Soạn văn lớp 9

Hỏi đáp

Hướng dẫn soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà Hướng dẫn soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - G. G. Mác-két Hướng dẫn soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Hướng dẫn soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - trích Hướng dẫn soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa - trích Hướng dẫn soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (trích) - Ngô gia văn phái Hướng dẫn soạn bài Truyện Kiều - Nguyễn Du Hướng dẫn soạn bài Chị em Thúy Kiều - trích Hướng dẫn soạn bài Cảnh ngày xuân - trích Hướng dẫn soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích - trích Hướng dẫn soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều - trích Hướng dẫn soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán - trích Hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - trích Hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn - trích Hướng dẫn soạn bài Đồng chí - Chính Hữu Hướng dẫn soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật Hướng dẫn soạn bài Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận Hướng dẫn soạn bài Bếp lửa - Bằng Việt Hướng dẫn soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm Hướng dẫn soạn bài Ánh Trăng - Nguyễn Duy Hướng dẫn soạn bài Làng - Kim Lân Hướng dẫn soạn bài Lặng Lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long Hướng dẫn soạn bài Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng Hướng dẫn soạn bài Cố hương - Lỗ Tấn Hướng dẫn soạn bài Những đứa trẻ - trích Hướng dẫn soạn bài Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm Hướng dẫn soạn bài Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi Hướng dẫn soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan Hướng dẫn soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La – Phông – Ten –( H.Ten) Hướng dẫn soạn bài Con cò - Chế Lan Viên Hướng dẫn soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải Hướng dẫn soạn bài Viếng lăng Bác - Viễn Phương Hướng dẫn soạn bài Sang thu - Hữu Thỉnh Hướng dẫn soạn bài Nói với con - Y Phương Hướng dẫn soạn bài Mây và sóng - Tago Hướng dẫn soạn bài Bến quê - Nguyễn Minh Châu Hướng dẫn soạn bài Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê Hướng dẫn soạn bài Bố của Xi-mông - Mô-pát-xăng Hướng dẫn soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - trích Hướng dẫn soạn bài Con chó Bấc - Giắc Lân-đơn Hướng dẫn soạn bài Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng Hướng dẫn soạn bài Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ
lai thi ngoc mai
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Duy
25 tháng 8 2016 lúc 15:58

Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản ''Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ''

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà trình độ khoa học kỹ thuật đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc: những thành tựu của ngày hôm nay, rất có thể chỉ ngày mai đã thành lạc hậu. Đã từng có những ý kiến bi quan cho rằng: trong khi của cải xã hội tăng theo cấp số cộng thì dân số trái đất lại tăng theo cấp số nhân, con người sẽ ngày càng đói khổ. Tuy nhiên, nhờ có sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, của cải xã hội ngày càng dồi dào hơn, số người đói nghèo ngày càng giảm đi... 
Đó là những yếu tố tích cực trong sự phát triển của khoa học mà phần lớn chúng ta đều nhận thấy. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển đó thì hầu như rất ít người có thể nhận thức được. Bài viết của nhà văn Gác-xi-a Mác-két đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh nhân loại trước nguy cơ đang hiện hữu của một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc có khả năng huỷ diệt toàn bộ sự sống trên hành tinh xanh mà phương tiện của cuộc chiến tranh ấy ( mỉa mai thay ( lại là hệ quả của sự phát triển khoa học như vũ bão kia.
Vấn đề được khơi gợi hết sức ấn tượng: "Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8 - 8 - 1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái Đất". 
Sức tác động của đoạn văn này chủ yếu bởi những con số thống kê cụ thể: 50.000 đầu đạn hạt nhân; 4 tấn thuốc nổ; không phải một lần mà là mười hai lần... Thông điệp về nguy cơ huỷ diệt sự sống được truyền tải với một khả năng tác động mạnh mẽ vào tư duy bạn đọc. Không chỉ có thế, trong những câu văn tiếp theo, tác giả còn mở rộng phạm vi ra toàn hệ Mặt Trời, dẫn cả điển tích trong thần thoại Hi Lạp nhằm làm tăng sức thuyết phục.
Trong phần tiếp theo, tác giả đưa ra hàng loạt so sánh nhằm thể hiện sự bất hợp lí trong xu hướng phát triển của khoa học hiện đại: tỉ lệ phục vụ cho việc nâng cao đời sống nhân loại quá thấp trong khi tỉ lệ phục vụ cho chiến tranh lại quá cao. Vẫn là những con số thống kê đầy sức nặng:
( 100 tỉ đô la cho trẻ em nghèo khổ tương đương với 100 máy bay ném bom chiến)

Nguyen Thi Mai
25 tháng 8 2016 lúc 15:59

    "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" mang ý nghĩa như một bức thông điệp của Mác-két. người Cô-lôm-bi-a, nhà hoạt động xã hội lỗi lạc, nhà văn được giải thưởng Nô-ben vãn học năm 1982, gửi cho các dân tộc trên hành tinh chúng ta.

Để làm sáng tỏ luận đề "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", Mác-két đã đưa ra 3 luận điểm đầy sức thuyết phục: một là nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; hai là, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém; ba là, lời kêu gọi chống nguy cơ hạt nhân, đấu tranh cho hòa bình.

Nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; cái nguy cơ ghê gớm đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-nô-clét". Với hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân bố trí khắp hành tinh, mỗi con người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Với số vũ khí hạt nhân ấy có thế hủy diệt 12 lần mọi dấu vết sự sống trên trái đất; có thể tiêu diệt rất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa.. "Mác-két ghê tởm lên án nguy cơ hạt nhân là dịch hạch hạt nhân" vì cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết"...

Những con số mà Mác-két đưa ra đã nâng cao nhận thức cho mọi người vẻ nguy cơ chiến tranh hạt nhân, và sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.

Tiếp theo, Mác-két đã chỉ ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là vô cùng tốn kém. Đây là những số liệu cụ thể mà tác giả đã đưa ra:

Chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu là 100 tỉ đô-la. Số tiền ấy có thể cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới.

Giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em ờ châu Phi.

Số lượng ca-lo trung bình cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng tốn kém không bằng 149 tên lửa MX. Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền mua nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm tới.

Chỉ cần 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.

Nhà văn được giải thưởng Nô-ben đã nghiêm khắc cảnh cáo: “Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí", - lí trí con người, cả lí trí tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất phải trải qua 380 triệu năm thì con bướm mới biết bay; rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở; trải qua 4 kỉ địa chất (trên dưới 40 triệu năm), con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Nhưng chỉ cần "bấm nút một cái" là sẽ "đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triện năm, trở lại điếm xuất phát của nó", nghĩa là Trái Đất bị hủy diệt hoàn toàn.

Nghệ thuật lập luận của Mác-két rất sắc bén. Những con số về tiền bạc mà ông nêu lên đã cho thấy ngân sách quân sự, chi phí chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém! Tác giả sử dụng lối biện luận tương phản về thời gian: quá trình hình thành sự sống và văn minh nhân loại phải trải qua hàng triệu triệu năm, còn sự hủy diệt Trái Đất chỉ diễn ra trong nháy mắt, "chỉ cần bấm nút một cái" thì tất cả sẽ trở thành tro bụi - ông đã chi cho mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thấy rõ hiếm họa vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang hạt nhân khủng khiếp như thế nào!

Luận điểm thứ 3 là lời kêu gọi của Mác-két.

Ông kêu gọi mọi người "chống lại việc đó" - cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân; hãy "tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hòi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng".

Ông đề nghị "mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân" để cho nhân loại tương lai biết rằng "sự sống đã từng tồn tại"..., để nhân loại tương lai "biết đến" những thủ phạm đã "gây ra những lo sợ, đau khổ" cho hàng tỉ con người, để "biết đến" tên những kẻ "giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn"...

Mác-két đã có một cách nói đặc sắc, độc đáo lên án những kẻ hiếu chiến đã và đang gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe dọa cuộc sống hòa bình yên vui của các dân tộc và nhân loại.

Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác-két. Ông đã sáng suốt và tỉnh táo chỉ cho nhân loại thấy rõ nguy cơ hạt nhân là một hiểm họa đáng sợ- "dịch hạch hạt nhân". Tâm hồn của ông cháy bỏng một niềm khao khát hòa bình cho nhân loại.

Mác-két đã có một lối nói, lối viết rất độc đáo. Những số liệu của ông nêu ra có một sức thuyết phục to lớn, làm cho mọi người, mọi dân tộc nhận thức một cách sâu sắc về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình là sự sống còn của nhân loại.

Nguyễn Anh Duy
25 tháng 8 2016 lúc 16:01

Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản ''Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ''

Qua văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" em cảm nhận được cái tác hại khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân. Em vô cùng căm ghét những kẻ thù hiếu chiến, vì mục đích cá nhân mà đã gây ra cái đau khổ cho con người và đã phá huỷ cái thành quả của nhân loại đã hằng ngày xấy dựng nên. Bởi chiến trang hạt nhân là 1 mỗi hiếm hoạ đe doạ loài người và Trái Đất nhưng đồng thời ta cũng trân trọng cảm ơn nhà văn mac két về cái tham luận đầy tính nhân văn này. Mặc dù ông đã chỉ ra cái tội ác của chiến tranh hạt nhân để mọi người thấy đc mà cùng nhau đoàn kết ngăn chặn nó . Ông còn đem đến cho mọi người 1 cái niềm tin vào sự phát triển của khoa học hiện đại nhưng fải mang tính nhân văn , fải giúp cho con người cải thiện đời sống tốt hơn . Và nếu như tất cả chúng ta có 1 tình cảm yêu chuộng hoà bình thì chúng ta vẫn có thể đẩy lùi và ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.

lai thi ngoc mai
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Duy
25 tháng 8 2016 lúc 16:13

Điểm tựa của em trong cuộc sống là gì?

Điểm tựa có thể là mẹ, bất cứ khi nào chúng ta còn có mẹ

là cha, khi chúng ta cần nhiều hơn sự vỗ về của mẹ - những lời khuyên

là người bạn đời cùng ta chia sẻ mọi lo toan và hạnh phúc

là con cái khi chúng ta về già

là một niềm tin vào siêu nhiên khi chúng ta không thể tin vào cái gì nữa

là một kỷ niệm mà khi nhớ lại, chúng ta bất giác mỉm cười

là một niềm vui trong công việc, là những bước chân lang thang trong khu mua sắm, là ước muốn về một cái túi đẹp hay một thỏi son thơm…

Mỗi người sẽ có những điểm tựa khác nhau. Điểm tựa có thể là bất cứ thứ gì dù vô hình hay hữu hình, ở bất cứ thời gian nào của quá khứ, hiện tại hay tương lai, trong bất cứ bối cảnh nào, miễn là nó giúp chúng ta có thể dựa vào (một phút hay nhiều năm dài) để không gục ngã, để được bình yên, để vui vẻ, yêu đời hơn, để thấy phần đời có ý nghĩa hơn vẫn luôn luôn chờ ta ở phía trước.

Bạch Dương Đáng Yêu
25 tháng 8 2016 lúc 16:11

cha mẹ

Natsune Kyumin
Xem chi tiết
Natsune Kyumin
Xem chi tiết
Natsune Kyumin
Xem chi tiết
Natsune Kyumin
Xem chi tiết
Natsune Kyumin
Xem chi tiết
Natsune Kyumin
Xem chi tiết
oOo_tẤt cẢ đà Là QuÁ KhỨ...
7 tháng 9 2016 lúc 14:31

 

 

Em hiểu như thế nào là phong cách Hồ Chí Minh vừa kết hợp giữa văn hóa phương đông và phương tây truyền thống và hiện đại?

  - Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ nằm bên cạch chiếc ao làm cung điện của mình, chiếc nhà sàn "chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khác, họ bộ chính trị, đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ"

- Trang phục hết sức giản dị: bộ đồ bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.

- Ăn uống rất đạm bạc: cá khó, rau luộc, dưa gém, cà muối,...

(hk pít đúq hay sai nữa)

 

 

 

Natsune Kyumin
Xem chi tiết
Thiên Thiên
7 tháng 9 2016 lúc 18:46

Bác đã đi nhiều nơi, làm nhiều nghề , tiếp xúc với văn hóa nhiều nước. nhưng bên cạnh đó, Bác không bao giờ quên đi cái gốc Việt Nam, quên đi cái bản sắc của dân tộc. Điều đó được thể hiện qua trang phục, nơi ở, thức ăn và việc làm thường ngày của Bác. Đó chính là văn hóa phương Đông truyền thống.

Bác học nhiều tiếp thu nhiều những cái mới của phương Tây, những tư tưởng rất tiến bộ. Đó chính là nét phương Tây, hiện đại ở Bác

Nguyễn Hải Yến
Xem chi tiết
Đạt Trần
27 tháng 8 2017 lúc 19:27

I. Mở bài

- Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO).

II.Thân bài

1. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em

a. Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực... của thế hệ trẻ. Trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.

b. Qua vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể nhận ra được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội.

2. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay.

a. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng:

- Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.

- Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.

b. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam lả nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyêt định Chương trình hành động vì sự sổng còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

c. Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học... để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa...

3. Suy nghĩ của em về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, các chính quyền địa phương đối với vấn đề quyền lợi của trẻ em:

(Gợi ý: Em có vui và hoan nghênh những cố gắng của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Việt Nam... về vấn đề này hay không? Vì sao? ý kiến đề xuất của em, nếu có, để Chính phủ, chính quyền địa phương nơi em sinh sống thực thi tốt hơn việc bảo đảm quyền lợi cho trẻ em?)

III. Kết bài

- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được cộng đồng quốc tế nói chung, Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội Việt Nam nói riêng ý thức đầy đủ và có kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực.

- Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc ấy, mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện để cỏ thể gánh vác trọng trách là người chủ tương lai của nước nhà sau này.