Những câu hỏi liên quan
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
10 tháng 12 2021 lúc 20:56

Tham khảo 

 

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân tương ái. Điều đó đã được gửi gắm trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là bài ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Trước hết, bài ca dao đã mượn hình ảnh “bầu và bí”. Đây vốn là hai loại cây khác nhau nhưng có nhưng đặc điểm, môi trường sống giống nhau. Chúng cùng thuộc giống cây thân leo, thường được trồng chung một giàn. Hình ảnh cây bầu, cây bí chung một giàn vô cùng quen thuộc của mọi làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Khi mượn hình ảnh bầu và bí người xưa muốn khuyên ta rằng dù chúng có là loài khác nhau đi chăng nữa nhưng vẫn biết chia sẻ không gian, cùng nhau chung sống hòa thuận. Qua hình ảnh đó, ông cha ta muốn nói đến con người dù có khác nhau về hoàn cảnh, nguồn gốc, địa vị xã hội thì vẫn cần phải chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay đều đã phát huy được truyền thống quý giá đó. Bác Hồ - một con người vĩ đại của dân tộc. Cả cuộc đời của Người luôn hy sinh hạnh phúc cá nhân, để đem lại hạnh phúc chung cho nhân dân. Vì tình yêu thương đồng bào, dân tộc mà đã không quản thân mình ra đi tìm đường cứu nước. Suốt ba mươi năm bôn ba người ngoài để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đó cũng có thể là hành động của những người chiến sĩ dũng cảm ngã xuống giành lại tự do cho tổ quốc: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Trong hiện tại, tình yêu thương lại thật giản dị, nhỏ bé, là lời nói con yêu mẹ, con cảm ơn ông bà; là sự giúp đỡ cha mẹ những công việc trong gia đình; là giúp đỡ những người bị nạn, những đứa trẻ bị lạc đường… Còn với mỗi học sinh tình yêu thương có thể là giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của lũ lụt…

 

Nhưng bên cạnh đó, nhiều người còn giữa lối sống vô cảm. Họ lặng lẽ đi qua những người bị thương nặng, họ dừng chân nhưng lại rút điện thoại để quay phim chụp hình, hoặc họ lượm nhặt đồ của người bị thương rồi bỏ đi trong lòng đầy đắc ý… Điều đó thật đáng lên án, phê phán biết bao nhiêu.

Như vậy, bài ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống cùng chung một giàn” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi người. Chúng ta hãy mở rộng tấm lòng sẻ chia, yêu thương để nhận được những hạnh phúc nhiều hơn.

Đỗ Lương Thế Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 7 2021 lúc 10:01

Tham khảo nha em:

A, MB

- giới thiệu câu ca dao: Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của VN, một trong những câu ca dao mà em thấm thía nhất đó chính là câu "Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".

- khái quát nội dung câu tục ngữ: Câu ca dao đã truyền đạt bài học về tình yêu thương giữa những con người cùng chung máu mủ ruột thịt, chung một cộng đồng dân tộc. Trong cuộc sống ngày nay thì bài học về tình yêu thương giữa những con người sống chung trong một cộng đồng càng cần trở nên gắn kết hơn bao giờ hết, để có thể tạo nên sức mạnh chung trong cộng đồng.

B, TB

1, giải thích câu ca dao

- Câu ca dao đã sử dụng hình ảnh "bí" và "bầu", "khác giống", "chung giàn" và "thương. Theo em đây là hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc được các tác giả dân gian sử dụng để truyền đạt thông tin đến các thế hệ sau.

- Bầu và bí là hai giống rau quả khác nhau nhưng thường được trồng cùng nhau trên cùng 1 giàn. Chính vì vậy, tác giả dân gian đã mượn hình ảnh của thiên nhiên để khuyên nhủ con người. Đây chính là bài học về tình yêu thương, sự đoàn kết, tương trợ giữa những con người cho dù khác dòng dõi nhưng đều chung một gốc gác dân tộc, chung một đất nước. 

2, Bàn luận về câu ca dao.

- Trong cuộc sống, tình yêu thương giữa người với người chính là phẩm chất đạo đức quan trọng mà ai cũng nên có. Tình yêu thương ấy được thể hiện bằng sự giúp đỡ lẫn nhau trong lúc hoạn nạn, cùng nhau vượt qua thử thách, khó khăn chung. Những việc làm ấy đều thể hiện sự văn minh, sự tử tế và góp phần làm cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn

- Trong cuộc sống, khi mỗi người cho đi yêu thương thì ngay chính bản thân chúng ta cũng đã nhận lại được một phần yêu thương. Tình yêu thương cho đi và lan tỏa chắc chắn sẽ tạo nên hiệu ứng Domino, tạo nên một cộng đồng dân tộc văn minh và vững bền. Sự gắn kết giữa người với người, yêu thương cả những người khác gia đình sẽ góp phần tạo nên sức mạnh cộng đồng, giúp cả cộng đồng vượt qua những khó khăn chung. Nếu như không có yêu thương, sự tử tế, con người sẽ chỉ giống như những cỗ máy khô khan mà thôi

- Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, nếu như không có sự đoàn kết, yêu thương, tương trợ lẫn nhau giữa những người dân thì dân tộc VN không thể nào mà có thể kiểm soát dịch bệnh tốt và đánh bại được dịch bệnh. Cuộc sống chung có tươi đẹp đều là nhờ những biểu hiện yêu thương dù rất nhỏ của từng cá nhân. Vì mỗi cá nhân đều góp phần vào cuộc sống chung của dân tộc, đất nước

C, KB

Tổng kết:

Câu ca dao đã thể hiện được bài học đạo đức quý báu của dân tộc VN. Đó chính là tình yêu thương giữa người với người, là sự đoàn kết tạo nên sức mạnh cộng đồng vượt qua mọi thử thách, khó khăn và gian khổ

minh phượng
Xem chi tiết
Tran Trinh
2 tháng 10 2019 lúc 9:20

Câu ca dao trên cho em nhớ đến truyện con rồng cháu tiên . Ý nghĩa của truyện là suy tôn nguồn gốc giống nòi của người việt nam ta và còn nhắc nhở ta là chúng ta là anh em cùng một dòng máu phải thườn yêu lẫn nhau .

nguyen ngoc thao linh
2 tháng 10 2019 lúc 9:44

Bai: Con rong chau tien

Y nghia: Truyen giai thich,ca ngoi va suy ton nguon goc cao quy cua dan toc Viet ; the hien y nguyen doan ket thong nhat cua dan toc ta o tren moi mien dat nuoc.

  #HOK TOT.

khánh linh 2k8
2 tháng 10 2019 lúc 20:05

câu ca dao cho em nhớ đến chuyện con rồng cháu tiên .

* ý nghĩa : truyện con rồng cháu tiên có nhiều chi tiế tưởng tượng kì ảo ( như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng , .....) nhằm giải thích , suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết , thống nhất cộng đồng của người việt . 

muốn biết đúng hay sai thì mở sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 trang 8 ra là biết .

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
28 tháng 4 2019 lúc 11:25

Đáp án là A.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
13 tháng 4 2018 lúc 14:46

Đáp án A

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
5 tháng 9 2018 lúc 9:06

Đáp án là A.

Nguyễn Hồng Diệp
Xem chi tiết
Lê Tùng Đạt
24 tháng 5 2018 lúc 17:16

Đáp án A

Lê Thị Hiền
Xem chi tiết
qlamm
3 tháng 5 2022 lúc 23:17

Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

-  Ý chỉ rằng mặc dù chúng ta có khác nhau về điều kiện sống, kinh tế hay ngoại hình nhưng chúng ta vẫn phải yêu thương và chăm sóc lẫn nhau

Nhường cơm sẻ áo.

- Chia sẽ và giúp đỡ những người đang gặp khó khăn

Ngọc Bích
Xem chi tiết
Linh Phương
14 tháng 10 2016 lúc 19:20

a)  Hai câu tục ngữ “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” ngợi ca tình yêu thủy chung của những đôi vợ chồng lao động nghèo. Râu tôm và ruột bầu là những thứ rẻ tiền hoặc chỉ để bỏ đi, song mối tình đẹp của những đôi vợ chồng ấy đã tạo cho họ một cảm nhận rằng bát canh nấu với râu tôm và ruột bầu cũng vẫn ngon. Trong cái nghèo vẫn có niềm vui! đó là ẩn nghĩa của hai câu tục ngữ.

b) Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, mọi người vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè cùng lứa chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung quê hương, đất nước. 

Thảo Phương
14 tháng 10 2016 lúc 19:28

a)Râu tôm, ruột bầu là những phần không ngon của sản phẩm đó. nhưng đồng lòng hòa thuận ấm êm hạnh phúc, yêu thương hết mình, thủy chung kiếp kiếp thì có là râu gì nấu với ruột gì vợ chan chồng húp vần gật đầu...ngon ngon. ý nói đồng cam cộng khổ nhất dạ thương yêu thì mọi đắng cay hóa ngọt buif đó. Trong cái nghèo vẫn có niềm vui! đó là ẩn nghĩa của hai câu tục ngữ.

b)

Trong những thời kì nước ta bị ngoại bang xâm lược, nhân dân Việt Nam dẫu có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo; người hạnh phúc, kẻ bất hạnh… nhưng tất cả đều chung nỗi khổ mất nước, nỗi nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do. Chính vì vậy mà mọi người đã thương yêu, đoàn kết lại thành một khối để chống quận cướp nước. Đó là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện sống còn trước những hiểm hoạ đe doạ vận mệnh của đất nước, dân tộc. Dân tộc ta chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thời tiết và điều kiện tự nhiên ảnh hựởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu mọi người không chung sức đắp đê chống lụt, trồng rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng và thành quả lao động phải vất vả một nắng hai sương mới làm ra được. Trong điều kiện sống khắc nghiệt, nếu không biết nương tựa vào nhau thi làm sao tồn tại nổi? Mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho tinh thương nảy nở và người Việt Nam đã coi đó là truyền thống quý báu tự bao đời.