Nguyên tử R nặng 4,482.10-23
a) Xác định tên và kí hiệu của nguyên tử R.
b) Nguyên tử R có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Tìm số hạt mỗi loại.
c) Tính phần trăm của hạt không mang điện.
1:Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử nguyên tố X là 36.Trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.Xác định số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử X?
2:Tổng số hạt trong nguyên tử là Y là 54 hạt,trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.
a)Xác định các loại hạt trong Y b)Xác định đơn vị điện tích hạt nhân của Y c)Viết kí hiệu nguyên tử Y
3:Nguyên tử R có tổng số hạt là 115.Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25.Xác định nguyên tử R từ đó suy ra STT của R?
-Mình cần rất gấp,các bạn giúp mình với!-
1. Ta có tổng số hạt cơ bản của nguyên tố X là 36 , suy ra
p + e + n = 36 => 2p + n = 36
Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện : 2p = 2n => p = n
Vậy : 3p = 36 => p = 12 => số p = số e = số z = 12
Số khối : A = p + n = 12 + 12 = 24
2.
a, Ta có tổng số hạt cơ bản là 54 hạt.
=> p+e+n=54 => 2p+n=54(1)
Vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14
=> 2p-n=14(2)
Từ (1) và (2) ta có hệ pt:
2p-n=14
2p+n=54
<=> p=17
n=20
Vậy e=17, p=17, n=20
b, số hiệu nguyên tử Z=17
c, kí hiệu: Cl
3.
Ntử R có tổng số hạt cơ bản là 115
=> p+e+n=115
=>2p+n=115(1)
Vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25
=> 2p-n=25(2)
Từ (1)&(2) => ta có hệ phương trình
=>2p+n=115
2p-n=25
<=>p=35
n=45
=> e=35, p=35, n=45
=> R là Br
STT của Br là 35
1 nguyên tử R có tổng số trong p,n, là 115 số hạt mang điện tích lớn hơn số hạt không mang điện tích là 25 hạt a, Hãy xác định số p,n,e trong nguyên tử R b, Hãy ghi tên ,kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tử R
a)
\(\left\{{}\begin{matrix}2P+N=115\\2P-N=25\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}P=E=Z=35\\N=45\end{matrix}\right.\)
=> Nguyên tử R có 35p. 35e, 45n
b) Tên: Brom (KHHH: Br)
NTK=A=N+P=45+35=80(đ.v.C)
Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt các loại là 60 hạt. Trong hạt nhân của nguyên tử đó, số hạt mang điện dương bằng số hạt không mang điện.
a.Tính số hạt mỗi loại và viết kí hiệu nguyên tử R?
b. Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn, giải thích?
c. Viết cấu hình e của ion tạo bởi R, giải thích?
d.Đốt cháy hết m(g) R trong 4,48 lít khí oxi (đktc). Tính m?
a) Có \(\left\{{}\begin{matrix}p+n+e=2p+n=60\\p=n\end{matrix}\right.=>\left\{{}\begin{matrix}p=e=20\\n=20\end{matrix}\right.\)
=> R là Ca
b)
Cấu hình của Ca: 1s22s22p63s23p64s2
Có 20e => Ca nằm ở ô thứ 20
Có 4 lớp e => Ca thuộc chu kì 4
Có 2e lớp ngoài cùng => Ca thuộc nhóm IIA
c)
Nguyên tử Ca nhường 2e để đạt đến cấu hình bền của khí hiếm, tạo ra ion Ca2+
Cấu hình ion Ca2+ : 1s22s22p63s23p6
d) \(n_{O_2}=\dfrac{4,48}{22,4}=0,2\left(mol\right)\)
PTHH: 2Ca + O2 --to--> 2CaO
_____0,4<--0,2
=> mCaO = 0,4.40 = 16 (g)
Câu 2: Tổng hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của nguyên tố R là 40.
a) Xác định số hiệu nguyên tử và số khối của R? Biết trong nguyên tử R số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó. Biểu diễn sự phân bố các electron trên các obitan của R?
Bài 4: Một nguyên tử R có tổng số hạt p, n, e là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định điện tích hạt nhân của R . viết kí hiệu nguyê tử của R ?
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=115\\p=e\\p+e-n=25\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2n=90\\p=e\\p+e+n=115\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}n=45\\p=e=35\end{matrix}\right.\)
\(KHNT:^{80}_{35}Br\)
\(\left\{{}\begin{matrix}2p+n=115\\2p-n=25\end{matrix}\right.\)\(\left\{{}\begin{matrix}P=E=Z=35\\N=45\end{matrix}\right.\)
=> Nguyên tử R có 35p. 35e, 45n
b) Tên: Brom (KHHH: Br)
NTK=A=N+P=45+35=80(đ.v.C)
Bài 4: Xác định số proton, nơtron, electron và viết kí hiệu nguyên tử của: a)Tổng số hạt trong nguyên tử Y là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. b)Nguyên tử R’ có tổng số hạt cơ bản là 95, tỉ số hạt trong nhân và vỏ nguyên tử là 13/6. c)Nguyên tử X có tổng số hạt trong nhân là 80, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 10. d)Tổng số hạt trong nguyên tử X là 52 trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 1.
a) Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=155\\p=e\\p+e-n=33\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=47\\n=61\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow A=p+n=47+61=108\left(u\right)\)
\(KHNT:^{108}_{47}Ag\)
b)
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=95\\p=e\\\dfrac{p+n}{e}=\dfrac{13}{6}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=30\\n=35\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow A=p+n=30+35=65\left(u\right)\)
\(KHNT:^{65}_{30}Zn\)
c)
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+n=80\\p=e\\n-p=10\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=35\\n=45\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow A=p+n=35+45=80\left(u\right)\)
\(KHNT:^{80}_{35}Br\)
d)
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=52\\p=e\\n-e=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=17\\n=18\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow A=p+n=17+18=35\left(u\right)\)
\(KHNT:^{35}_{17}Cl\)
Bài 4: Xác định số proton, nơtron, electron và viết kí hiệu nguyên tử của: a)Tổng số hạt trong nguyên tử Y là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. b)Nguyên tử R’ có tổng số hạt cơ bản là 95, tỉ số hạt trong nhân và vỏ nguyên tử là 13/6. c)Nguyên tử X có tổng số hạt trong nhân là 80, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 10. d)Tổng số hạt trong nguyên tử X là 52 trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 1.
Nguyên tử R có tổng số hạt là 115,số hạt mang hạt nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 .Xác định số e, số p, số n,số đơn vị điện tích hạt Nhân và viết kí hiệu nguyên tử R.
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=115\\p=e\\p+e-n=25\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2n=90\\p=e\\p+e+n=115\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}n=45\\p=e=35\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow Z=p=e=35\Rightarrow A=z+n=35+45=80\left(u\right)\)
\(KHNT:^{80}_{35}Br\)
5. Tổng số hạt p,n,e trong hai nguyên tử kim loại A, B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tố A là 12. Xác định tên và kí hiệu hóa học của hai kim loại A, B.
ta có 2(ZA +ZB ) +NA +NB =142 (1)
2(ZA +ZB ) -(NA -NB ) =42 (2)
từ (1),(2)=> ZA +ZB =46
mặt khác ta có ZA -ZB =12
=> ZA= 29 (Cu)
ZB=17(Cl)