Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trúc Linh Trần Thị
Xem chi tiết
Khánh Mai
8 tháng 1 lúc 21:55
Hiện tại, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh. Dưới đây là một số hiểu biết về tình hình phát triển kinh tế của từng quốc gia:
1. Trung Quốc:
- Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
- Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Đất nước này đã chuyển từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hóa và dịch vụ.
- Trung Quốc có một ngành công nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và dệt may.
- Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, với các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ thương mại mạnh mẽ, với việc trao đổi hàng hóa và đầu tư.
2. Nhật Bản:
- Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới và là quốc gia có mức sống cao.
- Nhật Bản có một ngành công nghiệp công nghệ cao và là một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, ô tô, điện tử và máy móc.
- Nền kinh tế Nhật Bản cũng dựa vào xuất khẩu, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Nhật Bản có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, công nghệ và văn hóa.
3. Hàn Quốc:
- Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới.
- Hàn Quốc có một ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và công nghệ thông tin.
- Hàn Quốc cũng là một quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Hàn Quốc có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, văn hóa và giáo dục.
Tổng quan, cả ba quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mối quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng với Việt Nam. Việt Nam đã hưởng lợi từ việc hợp tác kinh tế với các quốc gia này, đồng thời cũng đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư từ ba quốc gia này. 
Thảo Vy Phạm Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:25

Tham khảo:

- Quy mô GDP tăng nhanh liên tục, đến năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). Năm 2020, GDP của Trung Quốc chiếm 17,3% toàn thế giới.

- Tốc độ tăng GDP tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao.

- Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

+ Tỉ trọng của các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng;

+ Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh là động lực cho tăng trưởng kinh tế.

+ Trung Quốc luôn là nước xuất siêu.

+ Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc là 5080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.

+ Từ năm 2017 đến năm 2021, Trung Quốc duy trì vị trí là quốc gia thương mại hàng đầu thế giới.

- Trung Quốc là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, năm 2020 là 163 tỉ USD (đứng đầu thế giới).

Giang Hương
Xem chi tiết
Bạch Trà
30 tháng 12 2020 lúc 17:02

Vào những năm 50-60 của TK XX, khi Mỹ xâm lược Triều Tiên và Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội để p.triển''thần kì'' vượt qua các nc Tây Âu vươn lên hàng thứ 2 trg TG tư bản.

+ Tổng sản phẩm quốc dân: 1950 đạt 20 tỉ đôla ( bằng 1/17 nc Mỹ); đến 1968 đạt 183 tỉ đôla( đứng thứ 2 TG sau Mĩ)

+ thau nhập bình quân đầu ng đạt 23.796 đôla( đứng thứ 2 TG sau Thụy Sĩ)

+ công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là từ 13,5% ->15%/ năm.

+ Nông nghiệp: cung cấp đc hơn 80% như cầu lương thực trg nc.

=> Từ những năm 70 của TK XX Nhật Bản trở thành 1 trg 3 trung tâm tài chính của TG cùng vs Mỹ và Tây Âu.

Nguyên nhân:

- Khách quan: Điều kiện quốc tế thuận lợi như nền kinh tế TG đag phát triển, cuộc cách mangk khoa học kĩ thuật lần 2 đag bùng nổ vs nhiều thành tựu tiến bộ...

- Chủ quan:

+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời: ng Nhật sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của TG nhg vẫn giữ đc bản sắc dân tộc.

+ Các xí nghiệp, công ty có hệ thống tổ chức quản lý rất hiệu quả.

+ Nhà nc đã đề ra các chiến lược p.triển hết sức đúng đắn, sáng suốt, nắm bắt đúng thời cơ, có sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục phát triển.

+ Con ng lao động NB đc đào tạo chu đáo, cần cù lao động, có ý chí vương lên đề cao kỉ luật, và coi trọng tiết kiệm.

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
16 tháng 8 2023 lúc 11:00

Tham khảo:

1. Khái quát về nền kinh tế của quốc gia

- Nhật Bản là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế, tài chính.

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

2. Đặc điểm nền kinh tế

a. Lịch sử phát triển nền kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Cơ cấu nền kinh tế (Số liệu năm 2012)

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (73,2%).

- Tiếp đến là ngành công nghiệp (25,6%).

- Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ 1,2%.

c. Một số ngành kinh tế

- Công nghiệp:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Dịch vụ:

+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.

+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.

+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.

 

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.

hanvu
Xem chi tiết
Citii?
31 tháng 12 2023 lúc 8:38

                              **Tham khảo**

- Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới.

- Nông nghiệp: Sản xuất lương thực đứng đầu thế giới, giải quyết đủ lương thực cho gần 1,3 tỉ dân.

- Công nghiệp phát triển nhiều ngành đặc biệt các ngành công nghệ hiện đại.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

- Chính quyền Trung Quốc đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất.

Minh Lệ
Xem chi tiết

NHẬT BẢN

1. Khái quát chung

- Vị trí địa lí: Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo 1 vòng cung dài khoảng 3 800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư và Kiu-xiu).

- Diện tích: 378 000 km2.

- Thủ đô: Tô-ky-ô.

- Tổng số dân: 125,8 triệu người (2020).

2. Đặc điểm kinh tế

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

- Một số sản phẩm đặc trưng và nổi tiếng của:

+ Nông nghiệp: lúa gạo, hoa quả (nho, đào, dâu,...), thịt bò, rượu sake,...

+ Công nghiệp: phương tiện giao thông (tàu biển, ô tô, xe máy), điện tử (sản phẩm tin học, vi mạch và chất bán dẫn, rôbôt), sợi, vải,...

+ Dịch vụ: ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới; ngành giao thông vận tải có vị trí đặc biệt quan trọng trên thế giới.

3. Kết luận

- Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới.

- Nền kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển hùng mạnh.

Nguyễn Xuân Lâm
Xem chi tiết
Tuệ Lâm
5 tháng 1 2021 lúc 12:30
* Chứng minh:- Từ những năm 60 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ” vượt qua Tây Âu vươn lên đứng thứ hai thế giới.- Tổng sản phẩm quốc dân năm 1968 đạt 183 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ (830tỷ USD).- Năm 1990 thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD, vượt Mỹ đứng thứ hai thế giới sau Thụy Sĩ (29850 USD) - Công nghiệp : 1961 – 1970 tốc độ tăng trưởng đạt 13,5 %.- Nông nghiệp : 1967 – 1969 đã cung cấp hơn 80 % nhu cầu lương thực trong nước.- Từ những năm 70 của thế kỷ XX trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. Đó là hiện tượng “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản.* Nguyên nhân:

- Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản

- Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật Bản

- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trong tiết kiệm

* Bài học:

 

- Tiếp thu, áp dụng những thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại vào các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp

- Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước và đảm bảo chất lượng nguồn lao động trong quá trình hội nhập

- Nhà nước luôn linh hoạt, mềm dẻo, nắm bắt đúng thời cơ đề ra chiến lược phát triển

thu nguyen
Xem chi tiết