Những câu hỏi liên quan
Blue Pegasus
Xem chi tiết
Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Đỗ Mai Duyên
Xem chi tiết
Kochou Shinobu
24 tháng 3 2020 lúc 22:15

Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân - một nhà văn hiện thực, có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với "thuần hậu phong thủy" ấy. Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay viết ngay tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Khi hòa bình lặp lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn "Vợ nhặt" đã ra đời.
Trong lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.
Trong một lần phát biểu, Kim Lân từng nói: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người".
Và điểm sáng mà nhà văn muốn đem vào tác phẩm chính là ở chỗ đó. Đó chính là tình người và niềm hi vọng về cuộc sống, về tương lai của những con người đang kề cận với cái chết. Bằng cách dẫn truyện, xây dựng lên tình huống "nhặt vợ" tài tình kết hợp với khả năng phân tích diễn biến tâm lý nhân vật thật tinh tế và sử dụng thành công ngôn ngữ nông dân, ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng có sự chọn lọc kĩ lưỡng ấy, nhà văn đã tái hiện lại trước mắt ta một không gian nạn đói thật thảm hại, thê lương. Trong đó ngổn ngang những kẻ sống, người chết, những bóng ma vật vờ, lặng lẽ giữa tiếng hờ khóc và tiếng gào thét kinh hoàng của đám quạ.
Bằng tấm lòng đôn hậu chân thành, nhà văn đã gửi gắm vào trong không gian tối đen như mực ấy những mầm sống đang cố vươn đến tương lai, những tình cảm chân thành, yêu thương bình dị nhưng rất đỗi cao quý ấy và nhà văn đã để những số phận như anh Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ được thăng hoa trước ngọn cờ đỏ phất phới cùng đám người đói phá kho thóc Nhật ở cuối thiên truyện.
Có thể nói rằng, Kim Lân đã thật xuất sắc khi dựng lên tình huống "nhặt vợ" của anh cu Tràng. Tình huống ấy là cánh cửa khép mở để nhân vật bộc lộ nét đẹp trong tâm hồn mình. Dường như trong đói khổ người ta dễ đối xử tàn nhẫn với nhau khi miếng ăn của một người chưa đủ thì làm sao có thể đèo bòng thêm người này người kia. Trong tình huống ấy, người dễ cấu xé nhau, dễ ích kỷ hơn là vị tha và người ta rất dễ đối xử tàn nhẫn, làm cho nhau đau khổ.
Nhưng nhà văn Kim Lân lại khám phá ra một điều ngược lại như ở các nhân vật như anh cu Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Chúng ta từng kinh hãi trước "xác người chết đói ngập đầy đồng", "người lớn xanh xám như những bóng ma", trước "không khí vẩn lên mùi hôi của rác rưởi và mùi ngây của xác người", từng ớn lạnh trước "tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết" ấy nhưng lạ thay chúng ta thật không thể cầm lòng xúc động trước nghĩa cử cao đẹp mà bình thường, dung dị ấy của Tràng, bà cụ Tứ và cả người vợ của Tràng nữa.
Một anh thanh niên của cái xóm ngụ cư ấy như Tràng, một con người - một thân xác vạm vỡ lực lưỡng mà dường như ngờ nghệch, thô kệch và xấu xí ấy lại chứa đựng biết bao nghĩa tình cao đẹp. "Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào", vậy mà Tràng vẫn đèo bòng thêm một cô vợ trong khi anh không biết cuộc đời mình phía trước ra sao. Tràng thật là liều lĩnh. Và ngay cô vợ Tràng cũng thế. Hai cái liều ấy gặp nhau kết tụ lại thành một gia đình. Điều ấy thật éo le và xót thương vô cùng.
Và dường như lúc ấy trong con người của Tràng kia đã bật lên niềm sống, một khát vọng yêu thương chân thành. Và dường như hắn đang ngầm chứa đựng một ao ước thiết thực về sự đầm ấm của tình cảm vợ chồng, của hạnh phúc lứa đôi. Hành động của Tràng dù vô tình, không có chủ đích, chỉ tầm phờ tầm phào cho vui nhưng điều ấy cũng hé mở cho ta thấy tình cảm của một con người biết yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người đồng cảnh ngộ.
Như một lẽ đương nhiên, Tràng đã rất ngỡ ngàng, hắn đã "sờ sợ", "ngờ ngợ", "ngỡ ngàng" như không phải nhưng chính tình cảm vợ chồng ấy lại củng cố và nhen nhóm ngọn lửa yêu thương và sống có trách nhiệm với gia đình trong hắn. Tình nghĩa vợ chồng ấm áp ấy dường như làm cho Tràng thay đổi hẳn tâm tính.
Từ một anh chàng ngờ nghệch, thô lỗ, cộc cằn, Tràng đã sớm trở thành một người chồng thật sự khi đón nhận hạnh phúc của gia đình. Hạnh phúc ấy như một cái gì đó cứ "ấm áp, mơn man khắp da thịt Tràng tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ sống lưng". Tình yêu, hạnh phúc ấy khiến "Trong một lúc Tràng dường như quên đi tất cả, quên cả đói rét đang đeo đuổi, quên cả những tháng ngày đã qua".
Và Tràng đã ước ao hạnh phúc. Mạch sống của một người đàn ông trong Tràng đã trở dậy. Hắn có những thay đổi rất bất ngờ nhưng rất hợp lôgich. Những thay đổi ấy không gì khác ngoài tâm hồn đôn hậu, chất phác và giàu tình yêu thương hay sao?
Trong con người của Tràng khi trở dậy sau khi chào đón hạnh phúc ấy thật khác lạ. Tràng không phải là anh Tràng ngày trước nữa mà giờ đây đã là một con người có hiếu, một người chồng đầy trách nhiệm dù chỉ trong ý nghĩ. Thấy mẹ chồng nàng dâu quét tước nhà cửa, hắn đã bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc, "Hắn thấy hắn yêu thương căn nhà của hắn đến lạ lùng", "Hắn thấy mình có trách nhiệm hơn với vợ con sau này". Hắn cũng xăm xắn ra sân dọn dẹp nhà cửa.
Hành động, cử chỉ ấy ở Tràng đâu chỉ là câu chuyện bình thường mà đó là sự biến chuyển lớn. Chính tình yêu của người vợ, tình mẹ con hòa thuận ấy đã nhen nhóm trong hắn ước vọng hạnh phúc, niềm tin vào cuộc sống sẽ đổi thay khi hắn nghĩ đến đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Rồi số phận, cuộc đời của hắn, của vợ hắn và cả người mẹ của hắn nữa sẽ thay đổi. Hắn tin thế.
Nạn đói ấy không thể ngăn cản được ánh sáng của tình người. Đêm tối ấy rồi sẽ qua đi để đón chờ ánh sáng của cuộc sống tự do đang ở phía trước, trước sức mạnh của cách mạng. Một lần nữa, Kim Lân không ngần ngại gieo rắc hạnh phúc, niềm tin ấy trong các nhân vật của mình. Người vợ nhặt không phải ngẫu nhiên xuất hiện trong thiên truyện. Thị xuất hiện đã làm thay đổi cuộc sống của xóm ngụ cư nghèo nàn, tăm tối ấy, đã làm cho những khuôn mặt hốc hác u tối của mọi người rạng rỡ hẳn lên.
Từ con người chao chát chỏng lỏn đến cô vợ hiền thục, đảm đang là cả một quá trình biến đổi. Điều gì làm thị biến đổi như thế? Đó chính là tình người, là tình thương yêu. Thị tuy theo không Tràng về chỉ qua bốn bát bánh đúc và hai câu nói tầm phơ tầm phào của Tràng nhưng chúng ta không khinh miệt thị. Nếu có trách thì chỉ có thể hướng vào xã hội thực dân phong kiến kia bóp nghẹt quyền sống con người.
Thị xuất hiện không tên tuổi, quê quán, trong tư thế "vân vê tà áo đã rách bợt", điệu bộ trông thật thảm hại nhưng chính con người lại gieo mầm sống cho Tràng, làm biến đổi tất cả, từ không khí xóm ngụ cư đến không khí gia đình. Thị đã đem đến một luồng sinh khí mới, nguồn sinh khí ấy chỉ có được khi trong con người thị dung chứa một niềm tin, một ước vọng cao cả vào sự sống, vào tương lai. Thị được miêu tả khá ít, song đó lại là nhân vật không thể thiếu đi trong tác phẩm. Thiếu thị, Tràng vẫn chỉ là anh Tràng của ngày xưa, bà cụ Tứ vẫn lặng thầm trong đau khổ cùng cực.
Kim Lân cũng thật thành công khi xây dựng nhân vật này để góp thêm tiếng lòng ca ngợi sức sống của vẻ đẹp tình người, niềm tin ở cuộc đời phía trước trong những con người đói khổ ấy. Và thật ngạc nhiên, khi nói về ước vọng tương lai, niềm tin vào hạnh phúc, vào cuộc đời, người ta dễ nghĩ đến tuổi trẻ như Tràng và người vợ. Nhưng Kim Lân lại khám phá ra một nét độc đáo vô cùng, tình cảm, ước vọng ở cuộc đời ấy lại được tập trung miêu tả khá kĩ ở nhân vật bà cụ Tứ. Đến nhân vật này, Kim Lân tỏ rõ ngòi bút vững vàng, già dặn của mình trong bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật.
Bà cụ Tứ đến giữa câu chuyện mới xuất hiện nhưng nếu thiếu đi nhân vật này, tác phẩm sẽ không có chiều sâu nhân bản. Đặt nhân vật bà cụ Tứ vào trong tác phẩm, Kim Lân đã cho chúng ta thấy rõ hơn ánh sáng của tình người trong nạn đói. Bao giờ cũng thế, các nhà văn muốn nhân vật nổi bật cá tính của mình thường đặt nhân vật vào một tình thế thật căng thẳng. Ở đó dĩ nhiên phải có sự đấu tranh không ngừng không những giữa các nhân vật mà độc đáo hơn là ngay chính trong nội tâm của nhân vật ấy. Bà cụ Tứ là một điển hình.
Việc Tràng lấy vợ đã gây một chấn động lớn trong tâm thức người mẹ nghèo vốn thương con ấy. Bà ngạc nhiên ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một người đàn bà trong nhà mình mà lâu nay và có lẽ chưa bao giờ bà nghĩ đến. Hết ngỡ ngàng, ngạc nhiên bà cụ đã "cúi đầu nín lặng". Cử chỉ, hành động ấy chất chứa bao tâm trạng. Đó là sự đan xen lẫn lộn giữa nỗi tủi cực, nỗi lo và niềm vui nỗi buồn cứ hòa lẫn vào nhau khiến bà thật căng thẳng.
Sau khi thấu hiểu mọi điều, bà nhìn cô con dâu đang "vân vê tà áo đã rách bợt" mà lòng đầy thương xót. Bà thiết nghĩ "người ta có gặp bước khó khăn này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ". Và thật xúc động bà cụ đã nói, chỉ một câu thôi nhưng sâu xa và có ý nghĩa vô cùng: "Thôi, chúng mày phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng".
Đói khổ đang vây lấy gia đình bà, cuộc sống của bà sẽ ra sao khi mình đang ngấp nghé trước vực thẳm của cái chết. Nhưng trong tâm thức người mẹ nghèo ấy, đói khổ không phải là vật cản lớn nữa. Đói rét thật nhưng trong lòng mà cụ vẫn sáng lên tấm lòng yêu thương chân thành. Bà thương con, thương dâu và thương cho chính bản thân mình.
Bà cụ Tứ từ những nỗi lo, nỗi tủi cực về gia cảnh vẫn không ngừng bùng cháy lên ngọn lửa của tình người. Bà đã giang tay đón nhận đứa con dâu lòng đầy thương xót, trong tủi cực nhưng vẫn ngầm chứa một sức sống thật mãnh liệt. Chính ở người mẹ nghèo khó ấy, ngọn lửa của tình người, tình thương yêu nhân loại ấy bùng cháy mạnh mẽ nhất. Trong bóng tối của đói nghèo đang hùng hổ vây quanh, bà lão vẫn gieo vào lòng những con mình niềm tin về cuộc sống. Bà nhắc đến việc Tràng nên chuẩn bị một cái phên nuôi gà, rồi việc sinh con đẻ cái, bà lão nói toàn truyện vui trong bữa cơm ngày đói thật thảm hại. Bà đã đón nhận hạnh phúc của các con để tự sưởi ấm lòng mình.
Đặc biệt chi tiết nồi cám ở cuối thiên truyện thể hiện khá rõ ánh sáng của tình người. Nồi chè cám nghẹn bứ cổ và đắng chát ấy lại là món quà của một tấm lòng đôn hậu chất chứa yêu thương. Bà lão "lễ mễ" bưng nồi chè và vui vẻ giới thiệu: "Chè khoán đây. Ngon đáo để cơ". Ở đây nụ cười đã xen lẫn nước mắt. Bữa cơm gia đình ngày đói ở cuối thiên truyện không khỏi làm chạnh lòng chúng ta, một nỗi xót thương cay đắng cho số phận của họ song cũng dung chứa một sự cảm phục lớn ở những con người bình thường và đáng quý ấy.
Kim Lân bằng nghệ thuật viết văn già dặn, vững vàng đã đem đến một chủ đề mới trong đề tài về nạn đói. Nhà văn đã khẳng định ánh sáng của tình người thật thành công ở ba nhân vật. Điều làm chúng ta trân trọng nhất chính là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống một cách mạnh mẽ nhất ở những thân phận nghèo đói, thảm hại kia.
Ba nhân vật: Tràng, vợ Tràng và bà cụ Tứ cùng những tình cảm, lẽ sống cao đẹp của họ chính là những điểm sáng mà Kim Lân từng trăn trở trong thời gian dài để thể hiện sao cho độc đáo một đề tài không mới. Tác phẩm đã thể hiện thành công nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, khả năng dựng truyện và dẫn truyện của Kim Lân - một nhà văn được đánh giá là viết ít nhưng tác phẩm nào cũng có giá trị là vì lẽ đó.
"Cái đẹp cứu vớt con người" (Đôxtôiepki). Vâng, "vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy.

* * *

Chúc bạn hok tốt!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ga
Xem chi tiết
𝟸𝟿_𝟸𝟷
21 tháng 9 2021 lúc 15:16

Trả lời :

1. Mở bài

Giới thiệu về nghị luận của anh/chị : có người cho rằng, sống là không chờ đợi, có ý kiến khác cho rằng nên sống chậm lại.

2. Thân bài

* Giải thích:

- Sống không chờ đợi: Sống hết mình, sống cống hiến, hướng về tương lai, tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.

- Sống chậm: Sống bình lặng, sống không hối hả để có thể trải nghiệm, quan sát cuộc đời, giống như cách sống của những nhà hiền triết thời xưa.

* Hiện trạng:

- Sống nhanh, sống không chờ đợi là lối sống của hầu hết các bạn trẻ hiện nay. Sống nhanh thể hiện tinh thần làm việc và hưởng thụ hết mình.

→ Những bạn trẻ sống nhanh thường có một cuộc sống năng động, lý thú. Mặt trái của việc sống nhanh là lối sống vội, quên mất cái tôi của mình mà mải miết chạy theo phù du

- Tuy vậy, sống chậm không phải là lối sống lề mề. Sống chậm lại để tận hưởng và lắng nghe, để hướng về gia đình, để dành thời gian cho bản thân.

* Ý nghĩa:

- Hai cách sống song song tồn tại đòi hỏi con người sống phải biết cân bằng. Sống vừa cần nhanh chóng, vừa cần chậm rãi để có thể bắt kịp xu thế, không bị tụt hậu nhưng vẫn phải có những khoảng lặng yên bình.

* Bình luận:

- Sống chậm rãi không phải là lối sống lười biếng, trì hoãn. Đồng thời, sống nhanh không phải lối sống buông thả, sống không cần biết ngày mai

* Bài học:

- Là người trẻ, là tương lai đất nước, chúng ta cần có một lối sống cân bằng, an toàn và lành mạnh bằng cách tự rèn luyện bản thân và cân bằng cuộc sống.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận ;)

~ HT >;))) ~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Việt Sơn
21 tháng 9 2021 lúc 15:17

Ngạn ngữ châu phi có câu

“Mỗi buổi sáng thức dậy con linh dương phải chạy nhanh hơn con linh dương chạy nhanh nhất nếu không nó sẽ bị chết đói

Mỗi buổi sáng thức dậy con linh dương phải chạy nhanh hơn con hổ chạy chậm nhất nếu không nó sẽ bị ăn thịt”

Cuộc sống của mỗi người cũng giống như một cuộc đua một cuộc đua, ẩn chứa vô vàn khó khăn thử thách. Để trở thành người chiến thắng con người phải không ngừng cố gắng, biết làm chủ thời gian, nắm bắt cơ hội bởi sống là không chờ đợi.

Chờ đợi tức là không làm gì cả, ngồi yên một chỗ đợi thời cơ đến để hành động. Nhưng xã hội không ngừng phát triển cuộc sống không ngừng vận động, chờ đợi đâu phải lúc nào cũng tốt, ông cha ta vẫn thường hay nói:

“Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ mang phần đến cho”

Chỉ khi lao động thì mới có thể thành công , chỉ khi con người tìm kiếm cơ hội thì mới có chìa khóa để mở ra cánh cửa hạnh phúc. Nếu chỉ chờ đợi liệu rằng cơ hội có tự tìm đến?

Vậy tại sao sống là không chờ đợi? Cuộc sống luôn hé mở ra những cơ hội để con người có thể nhìn thấy. Đó là con đường tắt để dẫn con người đến thành công, nhưng nhiều người cảm thấy bất an bởi họ sợ rằng cơ hội trước mắt có nhiều rủi ro. Để an toàn họ chờ đợi hết cơ hội này đến cơ hội khác và liệu rằng họ có tìm thấy cơ hội thích hợp khi không biết nắm bắt lấy cơ hội trước mắt. Vì vậy sống là phải biết nắm bắt cơ hội, thời cơ. Hãy thử tưởng tượng Bạn đang đi trên một con đường u tối cuối con đường bạn nhìn thấy hai ngã rẽ ngã rẽ thứ nhất có ánh sáng mặt trời, ngã rẽ thứ hai vẫn tối tăm bạn sẽ làm gì? Con đường tăm tối tượng trưng cho cuộc sống của bạn một cuộc sống buồn tẻ ngã rẽ có ánh sáng chính là những cơ hội giúp bạn thay đổi cuộc đời nếu bạn bỏ qua ngã rẽ thứ nhất đến với ngã rẽ thứ hai liệu bạn có thể tìm thấy ngã rẽ nào tương tự như thế, hay là càng đi tại càng chờ đợi và bỏ qua thêm nhiều cơ hội khác?

Không phải lúc nào cơ hội cũng tìm đến chúng ta mà đôi khi chúng ta phải tự mình tìm kiếm cơ hội, người ta thường nói cơ hội ở trong những khó khăn. Có lẽ nhiều người khi nghe xong câu nói ấy sẽ cho rằng sao phải phí sức vượt qua khó khăn để tìm cơ hội, cứ chờ đợi có phải hơn không. Đó là một tư tưởng sai lầm những người sống chờ đợi chỉ thấy rằng khó khăn chỉ có những thất bại đau đớn, mà không biết rằng khó khăn là một món quà tuyệt vời mà thượng đế ban tặng. Đằng sau khó khăn là những cơ hội, là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, những người sống không chờ đợi sẽ luôn cảm thấy vui vì khó khăn trước mắt, họ sẽ trưởng thành hơn, quyết đoán hơn những người sống chờ đợi bởi họ đã học được nhiều thứ từ chông gai.

Sống là không chờ đợi là biết làm chủ từng giây, từng phút của cuộc đời. Tục ngữ có câu “thời gian là vàng là bạc” để nhắc nhở con người thời gian là thứ rất quý giá phải biết trân trọng nó bởi một giây một phút trôi qua là không thể nào lấy lại được. Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu viết:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.

Vì vậy ông đã vội vàng, nắm bắt tình phút từng giây để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Đã bao giờ bạn tự hỏi nếu chờ đợi thì có lãng phí thời gian thay vì chờ đợi để từng giây từng phút trôi qua một cách vô ích, thì tại sao bạn không dành khoảng thời gian ấy để đi tìm kiếm cơ hội, tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh có như vậy thời gian của bạn mới được sử dụng một cách hiệu quả hơn.

Tôi đã được đọc một câu chuyện câu chuyện đó đã để lại trong tôi nhiều bài học quý giá, truyện kể về một cô gái trẻ có ước mơ trở thành một diễn viên hài kịch. Suốt thời đi học cô luôn cố gắng tìm kiếm cơ hội để được nhận vào các câu lạc bộ về diễn xuất, mặc dù gia đình cô phản đối nhưng cô vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình. Năm 20 tuổi cô được chính thức bước lên sân khấu cô mời cha mẹ của mình đến để chứng kiến buổi biểu diễn. Nhưng kết quả không được như mong muốn, phần trình diễn của cô không được mọi người lưu tâm, cha mẹ cô cảm thấy thật xấu hổ. Họ khuyên cô nên theo đuổi công việc khác, với một lòng quyết tâm cao độ cô tin rằng cơ hội sẽ đến với mình. Cô xin vào đoàn hài kịch khác, bất cứ lúc nào cô cũng cố gắng không để thời gian trôi qua một cách vô ích, dần dần cô được làm hoạt náo viên. Nhưng cô cảm thấy chưa hài lòng về điều đó, một hôm cô được nhận thông báo sẽ diễn với một diễn viên nổi tiếng, cô biết rằng đây chính là cơ hội hiếm có của cuộc đời và cô đã đồng ý. Cuối cùng nhờ diễn xuất, cùng với sự quyết đoán cô đã thành công trở thành diễn viên nổi tiếng. Nếu như chỉ chờ đợi liệu cô có được như ngày hôm nay.

Tuy nhiên bên cạnh những con người đang ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, nắm bắt cơ hội để đạt được mơ ước mục đích của mình, thì vẫn còn rất nhiều người có lối sống chờ đợi. Họ cho rằng chờ đợi chính là cách tốt nhất, an toàn nhất để bước đến thành công mà không biết tận dụng cơ hội để tiến thẳng lên phía trước. Một số khác thì có thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác trở nên thụ động trước những thay đổi của cuộc sống. đó là những lối sống chúng ta cần phê phán, lên án.

Nghị luận về sống là không chờ đợi - Mẫu 2

Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích.

Trong nhịp sống ồn ã, náo động của phố thị, giữa những xô bồ tranh chấp của người với người trong cuộc đời; đôi lúc con người ta lại dành cho riêng mình những khoảng lặng để suy ngẫm. Suy ngẫm về những gì đã qua, những chuyện đang làm và hướng đến tương lai. Giống như một bản nhạc có nốt thăng, nốt trầm, đời người cũng vậy. Được sinh ra với những chuỗi ngày bất tận của niềm vui, nỗi buồn… mọi thứ cứ lần lượt đan xen nhau tạo thành một bức tranh tổng thể đa màu sắc. Ngắm nhìn bức tranh ấy, đã bao lần bạn tự hỏi: “ Nó có ý nghĩa gì?”, “Giá trị thật sự nằm ở đâu?”, “Làm thế nào để bức tranh ấy hoàn hảo nhất?”…Câu trả lời chính là ở triết lí sống của mỗi người hay nói cách khác đó chính là nguyên liệu, là màu tô mà bạn sử dụng để vẽ. Dù có yêu thương, lạc quan hay cố gắng thì theo tôi tất cả đều chỉ nằm vỏn vẹn trong duy nhất một từ “SỐNG”. Sống trọn vẹn để yêu thương, sống can đảm để thành công…vì bởi “sống là không chờ đợi”.

Ngạn ngữ Anh có câu: “Triết lí sống là một cánh buồm, còn cuộc đời là một con tàu. Không có buồm tàu sẽ lênh đênh trôi dạt vô bờ bến”. Câu nói ấy phần nào đã khẳng định được ý nghĩa quan trọng và vai trò to lớn của việc xác định triết lí sống đối với mỗi người. Vậy thế nào được gọi là triết lí sống? Triết lí sống là những quan điểm, quan niệm tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Nó được đặt ra như một kim chỉ nam để hướng con người đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hay nói cách khác triết lí sống chính là bệ phóng, là nền tảng để mỗi chúng ta dựa vào tìm cách sống, cách ứng xử sao cho hợp lẽ, khôn ngoan nhất.

Cuộc đời là một bức tranh đa sắc màu và hiển nhiên ý nghĩ, suy tư cũng khác nhau. Vậy triết lí sống của bạn là gì? Riêng tôi, triết lí sống chính là ở thời gian, ở cách sắp xếp mọi thứ trong cuộc sống này. Giữa xã hội bộn bề với đủ mọi lo toan, con người khác nào một quay luôn bị xoay vần. Ta muốn thành công, ta muốn thành đạt vì thế mồ hôi, công sức bỏ ra đâu phải dễ. Mà thời gian thì vô hạn, cuộc đời hữu hạn, nên những ý nghĩ, sự sáng tạo làm thế nào để thực hiện hết. Chỉ có cách duy nhất, đó là SỐNG! Sống trọn từng giây, từng khoảnh khắc, từng ngày. Từ khi còn bé tôi đã được bà dạy rằng: cuộc sống sẽ chẳng có gì là dễ dàng, mọi thành công sẽ không bao giờ tự đến mà tất cả đều do con người nắm bắt lấy. “Sống là không chờ đợi”. Hôm nay, ta còn được vui cười, hạnh phúc bên người thân nhưng chắc gì ngày mai ta còn hiện hữu trên cõi đời này. Mỗi lần nghĩ như thế, tôi lại bất giác rùng mình, cơ thể như được tiêm vào một liều thuốc để sống sao cho tích cực hơn, có ý nghĩa hơn. Chẳng bởi thế, khi học thơ Xuân Diệu bản thân nhận thấy có một phần hồn của mình ở đâu đó:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật”

Đã có nhiều lúc tôi thắc mắc: “Những gì ta có thể làm được trong hôm nay tại sao cứ phải chần chừ, để dành cho ngày mai?” Cuộc sống là một bữa tiệc với hàng loạt những trải nghiệm, những món ăn chờ đợi con người thưởng thức. Hết ngày này đến tháng kia, mỗi ngày đối với bản thân tôi đều mang một hương vị mới, một mùi thơm riêng. Tại sao một năm không phải có 1 ngày mà đến tận 365? Đó là bởi tạo hóa, bởi chúa Trời muốn con người lần lượt nếm đủ các vị đắng, cay, ngọt, bùi; trải qua đầy đủ mọi cảm giác cơ bản của loài người hỉ, nộ, ái, ố…Vì thế, mỗi ngày là một trang mới, là một món quà mang những đặc trưng riêng mà chúng ta lại chẳng có cớ gì từ chối món quà đặc biệt ấy cả. Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, thoăn thoắt chẳng chờ đợi ai. Còn mỗi cá thể là một bông hoa, vì thế chúng ta phải biết trân trọng, biết tận dụng để “cháy” hết mình, bung tỏa sao cho đẹp nhất.

Có ai đã từng nói: “Hãy mơ những gì bạn muốn mơ, tới những nơi bạn muốn tới; trở thành con người tốt nhất mà bạn muốn trở thành; vì bạn chỉ có một cuộc sống và một cơ hội để làm tất cả những điều bạn muốn làm.” Vâng! Chỉ có một cuộc sống và một cơ hội. Đó chính là tất cả của một đời người. Đã gọi là “mơ” thì chẳng có ai ngăn cản nhưng hơn hết ta hãy tìm cách biến ước mơ ấy thành hiện thực, mang giá trị của mình đóng góp cho đời, ghi dấu ấn của bản thân trên cuộc sống này. Có thể nói thành công được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng một trong số đó là phải biết nắm bắt cơ hội. Cơ hội chợt đến rồi vụt đi chỉ trong chớp mắt – chớp mắt của sự thành công, chớp mắt để thực hiện ước mơ. Trì hoãn đồng nghĩa với thất bại bởi không ai lấy được thời gian đã mất – dù chỉ một giây. Suy nghĩ kĩ rồi đưa ra một quyết định nhanh chóng nhất bởi cuộc đời sẽ không cho ta lần thứ hai, đừng để phải hối hận tiếc nuối khi nhìn lại.

Nghị luận về sống là không chờ đợi - Mẫu 3

Thật may mắn khi ai sinh ra được sở hữu một nhan sắc trời phú, một sức khỏe dồi dào và một cái đầu biết tính toán. Nhưng làm sao để tận dụng nó vào thực tế đời sống xã hội này. Chúng ta cần phải biết cách để biến những cái lợi thế đó của mình thành cơ hội tạo nên điều kiện thuận lợi để phát triển, ông trời không cho không ai cái gì mà cũng không cướp đi của chúng ta bắt cứ thứ gì hết. Chính vì thế, biết nắm bắt kịp thời chúng ta sẽ dành được rất nhiều điều có giá trị, có ý nghĩa trong cuộc sống. Đúng như cuộc sống đã dạy ta: “Sống là không chờ đợi”.

Chúng ta sinh ra ai cũng có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc, chính vì thế chúng ta cần phải quyết đoán, chủ động, tích cực quyết định số phận cũng như số phận trong cuộc sống này. Đồng thời, luôn tích cực học hỏi và dám thay đổi bản thân. Bạn phải sống làm sao cho ý nghĩa, đẹp với đời, đừng bỏ phí đi bất cứ khoảng thời gian nào. Sống là để cống hiến, hãy luôn cố gắng học hỏi và rèn luyện bản thân mình mỗi ngày, cứ thế tích lũy dần chắc chắn bạn sẽ có cho mình mọt khối lượng kiến thức khổng lồ về xã hội cũng như tri thức. Hãy luôn phải nắm bắt những vấn đề trong cuộc sống, luôn cố gắng rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày. Luôn cố gắng đạt được những điều có giá trị, có ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Phải tích cực chủ động hơn trong cuộc sống, phải luôn tạo ra những điều mới mẻ, biết phát triển và làm tốt những việc làm hay những điều mà chúng ta đã lựa chọn.

“Sống là không chờ đợi” là một ý kiến hay, là lời giáo dục mỗi chúng ta cần tích cực hơn với cuộc đời của mình, không nên chờ đợi, bởi số phận sẽ quyết định nhiều điều từ cuộc sống của mình. Mà mỗi người chúng ta sinh ra ai ai cũng đều phải cố gắng thay đổi cuộc sống, tích cực hơn trong cuộc sống của mình, chủ động sáng tạo và làm được những điều tốt nhất cho cuộc sống.

Nhưng không nên trông chờ hay dựa dẫm vào sự giúp đỡ của người khác. Chúng ta không thể chịu khuất phục trước những khó khăn trong cuộc sống này. Vì vậy, lúc nào cũng phải tự mình quyết định tương lai của chính mình.

Luôn cố gắng rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày, luôn rèn luyện, nâng cao được tri thức, trí tuệ của bản thân, điều đó có ý nghĩa giáo dục mỗi chúng ta sâu sắc và hiệu quả hơn. Luôn phải có kế hoạch sống đúng đắn, sống có mục đích rõ ràng, luôn phải tự quyết định lấy cuộc sống cũng như số phận của mình trước những vấn đề của cuộc sống.

Thế nhưng câu nói đó theo em cũng chỉ đúng một phần nào đó thôi, có lúc cuộc sống chúng ta không thể vội vã được. Sống cũng phải biết chờ đợi. Người ta có câu “chờ đợi là hạnh phúc” có những cái chờ đợi mang tới cho ta những kết quả bất ngờ trong cuộc sống này.

Ai cũng bảo: "Sống là không chờ đợi"! Nhưng có thật chúng ta sống mà không chờ đợi được ư? Tôi từng đọc ở một cuốn sách nào đó trong lúc lật thoáng qua: Không chờ đợi không phải là người!

Hàng trăm ngàn học sinh đi thi, họ chờ đợi suốt 12 năm hoặc còn hơn thế để cho 2 ngày gay go và đầy lo lắng. Cha mẹ lo lắng chờ đợi con cái cũng suốt 12 năm hoặc còn hơn thế. Đi thi thì kẹt xe, đi về thì tắc đường, phải đi chầm chậm, phải kiên nhẫn nhích dần, phải chờ đợi để không xảy ra điều đáng tiếc, không xảy ra điều gì với con cái và người xung quanh. Chờ đợi là lo lắng cho bản thân và cho những người xung quanh.

Trong cuộc sống gia đình, có lúc Cha mẹ nóng nảy, thậm chí đánh mắng con. Thay vì con bỏ đi thì con ngồi lại im lặng chờ đợi cho cơn giận đi qua, ngồi lại bên cha nói chuyện. Ngược lại, con cái nói lời không phải trong lúc nóng giận không kiềm chế được mình, cha mẹ chờ cho con dịu đi, ngồi lại bên con. Chờ đợi là tôn trọng lẫn nhau!

Những người yêu nhau, cách xa nhau cả chiều dài đất nước, cách xa cả hai cuộc chiến tranh. Những người phụ nữ ở nhà tần tảo nuôi con, chờ ngày đất nước hòa bình, chờ ngày người thân yêu trở về. Chờ đợi là hi sinh, là tình yêu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ga
21 tháng 9 2021 lúc 15:18

@6a_dinhvietson

có lạc đề ko bạn nhỉ '-' ?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
24 tháng 12 2019 lúc 11:42

Đáp án: D

Bình luận (0)
Kim Hạ
Xem chi tiết
Kim Hạ
28 tháng 1 2021 lúc 19:25

mọi người giúp e với ạcảm ơn trước nhá

 

Bình luận (0)
Vương Hân Nghiên
Xem chi tiết
Trần Thảo
8 tháng 3 2021 lúc 20:53

Câu 1:

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong "Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trong cuộc sống nhỉ ?

Câu 2:

Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

 

Bình luận (0)
minh nguyet
8 tháng 3 2021 lúc 20:56

Tham khảo:

Câu 1:

Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh - là cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương", những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương :" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có "Khái niệm văn chương là để chỉ những tác phẩm thơ văn hoặc là vẻ đẹp của câu thơ và lời văn. Văn chương bồi đáp sâu sắc và phong phú thêm những tình cảm luôn thường trực sẵn có trong tâm hồn mỗi người. Nhờ đọc văn chương mà con người mới củng cố nâng cao làm giàu hơn đẹp hơn và trong sáng hơn cao cả hơn tình cảm tâm hồn chúng ta. Càng tiếp xúc với nhiều tác phẩm vẳn học ta càng hiểu rõ hơn, nhận thức rõ hơn về mức độ tình cảm tâm hồn.Trong mỗi chúng ta ai sinh ra cũng đã sẵn có tình cảm gắn bó yêu thương những người ruột thịt là những người cùng chung huyết thống. Chúng ta đều có tình yêu thương, kính trọng cha mẹ nhưng khi đọc văn bản "Mẹ tôi" của Amixi tôi mới thật thấm thía tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho con cái. Với cha mẹ không có gì quý hơn con cái. Cha mẹ dành tất cả, hi sinh tất cả không 1 chút do dự tính toán " Người Mẹ sẵn sàng bỏ hết 1 năm hạnh phúc để tránh cho con 1 giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu con" Và với cha mẹ điều mong ước lớn nhất với con cái là con ngoan ngoãn và trưởng thành cũng vì thế nếu con không ngoan thì thà rằng không có con còn hơn là thấy con bội bạc với Mẹ.Lớn lên trong 1 gia đình dường như mỗi chúng ta đều gắn bó yêu thương anh chị em ruột thịt. Tình cảm đó tự nhiên diễn ra hàng ngày nhu chẳng có gì để bàn thêm. Không thấy thì hỏi nhau, có trò chơi, đồ ăn ngon thì rủ nhau cùng chơi, cùng ăn. Đọc truyện " Cuộc chia tay của những con búp bê " tôi hiểu được trong những cảnh ngộ đặc biệt nhất là khi cha mẹ chia tay, gia đình tan vỡ thì chỗ dựa lớn nhất để ta chia sẻ nỗi đau chính là anh chị em ruột thịt. Vì thế hơn lúc nào hết tôi cảm thấy cần phải hiểu, cảm thông chia sẻ và thậm chí khi cần có thể hi sinh cho nhau.Tình yêu đất nước cũng là 1 thứ tình cảm thường nhật trong mỗi người. Ai sinh ra cũng gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thế nhưng khi đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân ta" tôi mới cảm thấy tự hào về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã trở thành 1 truyền thống cũng cỏ nghĩa là đã trải qua và được chứng minh qua thời gian, tôi cũng hiểu để có truyền thống đó nhân dân ta đã phải xây dựng và vun đắp bao đời.Một dẫn chứng khác đó là truyễn thuyết " Con Rồng Cháu Tiên ". Ai cũng biết mình là dòng giống Lạc Hồng nhưng truyện thuyết đó còn đem đến cho ta niềm tự hào không phải chỉ về Cha Rồng Mẹ Tiên mà còn tự hào về anh em chúng ta " Khi sinh ra đều đẹp đẽ hồng hào khỏe mạnh" và hơn thế nữa câu chuyện nhắc nhở chúng ta biết yêu thương đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng đất nước bởi vì "Chúng ta là anh em ruột thịt"Văn chương tác động đến người đọc, đến thế giới tình cảm con người 1 cách tự nhiên. Văn chương làm tâm hồn người đọc thêm giàu có và phong phú giúp con người sống đẹp hơn, cao thượng hơn giàu lòng vị tha hơn. Và văn chương thực sự làm cuộc đời đẹp hơn.

Bình luận (0)
Mii chan
Xem chi tiết
Minh Nhân
24 tháng 3 2021 lúc 19:47

Em tham khảo nhé !

Từ xa xưa, con người đã biết phản ánh tâm tư, tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những tấm tre, mảnh giấy. Văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích” lại gần nhau hơn. Văn học giúp con người sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, biết sống bằng sự chia sẻ, cảm thông. Vì thế, ngay từ khi sinh ra, khi được truyền hơi thở ấm áp của bà, của mẹ qua những câu hát ru thì ta đã cảm nhận được rằng: Văn học luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người và người”.
Văn học là một bộ môn Nghệ thuận quan trọng trong cuộc sống tinh thần mỗi con người. Là công cụ để bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng ngôn ngữ, giúp con người thể hiện rõ từng khung bậc cảm xúc của mình. Những tác phẩm văn học được làm nên từ chất liệu cuộc sống, thể hiện rõ tình cảm của cuộc sống hiện thực. Vì thế, văn học còn là chiếc chìa khóa vàng mở ra lâu đài nhân ái và tình thương, hướng chúng ta đến chân - thiện - mĩ”. Tình yêu thương con người làm nên sự hấp dẫn của văn chương, ngược lại, văn chương có nhiệm vụ bồi đắp tình yêu thương giữa người với người.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú đến con người. Còn loại không đáng thờ chỉ chuyên chú ở văn chương”. Thật vậy, văn học là nhân học” (Maksim Gorky), nó dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con người, làm thay đổi cả một thế giới giả dối và tàn ác, ca ngợi sự công bình, làm người gần người hơn” (Thạch Lam). Tóm lại, nó biểu hiện cho tất cả những gì gọi là tình cảm nhân loại, sự xót xa, đồng cảm hay lòng nhân ái, mang cái dư vị của cuộc sống thực tại.
Trong văn học chân chính - thứ được gọi là loại văn chương đáng thờ” kia được chia ra làm nhiều cung bậc cảm xúc. Nó bộc lộ sự thương cảm xót xa, sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh, vẻ đẹp nhân cách con người, ... Nhưng nổi bật trong đó vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm ; tình yêu thiên nhận, quê hương, đất nước hay sự đồng cảm, xót xa trước mảnh đời đau xót.
Tiên phong đi đầu vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm. Tình mẫu tử, phụ tử là cao quý hơn cả. Ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh người mẹ nhân hậu, âu yếm đưa con đến trường qua tác phẩm Tôi đi học” (Thanh Tịnh), đã cho ta thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình yêu thương con hết mực của người mẹ. Và rồi hình ảnh cậu bé Hồng trong hồi kí Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng” thì sao? Hoàn cảnh đáng thương của gia đình bé Hồng những xen lẫn vào đó là niềm khao khát cháy bỏng, dữ dội. Dường như, thứ tình cảm cao quý ấy cứ gắn chặt” với nhau, như thứ keo rắn chắc, không thế nào gỡ bỏ được. Cũng gần như vậy, tình phụ tử thiêng liêng của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng được thể hiện rõ. Nam Cao đã nhìn thấu rõ trái tim nồng ấm mà lão Hạc dành tặng cho con, hi sinh vì con để giữ đạo làm cha. Hay tình cảm vợ chồng chị Dậu thì sao? Chị luôn ân cần, chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng trước bọn quan lại gian trá. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đã được thể hiện qua ngòi bút của Ngô Tất Tố. Tóm lại, văn học đã làm nên một thứ tình cảm thiêng liêng qua nét vẽ tài tình của các nhà văn. Nó đã làm sáng tỏ thế nào là thứ khí giới thang tao” của văn chương. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ về tình cảm gia đình rất hay đã phần nào khẳng định được điều đó:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Hay:
Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữ những con người không có máu mủ, những văn học vẫn đề cập đến, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong xã hội. Và trong văn học truyền miệng đã có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Dân gian đã đề cao con người, mượn đề tài bầu - bí” để nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ trong xã hội. Cũng như bà lão hàng xóm cạnh gia đình chị Dậu, đã ái ngại” mạng bát gạo sang giúp đỡ gia đình chị trong hoàn cảnh khó khăn. Hay nhân vật ông Giáo - hàng xóm lão Hạc - là tầng lớp tri thức nghèo nhưng lại mang một trái tim đồng cảm vô bờ bến. Chính ông Giáo đã xoa dịu nỗi đau của Lão Hạc, giúp đỡ về mặt tinh thần trong mọi hoàn cảnh. Và chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài, cụ Bơ-men ( Chiếc là cuối cùng” - O’Hen ri) đã cứu Giôn-xi từ cõi chết trở về. Đâu chỉ có văn học Việt Nam mà toán thế giới hay nói cách khác, mọi nơi, mọi thời điểm, nơi nào có văn học là có tình thương, thắp sáng trong bóng tối, sưởi ấm trong lạnh giá. Và đó chính là phương châm tồn tại mãi mãi của văn học chân chính.
Văn học không chỉ ca ngợi tình thương sâu đậm trong lòng mỗi người, không chỉ khêu gợi tình cảm thực tại mà còn khích lệ tình cảm tiềm tàng ẩn chưa trong mỗi con người, phê phán những tấm lòng vô cảm rồi chính cái vô cảm đó sẽ phần nào biểu lộ ra thứ tình cảm chân chính:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
( Nước Đại Việt Ta” - Nguyễn Trãi)
Bên cạnh những thứ tình cảm khích lệ về mặt tinh thần đó thì tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm chân chính thể hiện bằng hành động thực tế. Lòng yêu quê hương, đất nước đã thể hiện sâu sắc qua Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn). Ông đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình đồng thời khích lệ tướng sĩ tấm lòng yêu nước mà bản thân họ đã có sẵn”. Cũng vậy, Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi) là bước nhảy vọt thời gian” khẳng định những yếu tố độc lập đề cao sức mạnh dân tộc, đề cao, ca ngợi đi đôi với lên án, phê phán. Đó là những bằng chứng phê phán hành động sai trái nhưng trong Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) lại phê phán chính trái tim được coi là nồng ấm: của con người. Nhà văn An-đéc-xen đã lên án gay gắt thái độ sống thờ ơ của những con người trong cùng một xã hội. Phải chăng, sau cái chết của em bé bán diêm, những người dân nơi đây lại có cách nhìn khác về bản thân. Tóm lại, văn chương ra đời không chỉ có vậy àm còn với mục đích khơi gợi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao), thắp sáng lên tia sáng hi vọng, sưởi ấm trái tim băng giá của những con người chưa biết vẻ đẹp nhân cách tâm hồn tiềm tàng của mình.
Văn học trau dồi tình yêu con người, gợi cho con người cảm xúc. Cảm xúc con người như viên kim cương” thô thiển nhưng được mài giũa, viên kim cương thô thiển ấy sẽ trở thành dá quý đắt giá”. Cũng như trái tim con người vậy, hãy tự biết tan chảy” lớp băng lạng giá kia để trở thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ. Như văn hào M.Gorki đã nói: Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Thật vậy, quả là loại văn chương đáng thờ”, đáng trưng bày” cho cả nhân loại chiêm ngưỡng.
Qua những tác phẩm văn học trên, ta mới cỏm nhận được rằng, văn học luôn luôn cả ngợi những tình yêu thương cao cả, làm người gần người hơn. Chúng hòa quện vào nhau tạo nện một bức tranh tươi sáng, giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện như mục đích của văn học: luôn hướng con người tới chân - thiện - mĩ”. Và đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”.

Bình luận (0)
Trần Mạnh
24 tháng 3 2021 lúc 19:47

TK:

Từ xa xưa, con người đã biết phản ánh tâm tư, tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những tấm tre, mảnh giấy. Văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích” lại gần nhau hơn. Văn học giúp con người sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, biết sống bằng sự chia sẻ, cảm thông. Vì thế, ngay từ khi sinh ra, khi được truyền hơi thở ấm áp của bà, của mẹ qua những câu hát ru thì ta đã cảm nhận được rằng: Văn học luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người và người”.
Văn học là một bộ môn Nghệ thuận quan trọng trong cuộc sống tinh thần mỗi con người. Là công cụ để bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng ngôn ngữ, giúp con người thể hiện rõ từng khung bậc cảm xúc của mình. Những tác phẩm văn học được làm nên từ chất liệu cuộc sống, thể hiện rõ tình cảm của cuộc sống hiện thực. Vì thế, văn học còn là chiếc chìa khóa vàng mở ra lâu đài nhân ái và tình thương, hướng chúng ta đến chân - thiện - mĩ”. Tình yêu thương con người làm nên sự hấp dẫn của văn chương, ngược lại, văn chương có nhiệm vụ bồi đắp tình yêu thương giữa người với người.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú đến con người. Còn loại không đáng thờ chỉ chuyên chú ở văn chương”. Thật vậy, văn học là nhân học” (Maksim Gorky), nó dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con người, làm thay đổi cả một thế giới giả dối và tàn ác, ca ngợi sự công bình, làm người gần người hơn” (Thạch Lam). Tóm lại, nó biểu hiện cho tất cả những gì gọi là tình cảm nhân loại, sự xót xa, đồng cảm hay lòng nhân ái, mang cái dư vị của cuộc sống thực tại.
Trong văn học chân chính - thứ được gọi là loại văn chương đáng thờ” kia được chia ra làm nhiều cung bậc cảm xúc. Nó bộc lộ sự thương cảm xót xa, sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh, vẻ đẹp nhân cách con người, ... Nhưng nổi bật trong đó vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm ; tình yêu thiên nhận, quê hương, đất nước hay sự đồng cảm, xót xa trước mảnh đời đau xót.
Tiên phong đi đầu vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm. Tình mẫu tử, phụ tử là cao quý hơn cả. Ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh người mẹ nhân hậu, âu yếm đưa con đến trường qua tác phẩm Tôi đi học” (Thanh Tịnh), đã cho ta thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình yêu thương con hết mực của người mẹ. Và rồi hình ảnh cậu bé Hồng trong hồi kí Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng” thì sao? Hoàn cảnh đáng thương của gia đình bé Hồng những xen lẫn vào đó là niềm khao khát cháy bỏng, dữ dội. Dường như, thứ tình cảm cao quý ấy cứ gắn chặt” với nhau, như thứ keo rắn chắc, không thế nào gỡ bỏ được. Cũng gần như vậy, tình phụ tử thiêng liêng của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng được thể hiện rõ. Nam Cao đã nhìn thấu rõ trái tim nồng ấm mà lão Hạc dành tặng cho con, hi sinh vì con để giữ đạo làm cha. Hay tình cảm vợ chồng chị Dậu thì sao? Chị luôn ân cần, chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng trước bọn quan lại gian trá. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đã được thể hiện qua ngòi bút của Ngô Tất Tố. Tóm lại, văn học đã làm nên một thứ tình cảm thiêng liêng qua nét vẽ tài tình của các nhà văn. Nó đã làm sáng tỏ thế nào là thứ khí giới thang tao” của văn chương. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ về tình cảm gia đình rất hay đã phần nào khẳng định được điều đó:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Hay:
Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữ những con người không có máu mủ, những văn học vẫn đề cập đến, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong xã hội. Và trong văn học truyền miệng đã có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Dân gian đã đề cao con người, mượn đề tài bầu - bí” để nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ trong xã hội. Cũng như bà lão hàng xóm cạnh gia đình chị Dậu, đã ái ngại” mạng bát gạo sang giúp đỡ gia đình chị trong hoàn cảnh khó khăn. Hay nhân vật ông Giáo - hàng xóm lão Hạc - là tầng lớp tri thức nghèo nhưng lại mang một trái tim đồng cảm vô bờ bến. Chính ông Giáo đã xoa dịu nỗi đau của Lão Hạc, giúp đỡ về mặt tinh thần trong mọi hoàn cảnh. Và chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài, cụ Bơ-men ( Chiếc là cuối cùng” - O’Hen ri) đã cứu Giôn-xi từ cõi chết trở về. Đâu chỉ có văn học Việt Nam mà toán thế giới hay nói cách khác, mọi nơi, mọi thời điểm, nơi nào có văn học là có tình thương, thắp sáng trong bóng tối, sưởi ấm trong lạnh giá. Và đó chính là phương châm tồn tại mãi mãi của văn học chân chính.
Văn học không chỉ ca ngợi tình thương sâu đậm trong lòng mỗi người, không chỉ khêu gợi tình cảm thực tại mà còn khích lệ tình cảm tiềm tàng ẩn chưa trong mỗi con người, phê phán những tấm lòng vô cảm rồi chính cái vô cảm đó sẽ phần nào biểu lộ ra thứ tình cảm chân chính:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
( Nước Đại Việt Ta” - Nguyễn Trãi)
Bên cạnh những thứ tình cảm khích lệ về mặt tinh thần đó thì tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm chân chính thể hiện bằng hành động thực tế. Lòng yêu quê hương, đất nước đã thể hiện sâu sắc qua Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn). Ông đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình đồng thời khích lệ tướng sĩ tấm lòng yêu nước mà bản thân họ đã có sẵn”. Cũng vậy, Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi) là bước nhảy vọt thời gian” khẳng định những yếu tố độc lập đề cao sức mạnh dân tộc, đề cao, ca ngợi đi đôi với lên án, phê phán. Đó là những bằng chứng phê phán hành động sai trái nhưng trong Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) lại phê phán chính trái tim được coi là nồng ấm: của con người. Nhà văn An-đéc-xen đã lên án gay gắt thái độ sống thờ ơ của những con người trong cùng một xã hội. Phải chăng, sau cái chết của em bé bán diêm, những người dân nơi đây lại có cách nhìn khác về bản thân. Tóm lại, văn chương ra đời không chỉ có vậy àm còn với mục đích khơi gợi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao), thắp sáng lên tia sáng hi vọng, sưởi ấm trái tim băng giá của những con người chưa biết vẻ đẹp nhân cách tâm hồn tiềm tàng của mình.
Văn học trau dồi tình yêu con người, gợi cho con người cảm xúc. Cảm xúc con người như viên kim cương” thô thiển nhưng được mài giũa, viên kim cương thô thiển ấy sẽ trở thành dá quý đắt giá”. Cũng như trái tim con người vậy, hãy tự biết tan chảy” lớp băng lạng giá kia để trở thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ. Như văn hào M.Gorki đã nói: Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Thật vậy, quả là loại văn chương đáng thờ”, đáng trưng bày” cho cả nhân loại chiêm ngưỡng.

Qua những tác phẩm văn học trên, ta mới cỏm nhận được rằng, văn học luôn luôn cả ngợi những tình yêu thương cao cả, làm người gần người hơn. Chúng hòa quện vào nhau tạo nện một bức tranh tươi sáng, giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện như mục đích của văn học: luôn hướng con người tới chân - thiện - mĩ”. Và đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”.

Bình luận (0)
Chicken Dinner
Xem chi tiết
Chicken Dinner
24 tháng 4 2019 lúc 21:32

Nhớ đọc kĩ các điều kiện mìk đặt ra, tránh bị lạc đề mà không được điểm.  Các bạn chép văn mẫu cũng dc nhưng dung lượng phải dc đáp ứng: ko quá 1 mặt giấy thi 

Bình luận (0)