Những câu hỏi liên quan
Shiratori Hime
Xem chi tiết
OH-YEAH^^
19 tháng 9 2021 lúc 8:47

Người mẹ trong văn bản Cổng trường mở ra có tâm hồn nhạy cảm, hết lòng thương yêu con, muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho đứa con thân yêu của mình và người mẹ ấy không chỉ rất thương yêu con mà còn hiểu rẩt rõ vai trò của giáo dục có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc đời mỗi con người.

 

Bình luận (3)
Xem chi tiết
Sad boy
3 tháng 8 2021 lúc 11:02

qua bức thư ,người cha giáo dục con trên những phương diện nào ?

=> Qua bức thư ,người cha giáo dục con trên những phương diện như :

+ Cho người con hiểu về biết được lỗi lầm của mình 

+ Cho người con thấy vai trò của người mẹ và những gì người mẹ đã làm cho người con 

+ Khuyên người con từ giờ không được tái phạm hay làm mẹ buồn lòng nữa . 

em có nhận xét gì về cách giáo dục ?

=> theo em cách giáo dục của người cha tuy rất nhẹ nhàng nhưng những lời trong thư của ng cha lại rất nghiêm khác  , đó là cách dạy con nhẹ nhàng nhưng  lại giúp cho con hiểu được hết những điều mình muốn nói và truyền đạt . 

Bình luận (0)
Quang Trần Văn
Xem chi tiết
Tử-Thần /
15 tháng 10 2021 lúc 19:40

Tham khảo:

-ptbđ:Thư từ,biểu cảm.

văn bản mẹ tôi "trước mặt cô giáo...đáp lại cái hôn của con được" hãy cho biết phương thức biểu đạt của đoạn văn và cho biết cách giáo dục của người cha

Bình luận (0)
Lan Trần
Xem chi tiết
😀😀😀  Ý kiến j ak 😀😀...
15 tháng 9 2019 lúc 21:10

Qua bức thư của người bố gửi cho cậu con trai En-ri-co, chúng ta có thể thấy được bố En-ri-cô là một người bố rất yêu thương con, nhưng cũng là một người “yêu cho roi cho vọt”, nghiêm khắc với những lỗi lầm của con. Chúng ta cũng có thể cảm nhận được những dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật người bố một cách rõ nét và cụ thể thông qua bức như ngắn ngủi ấy.

Với giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng, đong đầy sự trìu mến, yêu thương ta có thể thấy ông bố này yêu thương cậu con trai bé nhỏ của mình biết nhường nào, “En-ri-cô của bố à!”, “Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à”, “Hãy nghĩ kĩ điều này En-ri-cô ạ” hay những câu như là “Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố”. Những từ ngữ “ạ, à, này, rằng” khiến cho giọng của người bố tha thiết hơn bao giờ hết, bức thư như là một lời tâm tình, thủ thỉ với cậu con trai, lời chỉ dạy, giáo huấn cứ từ từ thấm nhuần vào trong tâm hồn En-ri-cô khiến cho cậu bé rất xúc động.

Cảm nghĩ về nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi của nhà văn A-mi-xi

Bố của En-ri-cô tuy yêu thương con hết lòng nhưng không yêu thương theo kiểu chiều chuộng, dung túng cho mọi hành vi của con, mà chính ông là người rất nghiêm khắc, kiên quyết trước những sai lầm của con nhỏ. Người bố cảm nhận được nỗi đau đớn, thất vọng và bộc lộ điều đó với người con của mình “trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ”, “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Người bố cảm thấy đau đớn bởi có một đứa con hư, một đứa con vô giáo dục, không xứng đáng với tình yêu thương và công lao dạy dỗ của bố mẹ. Bên cạnh đó người bố cũng cảm thấy lo lắng về sự việc đó, nên cần răn đe với En-ri-cô rằng “không bao giờ được tái phạm” về hành vi thiếu lễ độ với mẹ.

Bố của En-ri-cô cảm thấy cần thiết phải nói về công lao to lớn, vĩ đại và tình yêu thương bao la, cao cả của mẹ đối với con “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là điều thiêng liêng hơn cả” đó là cái gốc của đạo làm người, nếu ai quên đi cái gốc đó thì không xứng đáng được làm người, thật nhục nhã và đáng xấu hổ khi chà đạp lên tình cảm đó. Người bố khuyên con phải xin lỗi mẹ và làm những điều thiết thực nhất để cầu xin sự tha thứ của mẹ, bởi muốn người con không phải vì sợ bố mà xin lỗi, mà vì chính sự ăn năn, ân hận trong lòng.

Phần cuối bức thư người bố càng bày tỏ thái độ quyết liệt hơn, giữa yêu và ghét, giữa cái được và mất người bố nêu quan điểm một cách rõ ràng và kiên quyết. Coi con trao của mình là “niềm hi vọng tha thiết nhất” nhưng nếu “con bội bạc với mẹ” thì “thà rằng bố không có con” và người bố còn nói rằng “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố, bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”. Người bố đưa ra một khoảng thời gian, và đó chính là khoảng thời gian thử thách, cho con có cơ hội được sửa chữa lỗi lầm, có sửa được hay không ấy là tùy thuộc vào ý thức của En-ri-cô.

Bức thư ấy hay chính văn bản “Mẹ tôi” đã bộc lộ rõ nét cảm nhận của nhân vật bố, một người bố rất nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái. Không chỉ dạy dỗ về sự lễ phép, cách ứng xử đúng mực mà bố còn dạy về sự kính trọng và biết ơn đối với công lao của cha mẹ. Dù bức thư mang bối cảnh của nền văn hóa phương Tây, nhưng chúng ta những con người phương Đông vẫn cảm thấy rất gần gũi, bởi dù ở đâu, trong xã hội nào thì bất hiếu, bất trung đều là tội lớn xưa nay đều quan niệm như vậy.

Tham khảo

Bình luận (0)
阮草~๖ۣۜDαɾƙ
15 tháng 9 2019 lúc 21:10

Qua bức thư của người bố gửi cho cậu con trai En-ri-co, chúng ta có thể thấy được bố En-ri-cô là một người bố rất yêu thương con, nhưng cũng là một người “yêu cho roi cho vọt”, nghiêm khắc với những lỗi lầm của con. Chúng ta cũng có thể cảm nhận được những dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật người bố một cách rõ nét và cụ thể thông qua bức như ngắn ngủi ấy.

Với giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng, đong đầy sự trìu mến, yêu thương ta có thể thấy ông bố này yêu thương cậu con trai bé nhỏ của mình biết nhường nào, “En-ri-cô của bố à!”, “Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à”, “Hãy nghĩ kĩ điều này En-ri-cô ạ” hay những câu như là “Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố”. Những từ ngữ “ạ, à, này, rằng” khiến cho giọng của người bố tha thiết hơn bao giờ hết, bức thư như là một lời tâm tình, thủ thỉ với cậu con trai, lời chỉ dạy, giáo huấn cứ từ từ thấm nhuần vào trong tâm hồn En-ri-cô khiến cho cậu bé rất xúc động.

Bố của En-ri-cô tuy yêu thương con hết lòng nhưng không yêu thương theo kiểu chiều chuộng, dung túng cho mọi hành vi của con, mà chính ông là người rất nghiêm khắc, kiên quyết trước những sai lầm của con nhỏ. Người bố cảm nhận được nỗi đau đớn, thất vọng và bộc lộ điều đó với người con của mình “trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ”, “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Người bố cảm thấy đau đớn bởi có một đứa con hư, một đứa con vô giáo dục, không xứng đáng với tình yêu thương và công lao dạy dỗ của bố mẹ. Bên cạnh đó người bố cũng cảm thấy lo lắng về sự việc đó, nên cần răn đe với En-ri-cô rằng “không bao giờ được tái phạm” về hành vi thiếu lễ độ với mẹ.

Bố của En-ri-cô cảm thấy cần thiết phải nói về công lao to lớn, vĩ đại và tình yêu thương bao la, cao cả của mẹ đối với con “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là điều thiêng liêng hơn cả” đó là cái gốc của đạo làm người, nếu ai quên đi cái gốc đó thì không xứng đáng được làm người, thật nhục nhã và đáng xấu hổ khi chà đạp lên tình cảm đó. Người bố khuyên con phải xin lỗi mẹ và làm những điều thiết thực nhất để cầu xin sự tha thứ của mẹ, bởi muốn người con không phải vì sợ bố mà xin lỗi, mà vì chính sự ăn năn, ân hận trong lòng.

Phần cuối bức thư người bố càng bày tỏ thái độ quyết liệt hơn, giữa yêu và ghét, giữa cái được và mất người bố nêu quan điểm một cách rõ ràng và kiên quyết. Coi con trao của mình là “niềm hi vọng tha thiết nhất” nhưng nếu “con bội bạc với mẹ” thì “thà rằng bố không có con” và người bố còn nói rằng “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố, bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”. Người bố đưa ra một khoảng thời gian, và đó chính là khoảng thời gian thử thách, cho con có cơ hội được sửa chữa lỗi lầm, có sửa được hay không ấy là tùy thuộc vào ý thức của En-ri-cô.

Bức thư ấy hay chính văn bản “Mẹ tôi” đã bộc lộ rõ nét cảm nhận của nhân vật bố, một người bố rất nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái. Không chỉ dạy dỗ về sự lễ phép, cách ứng xử đúng mực mà bố còn dạy về sự kính trọng và biết ơn đối với công lao của cha mẹ. Dù bức thư mang bối cảnh của nền văn hóa phương Tây, nhưng chúng ta những con người phương Đông vẫn cảm thấy rất gần gũi, bởi dù ở đâu, trong xã hội nào thì bất hiếu, bất trung đều là tội lớn xưa nay đều quan niệm như vậy.

Bình luận (0)
aaaaaaa
15 tháng 9 2019 lúc 21:14

Khác với tựa đề là "Mẹ tôi", văn bản của A-mi-xi lại tập trung khắc họa hình ảnh và tính cách của người bố - một con người đáng kính trọng. Qua bức thư của người bố gửi cho đứa con của mình, ta hiểu thêm về tấm lòng của những người làm cha, làm mẹ.

Người bố trong văn bản "Mẹ tôi" của A-mi-xi là một người bố yêu thương con tha thiết. Điều đó được thể hiện qua những lời nói mà ông viết trong bức thư của mình. Mặc dù là một bức thư răn đe và có phần trách móc nhưng người bố cũng không giấu đi tình yêu thương của mình đối với En-ri-cô. Ông âu yếm gọi con bằng những từ ngữ thể hiện tình yêu: "En-ri-cô ạ!", "Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à", hay những câu như là "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố". Những lời nói ấy khiến cho người con cảm thấy xúc động và yêu bố nhiều hơn.

Mặc dù yêu thương con là thế nhưng đó là một tình yêu tỉnh táo và không hề mù quáng. Người bố không hề dung túng cho những hành vi sai trái của con mình đối với mẹ. Điều đó được thể hiện trong những câu như: "Trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ", "sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!". Chính vì rất yêu thương con nên người bố không muốn con mình mắc sai lầm hay làm những điều không phải khiến cho mẹ đau lòng. Cũng chính vì yêu con nên ông phải trở nên nghiêm khắc với con và với chính bản thân mình. Bởi vậy, dù biết rất đau lòng nhưng người bố vẫn nói với En-ri-cô rằng: "Con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ".

Bố và mẹ là những đấng sinh thành, đã sinh ra và nuôi nấng con cái trưởng thành. Bởi vậy, bố En-ri-cô nghĩ rằng cần phải giáo dục con một cách phù hợp, để con hiểu được công lao to lớn ấy của bố mẹ, đặc biệt là mẹ - người đã sinh ra con. Ông nói với con rằng: "Trong đời, con có thể trải qua rất nhiều ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ". Câu nói đó thật đau lòng mà cũng thật xúc động. Bởi đi khắp thế gian này, không ai có thể yêu thương và chăm sóc chúng ta vô điều kiện như mẹ. Và phải chăng, vì Thượng đế không thể xuất hiện cùng lúc nhiều lần để che chở cho con người nên họ đã tạo ra Mẹ? Mẹ là hiện thân của tất cả những gì tuyệt vời nhất. Vậy nên ông bố muốn đứa con của mình phải luôn nhớ lấy điều đó.

Tới cuối bức thư, người bố kiên quyết thể hiện thái độ nghiêm khắc với người con của mình. Ông viết: "Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được". Với thái độ ấy, bố muốn En-ri-cô nghiêm túc suy nghĩ về sai lầm nghiêm trọng của mình và không tái phạm trong những lần sau nữa. Có thể cậu bé không biết, nhưng mỗi lời nói thiếu lễ độ của cậu như một nhát dao đâm vào tim bố. Bởi bố biết rằng, nếu mẹ nghe được những lời nói ấy thì con đau lòng hơn biết nhường nào.

Bức thư của bố gửi cho En - ri -cô là bức tâm thư vô cùng xúc động. Nó không chỉ chạm đến trái tim cậu bé mà còn chạm đến tâm hồn của độc giả. Bởi ai cũng đã từng làm cho mẹ buồn, ai cũng có những lần sai trái. Và đặc biệt, ai cũng đã từng có một người bố tuyệt vời đến vậy.

http://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nghi-ve-nhan-vat-nguoi-bo-trong-van-ban-me-toi-cua-a-mi-xi-47767n.aspx
Mẹ tôi là một tác phẩm hay của A-mi-xi, để có những cảm nhận chi tiết về cái hay và ý nghĩa của tác phẩm, cùng với bài Cảm nghĩ về nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi của A-mi-xi, các bạn có thể tham khảo thêm bài Phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Midoriya Izuku
21 tháng 8 2023 lúc 10:48

 Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người từ những trải nghiệm thực tế và từ những trải nghiệm để các con phát biểu vốn hiểu biết, suy luận và thiếu sót chỗ nào sẽ bổ sung và sửa chữa ngay chỗ đó. Qua đó chúng ta thấy được phần nào tính cách của cụ Phó bảng chỉn chu, sáng tạo trong cách dạy con, uốn nắn con. Không chỉ có vậy chúng ta còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần đối đãi với các con và Người có vốn học vấn sâu rộng.

Bình luận (0)
Quang Trần Văn
Xem chi tiết
Nguyên Khôi
15 tháng 10 2021 lúc 19:57

sai rồi không phải giáo dục người cha mà là giáo dục người con

 

Bình luận (1)
Nguyên Khôi
15 tháng 10 2021 lúc 19:59

sorry mik nhầm

 

Bình luận (0)
Nguyên Khôi
15 tháng 10 2021 lúc 20:00

Sự vô lễ của En-ri-cô với mẹ trước mặt cô giáo làm người bốrất đau lòng, ông cảm thấy như một nhát dao đâm vào tim: “En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bốvậy!”. Từ đau lòng, người bốchuyển sang tức giận người con vô lễ, sự tức giận của bốdường như là không thể kìm nén được khi bốnhớ lại những gì mẹ đã làm cho con khi con còn nhỏ: “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. Điều này trở thành lí do người bốphải phê phán nghiêm khắc con bằng một bức thư chứa chan tình cảm.

Để cho con thấy được lỗi lầm của mình, người bốđã chỉ cho En-ri-cô thấy được tình

Bình luận (0)
✎✰ ๖ۣۜCoɗσηquα༣✰✍
Xem chi tiết
VŨ THANH DƯƠNG
22 tháng 3 2020 lúc 9:14

a) Trích từ tác phẩm " Bức tranh của em gái tôi", tác giả Tạ Duy Anh

b) Vì người anh trai đã ích kỉ, đối xử không tốt với em gái mình kể từ khi em gái phát hiện ra tài năng của mình

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bảo Lan
22 tháng 3 2020 lúc 10:02

B1

a. Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh

b.  Người anh nói vậy vì thường ngày mik quát mắng em gái , ghen tị với tài năng của em. nhưng trong cuộc thi vẽ tranh em lại vẽ mik vì thế người anh rất hối hận.

c. Người anh luôn mặc cảm bản thân, ghen ghét đố kị với tài năng của em.

 Nhân vật người anh trong câu truyện này rất kiêu căng hay ghen tị với mọi người đặc biệt là đối với em gái mik. Vì không thể tìm ở mik một năng khiếu nào. Trong khi đó , đứa em gái của mik lại có một năng khiếu đặc biệt. Qua câu chuyện này em nghĩ chũng ta không nên ghen ghét đố kị với bất của ai. Đó là một đức tính xấu , vì thế em khuyên mọi người rằng nếu còn kiêu căng như vậy hãy tự mik xóa bỏ. Nếu không mọi người sẽ phải hối hận.

B2

Đất nước Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc với rất nhiều các con sông nổi tiếng như sông Hồng, sông Mã, sông Tiền…nhưng nếu nói đến dòng sông mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng thì phải kể đến sông Hương.

Sông Hương bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy qua các tỉnh thuộc Thừa Thiên - Huế mang theo hương thơm của những cánh rừng già cùng những thảo nguyên rộng lớn. Từ xa nhìn lại, dòng sông Hương giống như một dải lụa đào mềm mại vắt ngang qua thành phố Huế. Sông Hương được mệnh danh là dòng sông thơ mộng và trữ tình, quả thật là vậy bởi bốn màu trong năm, mùa nào sông Hương cũng mang một vẻ đẹp khác biệt.

Nước sông Hương xanh ngắt một màu ngọc bích. Mặt hồ trong in cảnh mây trời. Những gợn sóng nhỏ lăn tăn cứ lần lượt nối đuôi nhau như chơi trò đuổi bắt, dạt vào bờ rồi lại tiến ra xa. Dọc hai bờ sông là những thành quách rêu phong, những phố xá cổ kính, những vườn cây xanh mướt, những chùa tháp trầm mặc,... bóng lồng bóng in xuống mặt nước phản chiếu lung linh làm cho dòng sông đã yêu kiều càng trở nên hữu tình. Nổi bật trên nền xanh của dòng sông Hương là cây cầu Tràng Tiền duyên dáng cong cong như vành trăng non. Cây cầu đỏ tươi, mềm mại như một sợi chỉ đỏ nối đôi bờ lại gần nhau hơn. Đứng trước dòng sông Hương yên bình, em như nghe thấy mùi vị và hương thơm của muôn vàn cỏ cây hoa lá thảo mộc nhiệt đới, tất cả nên mùi thơm ngát hương đặc trưng cho con sông.

Sông Hương đẹp, ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày, sông lại mang những vẻ đẹp khác. Ban ngày, sông Hương mang vẻ đẹp bình yên, thơ mộng. Dòng sông xanh màu ngọc bích, trong vắt như chiếc gương trong phản chiếu quang cảnh thành phố dưới mặt nước êm ả và lung linh dưới ánh nắng mặt trời lấp lánh. Khi hoàng hôn buông xuống, sông Hương như được thay tấm áo mới, sông khoác lên mình tấm áo màu vàng cam ấm áp ánh hoàng hôn. Không gian như chìm sâu vào yên vắng. Và khi màn đêm buông xuống bao phủ dòng sông, trong đêm tối tĩnh mịch, giọng hò Huế nào lại được vang lên ở mỗi khoang thuyền lững thững trôi. Cầu Tràng Tiền lên đèn, toả ra những ánh đèn lung linh rực rỡ sắc màu, chiếu sáng cả một vùng sông.

Đông đến, bầu trời mang một màu xám nhạt, trên mặt sông thấp thoáng những làn khói nhẹ nhàng bay lượn. Sông Hương khoác lên mình bộ áo màu tro cổ kính, hòa mình vào làn mưa bụi, lắng nghe những âm thanh chuyển mình của vạn vật chuẩn bị hồi sinh. Xuân về, sông Hương thay chiếc áo màu tro xám cũ, thay vào đó là chiếc áo màu hồng đào dịu dàng, thơ mộng. Trong không khí đón xuân tươi vui, hạnh phúc, sông Hương dường như cũng trở thành một cô thiếu nữ e thẹn.

Hè đến, sông Hương lại điệu đà khoác lên mình chiếc áo màu thiên thanh xinh đẹp, lơ đãng ngắm nhìn những cây hoa phượng cùng bằng lăng nở tím cả một vùng trời. Cảnh vật hai bên bờ lúc này mới thơ mộng làm sao! Những cây hoa bằng lăng nở tím thẫm xung quanh sông, thỉnh thoảng lại thả rơi những cánh hoa như những chú bướm xuống làm mặt sông lăn tăn gợn sóng. Ánh nắng mặt trời vàng óng chiếu xuống dòng sông thơ mộng làm nó lấp lánh như được dát vàng. Mùa hè qua đi nhường chỗ cho mùa thu bước đến. Những buổi chiều mùa thu chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh những cô sinh viên trong bộ áo dài trắng cùng những chiếc nón dạo bước xung quanh bờ sông. Trong ánh hoàng hôn rực rỡ, hình ảnh những cô gái cứ như thục như mơ làm say đắm biết bao người. Mùa này, lá của những cây bóng mát bao quanh hồ đã bắt đầu chuyển sang màu vàng cam tuyệt đẹp. Những chiều mùa thu đứng trên cây cầu bắc ngang sông Hương mà nhìn xuống mặt nước lấp lánh ánh hoàng hôn chúng ta sẽ cảm nhận được rõ hơn vẻ đẹp của song sông này. Bạn đã từng một lần ngồi trên chiếc thuyền Rồng lững lờ trôi mà lắng nghe những bài dân ca đậm đà bản sắc do những nhạc công trẻ tuổi biểu diễn, hay lặng lẽ ngắm nhìn ánh trăng bàng bạc trên mặt nước sóng sánh? Em chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ đắm chìm trong cái không gian thơ mộng khoáng đạt ấy, nghe văng vẳng từ xa tiếng chuông chùa Thiên Mụ hoặc có thể lơ đãng ngắm ngọn tháp Phước Duyên. Dòng sông Hương ở Huế được mệnh danh là dòng sông của thơ ca nhạc họa, là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ sáng tác ra những bài thơ, bài ca ca ngợi vẻ đẹp nơi đây.

Sông Hương đã gắn bó mật thiết với với đời sống văn hoá của người Huế nơi đây. Các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống như nghe ca Huế trên sông, đua thuyền, thả đèn, cũng chính trên dòng sông này mà được khởi xướng. Em thích những buổi tối yên lành, trăng thanh gió mát, lênh đênh trên con thuyền, nghe những khúc dân ca Huế, nghe những nhã nhạc cung đình Huế, những khúc Nam Ai, Nam Bình da diết như gọi về cả một miền tâm hồn Huế chân tình, thắm thiết, nặng sâu.

Sông Hương là con sông đẹp và vô cùng thơ mộng, là dòng sông mà ai đã từng một lần chiêm ngưỡng thì mãi mãi sẽ không bao giờ có thể quên. Sông Hương trở thành biểu tượng của Huế có lẽ bởi lẽ đó. Sông Hương đẹp trong mắt em, đẹp trong mắt du khách trong và ngoài nước. Và em chợt băn khoăn sông Hương phải chăng chính là điệu tâm hồn xứ Huế, tâm hồn con người Huế rất mực dịu dàng, thiết tha?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thị Hiền
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
7 tháng 3 2022 lúc 22:35

Câu 1:

+ Quan niệm này là ko đúng đắn. bởi vì đã là học sinh thì vc quan trọng hàng đầu chính là học tập

+ Nếu yêu trong giai đoạn này thì chúng ta dễ chểnh mảng trong vc học khiến ta ngày càng sa sút hơn nữa sẽ dễ mắc những sai lầm đáng tiếc như: mang bầu ròi khi nạo thai có thể gây vô sinh.........

+ Tình yêu là sự rung động giữa 2 người vì vậy ko thể yêu nhiều người cùng lúc như vậy thì chưa phải yêu

+ Yêu nhau thì trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp lành mạnh đặc biệt ở lứa tuổi học sinh chứ ko phải yêu 1 cách mù quáng ,cả tin dẫn tới hành động sai trái trong tình yêu 

 Tuy nhiên nếu có 1 tình yêu lành mạnh trong sáng , cùng nhau phấn đấu thì dok là điều đáng quý như vậy giúp cả 2 cùng tiến bộ hơn

Câu 2:

+ Sai, nhà trường chỉ là nơi để cung cấp kiến thức cho các em môi trường sống sẽ quyết định được 

vì vậy mới có câu "gần mực thì đen gần đèn thì rạng"

Bình luận (0)
qlamm
7 tháng 3 2022 lúc 22:41

Câu 1. Em nghĩ câu nói "học sinh THPT là lứa tuổi đẹp nhất, không yêu đương sẽ thiệt thòi" hoàn toàn không đúng. Vì không có quy luật nào đưa ra thời gian để yêu đương, thời gian để có mối tình đẹp nhất và nó hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi chúng ta. Nếu em là học sinh THPT em sẽ chăm chỉ học bài, để khi nào mình thành công thì hẳn nghĩ đến chuyện yêu đương. Vì yêu đương không phải lúc nào cũng đúng cả. Nếu gia đình hoặc ai có suy nghĩ thoáng và họ nhắm bản thân sẽ học giỏi mặc dù có yêu đương và họ chứng minh được điểm số tốt thì sẽ chẳng ai cấm cản được họ yêu đương cả.

Câu 2. Quan điểm "trẻ em là do sự giáo dục của nhà trường" cũng không đúng. Vì nhà trường chỉ là một trong những khía cạnh nhỏ mà thôi. Khi ta đi học thì sẽ có thêm kiến thức mới, học được điều hay lẽ phải. Nhưng cũng phải phụ thuộc vào gia đình và chính chúng ta nữa. Nếu gia đình quan tâm và hỏi han hay tâm sự về những điều trên lớp, chỉ bài cho ta nếu không hiểu thì đó cũng có thể gọi là sự giáo dục. Bản thân cũng rất quan trọng, khi nếu ta có ý chí và mục tiêu sẽ chăm học. Thì chúng ta sẽ phấn đấu trong năm học đó để đạt được kết quả tốt.

Bình luận (2)

Câu 1: Quan điểm này có thể là đúng, cũng có thể sai tuỳ từng trường hợp. Các bạn ở tuổi teen này nếu biết yêu đương hợp lí thì sẽ không sao và sẽ có một dấu ấn ở tuổi thanh xuân rất tuyệt đẹp, nhưng nếu như yêu đương không đúng cách, hậu quả mang lại sẽ vô cùng nặng nề,...

 

Câu 2: Quan điểm đó cũng không hẳn là đúng vì ngoài sự giáo dục của nhà trường cũng cần có sự quan tâm, giáo dục của gia đình và xã hội,...

Bình luận (0)
Trần Khánh Băng
Xem chi tiết
Ngô Nhật Minh
20 tháng 12 2022 lúc 19:18

Người Chăm đã để lại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhiều tác phẩm điêu khắc đá được các nhà nghiên cứu đánh giá là đạt trình độ nghệ thuật tuyệt vời và độc đáo như: Ngẫu tượng Yoni ở Dương Lệ; pho tượng Uma Dương Lệ; Bò thần Nandin ở Cam Giang, Quảng Ðiền. Những cột đá, những tác phẩm điêu khắc đá Hà Trung có một phong cách thể hiện rất riêng, mang nhiều nét đặc trưng trong tiến trình phát triển của nghệ thuật Chăm
 

Cũng do biến động của lịch sử, các di tích Chămpa trên đất Quảng Trị (cả di tích văn hóa vật thể và phi vật thể) không còn được vẹn nguyên, rõ ràng, đầy đủ như ở các khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và một số địa bàn ở Nam Bộ, Tây Nguyên. Mặc dù vậy, từ kết quả của các cuộc khai quật các di chỉ, đặc biệt là di chỉ Bình Trà ở Vĩnh Linh; lòi Rú Bàu Đông và Cồn Chùa ở Gio Linh, có thể phản ánh phần nào lịch sử hình thành, phát triển văn hóa Chămpa (từ Văn hóa Sa Huỳnh - từ cuối thời kì đá mới đến sơ kì kim khí). Đến nay, dấu tích nền văn minh Chămpa còn hiện diện khá nhiều ở Quảng Trị, đặc biệt là di tích văn hóa vật thể. Đó là các miếu cổ, thành lũy, mộ táng và đặc biệt là hệ thống các công trình dẫn thủy cổ, được xếp bằng đá ong tại khu vực Tây, Đông Gio Linh và Cam Lộ. Một số nơi còn dấu tích của các công trình đền tháp như ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng. Tại một số phế tích tháp Chăm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số tượng linga, tượng nữ thần Uma, tượng bò thần và phù điêu thấn Siva…

Qua dấu vết của các lớp văn hóa đã tìm thấy, chúng ta có thể thấy được đặc điểm nổi bật của văn hóa Quảng Trị là sự hội nhập qua các thời kì và sự ảnh hưởng của nó đến các tầng ngôn ngữ đang chồng xếp lên nhau, hoặc giao thoa nhau. Đó là các sự kiện văn hóa của người Việt cổ, văn hóa Hán, văn hóa Chămpa được đan xen với văn hóa Việt hiện đại hay sự giao thoa giữa văn hóa người Việt với văn hóa một số tộc người thiểu số thuộc các dòng hoặc nhóm tộc người, ngôn ngữ khác trên địa bàn.

Bình luận (0)
nguyễn bá cường
17 tháng 12 2023 lúc 19:09

a,Người Chăm đã để lại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhiều tác phẩm điêu khắc đá được các nhà nghiên cứu đánh giá là đạt trình độ nghệ thuật tuyệt vời và độc đáo như: Ngẫu tượng Yoni ở Dương Lệ; pho tượng Uma Dương Lệ; Bò thần Nandin ở Cam Giang, Quảng Ðiền. Những cột đá, những tác phẩm điêu khắc đá Hà Trung có một phong cách thể hiện rất riêng, mang nhiều nét đặc trưng trong tiến trình phát triển của nghệ thuật Chăm
b,

Cũng do biến động của lịch sử, các di tích Chămpa trên đất Quảng Trị (cả di tích văn hóa vật thể và phi vật thể) không còn được vẹn nguyên, rõ ràng, đầy đủ như ở các khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và một số địa bàn ở Nam Bộ, Tây Nguyên. Mặc dù vậy, từ kết quả của các cuộc khai quật các di chỉ, đặc biệt là di chỉ Bình Trà ở Vĩnh Linh; lòi Rú Bàu Đông và Cồn Chùa ở Gio Linh, có thể phản ánh phần nào lịch sử hình thành, phát triển văn hóa Chămpa (từ Văn hóa Sa Huỳnh - từ cuối thời kì đá mới đến sơ kì kim khí). Đến nay, dấu tích nền văn minh Chămpa còn hiện diện khá nhiều ở Quảng Trị, đặc biệt là di tích văn hóa vật thể. Đó là các miếu cổ, thành lũy, mộ táng và đặc biệt là hệ thống các công trình dẫn thủy cổ, được xếp bằng đá ong tại khu vực Tây, Đông Gio Linh và Cam Lộ. Một số nơi còn dấu tích của các công trình đền tháp như ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng. Tại một số phế tích tháp Chăm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số tượng linga, tượng nữ thần Uma, tượng bò thần và phù điêu thấn Siva…

Qua dấu vết của các lớp văn hóa đã tìm thấy, chúng ta có thể thấy được đặc điểm nổi bật của văn hóa Quảng Trị là sự hội nhập qua các thời kì và sự ảnh hưởng của nó đến các tầng ngôn ngữ đang chồng xếp lên nhau, hoặc giao thoa nhau. Đó là các sự kiện văn hóa của người Việt cổ, văn hóa Hán, văn hóa Chămpa được đan xen với văn hóa Việt hiện đại hay sự giao thoa giữa văn hóa người Việt với văn hóa một số tộc người thiểu số thuộc các dòng hoặc nhóm tộc người, ngôn ngữ khác trên địa bàn.

 

Bình luận (0)