1. Phân tích ý nghĩa của các từ già, xưa, cũ trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ "ông Đồ" của Vũ Đình Liên là:
A. Người dạy học nói chung.
B. Người dạy học chữ nho xưa.
C. Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho.
D. Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực.
Nêu ý nghĩa của hai dấu chấm hỏi, trong bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên.
Cho đoạn thơ sau: “Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” (Ông đồ - Vũ Đình Liên) Câu 1 Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Câu 2 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 3 Nêu nội dung chính của khổ thơ trên. Câu 4 Bài thơ có đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Câu 5 Khổ thơ trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Câu 6 Giá trị biểu đạt biện pháp nghệ thuật đó? Câu 7 Câu thơ : “Những người muôn năm cũ
Giúp mình với:
Viết đoạn văn (từ 10 - 12) câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ hình ảnh ông đồ thời hưng thịnh được thể hiện trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.
Gợi ý cho em đoạn văn của chị:
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Khổ 1 và 2 của bài thơ đã làm nổi bật nét đẹp truyền thống ngày Tết và tài năng của ông đồ. Cụm từ ''mỗi năm'', ''hoa đào nở'', ''ông đồ già'' cho thấy vòng lặp của thời gian mỗi năm với những dấu hiệu quen thuộc của người dân là hoa đào và ông đồ. Hình ảnh ''mực tàu'', ''giấy đỏ'' là hình ảnh quen thuộc mỗi khi ông đồ xuất hiện để lưu dấu ấn của những nét họa của người nghệ sĩ tài năng. ''Phố đông người'' cho thấy sự nhộn nhịp của con phố ngày xuân. Và hơn cả, tác giả sử dụng các cụm từ ''bao nhiêu người'', ''thuê'', ''tấm tắc'', ''ngợi khen'', ''tài'', ''hoa tay'', ''thảo'' cho thây tài năng của ông đồ được rất nhiều người đón nhận. Nhà thơ Vũ Đình Liên còn sử dụng thành ngữ ''phượng múa rồng bay'' để làm nổi bật tài năng của ông đồ và ông đồ là người nghệ sĩ tạo ra những nét bút đẹp như tranh. Qua khổ thơ cho thấy sự yêu mến tài năng cũng như sự nể trọng của nhà thơ với ông đồ
_mingnguyet.hoc24_
phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong hai câu thơ của Vũ Đình Liên qua bài thơ ông đồ :
Giấy đỏ buồn ko thắm;
mực đọng trong nghiên sầu.....
viết một bài văn phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ cùng tên của vũ đình liên
ko chép mạng !! giúp nha
có ý kiến cho rằng"Thơ ca bắt rễ từ lòng người nở hoa nơi từ ngữ" em hiểu ý kiến trên như thế nào.hãy làm sáng tỏ qua bài thơ"ông đồ" của vũ đình liên,liên hệ với bài thơ "khi con tu hú"của tố hữu
3. Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời điểm “mỗi năm hoa đào nở”, điều đó có ý nghĩa như thế nào?
4. Trong bài thơ, nhân vật trữ tình được gọi theo những cách khác nhau: ông đồ già, ông đồ, ông đồ xưa. Hãy phân tích cách gọi như vậy?
5. “Niềm hoài cổ” là một trong những thi cảm chính trong bài thơ “Ông đồ”. Kể tên một một văn bản cũng nói về thi cảm này (chỉ rõ tên tác giả) và chỉ rõ “niềm hoài cổ” ở đây là gì?
6. Viết đoạn văn theo phép diễn dịch khoảng 8 câu trình bày cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong hai khổ thơ đầu của bài thơ. Trong đoạn có sử dụng một câu cầu khiến. (Gạch chân và chỉ rõ).
Câu 1 phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong hai câu thơ của Vũ Đình Liên qua bài thơ Ông Đồ Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiêng sầu Giúp mình với mình đang cần gấp
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”.
“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.
-Thể thơ ngũ ngôn (năm chữ): đây là thể thơ linh hoạt có khả năng biểu hiện phong phú, rất thích hợp với việc thể hiện tâm trạng và diễn tả những tâm tình cảm xúc sâu lắng. Trong bài thơ, thể thơ này được sử dụng và khai thác đạt hiệu quả nghệ thuật: bài thơ ngũ ngôn bình dị, cô đọng mà đầy gợi cảm. Toàn bài thơ có giọng điệu chủ âm là trầm lắng, ngậm ngùi. Giọng thơ này rất phù hợp trong việc thể hiện tâm tư, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của con người đặc biệt là trước tình cảnh đáng thương của những lớp đang tàn lụi như ông đồ.
Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
-Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ:
+ Kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là Mỗi năm hoa đào nở – Lại thấy ông đồ già, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở – Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” trong thơ cổ được sử dụng gợi một sự thương cảm sâu sắc.
+ Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập – hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người.
-Ngôn ngữ thơ trong sáng, bình dị đồng thời cô đọng, có sức gợi lớn trong lòng người {vẫn ngồi đấy – không ai hay, người muôn năm cũ – hồn ở đâu,…).
-Biện pháp nhân hóa được sử dụng rất thành công: Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu giấy, mực không được động đến nên buồn, nên sầu, chúng cũng có tâm hồn, có cảm xúc như con người).
-Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm: Lá vàng rơi trên giấy / Ngoài giời mưa bụi bay. Hình ảnh lá vàng có một sức gợi lớn. Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, cảm giác buồn. Giữa mùa xuân mà tác giả lại cảm nhận lá vàng rơi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về một sự tàn tạ, sự kết thúc của một kiếp người tàn. Hình ảnh mưa bụi bay nhẹ nhưng ảm đạm lòng người.
Đây là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại. Tất cả cảnh vật ấy để thể hiện tâm trạng buồn của con người.
– Hình thức nghệ thuật bài thơ rất bình dị nhưng có một sức truyền cảm nghệ thuật lớn để cho nội dung, cảm xúc của bài thơ có sức sống bền bỉ lâu dài trong lòng người đọc.
Cho 2 đoạn thơ sau:
-Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
-Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
( Vũ Đình Liên- Ông đồ)
a.Theo em 2 từ già, xưa có đổi vị trí cho nhau được không? Vì sao?
b.Trong 2 dòng thơ cuối tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ngắn gọn giá trị của biện pháp tu từ đó.
a. Theo em hai từ già, xưa không đổi vị trí cho nhau được.
Vì ở khổ thơ một dùng từ "già" để gợi hình ảnh ông đời với bối cảnh Tết còn ở khổ thơ hai cần gợi thời gian theo mạch cảm xúc thơ nên dùng từ "xưa".
b. Trong hai dòng thơ cuối tác giả sử dụng biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ.
Nêu ngắn gọn giá trị của biện pháp tu từ đó: thể hiện nên cảm xúc tiếc nuối của tác giả trước những văn hóa nghệ thuật truyền thống đẹp đẽ nên giữ gìn của dân tộc Việt ta. Qua đó câu thơ bộc lộ rõ nét hơn suy nghĩ của tác giả, hấp dẫn người nghe hơn.