1. Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa trình tự nucleotit trên ARN vớ trình tự nucleotit trên sợi khuôn ADN và với sợi không làm khuôn.
2. Hãy so sánh cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ARN và ADN
Câu 7: Một đoạn mạch của Gen có cấu trúc như sau:
-A-T-G-X-T-X-G-X-X-T-
Hãy viết trình tự nucleotit của phân tử ARN được tổng hợp từ gen trên? (biết rằng mạch 1 của gen làm mạch khuôn
gen -A-T-G-X-T-X-G-X-X-T-
mARN: -U-A-X-G-A-G-X-G-G-A-
Câu 7: Một đoạn mạch của Gen có cấu trúc như sau:
-A-T-G-X-T-X-G-X-X-T-
Hãy viết trình tự nucleotit của phân tử ARN được tổng hợp từ gen trên? (biết rằng mạch 1 của gen làm mạch khuôn
1. Một đoạn mARN có trình tự sắp xếp các nuclêôtit như sau:
-A-U-G-G-X-G-A-A-U-G-X-A-U-X-
a) Hãy xác định trình tự các nuclêôtit ở trên ADN đã tổng hợp trên ARN trên. Biết mạch 1 của ADN là mạch khuôn để tổng hợp nên ARN trên.
b) Mối quan hệ giữa gen và mARN.
c) Một gen có số nuclêôtit loại A=300, G=2A. Xác định tổng số nuclêôtit của gen trên.
2. Có 3 tế bào người (2n=46) tiến hành nguyên phân liên tiếp 6 lần. Hãy tính:
a) Số tế bào con được tạo ra.
b) Số NST có trong tất cả các tế bào con.
c) Số NST mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nguyên phân.
a)T-A-X-X-G-X-T-T-A-X-T-G-A-G
b)
c)A=T=300
G=X=2A=2.300=600
Ta có:N=A+T+G+X
=>N=2(300+600)=1800(Nu)
Bài 2:
Số tb con đc tạo ra là:3.26=192 (tb)
Số NST có trg tất cả tb con là:46.192=8832 (NST)
Số NST mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nguyên phân là:
46(192-3)=8694 (NST)
Khi so sánh điểm khác nhau giữa cấu trúc ADN với cấu trúc ARN, người ta đưa ra một số nhận xét sau đây:
1. ADN có cấu tạo 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch.
2 ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn ARN thì không.
3 Đơn phân của ADN có đường và thành phần bazơ nitơ khác với đơn phân của ARN.
4. ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án : C
Các đặc điểm khác nhau giữa AND và ARN gồm có
- ADN có cấu tạo 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch.=> ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN, 1 và 4 đúng
- Đơn phân của ADN có đường là deoxyribose và có các bazo nito A, T , G , X. Đơn phân của ARN gồm có ribose và các bazow nito A, U, G , X => 3 đúng
2 Sai , trong tARN và rARN đều có hiện tượng bổ sung
Có bao nhiêu nhận định đúng về gen ?
1.Gen mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN
2. Dựa vào sản phẩm của gen người ta phân loại gen thành gen cấu trúc và gen điều hòa
3. Gen cấu trúc là một đọan ADN mang thông tin mã hóa cho một tARN, rARN hay một polipeptit hoàn chỉnh
4. Xét về mặt cấu tạo, gen điều hòa có cấu tạo khác gen cấu trúc
5.Gen điều hòa mang thông tin mã hóa cho chuỗi polipeptit với chức năng điều hòa sự biểu hiện của các gen cấu trúc khác.
6. Trong các nucleotit thành phần đường deoxiribozo là yếu tố cấu thành thông tin.
7. Trình tự các nucleotit ADN là trình tự mang thông tin di truyền
A. 4
B. 6
C. 5
D. 7
Đáp án : A
Các nhận định đúng về gen là 1, 2, 5 , 7
Đáp án A
3 sai, gen cấu trúc mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit – thành phần cấu tạo nên tế bào
4 sai, gen điều hòa cũng là 1 đoạn ADN như gen cấu trúc, phân biệt là gen điều hòa vì sản phẩm mà gen này mã hóa có tác dụng kiểm soát sự tổng hợp các sản phẩm của các gen khác
6 sai, trong các nucleotit thì base nito mới là yếu tố cấu thành thông tin
Có bao nhiêu nhận định đúng về gen?
(1) Dựa vào chức năng sản phẩm của gen mà người ta phân loại gen thành gen cấu trúc và gen điều hòa
(2) Gen cấu trúc là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho 1 tARN , rARN hay một polipeptit hoàn chỉnh
(3) Xét về mặt cấu tạo, gen điều hòa có một mạch, gen cấu trúc có 2 mạch
(4) Gen điều hòa mang thông tin mã hóa cho chuỗi polipeptit với chức năng điều hòa sự biểu hiện của gen cấu trúc
(5) Trình tự các nucleotit trong ARN là trình tự mang thông tin di truyền
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
(1) đúng
(2) sai gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hóa một sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc của tế bào
(3) sai, gen cấu trúc và gen điều hòa khác nhau ở chức năng của sản phẩm
(4) đúng
(5) sai, trình tự nucleotit trong ADN là trình tự mang thông tin di truyền
Chọn D
Cho các phát biểu sau đây:
(1) Các bộ ba khác nhau bởi số lượng nucleotit; thành phần nucleotit; trình tự các nucleotit.
(2) ARN polimeraza của sinh vật nhân sơ xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5' - 3'; bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen; phân tử ARN tạo ra có thể lai với ADN mạch khuôn.
(3) Chỉ có 1 loại ARN polimeraza chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN.
(4) Bộ ba trên mARN (3’GAU5’; 3'AAU5’; 3’AGU5’) là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
(5) Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều diễn ra trên toàn bộ phần tư ADN và đều có có enzim ARN polimeraza xúc tác. Số phát biểu đúng:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án B
(1) → sai. Các bộ ba khác nhau bởi số lượng nucleotit; thành phần nucleotit; trình tự các nucleotit.
(2) → đúng. ARN polimeraza của sinh vật nhân sơ xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’ – 3’; bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen; phân tử ARN tạo ra có thể lai với ADN mạch khuôn.
(3) → sai. Chỉ có 1 loại ARN polimerase chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN (nhiều loại enzim ARN polimeraza)
(4) → đúng. Bộ ba trên mARN (3’GAU5’;3’AAU5’;3’AGU5’) là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
(5) → sai. Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN và đều có enzim ARN polimeraza xúc tác
So sánh cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ADN ARN protein (e đang cần gấp ạ mong mn giải hộ ạ)
Nêu cấu tạo hoá học, cấu trúc không gian của ADN,ARN,Protein. Trình bày quá trình nhân đôi ADN, tổng hợp ARN, tổng hợp Protein. Nguyên tắc các quá trình này
Cần gấp ạ
Thành phần hóa học:
- ADN: C, H, O, N, P
- ARN: C, H, O, N, P
- Protein: C, H, O, N, P, S,... Cấu trúc: ADN: - Đơn phân là 4 loại nucleotit A, T, G, X. - Gồm 2 mạch kép song song xoắn ngược chiều nhau. - Các nu trên 1 mạch liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị, các nu trên 2 mạch liên kết với với nhau bằng liên kết Hidro. ARN: - Đơn phân là 4 loại nucleotit A, U, G, X - Gồm 1 mạch, các nu trên 1 mạch liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị, và có một số đoạn bổ sung cho nhau bằng liên kết Hidro. - Có 3 loại ARN: tARN, rARN và mARN. Protein: Nguyên tắc đa phân, - Đơn phân là các axit amin. - Có cấu trúc không gian đa dạng, tùy vào mỗi loại. - Có thể gồm nhiều chuỗi axit amin cấu tạo nên. Quá trình nhân đôi ADN: Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra hai phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt phân tử ADN mẹ ban đầu. ... Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc: Nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X. Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là mới tổng hợp còn mạch kia là của ADN mẹ. Quá trình tổng hợp ARN : Diễn biến: – Khi bắt đầu, gen tháo xoắn tách dần 2 mạch đơn. – Các nuclêôtit trên mạch đơn vừa tác liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A với U, T với A, G với X, X với G. – Phân tử ARN được tạo thành tách khỏi gen, rời nhân đi ra chất tế bào để thực hiện sự tổng hợp prôtêin. + Nguyên tắc: Mạch đơn khuôn mẫu: quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen làm khuôn mẫu. Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường thành cặp theo nguyên tắc: A với U, T với A, G với X, và X với G. -> Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN Quá trình tổng hợp protein : Quá trình tổng hợp Protein diễn ra qua 2 giai đoạn: - Phiên mã (Tạo phân tử mARN) - Dịch mã (sinh tổng hợp Protein) + Khởi đầu: *Tiểu đơn vị bé của Riboxom bám vào mARN ở vị trí mở đầu *Phức hệ tARN-aa mở đầu gắn với mARN ở vị trí khởi đầu *Tiểu đơn vị lớn gắn với tiểu đơn vị bé của Riboxom tạo Riboxom hoàn chỉnh + Kéo dài: *Riboxom dịch chuyển 1 bộ ba trên mARN *Phức hệ tARN-aa1 gắn vào mARN theo nguyên tắc bổ sung * Tạo liên kết giữa aa mở đầu với aa1 ...Riboxom tiếp tục dịch chuyển + Kết thúc: Riboxom dịch chuyển đến vị trí bộ ba cuối cùng trên mARN, tách khỏi mARN. Chuỗi Polypeptit hoàn thiện Tách aa mở đầu khỏi chuỗi Polypeptit để tạo Chuỗi Polypeptit hoàn chỉnh Chuỗi Polypeptit biến đổi cấu trúc không gian tạo phân tử Protein mang hoạt tính sinh học