Những câu hỏi liên quan
Đại An Nguyễn
Xem chi tiết

Tham khảo:

Trong văn bản Cổng trường mở ra, tác giả Lí Lan đã diễn tả một cách xúc động, sâu sắc tình yêu và niềm tin của người mẹ với con cũng như niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường qua lời khẳng định về "thế giới diệu kì" sẽ được mở ra. ĐI đi con, lời thúc giục, động viên của người mẹ vì mong muốn con có thể tiến bước làm ta vô cùng xúc động. Thế giới kia dầu không có mẹ ở bên kèm cặp những niềm tin mẹ gửi trao cho con thì luôn trọn vẹn. Từng cử chỉ, hành động, lời nói của mẹ ân cần và cũng yêu thương vô hạn. Lời người mẹ khi khẳng định mái trường kia là một thế giới diệu kì giúp ta hình dung về sự tin tưởng của mẹ với mái trường, với sự gửi trao hạnh phúc nơi đây. Thế giới ấy diệu kì vì con sẽ có được tình yêu thương của cha mẹ và diệu kì với những tri thức lung linh làm cuộc đời con sẽ thêm tươi đẹp. Qua lời người mẹ, ta phần nào ý thức hơn về vai trò của trường học đối với thế hệ trẻ. Nơi ấy sẽ ươm mầm tương lai và cuộc đời. Có nơi đâu mà tình thương lớn lao hơn mái trường. Trong lòng mẹ ắt hẳn cũng có những âu lo khi phải chứng kiến con lớn dần lên. Nhưng tất cả không gì sánh được bằng cảm giác được tiếp sức, được nhìn thấy con khôn lớn. Lí Lan tinh tế trong từng xúc cảm để miêu tả dòng độc thoại nội tâm của người mẹ. Những muôn trùng đổi thay trong suy nghĩ ấy cũng chính là xúc cảm của bất cứ người mẹ nào khi chứng kiến bước đi của con. Càng đọc, ta càng thấy được tình cảm dạt dào của nhà văn và như được soi mình vào ánh sáng của "thế giới diệu kì" kia! 

Bình luận (0)
40_ Tế Ngọc Phương Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dũng
11 tháng 11 2021 lúc 10:02

Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Phúc
Xem chi tiết
Anh Kim
Xem chi tiết
ng.nkat ank
9 tháng 12 2021 lúc 8:24

Tham Khảo

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Bình luận (2)
Chanh Xanh
9 tháng 12 2021 lúc 8:24

Tham Khảo

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Bình luận (2)
︵✰Ah
9 tháng 12 2021 lúc 8:24

Tham Khảo 
Từ xưa đến nay lòng hiếu thảo luôn luôn là một truyền thống của dân tộc ta. Nếu theo nho giáo thì chữ Hiếu luôn đặt lên hàng đầu. Lòng hiếu thảo chính là sự kính trọng, biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ. Hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. Những người đã có ơn với chúng ta. Cha mẹ là những người để mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta lên người. Hiếu thảo chính là một truyền thống tốt của dân tộc ta đã được gìn giữ từ xưa đến nay. Sống hiếu thảo là một lối sống đẹp, luôn ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Câu ca dao đã có câu

 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:59

Bài làm tham khảo

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Bình luận (0)
Kiều Trường Hải
Xem chi tiết
Kiều Trường Hải
21 tháng 10 2021 lúc 12:48

Làm ơn giúp mình

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 10 2019 lúc 14:50

a. Mở đoạn.

Giới thiệu chung về đức tính trung thực.

b. Thân đoạn.

- Trình bày được khái niệm về đức tính trung thực.

- Biểu hiện của tính trung thực

- Vai trò của tính trung thực trong cuộc sống

    + Tạo niềm tin với mọi người

    + Được mọi người yêu quý.

    + Góp phần xây dựng, hoàn thiện nhân cách con người trong xã hội.

- Tính trung thực đối với học sinh ( Học thật, thi thật)

c. Kết đoạn.

- Sự cần thiết phải sống và rèn luyện đức tính trung thực.

Bình luận (0)