Những câu hỏi liên quan
Vũ Ngọc Minh Châu
Xem chi tiết
qwerty
30 tháng 3 2016 lúc 14:58
1. Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ cuả chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:  -Một là, mô hình chủ nghĩa xã hội đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót : đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu cao cấp làm cho sản xuất trì trệ, thiếu dân chủ và công bằng xã hội.  – Hai là, không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đưa tới sự trì trệ, khủng hoảng về kinh tế – xã hội.  – Ba là, chậm thay đổi trước những biến động lớn cuả tình hình thế giới (Liên Xô bị khủng hoảng từ lâu nhưng mãi đến năm 1985 mới bắt đầu cải tổ và các nhà lãnh đạo Đông Âu cho rằng chủ nghĩa xã hội là ưu việt không có gì sai sót mà sửa chữa). Sau khi sửa chữa lại tiến hành cải tổ mắt nhiều sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề.  – Bốn là, hoạt động chống phá cuả các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước liên tục phát triển…có tác động không nhỉ làm cho tình hình càng thêm rối loạn.  -> Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và các nước Đông Âu đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đây là tổn thất lớn trong phong trào cộng sản quốc tế, dẫn đến hậu quả là hệ thống thế giới cuả chủ nghĩa xã hội thực tế không còn tồn tại nữa.  Thế nhưng, đây chỉ là sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, một bước lùi tạm thời, chứ không phải là sự sụp đổ của hình thái kinh tế – xã hội XHCN. Chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại và phát triển ở các nước XHCN khác; phong trào cách mạng thế giới mang ảnh hưởng XHCN vẫn ngày càng lớn mạnh.  2. Liên bang Nga (1991 – 2000)  – Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga là nước kế thừa chủ yếu của Liên Xô, từ địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.  – Tình hình Liên bang Nga :  + Kinh tế: thực hiện chính sách tư nhân hoá nền kinh tế nước Nga với tốc độ nhanh, xây dựng nền kinh tế thị trường tự do. Tuy nhiên tình hình nước Nga vẫn không được cải thiện, tiếp tục rơi vào khủng hoảng trầm trọng hơn. Các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều giảm sút mạnh.  + Chính trị: Tháng 12 – 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.  + Xã hội : xuất hiện tầng lớp tư sản mới khá đông đảo. Tuy nhiên, đại bộ phận các tầng lớp nhân dân đều rơi vào tình cách khó khăn. Các vấn đề sắc tộc nổi lên gay gắt làm xuất hiện phong trào ly khai và các vụ khủng bố, nổi bật là phong trào ly khai ở Trécnia.  – Từ năm 2000, Khi Tổng thống V. Putin lên làm tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: Kinh tế hồi phục và phát triển tăng trưởng. Chính trị và xã hội tương đối ổn định. Vị thế quốc tế được nâng cao.  Tuy nhiên, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức: nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu – Á. 
Bình luận (1)
Vũ Trịnh Hoài Nam
30 tháng 3 2016 lúc 15:09

*  Nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu:

- Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp….

- Do không bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật.

- Phạm phải nhiều sai lầm khi cải tổ.

- Do sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

+ Hiện nay: CNXH vẫn được duy trì và thắng lợi ở 1 số nước: Trung Quốc, Việt Nam... Sự sụp đổ của CNXH ở LX và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của mô hình CNXH chưa khoa học nhưng lý tưởng tốt đẹp của nó vẫn tồn tại.

* Hãy trình bày tình hình Liên Bang Nga từ 1991 – 2000:

- Là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.

- Trong thập kỉ 90, dưới chính quyền Tổng Thống Enxin, tình hình Liên bang Nga chìm đắm trong khó khăn và khủng hoảng (kinh tế tăng trưởng âm, tranh chấp, xung đột sắc tộc)

- Đối ngoại: tăng cường quan hệ với phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với Châu Á

- Từ năm 2000, Putin lên làm tổng thống, Nga có nhiều chuyển biến khả quan về kinh tế, chính trị, xã hội, vị thế quốc tế được nâng cao. 

Bình luận (1)
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
:v .....
7 tháng 12 2021 lúc 21:49

c1: do nhận viện trợ của mĩ
cc2: có

Bình luận (0)
lạc lạc
7 tháng 12 2021 lúc 21:50

tk

câu 1,

Không những thế, ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 đó là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản và ổn định tình hình chính trị xã hội. Bên cạnh đó, còn cố gắng hàn gắn vết thương chiến tranh để nhanh chóng phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mỹ để tìm cách trở lại thuộc địa cũ của mình.

 

Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã có những thay đổi đáng kể trong tất cả mọi lĩnh vực. Nhờ đó, kinh tế cũng như chính trị dần được ổn định và lấy lại vị thế của mình. Tuy nhiên về đối nội và đối ngoại vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Dù vậy, nhìn chung các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 cũng đã đạt được những mục tiêu cũng như kế hoạch của mình nhằm khôi phục lại đất nước.

 

 

câu 2,

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989 – 1991. Là một tổn thất chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và của chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Dẫn đến hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại. Từ sự sụp đổ ấy, nhiều bài học kinh nghiệm đau xót được rút ra cho các Đảng Cộng sản trên thế giới.

Trong đó có Việt Nam cần có chủ trương, giải pháp nhằm giữ vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học. Kiên định nền tảng tư tưởng, mục tiêu, lý tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 8 2017 lúc 10:45

Đáp án A

- Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là cơ chế nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống; quan hệ hàng hóa tiền tệ bị coi nhẹ...

- Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sẽ phát huy được những ưu điểm của nó vào thời điểm nền kinh tế phát triển theo chiều rộng, chạy theo số lượng hoặc thời chiến tranh khi cần huy động tối đa tiềm lực đất nước.

- Tuy nhiên đến thời điểm năm 1973, khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ đã báo hiệu nền kinh tế đang chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu thì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không còn phù hợp vì nó bộc lộ nhiều hạn chế như thủ tiêu sự cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của khoa học kĩ thuật, không tạo được động lực sáng tạo cho người lao động, đội ngũ công chức lộng quyền, tham nhũng...Đứng trước những hạn chế đó các nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì cơ chế này => đất nước ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng => Đây là nguyên nhân sâu sa dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu

Bình luận (0)
Nguyễn Gia Nghĩa
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 20:07

Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô là hệ quả tất yếu của những sai lầm. Trong giai đoạn cuối của thế kỷ 20, hệ thống kinh tế XHCN trở nên không hiệu quả, gây suy thoái kinh tế và thiếu hụt các sản phẩm cơ bản. Quyền tự do và quyền con người không được tôn trọng, và sự kiểm soát chặt chẽ của chế độ đã gây ra sự bất mãn xã hội. Cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc đã giảm bớt sự cần thiết của chế độ XHCN, các chính sách cộng sản đã thất bại. Sự nổi lên của các phong trào dân chủ và nhóm xã hội dân sự cũng đóng một vai trò quan trọng trong sụp đổ của chế độ này. Các sự kiện lịch sử quan trọng như sự kiện Góoc-ba-chốp và sự kiện béc-lin đã góp phần vào sự thay đổi và tách biệt của các nước Đông Âu và Liên Xô khỏi sự thống trị của Liên Xô.

Bình luận (0)
sillygirl657
Xem chi tiết
nthv_.
6 tháng 10 2021 lúc 7:53

Không. Bởi vì đây chỉ là sự sụp đổ của 1 mô hình XHCN chưa khoa học, chưa nhân văn và là 1 bước lùi tạm thời của CNXH.

Bình luận (0)
Nguyễn Tuấn Kiệt
Xem chi tiết

Về cơ bản:

- Do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại, …

-Nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách

-Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội

Khách quan:

-Do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủ nghĩa xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu dễ dàng bị đẩy vào tình thế khó khăn.

Bình luận (0)
nguyen ngoc son
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 23:57

Sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự kém hiệu quả của hệ thống kinh tế CNXH, đặc biệt là sự thiếu đa dạng hóa kinh tế và sự tập trung quá mức vào việc sản xuất hàng hoá không thể cạnh tranh với thị trường thế giới. Chi phí quốc phòng rất lớn để duy trì sự thống trị và an ninh của chế độ, gây áp lực tài chính nặng nề lên nền kinh tế.

Ngoài ra, cải cách kinh tế và chính trị không được thực hiện một cách hiệu quả, hệ thống quản lý kém linh hoạt, thường bị quan chức tham nhũng và thiếu sự đổi mới. Sự bất mãn xã hội về quyền con người và tình trạng kinh tế kém cỏi đã gây ra sự phản đối và sự bất ổn xã hội.

Áp lực từ các yếu tố ngoại vi, cùng với sự cạnh tranh và áp lực từ các nước phương Tây, đã làm gia tăng áp lực lên các chế độ CNXH. Cuối cùng, thất bại trong quản lý tài nguyên và môi trường cũng đã góp phần vào sự suy thoái kinh tế và xã hội. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại đã dẫn đến sụp đổ của chế độ CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1980 và 1990, đánh dấu một chương mới trong lịch sử thế giới.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 4 2018 lúc 11:05

Đáp án D

- Sự thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho chủ nghĩa xã hội từ một nước đã trở thành hệ thống thế giới, đối trọng với các nước tư bản chủ nghĩa.

- Tuy nhiên, năm 1991 khi Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên thế giới không còn tồn tại.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 11 2019 lúc 2:52

Đáp án D

- Sự thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho chủ nghĩa xã hội từ một nước đã trở thành hệ thống thế giới, đối trọng với các nước tư bản chủ nghĩa.

- Tuy nhiên, năm 1991 khi Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên thế giới không còn tồn tại.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 12 2018 lúc 2:26

Đáp án D

- Sự thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho chủ nghĩa xã hội từ một nước đã trở thành hệ thống thế giới, đối trọng với các nước tư bản chủ nghĩa.

- Tuy nhiên, năm 1991 khi Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên thế giới không còn tồn tại.

Bình luận (0)