Những câu hỏi liên quan
Mia♐
Xem chi tiết
Lê Michael
17 tháng 3 2022 lúc 20:29

đầm, sen, lá, bông, nhị, bùn, chen, xanh

Bình luận (0)
TV Cuber
17 tháng 3 2022 lúc 20:30

đầm, sen, lá, bông, nhị, bùn, chen, xanh

Bình luận (0)
Minh Anh
17 tháng 3 2022 lúc 20:30

đầm, sen, lá, bông, nhị, bùn, chen, xanh

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Khôi tigersha...
Xem chi tiết
Khổng Minh Hiếu
Xem chi tiết
ng.nkat ank
29 tháng 11 2021 lúc 15:29

Tham khảo :

 

      Nét trong sáng, cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời đã  được ca ngợi và trở thánh chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

                              Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh                          

                      Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.                        

Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ẩnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen  trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.

Sống trong sạch là quy tắc, luật sống cua con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ chế độ phong kiến nhiễu nhương, thối nát, nhưng nhà nho, trí thức đã quan niệm giấy rách phải giữ lấy lề để sống một cách thanh bạch, giản dị nhưng vô cùng chân thật. Cuộc sống đầy những cạm bẫy, càng lúc càng phô bày đầy đủ những thói xấu của loài người. Nếu như ai cũng sống gần mực thì đen thì có lẽ cả xã hội này không còn tồn tại người tốt. Nhưng với truyền thống đạo lí cao đẹp từ xa xưa, người dân Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, sử dụng nhân cách quí giá của chính mình để sống và hành động một cách chân chính nhất. Xã hội càng xấu xa thối nát chừng nào thì con người Việt Nam càng sáng trong chừng ấy. Chúng ta không thể quên bi kịch về cái chết của Lão Hạc, một nông dân chất phác, quê mùa thà chết để giữ được thanh danh không vướng bùn nhơ xấu xa. Chúng ta không thể quên được hình ảnh chị Dậu trong đêm tối đen như mực và như tiền đồ của chị quyết giữ lấy tiết hạnh, lòng thuỷ chung với chồng con. Và ta càng không thế quên được lời khẩn cầu tha thiết, xót xa, nức nở của con cò ăn đêm, quyết giữ tâm hồn trong trắng đến phút cuối cuộc đời

 

Có xáo thi xáo nước trong

 Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Đây có phải là hiện thân của người dân lao động? Quả vậy, kế tục và phát huy truyền thống cao đẹp, họ luôn sống một cách ngay thẳng, chân thực trong bất cứ hoàn cảnh nào để trở thành những đoá sen thơm ngát giữa đầm.

Không thể không có những bông hoa rũ cánh, cúi xuống đầm lầy để vướng phải bùn nhơ. Cũng như trong xã hội, không thiếu những kẻ đứng trước hoàn cảnh khó khăn đã không giữ được mình. Tư tưởng hám danh hám lợi, cầu thân đã đưa họ đến những hành động đi ngược lại với lương tâm, đạo lí con người. Từ những việc nhỏ nhặt họ đã không giữ bản thân mình cho được trong sạch thì đến những việc quan trọng, to lớn hơn làm sao họ không trở nên xấu xa, nguy hiểm. Loại người như vậy là một gánh nặng, một căn bệnh của xã hội, càng trở nên trầm trọng trong cuộc sống hôm nay. Đất nước đang cần, hơn bao giờ hết những người mang đạo đức cách mạng, hết lòng vì dân mà phục vụ. Nối tiếp truyền thống xưa, các cán bộ chân chính hôm nay cũng trở thành những đoá hoa sen. Sống giữa khó khăn của xã hội đầy cạm bẫy, lọc lừa, họ vẫn xác định cho mình một lí tưởng đúng đắn. Để làm một đoá hoa sen cho mai sau, ngay từ bây giờ, ta phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tinh thần, học hỏi thêm nhiều điều bồ sung lí trí nhằm có suy nghĩ chính xác khi đứng trước những ngã rẽ, biết đi trên những lối mòn quí giá của dân tộc, thêm vào những nhận thức mới mẻ của thời đại. Tất cả sẽ giúp ta trở thành người công dân tốt, không hổ thẹn với truyền thống xưa đồng thời ta cũng tự hào vì đã tiếp tục phát huy di sản tâm hồn quý báu của dân tộc.

Nói tóm lại, là người dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Cũng chính vì thế, ta buộc phải suy nghĩ, hành động một cách nghiêm túc đế không làm mai một đi truyền thống này. Muốn đạt được như thế, ngay từ khi còn là học sinh, ta phải tự nhắc nhở nhau sống như hoa sen.

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 7 2017 lúc 7:58

Chọn đáp án: D

(Giải thích: Điệp ngữ nhị vàng, bông trắng, lá xanh; Điệp vòng tròn câu 2, 3)

Bình luận (0)
trâm ngô
Xem chi tiết
lilyvuivui
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
13 tháng 10 2016 lúc 20:28

Bạn tham khảo nhé

Đây là bài ca dao có sức sống trường tồn mãnh liệt hay và sâu sắc  thâm nhập sâu rộng trong quần chúng nhân dân; phản ánh hình tượng cây sen qua bốn dòng thơ ngắn  nhưng ẩn chứa sâu xa nhiều ý nghĩa của một loài cây có thể nói  đẹp “ thể xác lẫn tâm hồn”. Nhiều hình ảnh  miêu tả được lặp lại tưởng chừng như giản dị, dễ hiểu nhưng ý tứ lại sâu xa thông qua ngôn ngữ một cách tự nhiên nhằm khẳng định cốt cách thanh cao của loài hoa quí nơi thôn quê  đồng nội, để qua đó khẳng định phẩm chất giản dị chân chất, mộc mạc nhưng thanh cao trong sáng của người nông dân quanh năm lam lũ dãi nắng dầm sương, chịu thương chịu khó. 

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

  Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”

           Hai câu đầu tác giã  sử dụng lối dẫn dắt, khẳng định giới thiệu rất tự nhiên về loài sen mang một giá trị tạo hình thật đặc biệt. Chúng ta liên tưởng trong một đầm sen bốn bề là mặt nước có thể có nhiều cây thảo mộc khác cùng chung sống nhưng tất cả không thể đẹp bằng sen. Khóm sen, bông sen nổi lên giữa đầm nước của mùa hạ trong xanh lấp lánh trong sắc trời, lung linh theo gió. Lá sen xanh xanh, tươi nhô lên mặt nước thật đẹp trong ánh nắng  trời bao la. Bông sen nở  rộ xoè cánh trắng muốt, sáng lên trong đầm sen và lan toả ở những miền quê đồng nội.  Nhị vàng toả hương thơm  nồng nàn, xao xuyến lòng người luôn vươn lên dưới ánh nắng mặt trời ngào ngạt  hương thơm. Tác giả yêu sen nhiều lắm nên mới có cách miêu tả sâu sắc như vậy. Tác giả dân gian đã truyền tình yêu ấy qua bao năm tháng đến trái tim của hàng triệu người dân Việt và người ta có quyền háo hức muốn nghe những lời nói về vẻ đẹp của sen

             Đến  câu thứ ba  “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Có một điều thú vị xẩy ra trong cánh miêu tả và sử dụng nghệ thuật miêu tả, miêu tả  thực. Đến đây ta thấy có một sự đổi vần chữ thứ sáu câu lục bát thứ ba này không hề hiệp vần với chữ thứ tám câu lục bát thứ hai ở trên. Bài thơ đổi vần đột ngột.

           Tác giả dân gian vẫn sử dụng chi tiết, hình tượng ngôn từ cũ nhưng đã có sự hoán vị đổi chỗ các từ ngữ trong câu. Câu thứ hai miêu tả theo tình tự ngoài vào trong: lá xanh rồi bông trắng và nhấn mạnh lại chen nhị vàng. “Nhị vàng” trong trường hợp này là danh từ dùng để bổ ngữ cho động từ “lại chen”, làm nổi bật tính chất nhỏ nhoi mong manh của nhuỵ trong lá xanh bông trắng tạo nên vẻ đẹp sáng trong trong quần thể kiến trúc của cây sen. Vì ở câu thơ này,  ta thấy lá xanh, bông trắng, nhị vàng được hiểu như những danh từ. Các tính từ: xanh, trắng, vàng  bổ sung nghĩa về màu sắc cho lá, bông, nhuỵ.

                 Câu thứ ba  “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”. Ta thấy vàng, trắng, xanh ở đây đóng vai trò vị ngữ, nhị thì vàng, lá thì xanh, bông thì trắng làm tăng tính khẳng định xác nhận hình dáng màu sắc của sen. Với cách hoán đổi vị trí này các tác giả dân gian  miêu tả hết sức tỷ mỹ  về sen,  lật từng lá sen xanh, chỉ từng bông sen trắng đếm từng nhị sen vàng để cũng cố niềm tin vào nhận xét vào khẳng định trong đầm không có gì đẹp bằng sen, chỉ có hoa sen đẹp nhất trong đầm sen.

 Câu cuối là câu thơ đem đến một điều thú vị bất ngờ  nhất trong mạch cảm xúc của bài thơ nâng hẳn chất của câu ca dao lên làm cho ta hiểu sâu hơn về một triết lý của cuộc sống sâu sắc:

Gần bùn mà chẳng hôi tanh muì bùn”.

                  Thì ra thông qua vẻ đẹp của màu sắc, hương thơm của sen, quần chúng đã khéo léo đưa ra bài học về cách sống về đạo lý làm người. Bài học đạo lý lẽ sống ấy lại được rút ra một cách nhẹ nhàng từ cây sen đồng nội, nhẹ nhàng thâm thuý nhưng dễ tiếp nhận biết bao. Gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn, cũng như gần mực mà không đen, thể hiện phẩm chất thanh cao, trong sáng, liêm khiết không dễ gì bị cám giỗ, sa đoạ trước hiện thực của cuộc sống. Phải chăng đó cũng là muốn phản ánh bản lĩnh, truyền thống tốt đẹp, trong sáng ,thanh cao của dân tộc Việt Nam được hun đúc, chắt lọc  qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là một dân tộc anh hùng lam lũ cần cù, tự lực tự cường, kiên cường bất khuất trong tiến trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, vất vã gian truân nhưng trong sáng vô ngần.

Bình luận (1)
Kẹo dẻo
13 tháng 10 2016 lúc 20:27
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chẹn nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hồi tanh mùi bùn. 

Không hiểu bài ca dao xuất hiện từ bao giờ nhưng có nhiều y kiến cho rằng đây là bái ca dao mà nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh sâụ sắc gắn liền với nhau, tạo nên giá trị muôn đời.

 Hình ảnh cây sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thật vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, tác giả dân gian nhằm phản ánh niềm tự hào của con người Việt Nam là luôn giữ được tâm hổn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã đến mức nào. Ở câu mở đầu: Trong đầm gì đẹp bằng sen. Tác giả đã khẳng định hoa sen đẹp nhất so với tất cả các loài hoa nở trong đầm bằng một câu hỏi tu từ khéo léo, lôi cuốn người nghe, đặt họ vào vị trí và tâm thế thưởng thức cùng với mình. Để rồi sau khi so sánh, cân nhắc họ sẽ rút ra kết luận không thể khác. Câu thứ hai: Lá xanh bông trắng tạỉ chen nhị vàng. Để chứng minh cho lời khẳng định ở trên là có cơ sở, tác giả tuần tự miêu tả vẻ đẹp của cây sen, từ lá xanh qua bồng trắng đến nhị vàng. Trên nền xanh của lá, nổi bật màu trắng tinh khiết của hoa; giữa màu trắng của hoa lại chen chút sắc vàng của nhị. Từ lại được dùng rất tài tình, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng màu sắc của hoa sen, từ chen nói lên sự kết hợp hài hoà giữa hoa và nhị, tất cả như cùng đua đẹp, đua tươi. Cảnh đầm sen giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp hiện lên dưới ngòi bút chấm phá thần tinh. Câu thứ ba. Nhị vàng bông trắng lá xanh, Câu này có vị trí đặc biệt trong toàn bài vì nó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết. Từ câu thứ hai sang câu thứ ba có sự đột ngột, khác thường trong cách gieo vần {ang, anh) nhưng nhiều người không để ý. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển vần và sự thay đổi trật tự các từ ngữ và hình ảnh đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, hợp lí vể cả nội dung và hình thức. Hai chữ nhị vàng ở cuối câu thứ hai được lặp lại ở đầu câu thứ ba tạo nồn tính liên tục trong tư duy, cảm xúc và sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung với hình thức trong toàn bài. Câu đầu và câu cuối là nhận định, đánh giá về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa tả thực đến từng chỉ tiết: lá xanh, bông trắng, nhị vàng (tả đi); rồi tả lại: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh. Tả từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Dường như người tả đang cố chứng minh bằng được vẻ đẹp của sen: đẹp từ sắc lá đến màu hoa, màu nhị. Sau đó lại nhấn mạnh thêm bằng cách đảo ngược: đẹp từ màu nhị đến màu hoa, sắc lá. Nghệ thuật miêu tả ở đây mới đọc qua tưởng chừng đơn giản, song thực sự đã đạt tới trình độ điêu luyện, tinh vi. Nghệ thuật ấy đã tôn vinh hoa sen lên hàng hoa quý, xứng đáng tượng trưng cho vẻ đẹp của con người chân chính. Đọc mấy câu ca dao trên, chúng ta liên tưởng tới hình dáng thanh tao, kiêu hãnh của hoa sen và trong tâm tưởng cũng bừng nở một đóa sen tuyệt đẹp!
Câu thứ tư: Gần bùn mà chẳng hồi tanh mùi bùn. Dù mang tính chất ẩn dụ tượng trưng nhưng trước hết vẫn là tả thực về môi trường sống của cây sen. Sen thường sống ở trong ao, trong đầm lầy, nơi có nhiều bùn. Ấy vậy má hoa sen lại rất thơm, một mùi thơm thanh khiết lạ lùng! Có thể coi đây là cái nút của toàn bài ca dao. Thiếu câu ca dao này, hình tượng của hoa sen vẫn tồn tại nhưng không có linh hồn và ý nghĩa. Nếu câu ca dao mở đầu là luận để mang ý nghĩa khái quát về hình tượng của hoa sen thì đến câu kết của bài thờ, hình tượng bông sen trong tự nhiên đã chuyển sang hình tượng bông sen trong cuộc đời một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng, không có một sự gượng ép nào, do đó mà nghĩa bóng của hoa sen cũng mở rộng không giới hạn. Chính vì vậy mà tính chất tượng trưng, ẩn dụ của hình tượng thơ nổi lên, lấn át hình ảnh thực. Nó tựa hồ như một cánh cửa kì diệu, khép nghĩa đen lại và mở nghĩa bóng ra một cách thần tình. 

Và thế là trong phút chốc, sen hóa thành người, bùn trong đầm (nghĩa đen) biến thành bùn trong cuộc đời (nghĩa bóng). Rồi cả hình ảnh cái đầm cùng mùi hôi tanh của bùn cũng được coi là ẩn dụ tượng trưng vì nó được hiểu theo, nghĩa bóng với những mức độ rộng hẹp, xa gần khác nhau, tuỳ theo trình độ mỗi người.

Bình luận (0)
Kẹo dẻo
13 tháng 10 2016 lúc 20:29
Nhầm,mk lm lại:Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chẹn nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hồi tanh mùi bùn. 

Không hiểu bài ca dao xuất hiện từ bao giờ nhưng có nhiều y kiến cho rằng đây là bái ca dao mà nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh sâụ sắc gắn liền với nhau, tạo nên giá trị muôn đời.

 Hình ảnh cây sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thật vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, tác giả dân gian nhằm phản ánh niềm tự hào của con người Việt Nam là luôn giữ được tâm hổn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã đến mức nào. Ở câu mở đầu: Trong đầm gì đẹp bằng sen. Tác giả đã khẳng định hoa sen đẹp nhất so với tất cả các loài hoa nở trong đầm bằng một câu hỏi tu từ khéo léo, lôi cuốn người nghe, đặt họ vào vị trí và tâm thế thưởng thức cùng với mình. Để rồi sau khi so sánh, cân nhắc họ sẽ rút ra kết luận không thể khác. Câu thứ hai: Lá xanh bông trắng tạỉ chen nhị vàng. Để chứng minh cho lời khẳng định ở trên là có cơ sở, tác giả tuần tự miêu tả vẻ đẹp của cây sen, từ lá xanh qua bồng trắng đến nhị vàng. Trên nền xanh của lá, nổi bật màu trắng tinh khiết của hoa; giữa màu trắng của hoa lại chen chút sắc vàng của nhị. Từ lại được dùng rất tài tình, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng màu sắc của hoa sen, từ chen nói lên sự kết hợp hài hoà giữa hoa và nhị, tất cả như cùng đua đẹp, đua tươi. Cảnh đầm sen giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp hiện lên dưới ngòi bút chấm phá thần tinh. Câu thứ ba. Nhị vàng bông trắng lá xanh, Câu này có vị trí đặc biệt trong toàn bài vì nó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết. Từ câu thứ hai sang câu thứ ba có sự đột ngột, khác thường trong cách gieo vần {ang, anh) nhưng nhiều người không để ý. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển vần và sự thay đổi trật tự các từ ngữ và hình ảnh đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, hợp lí vể cả nội dung và hình thức. Hai chữ nhị vàng ở cuối câu thứ hai được lặp lại ở đầu câu thứ ba tạo nồn tính liên tục trong tư duy, cảm xúc và sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung với hình thức trong toàn bài. Câu đầu và câu cuối là nhận định, đánh giá về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa tả thực đến từng chỉ tiết: lá xanh, bông trắng, nhị vàng (tả đi); rồi tả lại: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh. Tả từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Dường như người tả đang cố chứng minh bằng được vẻ đẹp của sen: đẹp từ sắc lá đến màu hoa, màu nhị. Sau đó lại nhấn mạnh thêm bằng cách đảo ngược: đẹp từ màu nhị đến màu hoa, sắc lá. Nghệ thuật miêu tả ở đây mới đọc qua tưởng chừng đơn giản, song thực sự đã đạt tới trình độ điêu luyện, tinh vi. Nghệ thuật ấy đã tôn vinh hoa sen lên hàng hoa quý, xứng đáng tượng trưng cho vẻ đẹp của con người chân chính. Đọc mấy câu ca dao trên, chúng ta liên tưởng tới hình dáng thanh tao, kiêu hãnh của hoa sen và trong tâm tưởng cũng bừng nở một đóa sen tuyệt đẹp!
Câu thứ tư: Gần bùn mà chẳng hồi tanh mùi bùn. Dù mang tính chất ẩn dụ tượng trưng nhưng trước hết vẫn là tả thực về môi trường sống của cây sen. Sen thường sống ở trong ao, trong đầm lầy, nơi có nhiều bùn. Ấy vậy má hoa sen lại rất thơm, một mùi thơm thanh khiết lạ lùng! Có thể coi đây là cái nút của toàn bài ca dao. Thiếu câu ca dao này, hình tượng của hoa sen vẫn tồn tại nhưng không có linh hồn và ý nghĩa. Nếu câu ca dao mở đầu là luận để mang ý nghĩa khái quát về hình tượng của hoa sen thì đến câu kết của bài thờ, hình tượng bông sen trong tự nhiên đã chuyển sang hình tượng bông sen trong cuộc đời một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng, không có một sự gượng ép nào, do đó mà nghĩa bóng của hoa sen cũng mở rộng không giới hạn. Chính vì vậy mà tính chất tượng trưng, ẩn dụ của hình tượng thơ nổi lên, lấn át hình ảnh thực. Nó tựa hồ như một cánh cửa kì diệu, khép nghĩa đen lại và mở nghĩa bóng ra một cách thần tình. 

Và thế là trong phút chốc, sen hóa thành người, bùn trong đầm (nghĩa đen) biến thành bùn trong cuộc đời (nghĩa bóng). Rồi cả hình ảnh cái đầm cùng mùi hôi tanh của bùn cũng được coi là ẩn dụ tượng trưng vì nó được hiểu theo, nghĩa bóng với những mức độ rộng hẹp, xa gần khác nhau, tuỳ theo trình độ mỗi người.

Có một cái gì đó rất gần gũi, đổng điệu giữa phẩm chất của hoa sen và phẩm chất của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội phong kiến thời suy tàn cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sỉ.

Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân gần gũi với hoa sen, hiểu và yêu quý sen hơn cả. Họ đã nhiều lần trân trọng đưa hoa sen vào ca dao. Họ mượn cái thanh khiết lạ kì của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bài ca dao này, hoa sen đã lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý vào văn chương và vào lòng người dân đất Việt.

 

Bình luận (0)
nguyễn thanh thảo
Xem chi tiết
Test 2
Xem chi tiết
Lục Sênh
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Bùi Anh Tuấn
14 tháng 5 2019 lúc 19:20

Đất nước Việt Nam thân yêu có muôn vàn cây lá khác nhau, hoa thơm qủa ngọt bốn mùa. Một màu xanh bát ngát bao trùm sông núi. Cảnh trí thiên nhiên tuyệt cú vời “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Lòng người hồn hậu, giàu tình yêu thương. Những khúc dân ca, những bài ca dao cùng với sữa mẹ, lời ru của bà vừa thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta. Con trâu, con cò, con bống, hoa sen, hoa bưởi, hoa cà… cùng với lời ca tình nghĩa đem đến cho ta men say cuộc đời, làm vơi đi ít nhiều lam lũ, vất vả. Tiếng hát của ai vừa từng làm xúc động, tự hào:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Chẳng thanh lịch cũng con người Thượng kinh”. Tiếng ca của ai vừa từng làm ta bâng khuâng:

“Hoa thơm thơm lạ thơm lùng

Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm”.

Và còn hoa sen trong đầm vừa làm ta say mê từ thuở ấu thơ qua lời ru của mẹ. Năm tháng vừa trôi qua, hồi tưởng lại, ta càng cảm giác lòng mẹ ngạt ngào hương sen:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Cảnh đầm sen đẹp quá. Và lòng người cũng đẹp như sen. Sen là loại cây, loại hoa đẹp nhất trong đầm. Hoa súng, hoa lục bình, hoa muống màu tím biếc vừa đẹp, nhưng không thể so sánh với sen. Bằng cách nói so sánh “gì đẹp bằng”, tác giả tự hào khẳng định: “trong đầm gì đẹp bằng sen”. Câu thứ hai giới thiệu cụ thể vẻ đẹp của đầm sen. Nhà thơ dân gian đang cùng chúng ta say mê ngắm đầm sen một ngày hè đẹp”

“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”

Trên mặt hồ trong vắt, lá sen xanh xoè ra như những chiếc lọng xinh xinh, những bông sen trắng, sen hồng nở xòe ra, nhị hoa màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt. Lá, hoa, nhị, xanh, trăng, vàng, bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một câu câu thơ tám từ mà làm nổi bật vẻ đẹp của sen với màu sắc hài hòa. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hương sen mà người đọc vẫn cảm giác hương sen tỏa ngát, tâm hồn lâng lâng.

Câu thứ ba đổi vần một cách kỳ lạ. hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm giác có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật đi lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.

“Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”

Vẻ đẹp của đầm sen, của hoa sen cũng là vẻ đẹp của làng quê, của thiên nhiên đất nước. Tác giả miêu tả vẻ đẹp rực rỡ cảu đầm sen với tình yêu cỏ hoa tạo vật, với tất cả niềm tự hào dân tộc, và tự hào về đất mẹ quê cha.

Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao vừa đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưu thuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lỹ nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.

Ca dao dân ca có biết bao bài đặc sắc nói về hoa lá. Có bài nói về dáng trúc mang tiết tháo người hiền “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Có bài nói về hoa nhài tinh khiết, trong trắng. Dân ca Quan họ có bài nói về trăm loài chim, trăm loài hoa… Qua đó ta thấy tâm hồn nhân dân ta rất đẹp, biết yêu mến quý trọng hoa thơm cỏ lạ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Với lòng yêu hoa lá, chúng ta cảm giác thú vị được thưởng thức cái hay, cái đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen…” này. Ta yêu thêm vẻ đẹp đồng quê, yêu thêm tâm hồn và tâm thế cao quý của con người Việt Nam:

“Rủ nhau ra tắm hồ sen,

Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.

Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh

Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”…

Trong chúng ta, ai vừa có lần được ngắm sen Hồ Tây, sen hồ Tĩnh Tâm (Huế), sen Đồng Tháp Mười…? Nghĩ về đầm sen, hương sen, chúng ta tự hào biết bao về người con vĩ đại của làng Sen thân thuộc như nhà thơ Bảo Định Giang vừa ngợi ca:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen,

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Bình luận (0)
thái thị lan
14 tháng 5 2019 lúc 19:26

Quê hương em biết bao tươi đẹp với thiên nhiên và cảnh vật trù phú. Những cánh đồng bát ngát, những hàng tre xanh tươi và không quên những đầm sen rực rỡ với mùa sen nở thơm ngát lưu luyến lòng người.

Em yêu hoa sen loài hoa có vẻ đẹp giản dị, thuần khiết, càng ngắm càng thấy thích. Nhìn từ xa đầm sen hệt như tòa lâu đài, hương sen thơm nhẹ và lan tỏa trong gió, giọt sương sớm mai còn đọng lại trên cánh sen khiến cho cả đầm sen trở nên lung linh, huyền ảo. Từng cơn gió khẽ thổi qua rì rào, đầm sen chợt bừng tỉnh.

Để cảm nhận vẻ đẹp của hoa sen hãy ghé thăm vào mùa sen nở, mặt đầm lúc này được bao phủ bởi màu xanh của lá sen, những đóa sen hồng, trắng chen chúc nhau phủ kín cả đầm, chúng thi nhau vươn lên khoe sắc dưới nắng mai. Sen hồng tựa như thiếu nữ đôi mươi e thẹn, ửng hồng đôi má. Sen trắng lại có vẻ đẹp giản dị, thanh khiết. Những nụ sen tròn, xinh xắn, chắc chắn bên cạnh là những đóa sen đã nở bung như cố khoe nhị vàng bên trong.

Kế bên bông sen là những chiếc lá khỏe khoắn như cận vệ bảo vệ cho những nàng công chúa, hương thơm của hoa sen nhẹ nhàng thoang thoảng trong làn gió mát. Trên bờ một số bạn trẻ đùa giỡn, thi nhau chụp ảnh lưu giữ những kỉ niệm cùng với hoa sen.

Hoa sen rất có ích với con người, hoa dùng để trang trí, hạt sen dùng nấu chè, ngó sen dùng trong ẩm thực rất tốt cho sức khỏe…hoa sen còn tượng trưng cho vẻ đẹp của con người Việt giản dị, thanh cao.

Vẻ đẹp của hoa sen luôn ghi dấu sâu đậm trong lòng em, dù đi đâu chăng nữa mỗi lần nhìn thấy hoa sen nở lòng bỗng cảm thấy bồi hồi, xao xuyến.

Bình luận (0)
Đỗ Ngọc Diệp
14 tháng 5 2019 lúc 20:08

Còn cảm xúc tính sao đây

Bình luận (0)