Những câu hỏi liên quan
Kim Chi
Xem chi tiết
Trương Thị Hà Vy
28 tháng 11 2018 lúc 12:06

Trong bối cảnh hiện nay ,phát triển kinh tế- xã hội là mục tiêu của tất cả các quốc gia,trong đó có việt nam .xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát thải chất ô nhiễm ngày càng tăng .một nguyên nhân ko nhỏ gây ra ô nhiễm môi trường là nguồn rác thải sinh hoạt ,trong đó phát sinh từ khu vực nông thôn là chủ yếu ....tất cả đều đe dọa đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững .

ok like nhiều nha

Bình luận (0)
Anh Qua
28 tháng 11 2018 lúc 16:33

Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt... xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.

Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.

Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết... cứ "vô tư" ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch... gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.

Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên... thì không chỗ nào mà không có rác.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải "sống chung" với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.

Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối... ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp... ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.

Một vấn đề nhức nhối khác là nạn "lâm tặc" phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí... hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn... vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.

Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng...

Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.

Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.

Bình luận (0)
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
4 tháng 9 2019 lúc 20:23

* Tham Khảo

1. Mở bài

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề trọng tâm của toàn xã hôi và được dư luận hết sức quan tâm. Ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày ngày hàng giờ và ngày càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Ô nhiễm môi trường đã và đang để lại những hệ lụy hết sức khôn lường cho toàn nhân loại.

2 . Thân bài

a. Biểu hiện của ô nhiễm môi trường

Môi trường không khí đang bị ô nhiễm hết sức nặng nề, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã vượt quá ngưỡng mức cho phép về ô nhiễm không khí. Những năm gần đây nồng độ chì đã và đang tăng lên ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Ô nhiễm môi trường nước: Tình trạng ô nhiêm nguồn nước đang ngày càng báo động. Nguyên nhân chính là do một số khu công nghiệp đã xả nước thải không qua xử lý ra môi trường. Bên cạnh đó hiện tượng xả rác ra ao, hồ sông suối vẫn còn tôn tại ở rất nhiều nơi (dẫn chứng). Ô nhiễm môi trường đất: Đất là môi trường sống của một số sinh vật, tuy nhiên hiện tượng đất nhiễm chì, nhiễm chất hóa học do thuốc trừ sâu đang trở thành một vấn nạn mà chúng ta vẫn đang tìm cách giải quyết. Đặc biệt đối với những vùng đất thuộc các khu công nghiệp thì việc ô nhiễm môi trường đất đã trở thành vấn đề thường trực… (dẫn chứng)

b. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường

Ý thức của một số doanh nghiệp còn kém: một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường, gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường nặng nề ở biển, sông… Người dân xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được. Sự quản lý của nhà nước còn nhiều yếu kém, hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều lỗ hổng.

c. Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường

Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xứ lý những doạnh nghiệp cá nhân vi phạm. Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người… 3. Kết bài

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Chúng ta những thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước không thể làm ngơ trước những hiện tượng này. Bằng mọi cách hãy hành động để bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Bình luận (2)
an ha
Xem chi tiết
Đặng Tường Vy
Xem chi tiết
Anh Qua
16 tháng 12 2018 lúc 16:03

Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.

Vệ sinh môi trường học đường đã, đang ngày một "ô nhiễm", vì vậy các bạn học sinh, sinh viên hãy có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan lớp học, trường học của mình. Mỗi người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác ngay hôm nay, vệ sinh toàn bộ lớp học, trường học. Hãy có ý thức chấp hành tốt, không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường,...để làm cho môi trường học tập của chúng ta sáng - xanh - sạch - đẹp.

Bình luận (0)
minh nguyet
16 tháng 12 2018 lúc 15:45

Bạn tham khảo dàn ý:

Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường

Bình luận (0)
tiên
Xem chi tiết
Huỳnh Gia An
11 tháng 9 2018 lúc 12:40

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Bình luận (0)
tiên
11 tháng 9 2018 lúc 12:42

TKS B

MIK ĐAG RẢNH , MIK TK THÊM 2TK NX NHES^^ ÊU B

Bình luận (0)
phạm thị kim yến
11 tháng 9 2018 lúc 12:42

Nhân vật Thánh Gióng trong truyện cùng tên là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Thánh Gióng mang cho mình tinh thần kiên cường , ý chí quyết thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta, Thánh Gióng mang cho mình sức mạnh của nhân dân được sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dân. Thánh Gióng đã ra trận với sức mạnh phi thường để đánh giặc và chiến thắng giặc . Từ truyền thống chống giặc và thắng giặc của nhân dân đã thần thánh hóa những người anh hùng thành Thánh Gióng tượng chung cho lòng yêu nước , khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta. Truyện đã đề cao người anh hùng dân tộc có công với đất nước. Hình ảnh Thánh Gióng đã để lại trong lòng em sự khâm phục vô cùng.
Mình mất nhiều công để tự viết lắm đó nên k nha!!!

Bình luận (0)
Xem chi tiết
simple love ♡๖ۣۜŦεαм♡❤Ɠ...
24 tháng 9 2020 lúc 20:00

cứu mik đi mà mọi người ơi T^T

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
BN1
2 tháng 11 2021 lúc 19:29

bạn ra đề khó hỉu quá

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Gia Khang
30 tháng 11 2021 lúc 15:22

ko hỉu lun á

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Nguyên Hiếu
Xem chi tiết
Park Jimin - Mai Thanh H...
12 tháng 9 2018 lúc 19:54

\(42.57+57.58+42.53+58.53\)

\(=57.\left(42+58\right)+53.\left(42+58\right)\)

\(=57.100+53.100\)

\(=100.\left(57+53\right)\)

\(=100.110\)

\(=11000\)

Bình luận (0)
Trần Tiến Pro ✓
12 tháng 9 2018 lúc 20:00

42.57+57.58+42.53+58.53

= 57 . ( 42 + 58 ) . 53 . ( 57 + 53 )

= ( 57 . 100 ) + ( 53 . 100 )

= 5700 + 5300

= 11 000

Bình luận (0)
ʚTrần Hòa Bìnhɞ
12 tháng 9 2018 lúc 20:03

\(42\times57+57\times58+42\times53+58\times53\)

\(=57\times\left(42+58\right)+53\times\left(42+58\right)\)

\(=57\times100+53\times100\)

\(=100\times\left(57+53\right)\)

\(=100\times110\)

\(=11000\)

Bình luận (0)
Đào Giang
Xem chi tiết
Vy trần
14 tháng 9 2021 lúc 13:24

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-9/viet-doan-van-khoang-200-tu-neu-suy-nghi-cua-em-ve-vai-tro-cua-nguoi-thay-trong-cuoc-song-cua-moi-co-faq492550.html

vào đây xem nhé

 

Bình luận (0)
Tạ Phương Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
9 tháng 2 2022 lúc 22:50

Cái này bạn đăng ở box Văn nhé bạn

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
9 tháng 2 2022 lúc 22:51

sai môn rồi , sửa đi nè^^

Bình luận (15)
ph@m tLJấn tLJ
9 tháng 2 2022 lúc 22:52

TK
Sẽ có rất nhiều người đi qua cuộc đời chúng ta, có những người chỉ lướt qua như cơn gió nhưng cũng có những người ở lại rất lâu, gắn bó và trở thành bạn thân. Tôi cũng có một cậu bạn thân mình rất trân trọng. Bạn ấy tên là Tân, một cái tên rất đặc biệt sẽ khiến nhiều người ấn tượng ngay lần đầu tiên. Ở bạn ấy có rất nhiều điều mới mẻ đúng như cái tên vậy. Tôi và Tân lúc đầu là bạn cùng bàn, dần dần tiếp xúc, tìm hiểu thấy hai đứa hợp nhau đến lạ. Tân là cậu con trai nhỏ nhắn, thuộc dạng thấp bé ở trong lớp nhưng toát lên vẻ nhanh nhẹn và tinh nghịch. Nước da ngăm ngăm đen mà Tân hay bảo là do ham chơi, trốn mẹ những trưa hè nắng nóng. Tân có khuôn mặt tròn với hai má đầy đặn, mỗi khi cười nhìn như hai chiếc bánh bao, hết sức dễ thương. Nụ cười cũng là điểm thu hút của Tân. Cậu có nụ cười tươi rói, khi khoái chí sẽ phát ra những tiếng cười khanh khách, để lộ hàm răng trắng cùng chiếc răng khểnh. Đó là một nụ cười tràn đầy năng lượng, với tôi, nó truyền cho tôi một sự lạc quan và phấn chấn. Tân có đôi mắt sâu, to ẩn dưới hàng lông mày rậm. Tân không phải là người dễ biểu lộ cảm xúc nên nhìn vào đôi mắt ấy, tôi rất khó đoán định. Suốt mấy năm quen biết với Tân, tôi thấy cậu bạn này rất trung thành với mái tóc được cắt tỉa hai bên tai, chỉ để tóc tập trung phần đỉnh đầu. Mái tóc đen nhánh, hôm được chải chuốt gọn gàng, hôm đi học vội quá cậu cứ để nó bù xù lởm chởm trông rất hài hước. Tân có giọng nói trầm và ấm, tạo cảm giác đây là một cậu bạn hiền lành. Nhưng thực tế, Tân là một người cương trực và thẳng thắn. Điều này cũng khiến tôi bất ngờ. Bàn tay với các ngón tay mũm mĩm, dễ thương đối lập với bàn tay dài và gầy guộc của tôi. Khi đến trường, Tân mặc bộ đồng phục trắng tinh gọn gàng, trông rất nghiêm túc, chỉn chu. Nhưng những lần đi chơi với lũ bạn, cậu ăn vận thoải mái, và cũng ưa những bộ trang phục sặc sỡ và rộng rãi vì tính Tân thích vận động và luôn muốn mình nổi bật giữa đám đông. Ở bên cạnh Tân, tôi thấy cậu là sự dung hòa của rất nhiều mặt đối lập, luôn khơi gợi sự tò mò tìm hiểu ở người khác. Dù mới chỉ là một cậu bé mười tuổi, nhưng Tân đã có suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống, đã ấp ủ giấc mơ của mình là trở thành một nhà báo. Tân là người bạn thân tôi muốn đồng hành trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Hi vọng, chúng tôi sẽ có thêm nhiều kí ức đẹp đẽ.

Bình luận (0)
Vũ
Xem chi tiết
Đạt Trần
7 tháng 4 2019 lúc 7:49

Từ có trái đất, loài người đã sinh sống được nhờ môi trường thiên nhiên xung quanh mình. Bầu không khí trong lành, nguồn nước mát và đặc biệt là màu xanh kì diệu của muôn ngàn cây lá khác nhau. Vì vậy, nhân dân ta đã có câu : "Rừng vàng biển bạc'' để khẳng định giá trị của rừng và biển. Trong bài luận văn nhỏ này, ta thử bàn bạc, tìm hiểu về rừng và nạn phá rừng sẽ dẫn đến điều gì? Một số người không biết rằng: tàn phá rừng chính là tự thắt cổ mình, vì sự tàn phá đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái, tàn phá môi trường sống của chính mình.
Từ xưa đến nay, rừng, lá phổi xanh của con người có vai trò quan trọng để duy trì sự sống của con người, để con người hít thở sử dụng nhưng hiện nay, nạn phá rừng đang là nỗi lo cho các nhà sinh thái.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thận chí, phút cuối của cuộc đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của cây rừng...
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Rừng còn là nơi sinh sống, trú ngụ cho biết bao loài động vật, côn trùng khác, là nơi tạo ra vô số các loại quý hiếm. Rừng phục vụ cho di lịch, là nơi nghỉ mát, nơi vắn trại, lý tưởng cho mọi người. Rừng cần cho cuộc sống biết nhường nào.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường sinh thái, là môi trường sống cho loài người. Các quá trình quang hợp của cây xanh liên tực diễn ra, cây hít khí cacbonic CO2 vào để rồi tạo ra khí Oxi, một thứ khi rất càn thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là một " nhà máy lọc bụi tối tân nhất" mà chưa có một nhà máy nào trên thế giới có thể sánh nổi. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ, cản lụt, rừng chống sa mạc hoá, rừng ngăn cát lấn đất, rừng giữ đất, giữ nước...Khi đã hiểu được vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái, ta mới cảm nhận được hậu quả tai hại của việc tàn phá rừng. Có thích thú gì đâu khi đứng trên một mảnh đất mà xưa kia đã từng là rừng, hiện giờ đang bị ánh lửa mặt trời thiêu đốt. Có sung sướng gì đâu khi phải bước chân trên sa mạc cát nóng rát cháy cả đôi chân, đôi môi thì khô khốc đắng cả miệng, khắp nơi chỉ có gió và cát bay mù mịt. Lúc ấy, sao mà thềm... một mảng xanh mát, một bóng râm, một vũng nước trong để có thể dừng chân nghỉ ngơi. Hoặc cảm giác chán chường khi thấy một ngọn núi toàn là đá ( vì không có cây nên không giữ được đất ). Nguy hiểm hơn cả là vẫn đề khí thở. Hàng ngày trên thế giới có biết bao nhà máy thải khí độc vào bầu khí quyển, biết bao bụi bặm trên các đường phố, biết bao con người đang chia nhau từng hớp không kí ô nhiễm dưới cái náng chang chang, xung quanh chẳng có một tí bóng râm bào, chỉ toàn là khối bê tông xám xịt, cao ngất, che lấp cả bầu trời. Nếu vắng bóng rừng một khoảng thời gian dài, thì cả trái đất sẽ khô cúng lại và cả nhân loại sẽ chết dần chết mòn. Lúc ấy, dầu nhà cao cửa rộng, dầu bạc vàng chất đống, con người chỉ mong một cánh rừng xanh tốt mà nước mắt ràn rụa tiếc nuối, xót xa khi nghĩ đến canh rừng bạt ngàn xưa kia. Còn nữa, rừng vốn là để chống thiên tai, bây giờ mất rừng rồi mọi tai hoạ trước kia ít gây thiệt hại nay bỗng chốc trở thành đại hoạ. Lũ lụt, sa mạc hoá, hạn hán, bão lũt sảy ra khắp nơi. Ở nước ta, lũ lụt và bão hoành hành ở khắp nơi, nguyên do cũng tại phá rừng.
Thêm vào đó, thú rừng chẳng còn nơi sinh sống, tràn xuống thành thị, gây biết bao tai hoạ. Nếu thiếu rừng, thì còn gì là kho thuốc vô tận của thiên nhiên, lấy đâu ra nguyên vật liệu để phục vụ cho các ngành sản xuất, lấy gì làm chỗ nghỉ ngơi...
Trước hiểm hoạ đó, con người phải làm gì? S.O.S báo động toàn thế giới : Đã đến lúc ta phải bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hội nghị quốc tế thưởng đỉnh năm qua họp cũng chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất : bảo vệ môi trường. Uỷ ban bảo vệ môi trường thế giới đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng hợp tác để bảo vệ môi trường sinh thái bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Đó là vấn đề chung của toàn nhân loại. Riêng cá nhân ta, ta phải làm gì. Quá rõ : giảm tối thiểu việc khai thác rừng, ngăn chặn triệt để việc phá rừng bừa bãi, bảo vệ tốt hơn trong việc bảo vệ rừng...
Không quá trễ đẻ ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, Nhưng cũng không sớm để báo động về việc các cánh rừng đang biến mất khỏi trái đất. Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ rừng, không thể để nước đến chân rồi mới chạy, lúc đó là quá muộn, con ngừoi đã tự giết minh.

Bình luận (0)