Lợi ích khi động vật thực hiện tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, sống theo bầy đàn là gì?
Lợi ích khi động vật thực hiện tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, sống theo bầy đàn là gì?
Tham khảo!
- Khi động vật thực hiện tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, sống theo bầy đàn sẽ giúp các cá thể trong cùng một loài hỗ trợ nhau cùng sinh sống và phát triển, tạo ra những thế hệ sau giúp duy trì loài, các cá thể sau sẽ được tiến hóa hơn và mang nhiều đặc tính tốt từ đời trước.
Xác định câu đúng (Đ)/sai (S) sau đây
(1) kiến lính sẵn sang chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính vị tha
(2) hải li đắp đập ngăn song, suối để bắt cá là tập tính bảo vệ lãnh thổ
(3) tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính bảo vệ lãnh thổ
(4) cò quăm thay đổi nơi sống theo mùa là tập tính kiếm ăn
(5) chim én tránh rét vào mùa đông là tập tính di cư
(6) chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính xã hội
(7) vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính thứ bậc
Phương án trả lời đúng là
A. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7S
B. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7Đ
C. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6S, 7S
D. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5Đ, 6Đ, 7S
Cho các ví dụ (khác với ví dụ đã có trong bài) về tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau.
Các ví dụ (khác với ví dụ đã có trong bài) về tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau:
Loại tập tính | Ví dụ |
---|---|
Tập tính kiếm ăn | Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá |
Tập tính bảo vệ lãnh thổ | Tê giác đực đánh dấu lãnh thổ bằng phân và nước tiểu. |
Tập tính sinh sản | Vào mừa sinh sản, ếch đực cất tiếng kêu to vang vọng để tìm bạn tình. |
Tập tính di cư | Chim én di cư về phương nam để tránh rét |
Tập tính xã hội | Trong mỗi đàn voi đều có con đầu đàn. Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa và tổ. |
Tập tính nào không phải là sự thích nghi của động vật ở đới lạnh?
A. Ngủ đông. B. Lớp lông dày và mỡ dày.
C. Kiếm ăn vào ban đêm. D. Di cư để tránh rét.
Đọc đoạn thông tin sau đây và trả lời câu hỏi?
Một số loài chó sói thường sống thành từng đàn, chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định. Chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước, thức ăn còn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp. Ngoài ra, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết hoặc quá già yếu, con khỏe mạnh thứ hai sẽ lên thay thế.
Điều nào sau đây nói lên vai trò của tập tính xã hội và tập tính bảo vệ lãnh thổ của loài sói?
A. Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng dỗ con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn
B. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn
C. Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng số con đực được phép sinh sản, đảm bảo tính đa dạng phong phú của loài
D. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con cái được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn
Sinh học 7
Ghi chép ngắn gọn về từng tập tính ở sâu bọ:
Tự vệ- tấn công: ong
Sinh sản: bướm, ong
Xã hội (bầy đàn): Mối, ong, kiến
Phát triển qua biến thái: Mối, ong, kiến
Khả năng tìm kiếm thức ăn: ong
Một số tập tính ở động vật1.Tập tính kiếm ăn2.Tập tính bảo vệ lãnh thổ3.Tập tính sinh sản4.Tập tính di cư5.Tập tính xã hộiLập bảng phận biệt: Tên tập tính, đặc điểm, ý nghĩa và lấy được ví dụ?
- Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi.
- Chủ yếu là tập tính học được. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức tạp.
- Gồm các hoạt động : rình mồi, vồ mồi, bỏ chạy hoặc lẩn trốn.
- Ví dụ : hải li đắp đập để bắt cá, mèo rình mồi.
2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ- Các loài động vật dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Chúng có thể chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập vào lãnh thổ của mình.
- Ví dụ : cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu ; chó, mèo, hổ,.. đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu.
- Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
3. Tập tính sinh sản- là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, gồm chuỗi các phản xạ phức tạp do kích thích của môi trường bên ngoài (nhiệt độ) hoặc bên trong (hoocmon) gây nên hiện tượng chín sinh dục và các tập tính ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non,...
- Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra..) và môi trường trong (hoocmôn sinh dục) .
- Ví dụ : gà trống, công đực khoe mẽ với con cái bằng các điệu múa hay màu lông rực rỡ ; hươu đực húc nhau, con nào thắng được giao phối với con cái.
- Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.
4. Tập tính di cư- Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, một số loại côn trùng, chim, cá có hiện tượng di cư để tránh rét hoặc sinh sản.
- Ví dụ : Chim di cư, cá hồi vượt đại dương để sinh sản.
- Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường, hướng dòng chảy.
- Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.
5. Tập tính xã hội
- Là tập tính sống bầy đàn, trong đàn có thứ bậc (hươi, nai, voi, khỉ, sư tử,... có con đầu đàn,) có tập tính vị tha (ong thợ trong đàn ong, kiến lính trong đàn kiến),...
Nêu môi trường sống,di chuyển,kiếm ăn,tập tính sinh sản của các loài động vật sau:vịt,chim ruồi,quạ,đà điểu,chim diều hâu
Nêu môi trường sống,di chuyển,kiếm ăn,tập tính sinh sản của các loài động vật sau:vịt,chim ruồi,quạ,đà điểu,chim diều hâu
câu 1:nêu cụ thể tập tính kiếm ăn tập tính sinh sản của một số động vật mà em biết có ở địa phương
câu 2:trình bày một số đặc điểm sinh học và điều kiện sống của các sinh vật em nêu ở câu 1
câu 3:các sinh vật nêu trên có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế gia đình và địa phương
Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ cộng sinh?
(1) Ở biển, các loài tôm, cá nhỏ thường bò trên thân cá lạc, cá dưa để ăn các kí ngoại kí sinh sông ở đây làm thức ăn.
(2) Sáo thường đậu trên lưng trâu, bò để bắt ruồi ăn.
(3) Ở biển, cá ép luôn tìm đến các loài động vật lớn rồi ép chặt thân vào để “đi nhờ”, kiếm thức ăn và hô hấp.
(4) Phong lan sống bám trên thân cây gỗ.
(5) Địa y sống bám vào cây gỗ.
(6) Vi sinh vật sống trong ruột mối.
(7) Tảo nở hoa gây ra thủy triều đỏ.
Có bao nhiêu ví dụ về mối quan hệ cộng sinh?
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Đáp án C
(1) Quan hệ hợp tác.
(2) Quan hệ hợp tác.
(3) Quan hệ hội sinh, cá ép có lợi còn động vật lớn không lợi cũng không hại.
(4) Quan hệ hội sinh.
(5) Quan hệ hội sinh, ở đây nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa địa y với cây gỗ, trong đó địa y có lợi, cây gỗ không có lợi cũng không có hại. Khi nào đề cho “địa y là sự kết hợp giữa nấm và tảo hoặc vi khuẩn lam” thì mới là cộng sinh.
(6) Quan hệ cộng sinh, cả 2 loài đều có lợi và phụ thuộc loài kia để tồn tại.
(7) Quan hệ ức chế cảm nhiễm.