Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyen hong quyen
Xem chi tiết
Nguyễn ngọc quỳnh lam
20 tháng 2 2019 lúc 17:20

*Quả khô:

- Vỏ quả khi chín: khô, cứng, mỏng.

Chia thành 2 nhóm:

-Quả khô nẻ: khi chín khô, vỏ quả có khả năng tách ra.

Vd:quả cải, quả đậu hà lan,...

-Quả khô không nẻ: khi chín khô, vỏ quả không tự tách ra.

Vd: quả thìa là, quả chò,...

*Quả thịt:

-Vỏ quả khi chín: mềm, dày, chứa đầy thịt quả.

Chia thành 2 nhóm:

-Quả mọng: phần thịt quả dày mọng nước.

Vd: quả cam, cà chua,...

-Quả hạch: có hạch cứng, chứa hạt bên trong.

Vd: quả xoài, quả nhãn,...

Nguyễn Ngô Minh Trí
20 tháng 2 2019 lúc 18:51

Đặc điểm của quả khô : khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng

- Quả khô gồm 2 loại: quả khô tự nẻ và quả khô không tự nẻ

* Quả khô nẻ: khi chín thì vỏ quả tự nứt ra: giúp phát tán hạt.

+ Ví dụ: quả bông, quả đỗ, quả cải …

* Quả khô không nẻ: khi chín vỏ quả không tự nứt ra

+ Ví dụ: quả thìa là, quả chò …

Đặc điểm của quả thịt : khi chín mềm, vò dày chứa đây thịt quả bên trong

- Quả thịt gồm 2 loại: quả mọng và quả hạch

* Quả mọng: quả gồm toàn thịt, khi dùng dao cắt ngang quả thì cắt dễ dàng

+ Ví dụ: quả cà chua, quả cam, ...

* Quả hạch: bên trong quả có hạch cứng bọc lấy hạt, khi dùng dao cắt ngang quả thì khó cắt

+ Ví dụ: quả đào, quả mơ, quả mận …

Phùng Tuệ Minh
20 tháng 2 2019 lúc 17:16

( Ở bài các loại quả hả bạn???)
Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả khi chín, người ta chia thành hai nhóm:

- Quả khô: quả đậu Hà Lan, quả thông.

+ Quả khô nẻ

+ Quả khô không nẻ

- Quả thịt: quả cà chua, quả táo.

+ Quả mọng: quả cà chua, quả ổi.

+ Quả hạch: quả xoài, quả táo ta.

Nguyen hong quyen
Xem chi tiết
Phùng Tuệ Minh
20 tháng 2 2019 lúc 17:20

Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả khi chín, người ta chia thành hai nhóm:

- Quả khô: khi chín vỏ khô, cứng, mỏng.

VD: quả đậu Hà Lan, quả chi chi.

- Quả thịt: khi chín quả mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả.

VD: quả xoài, quả táo ta.

Trúc Giang
20 tháng 2 2019 lúc 18:55

dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia các quả thành hai nhóm chính là quả khô và quả thịt.

- quả khô khi chín thì vỏ quả khô cứng và mỏng. có hai loại quả khô : quả khô mẻ và quả khô không nẻ

VD: quả chò, quả cải

- quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. gồm quả toàn thịt gọi là quả mọng, quả có hạch cứng bọc lấy hạt gọi là quả hạch

VD: quả xoài, quả cà chua

Nguyễn Hằng
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
18 tháng 3 2017 lúc 10:31

Nhóm chim chạy

Đời sống : Chim hoàn toàn không biết bay. thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thào nguyên và hoang mạc khô nóng.
Đặc điểm cáu tạo : Cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, khoẻ, có 2 hoặc 3 ngón.
Đa dạng : Bộ Đà điểu gồm 7 loài, phân bố ở châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương.
Đại diện : Đà điểu Phi, đà điểu Mĩ và đà điểu úc

Bình Trần Thị
18 tháng 3 2017 lúc 10:32

Nhóm Chim bay

Đời sống : Nhóm Chim bay gồm hầu hết những loài chim hiện nay. Chúng là những chim biết bay ở những mức độ khác nhau. Chúng có thể thích nghi với những lối sống đặc biệt như bơi lội (vịt trời, mòng két), ăn thịt (chim ưng, cú )

Đặc điểm cấu tạo : Cánh phát triển, chân có 4 ngón.
Đại diện : Chim bổ câu, chim én...

Phạm Thị Mai
18 tháng 3 2017 lúc 18:12

Nhóm chim bay:

Đời sống: Nhóm chim bay gồm hầu hết những loại chim hiện nay. Chúng có những mức độ bay khác nhau. Chúng thích nghi với những lối sống đặc biệt như bơi lội (VD:vịt trời, móng két, le, thiên nga,...),ăn thịt (VD:đại bàng, diều hâu, cắt,..)

Đặc điểm cấu tạo: Cánh phát triển, chân có 4 ngón

Đại diện: Chim bồ câu, chim én,...

Nhóm chim chạy:

Hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng.

Đặc điểm cấu tạo:Cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, có 2 hoặc 3 ngón.

Đa dạng: Bộ Đà điểu gồm 7 loài, phân bố ở châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương

Đại diện: Đà điểu Phi, Mĩ, Úc

Kiêm Hùng
20 tháng 2 2019 lúc 20:47

_Tham Khảo:

Có hai loại quả chính: quả khô và quả thịt.

- Quả khô gồm quả khô nẻ và quả khô không nẻ: Vỏ khô, cứng và mỏng.

+ Quả khô nẻ: Khi chín vỏ quả tự nẻ ra.

Ví dụ: đỗ đen, đỗ xanh, quả cải, quả bông, quả điệp,..

+ Quả khô không nẻ: Khi chín vỏ quả không tự nẻ ra được.

Ví dụ: Quả me, quả chò, quả lạc, quả thìa là,...

- Quả thịt : khi chín mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. Gồm quả hạch và quả mọng.

+ Quả hạch: Quả có hạch cứng bọc lấy hạt.

Ví dụ: Quả táo, quả cóc, quả mơ, quả xoài,..

+ Quả mọng: Khi chín gồm toàn thịt quả.

Ví dụ: Quả đu đủ, quả cà chua, quả chuối.

Pham Thuy Tien
20 tháng 2 2019 lúc 21:13

Bạn tham khảo trang này nha: https://kenhhocsinh.com/trinh-bay-dac-diem-cua-cac-loai-qua

Mình bị trật tay không đánh được nhiều. Cho mình 1 SP cũng được, thông cảm nha.

Phùng Tuệ Minh
21 tháng 2 2019 lúc 12:39

Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả khi chín, người ta chia làm hai loại:

- Quả khô: khi chín vỏ khô, cứng, mỏng.

VD: quả đậu Hà Lan, quả thông, quả me.

+ Quả khô nẻ: khi chín vỏ quả tự nứt, hạt rơi ra ngoài.

+ Quả khô ko nẻ: Khi chín vỏ quả ko nứt.

- Quả thịt: khi chín quả mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả.

VD: quả cà chua, quả xoài, quả táo.

+ Quả mọng.

- Quả hạch: Hạt của quả có hạch cứng bao bên ngoài.

 nguyen dang khanh hung
Xem chi tiết
Kieu Diem
3 tháng 1 2019 lúc 13:35

Câu 2

Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng nhiều biện pháp như:

- Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất: xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, hệ thống tự động tưới xoay tròn và tưới phun sương, trồng cây trong nhà kính...

- Ven bờ ruộng, trồng cây chắn gió và giữ nước cho cây trồng.

- Sản xuất chuyên môn hóa với quy mô lớn.

- Lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi.

Kieu Diem
3 tháng 1 2019 lúc 13:34

Câu 1

Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa được thể hiện như sau:

- Khí hậu ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh:

+ So với đới nóng nhiệt độ đới ôn hòa thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn.

+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).

- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.

Lê thị ngọc bích
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
18 tháng 11 2016 lúc 0:02

Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.

Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: lượng mưa rất ít; biên độ nhiệt năm rất lớn.

Cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ hoá ngày và năm lớn.

Bình Trần Thị
18 tháng 11 2016 lúc 0:03

Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.

Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi
mùa hạ đến.

 

nguyen my anh
Xem chi tiết
Tâm Trà
9 tháng 12 2018 lúc 12:38

* Môi tường Đới ôn hòa:
- Vị trí địa lí: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực ở hai bán cầu. Phần lớn nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có một phần nhỏ ở bán cầu Nam.
- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa:
- Môi trường ôn đới hải dương.
- Môi trường ôn đới lục địa.
- Môi trường Địa Trung Hải.
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm.
- Môi trường hoang mạc ôn đới.

Pham Nu Kieu Diem
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
30 tháng 12 2016 lúc 13:49

1) Xác định vị trí ,trình bày đặc điểm khí hậu của :

* Môi trường nhiệt đới gió mùa

- Vị trí địa lí Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.

* Môi trường nhiệt đới

- Vị trí : Khoảng từ vĩ tuyến 5o đến c hí tuyến ở 2 bán cầu

- Khí hậu :

+) Nóng quanh năm

+) Mưa tập trung vào một mùa

+) Cảng về gần 2 chí tuyến , thời kỳ khô hạn càng kéo dài , biên độ nhiệt càng lớn

2) Dặc điểm khí hậu của :

* Môi trường ôn đới lục địa

Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.

* Môi trường Địa trung hải

Ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải, vào mùa thu - đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa. thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng, khô.
3) * Ô nhiễm không khí

- Nguyên nhân : Khói bụi từ các nhà máy và các phương tiện giao thông thải vào bầu khí quyển

- Hậu quả :

+) Gây mưa axit

+) Tăng hiệu ứng nhà kính :

+ Trái Đất nóng lên , băng ở hai cực tan chảy ,mực nước biển dâng cao...

+ Khí hậu toàn cầu biến đổi

+) Thủng tầng ôzôn

- Biện pháp :

+) Giáo dục cộng đồng

+) Kiểm soát khí thải

+) Sử dụng nhiên liệu sạch

+) Hạn chế sự gia tăng phương tiện...

+) Kí nghị định Ki-ô-tô , cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm

* Ô nhiễm nước :

- Ô nhiễm sông ngòi ;

+) Nguyên nhân :

- Nước thải của các nhà máy

- Sử dụng nhiều phân hóa học , thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng

- Chất thải sinh hoạt , nông nghiệp của con người

+) Hậu quả ; Gây các bệnh ngoài da , bệnh đường ruột cho con người ,...

- Ô nhiễm biển và đại dương

+) Nguyên nhân :

- Váng dầu và các dàn khoan trên biển

- Tập trung nhiều đô thị trên bờ biển

- Các chất độc hại theo sông đưa ra biển

+) Hậu quả ; Tạo hiện tượng '' thủy triều đen '' , '' thủy triều đỏ '' làm chết các sinh vật sống trong nước ...

===> Giải pháp : Xử lý nước thải công nghiệp , nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào cống , sông ,suối ,biển ,...