Những câu hỏi liên quan
Đồng Quốc Việt
Xem chi tiết
Huong Giang Nguyen
Xem chi tiết
bạn nhỏ
2 tháng 12 2021 lúc 17:06

Tham khảo:

 

Sinh ra không biết cha mẹ hắn là ai, những người trong làng nuôi Chí Phèo khôn lớn, lần lượt hắn đã ở trong những gia đình khác nhau cho đến khi trạc tuổi 20 hắn làm canh điền của Bá Kiến. Mụ vợ Bá Kiến thích Chí Phèo vì vậy thường xuyên dụ dỗ, thấy vợ đối tốt với Chí Phèo, Bá Kiến ghen tuông và đẩy Chí Phèo vào tù.

Cũng từ đây tính cách, cuộc đời Chí Phèo có nhiều chuyển biến, từ một con người hiền lành, tốt tính hắn trở thành một kẻ thô lỗ,cộc cằn. Ra tù Chí Phèo thành tay sai chuyên đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến, cuộc đời của hắn chỉ biết có rượu và những lần chửi bới. Chí Phèo gặp gỡ Thị Nở người phụ nữ xấu xí, nhưng hắn lại cảm mến khi được Thị Nở chăm sóc khi hắn bị ốm thông qua hình ảnh bát cháo hành hắn cảm mến được hương vị của cuộc sống, phần người trong hắn trỗi dậy, hắn thêm một gia đình và mong muốn trở về với con người lương thiện trước kia nhưng bị Thị Nở từ chối, gạt phăng đi mong muốn quay về con đường lương thiện của hắn. Chí Phèo chìm trong rượu, sẵn hơi men Chí Phèo tìm đến Bá Kiến và giết hắn. Sẵn con dao Chí Phèo tự kết thúc cuộc đời bi kịch.

Bình luận (0)
Diện Phạm quang
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 2:18

- Sự giống nhau của Chí Phèo và Phăng-tin: đều thuộc tầng lớp đáy của xã hội, cuộc sống trong xã hội ấy đã đẩy những người họ đến mức đường cùng, gặp nhiều oan trái, dẫn đến tha hóa con người. Nhưng sâu trong con người họ đề khao khát được hạnh phúc.

 - Sự khác nhau giữa Chí Phèo và Phăng-tin:

+ Chí Phèo: trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại, gặp Thị Nở và rơi vào bi kịch bị từ chối quyền làm người, dẫn đến hành động tự sát của chính mình.

+ Phăng-tin: vì hoàn cảnh xô đẩy mà bất chấp làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ - bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
19 tháng 7 2023 lúc 21:51

Tham khảo nha!

Phăng - tin là một người phụ nữ xinh đẹp, kiên cường, dù gánh trên vai số tiền lớn, cô vẫn cố gửi tiền về cho vợ chồng chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Vì thương con, cô sẵn sàng cắt bỏ mái tóc, sau đó là răng và cuối cùng là làm gái. Cứ càng về sau, người phụ nữ ấy ngày càng sa đọa. Điều này giống như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao. Hai con người này đều vì gánh chịu những định kiến không có nhân tính từ miệng đời mà mặc kệ dòng đời đưa đẩy. Nhưng sâu thẳm trong trái tim chúng ta đâu chỉ toàn sỏi đá, trái tim vẫn le lói ngọn lửa của yêu thương, tình người. Nếu Chí Phèo có bát cháo hành của Thị Nở để bùng cháy lên ngon lửa khao khát thành người lương thiện, thì Phăng-tin cũng vậy. Hình ảnh đứa con ngây thơ, trong sáng luôn là ngọn lửa sáng chói trong tâm hồn cô, cho cô niềm tin khát vọng cuộc sống. 

Cuộc sống ngày một khó khăn hơn để rồi đỉnh điểm khiến cô chính thức xa ngã, không lối thoát, cô lựa chọn con đường làm "gái điếm". Trong khi đó, Chí Phèo lựa chọn cái chết để giải thoát cho bản thân.

Bình luận (0)
Thuy Bui
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 10 2021 lúc 17:05

Em tham khảo nhé:

 Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng:

- Lão Hạc đại diện cho mẫu ngừoi nông dân quê mùa lạc hậu chỉ có lòng thương ngừoi thương vật .Tầng lớp bần cố nông mà không có tiếng nói của sự đấu tranh ,chỉ đại diện cho tầng lớp bị bóc lột đến tận cùng xưong tủy, sống mỏi mòn, đi vào đưòng cùng không lối thoát ,không dám cất lên tiếng nói đấu tranh đòi quyền lợi .Lão đã già ,chỉ có thủ thỉ với con chó ,khi định bán nó đi cho nhà ông giáo Thứ cũng vẫn thương nó ,thủ thỉ với nó mà chẳng có cách nào giúp được" cho dù nó là con vật " 
 

- Chị Dậu mặc dù là tầng lớp cùng đinh của xã hội ,nghèo rớt mùng tơi ,chỉ có đàn chó ,đứa con và mấy thứ chum nải vại hàn ,vậy nhưng đã dám bột phát vùng dậy đấu tranh đòi quyền sống ,đòi quyền tự do cho giai cấp ,dám tự mình đánh ngừoi nhà lý trưởng< cai lệ > ,dám vùng dậy thoát khỏi tay cụ Bá trong đêm để thể hiện tinh thần bất khuất của mẫu ngừoi nông dân áo vải.

Bình luận (1)
Thuy Bui
Xem chi tiết
Duy Dư
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 10 2021 lúc 11:50

Em tham khảo:

Phẩm chất :

Họ đều là những người lương thiện

Sô phận:

Là những người bị xã hội thời phong kiến xô đẩy đến đường cùng

Chị dậu :

Có một cái kết không thể nào có thể phan kháng xã hội thời phong kiến 

"Chị dậu chạy ra khỏi nhà bà .... trước mắt chị là thời tiết mưa bão ,lãnh lẽo , đen tối... "

Lão Hạc :

Lão thà chết cứ không bán mảnh vườn ấy , lão thà chết còn hơn bán cậu vàng

Cảm nghĩa của em :

    Chị Dậu và lão hạc là hai người có phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trước cạch mạng

 Chị Dậu: Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể:

+ Là một người vợ giàu tình thương: Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế.

+ Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng.

- Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở:

+ Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).

+ Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng)

 Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

-Chị Dậu: Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.

-Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.

=> Cả hai tác giả cùng đồng cảm . phê phán và lên án xh úc bấy giờ . Và cx chính cái xhđó đã đưa đẩy từ những người hiền lành thành nx người không nào có thể thoát dc cảnh bần hàn , tuyệt vọng ấy 

 Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất…

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Minh Duong
13 tháng 9 2023 lúc 11:34

Chí Phèo là một hình tượng mang tính bi kịch. Qua nhân vật Chí Phèo, ta thấy một hình tượng không chỉ là bi kịch thuần tuý, mà còn là bi kịch tăng tiến điển hình. Chí Phèo ngay từ khi mới lọt lòng đã là một đứa trẻ không ai nhận, không cha, không mẹ. Hình ảnh cái “lò gạch cũ” trong tác phẩm gây ấn tượng mạnh cho người đọc vì Chí Phèo đã ra đời ở đây, đã trở thành đứa con rơi theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Kết thúc tác phẩm, sau cái chết của Chí Phèo,Thị Nở nhìn xuống bụng, nghĩ đến hình ảnh một cái “lò gạch cũ”. Nó nằm trong dụng ý của tác giả về một vòng đời luẩn quẩn của những nạn nhân xấu số của xã hội.

Bình luận (0)
Meo Blink
Xem chi tiết