Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
đỗ thị thu giang
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
22 tháng 12 2016 lúc 21:36

Tham khảo ở đây nha

Soạn bài Cụm động từ - loigiaihay.com - Để học tốt tất cả các môn ...

Chúc bn hok tốt ^ ^

Cửu vĩ linh hồ Kurama
23 tháng 12 2016 lúc 10:14

a) Các từ ngữ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

(Em bé thông minh)

Gợi ý:

Các từ ngữ in đậm là phụ ngữ của các động từ đi, ra: đã, nhiều nơi bổ sung ý nghĩa cho động từ đi;cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người bổ sung ý nghĩa cho động từ ra.

b) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng.

Lược bỏ các phụ ngữ, câu trên sẽ thành: Viên quan đi, đến đâu cũng ra. Với hình thức câu như thế, người đọc sẽ không thể hiểu được nội dung ý nghĩa mà người kể muốn biểu đạt. Như vậy, các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ có một vai trò quan trọng, giúp biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa.

c) Với cụm động từ “đã đi nhiều nơi“, hãy:

- Đặt một câu có cụm từ này làm vị ngữ;

- Đặt một câu có cụm từ này làm chủ ngữ.

Ví dụ:

Hồi còn trẻ, ông nội tôi đã đi nhiều nơi. (cụm động từ làm vị ngữ, giống như động từ đây là chức vụ ngữ điển hình của cụm động từ).

Đi nhiều nơi là đặc điểm của nghề phóng viên. (cụm động từ làm chủ ngữ; khi đảm nhiệm chức vụ này trong câu, cụm động từ không kèm theo phụ ngữ trước).

2. Cấu tạo của cụm động từ

a) Hãy đặt các cụm đã đi nhiều nơi, cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người vào mô hình cụm động từ sau đây:

Phụ ngữ trước

Trung tâm

Phụ ngữ sau

đã

đi

nhiều nơi

Cũng ra những câu đố oái oăm để

hỏi

mọi người

b) Cụm động từ được cấu tạo như thế nào?

Cụm động từ gồm động từ trung tâm và các từ ngữ phụ thuộc đứng trước, sau bổ sung ý nghĩa cho động từ trung tâm.

c) Các phụ ngữ trước và sau động từ bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trung tâm? Hãy kể ra các từ ngữ thường làm thành phần phụ cho động từ để tạo thành cụm động từ.

 

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm các cụm động từ trong các câu sau:

a) Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.

(Em bé thông minh)

b) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

c) Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

(Em bé thông minh)

Gợi ý: Xác định động từ trung tâm trước, sau đó mới xác định các từ ngữ phụ trước và sau. Các cụm động từ là: còn đang đùa nghịch ở sau nhà; yêu thương Mị Nương hết mực; muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng; đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

2. Đặt các cụm động từ vừa tìm được vào mô hình cấu tạo cụm động từ.

Lưu ý khi xác định động từ trung tâm của những cụm có nhiều động từ, chẳng hạn: đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ. Trong trường hợp cụm động từ làm vị ngữ thì động từ nào là trung tâm của vị ngữ sẽ là động từ trung tâm của cụm động từ.

 

Phụ trước

Trung tâm

Phụ sau

đànhtìm cách giữsứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ

3. a) Xác định cụm động từ có phụ ngữ được in đậm sau:

Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan [...]. Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công.

(Em bé thông minh)

Gợi ý: chưa, không là phụ ngữ trước của các động từ biết trả lời, biết đáp.

b) Việc sử dụng các phụ ngữ chưa, không trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

Gợi ý: Tra từ điển để biết nghĩa của các từ chưakhông. Cả hai từ này đều mang nghĩa phủ định, chỉ khác nhau về mức độ: chưa có ý nghĩa phủ định điều gì đó tính đến thời điểm hiện tại, không hàm nghĩa phủ định hoàn toàn. Hai từ này có tác dụng tô đậm sự thông minh, nhanh trí của em bé: cha còn chưanghĩ ra thì em đã đáp khiến viên quan không biết trả lời thế nào.

 

4. Viết một câu trình bày ý nghĩa của truyện Treo biển. Chỉ ra các cụm động từ có trong đoạn văn đó.

Gợi ý: có thể viết câu văn sau.

Treo biển mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến của bên ngoài.

- Cụm động từ chính trong câu văn trên là: mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng. Trong đó phê phán là động từ trung tâm.


 

Sáng
23 tháng 12 2016 lúc 21:02

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa. Ví dụ: chưa biết đáp sao cho ổn, không biết nói thế nào,... - Cụm động từ có ý nghĩa đầy đu hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ. 2. Cấu tạo của cụm động từ - Mô hình cấu tạo:
 

Phần trướcPhần trung tâmPhần sau
cũng/còn/ đang/ chưatìmđược/ngay/câu trả lời

- Trong cụm động từ: + Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian (đã, sẽ, đang,...), sụ tiếp diễn tương tự {còn, vẫn, cứ, củng,...), sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động {hãy, đừng, nên, chớ,...), sự khẳng định hoặc phủ định hành động (có, không, chưa, chẳng,..). + Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng (ví dụ: viết văn, đọc báo,...), hướng (ví dụ: chạy thẳng, đi ra,...), địa điểm (ví dụ: đến trường, vào phòng,...), thời gian (ví dụ: xem lâu rồi, chờ cả tiếng,...), mục đích (ví dụ: muốn kén cho con một người chồng,...), nguyên nhân (ví dụ: ngă vì đường trơn,...), phương tiện (ví dụ: đi bằng xe đạp,...) và cách thức hành động (ví dụ: cắt nhanh thoăn thoắt,...). II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ - Động từ có khả năng kết hợp với một số phụ ngữ đứng trước và đứng sau đế tạo thành cụm động từ. VD: giải (động từ) -» đang giải bài tập (cụm động từ) Mô hình cấu tạo trên là mô hình cấu tạo đầy đủ của cụm động từ. Tuy nhiên, cụm động từ có thế xuất hiện ở dạng không đầy đủ. VD: dã giải, dang ăn, sẽ đi,... (chĩ có phần phụ trước); giải xong bài tập, ân cơm, đi du lịch,... (chỉ có phần phụ sau) - Phụ ngữ cho động từ có loại chuyên đứng trước hoặc có loại chuyên đứng sau. Ví dụ: dã, sẽ, dang,... là phụ ngữ chuyên đứng trước. Nhưng cũng có phụ ngữ có vị trí tự do, có thể đứng trước hoặc đứng sau động từ. Ví dụ: (ăn) vội vàng, (đi) thong thả,...-> vội vàng (ăn), thong thả (đi),... III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Tìm các cụm động từ trong những câu sau đây: a) Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà. (Theo Em bé thông minh) b) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. (Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh) c) Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thi giờ di hỏi ý kiến em bé thông minh nọ. (Theo Em bé thông minh) Gợi ý Các cụm động từ là: a) Còn đang đùa nghịch ở sau nhà. b) Yêu thương Mị Nương hết mực; muôn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. c) Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán; Để có thì giờ; Đi hỏi em bé thông minh nọ. 3. Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ được in đậm trong đoạn văn dưới đây. Việc dùng các phụ ngữ này trước động từ miêu tả hành động của người cha và viên quan nói lên điều gì về trí thông minh của chú bé trong truyện Em bé thông minh? Gơi ý: Ý nghĩa của các phụ ngừ được in đậm trong đoạn văn: - Chưa: mang ý nghĩa phủ định tương đối. - Không: mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối. Việc dùng các phụ ngữ này trước động từ miêu tả hành động của người cha và viên quan nói lên sự thông minh, nhanh trí của em bé. Cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì con đã đáp lại bằng một câu mà viên quan nọ không thế trả lời được.

Thanh Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Bảo
3 tháng 4 2016 lúc 15:02

Tham khảo tại đây:

Địa Lí 8 Bài 35

 

Vũ Anh Quân
26 tháng 3 2017 lúc 19:39

Tương tự như thế, các em vẽ trạm Đồng Tâm (lưu vực sông Gianh).
b) Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng:
+ Lượng mưa trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây): 153mm; ở lưu vực sông Gianh (trạm Đồng Tâm): 186mm.
+ Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây): 3632m3; ở lưu vực sông Gianh (trạm Đồng Tâm): 61,7m3/s.

c) Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung:
+ Các tháng của mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): 6, 7, 8, 9, 10; trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): 9, 10, 11.
+ Các tháng của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): tháng 5; trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): tháng 8.

Tú Linh
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
20 tháng 10 2016 lúc 9:19

Cảm nghĩ về tình bạn
a. Mở bài:

- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.

b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:

Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

Tham khảo nha bnleuleu

  
Đang Thuy Duyen
Xem chi tiết
nguyễn thị minh ánh
5 tháng 9 2016 lúc 19:29

Bạn lớp mấy rồi hihi

nguyễn thị minh ánh
5 tháng 9 2016 lúc 19:30

Cần phải soạn văn đó, mà bây giờ mới học ngày đầu tiên á ha

Anh Phuong
17 tháng 9 2016 lúc 14:36

23

 

Dang Khoa ~xh
Xem chi tiết
Phong Thần
18 tháng 1 2021 lúc 13:42

Câu 1: Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:

- Dế Mèn là một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình.  

- Đặc biệt, Dế Mèn rất hay xem thường và bắt nạt mọi người.

- Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc nhưng chị Cốc lại nhầm tưởng là Dế Choắt.

– Cuối cùng, chị Cốc mổ cho Dế Choắt vài cái làm cho Dế Choắt bị chết.

- Cái chết của Choắt làm cho Dế Mèn rất ân hận, ăn năn về thói hung hăng không nghĩ đến hậu quả của mình.

a. Truyện được kể bằng nhân vật Dế Mèn.

b. Bài văn có thể chia làm hai đoàn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi” : miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.

- Đoạn 2: Còn lại: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Câu 2:

   Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.

Ngoại hình

Hành động

Tính cách

+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng(mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín.

+ Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong.

+ Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

+ Cà khịa với bà con trong xóm.

+ bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...

 

a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.

b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.

c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.

Câu 3:

   Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.

   - Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   - Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

Câu 4:

   Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :

   Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.

   Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”

Câu 5:

   Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

   Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...

yuuki miaka
Xem chi tiết
phạm nhất duy
22 tháng 1 2017 lúc 21:31

bn hok kì 1 hay là 2

lolang

pham maya
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Phong
28 tháng 9 2016 lúc 18:20

phần nào thế

 

Elizabeth
28 tháng 9 2016 lúc 18:28

chắc hết luôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguyễn hữu thịnh
3 tháng 10 2016 lúc 19:30

a*b*c=abc

Dung 2k8
Xem chi tiết
chi ho Đào ten ko can bi...
Xem chi tiết
Trần Thanh Vỹ
27 tháng 1 2019 lúc 19:12

Bình minh là thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở phía xa xa. Là khoảnh khắc màn đêm không còn bao trùm lấy mọi cảnh vật nữa, nhường chỗ cho một ngày mới có nhiều niềm vui và tin yêu hơn.Sáng nào mẹ em cũng dậy thật sớm, vì thế em cũng dậy theo mẹ. Ngước nhìn lên bầu trời cao và trong xanh, từng đám mây nhẹ nhàng trôi lững lờ, chậm rãi. Lúc đó mặt trời chưa lên, mới chỉ le lói ở phía xa xa.Sáng tinh mơ, em nghe rất rõ tiếng chim hót líu lo trên cành cây khế ở sau vườn. Rồi tiếng chim gõ kiến gõ tí tạch vào thân cây mít. Cảnh vật như bừng tỉnh, tràn đầy sức sông, chen lấn sự huyên náo của một ngày mới.Có lẽ khung cảnh đẹp nhất khi bình minh thức dậy chính là cánh đồng lúa. Cánh đồng lúa xanh mượt, đang thì con gái vươn mình thức dậy. Trên những chiếc lá sắc nhọn còn đọng lại vài hạt sương bé tý, long lanh. Khi mặt trời lên cao, ánh nắng nhẹ chiếu vào hạt sương khiến nó lấp lánh. Cơn gió buổi sáng mai thật mát lạnh và trong lành như không hề vướng chút bụi bẩn nào. Có lẽ đây là khoảnh khắc mọi thứ thật trong lành và êm ái. Ngày mới thường bắt đầu một cách tươi đẹp và viên mãn như vậy.Những buổi sáng sớm, nhiều bác nông dân đã dắt trâu ra đồng gặm cỏ. Tiếng bước chân đi rất êm, tiếng nhai cỏ sột soạt khiến em có cảm giác như đất trời còn chưa bừng tỉnh hẳn.Em vẫn thường nghe bà bảo nắng sáng mai rất tốt ho sức khỏe, nên bà vẫn hay phơi nắng khi sáng mai ở ngoài sân. Ánh nắng dịu nhẹ lan vào da thích thú đến lạ, êm ái, không bỏng rát như nắng lúc trưa và lúc chiều.

Chu Mai Chi
27 tháng 1 2019 lúc 19:07

kho day viet van thi minh ko gioi lam

chi ho Đào ten ko can bi...
28 tháng 1 2019 lúc 8:01

thật ra là viết kết bài đó bạn