và phong vị cuộc sống hằng ngày của Thủ đô Hà Nội với vẻ đẹp mang đậm bản sắc văn hóa tinh tế của một vùng và cũng là của chung đất nước.

     Nói đến tình yêu nồng nàn của mình đối với mùa xuân, tác giả mượn quy luật để khẳng định: Tự nhièn như thế: ai củng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

Nhà văn nhớ về mùa xuân đất Bắc là nhớ về cảnh đẹp thiên nhiên và những cảnh sinh hoạt đời thường đặc trưng nhất. Những hình ảnh đẹp đẽ, khó quên tái hiện rõ ràng trong tâm tưởng nhà văn: Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, cộ tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

Giọng văn du dương, trầm bổng, giàu chất thơ của Vũ Bằng đã đưa chúng ta vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Thế giới ấy là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của kẻ tha hương. Nhà văn nhắc đi nhắc lại như lời tỏ tình thiết tha, say đắm: "Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thánh của tôi..."  Điều đó chứng tỏ tình yêu mùa xuân đã thấm sâu vào tâm hồn, vào máu thịt của người con đất Bắc. Để nhấn mạnh sức sống và sự cuốn hút kì lạ của mùa xuân, tác giả đã dùng cách nói cường điệu; cường điệu mà vẫn rất tự nhiên: "Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy.'" Ngồi yển không chịu được. Nhựa sống ở trong người cứ căng lên như máu căng lèn trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối,nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như củng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn... Ra ngoài trời, thấy ai củng muốn yểu thương, về đến nhà lại củng thấy yểu thương nữa... Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yểu, của Bắc Việt thương mến.

Không khí ấm áp mùa xuân còn hiện lên trong khung cảnh gia đình ngày Tết với bàn thờ, đèn nến, hương trầm... và tình cảm cha con, vợ chồng, anh em quấn quýt, sum vầy. Viết về những cảnh này, giọng điệu của tác giả vừa sôi nổi nhiệt thành, vừa da diết lẵng sâu. Điều đó đã tạo nên âm hưởng trữ tình và sức truyền cảm mạnh mẽ của đoạn văn.

Cuối bài văn, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất thiên nhiên vào thời điểm từ sau ngày rằm tháng giêng Âm lịch. Khả năng quan sát sắc sảo và cảm nhận tinh tế của tác giả được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu và những từ ngữ trau chuốt, chọn lọc:

"Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lè mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột."

     Qua bài văn hay và đẹp như một bài thơ trữ tình, người đọc thấy rõ tác giả là người không chỉ am hiểu kĩ càng mà còn rất yêu mến mùa xuân, yêu mến thiên nhiên; biết trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp kì diệu mà nó mang đến cho con người. Vũ Bằng quả là một cây bút tài hoa của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Bình luận (0)
Khuất Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Phương Thảo
20 tháng 12 2016 lúc 20:03

Tiếng gà trưa

_ Nghệ thuật: Thể thơ 5 tiếng - Biểu cảm qua tự sự, miêu tả. - Điệp ngữ , đảo ngữ , so sánh, tính từ , động từ... - Hiện tại, quá khứ, hiện tại .

_ Nội dung: - Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

Một thứ quà của lúa non : Cốm

_ Nghệ thuật:
Cảm xúc tinh tế, nhẹ nhàng
Kết hợp miêu tả Với kể và bình luận
Ngôn ngữ trong sáng, chọn lọc đặc sắc.

_ Nội dung:
- Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước t? những cánh đồng lúa.
- Ngợi ca nét đẹp văn hoá dân tộc c?a sản vật giản dị mà đặc sắc.

Sài Gòn tôi yêu

- Nội dung:
Nói về thành phố Sài Gòn trẻ trung, có những nét hấp dẫn về thiên nhiên và con người qua đó thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn
- Nghệ thuật:
Biểu cảm qua miêu tả

Mùa xuân của tôi

- Nghệ thuật :

- Ngôn ngữ: gợi cảm, tinh tế, giàu hình ảnh
- Sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ phong phú, nhiều màu sắc cảm xúc.

- Nội dung :

Cảnh sắc thiên nhiên , ko khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc nước ta đc cảm nhận , tái hiện trong nổi nhớ thương da diết .

Biểu lộ chân thực và cụ thể tình yêu quê hương đất nước , lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế , nhạy cảm .

 

Bình luận (3)
Yến Hoàng
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 2 2021 lúc 22:41

Câu 1 chị làm ở trước rồi nhé

Câu 2: Đánh dấu vào nhũng nhận xét đúng về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Mùa xuân cùa tôi”:

Văn bản có sự kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Văn bản đã tái hiện được không khí và cảnh sắc thiên nhiên của mùa xuân ờ Hà Nội và miền Bắc một cách sinh động.

Văn bản đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả đối với các lễ hội dân gian trong mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.

Sự quan sát và cảm nhận tinh tế; hình ảnh, chi tiết đặc sắc.

Văn bản đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, lòng yêu cuộc sống tha thiết và khát vọng thống nhất đất nước của nhà văn.

Lựa chọn được điểm nhìn đặc sắc, có tác dụng lớn trong việc miêu tả cảnh.

Giọng điệu vừa sôi nổi, vừa tha thiết tạo nén sức truyền cảm manh mẽ.

Lời văn giàu hình ảnh, nhịp điệu và giàu sức biểu cảm.

Sử dụng nhiều phép nghệ thuật độc đáo như phép so sánh, liệt kê, điệp ngữ…

Sử dụng bút pháp khoa trương độc đáo để miêu tả cảnh thiên nhiền.

câu nào đúng chị in đậm rồi nhé

Câu 5: Hãy tìm các từ láy trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của chúng :

“Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ỏ trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”.

Tham khảo:

- Những từ láy được sử dụng để diễn tả cảm xúc vui sướng, thư thái trong tâm hồn tác giả trong tiết xuân sau rằm tháng giêng, và để miêu tả sự thay đổi cảnh vật.

- Hai từ láy thể hiện sáng tạo độc đáo của Vũ Bằng là “trong trong” và “hồng hồng”. Đây là hai từ láy mang sắc thái giảm nhẹ, gợi nên vẻ đẹp trong trẻo, tinh khôi, tươi tắn của nền trời xuân. Có cảm giác, bàn tay người nghệ sĩ vẽ cảnh thật gượng nhẹ, nâng niu như sợ vẻ đẹp bầu trời ấy tan biến mất.

Những từ láy này còn góp phần tạo nên tính nhạc cho câu văn. Những câu văn luyến láy, ngân nga như vần thơ.

Bình luận (0)
Yến Hoàng
2 tháng 2 2021 lúc 22:22

ai giup mình với 

MAI MIK NỘP BÀI RỒI !!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
Yến Hoàng
3 tháng 2 2021 lúc 7:16

GIÚP MÌNH CÂU 3 ĐI ! !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

 

 

Bình luận (0)
Xem chi tiết
minh nguyet
22 tháng 3 2021 lúc 21:51

Tham khảo:

Câu 2:

Sân trường vắng lặng, chỉ nghe tiếng chim hót trên cành cây cao và tiếng lá bàng rơi xào xạc. Khi tiếng trống trường giờ ra chơi vang lên “Tùng! Tùng! Tùng” báo hiệu kết thúc một tiết học căng thẳng, cả lớp em nhốn nháo, chạy ào ra khỏi lớp như bầy ong vỡ tổ.

Vào giờ ra chơi, sân trường trở nên ồn ào và náo động. Trường em có hai dãy nhà hai tầng và hai dãy nhà cấp bốn. Tiếng trống ra chơi vừa dứt, bài dạy cô giáo chưa giảng xong nhưng các bạn học sinh đã nhốn nháo chạy ù ra khỏi sân trường. Khung cảnh đó khiến người ta liên tưởng đến bầy ong từng đàn, từng đàn từ trong chiếc tổ to đùng bay ra ồ ạt, có thể chúng đi vui chơi hoặc chúng đang đi tìm hoa hút mật.

Trên sân trường, các ban học sinh nam rượt đuổi nhanh chạy quanh sân, còn leo lên trên những thân cây cao lớn đùa nghịch nhau, hét hò ầm ĩ. Một số đám con trai thì rủ nhau ra ngoài sân cỏ rộng lớn của xã để đá bóng. Lúc vào lớp thì bạn nào cũng ướt đẫm mồ hôi và quần áo bẩn hết. Bọn con gái thì ngoan hiền hơn, chỉ ngồi tụm năm tụm bảy nói chuyện hoặc ngồi đọc truyện tranh.

Lớp em có nhiều nhóm con gái thích chơi trò nhảy dây, cái dây chun rất dài được buộc chắc chắn vào nhau đảm bảo không bị đứt, từng người từng người một lần lượt nhảy từ bên này sang nên kia. Chơi đến lúc nào vào lớp mới chịu thôi. Có một số bạn chơi trò chơi chuyền, ở trong cặp mang đi học có một bộ chuyền gồm mười que và một quả cà nắm vừa bàn tay để chơi. Các bạn nữ ngồi thành từng hàng và chơi rất đều đặn, quả cà cứ thể tung hứng rất khéo léo để không rơi xuống đất.

Dưới những thân cây bàng, rễ bàng nhô lên xù xì như những con rắn nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đó là nơi mà rất nhiều em học sinh lớp năm ngồi tết tóc cho nhau và ôn lại bài của tiết học sinh. Chốc chốc chúng em nghe những chú chim đang đậu ở trên cành cây cao và cất tiếng hót líu lo thật vui tai. Ngọn gió từ đâu kéo đến vi vu thổi bay những chiếc lá rơi xuống mặt đất. Vào giờ ra chơi, tiếng cười đùa vui vẻ, tiếng chạy nhảy tung tăng và cả tiếng hét hò ầm ĩ vang vọng cả một góc sân. Đó là thời gian để các bạn học sinh giải lao, thư giãn tinh thần để bắt đầu một tiết học mới hiệu quả hơn.

Chúng em rất thích giờ ra chơi, vì được chơi những trò chơi mà mình thích, đặc biệt không phải học bài. Giờ ra chơi nào sân trường chúng em cũng vui vẻ và náo động như thế này.

Câu 3:

Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân, hạ, thu, đông. Trong các mùa, em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn.

Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu. Trên trời xanh thoáng đãng, cánh én chao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc, mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. Không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả như tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian.

 

Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cúng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đủ sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấm áp của mùa. Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.

Bình luận (0)
Phùng Thị Thanh Trang
Xem chi tiết
Trầm Lê Thảo Hân
Xem chi tiết
__Chucaheo__ _Con_
Xem chi tiết
❤️ buồn ❤️
Xem chi tiết
Kagamine Len
10 tháng 12 2018 lúc 18:56

Trả lời :

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

- Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.

- Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.


 

Bình luận (0)
Thiên
10 tháng 12 2018 lúc 18:57

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

- Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.

- Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.

#Tham khảo

Bình luận (0)
༄༂ßσssツミ★Lâm Lí Lắc★ (...
10 tháng 12 2018 lúc 19:04
Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Quy luật tình cảm của con người với mùa xuân - là một điều tất nhiên.Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng
Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 23:01

- Về nội dung: "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu tập trung miêu tả về cảnh vật mùa thu, cùng với tâm trạng của nhân vật chính khi đón nhận mùa thu. Trong khi đó, "Thu hứng" của Đỗ Phủ miêu tả về cảnh vật mùa thu cùng với những tác động của mùa thu đến tâm hồn của nhân vật chính. Còn "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến miêu tả về cảnh đẹp mùa thu và niềm đau thương của nhân vật chính khi tình đơn phương.

- Về nghệ thuật:

+ "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu sử dụng những từ ngữ tinh tế, dịu dàng để miêu tả cảnh vật và tâm trạng của nhân vật chính. Đồng thời, bài thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh, tạo nên sự tươi đẹp, nhẹ nhàng, thu hút người đọc.

+ "Thu hứng" của Đỗ Phủ và "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến đều sử dụng các thể thơ cổ điển, tạo nên sự trang trọng, uy nghi và tâm linh trong tác phẩm của mình. Đặc biệt, "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến còn sử dụng thể thơ Lục bát, tạo nên sự độc đáo và phong phú cho tác phẩm.

Bình luận (0)