Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Vua Hùng, Mị Nương.
Ai nhanh mình chọn ^^
Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đã làm.
a)Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.
b)Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính.
c)Tại sao lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh? Nếu đổi bằng các tên sau có được không?
- Vua Hùng kén rể
- Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Bài ca chiến công của Sơn Tinh.
Những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:
- Vua Hùng: kén rể, đưa ra yêu cầu về sính lễ
- Mị Nương: người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu, nết na
- Sơn Tinh: vẫy tay, nổi cồn bãi, lên núi đồi
- Thủy Tinh: cầu hôn, dâng nước đánh Sơn Tinh
a, Vai trò của các nhân vật: cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh lý giải cho hiện tượng thiên tai bão lũ diễn ra hằng năm
b, Tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:
Xưa vua Hùng muốn kén rể cho công chúa Mị Nương, trong số những người tới xin cầu hôn có Sơn Tinh, Thủy Tinh là những có tài lạ ngang nhau. Không biết chọn ai vua Hùng nói sáng sớm hôm sau ai mang sính lễ (voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao) tới trước sẽ được cưới công chúa. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh tới trước, cưới được Mị Nương, Thủy Tinh tới sau mang lòng uất hận đem quân đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến. Cuối cùng Thủy Tinh thua trận, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.
c, Truyện có nhan đề là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì:
+ Theo cách đặt tên theo nhân vật chính của truyện dân gian
+ Truyện diễn tả mối mâu thuẫn trực tiếp giữa con người với thiên tai
+ Nếu đổi tên thành: “ Vua Hùng kén rể, Truyện Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh, Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì không bao hàm hết ý nghĩa nội dung của truyện
1. chỉ ra những sự việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đã làm
- Vua Hùng :
- Mị Nương :
- Sơn Tinh :
- Thủy Tinh :
a) Nhận xét vai trò ý nghĩa của các nhân vật .
1. chỉ ra những sự việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đã làm
- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
- Mị Nương: theo Sơn Tinh về núi
- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
a) Nhận xét vai trò ý nghĩa của các nhân vật .
- Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai ịch, tính nết, hình dáng, việc làm, ...
+ Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản
+ Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.
em hãy đóng vai nhân vật sơn tinh ( thuỷ tinh , mị nương ) kể lại cậu chuyện "sơn tinh,thuỷ tinh" bằng một cách mới
Refer
Ta là Sơn Tinh, vị thần cai quản núi Tản Viên hùng vĩ. Hôm nay ngồi ngắm cảnh Phong Châu xanh tươi trù phú với những cánh đồng bát ngát, những vườn cây hoa trái tỏa hương ngào ngạt ta bỗng bồi hồi nhớ lại câu chuyện năm xưa…
Hồi đó, vua Hùng thứ mười tám có một cô con gái tên là Mị Nương xinh đẹp nết na. Vua rất thương con nên muốn kén cho nàng một tấm chồng xứng đáng.
Được tin vua mở hội kén rể, ta nhanh chóng cưỡi bạch hổ đến thành Phong Châu xin cầu hôn công chúa.
Khi ta bước chân vào cung điện thì cùng lúc đó cũng có một vị thần đến cầu hôn. Vị thần này cưỡi trên một con rồng uy nghi. Vua truyền ta và vị thần đó vào. Vị thần đó xưng là Thủy Tinh và xin đươc trổ tài trước. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm giông bão, sấm chớp nổi đùng đùng, cây cối nghiêng ngả. Vua Hùng và các vị Lạc hầu có vẻ khiếp sợ. Đến lượt ta trổ tài, ta vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi và hiện ra những cánh đồng bát ngát, những khu vườn sai trĩu quả.
Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn gọi các Lạc hầu vào bàn bạc. Một lúc sau vua ra bảo ta và Thủy Tinh: Các thần đều ngang tài ngang sức, trẫm không biết chọn ai cả, vậy ngày mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho. Ta và Thủy Tinh hỏi sính lỗ cần những gi, vua bảo: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngưa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Mờ sáng tinh mơ ngày hôm sau, khi ánh bình minh của một ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn chìm trong màn sương huyền ảo thì ta và đoàn tùy tùng đã hối hả lên đường. Khi đến thì Thủy Tinh vẫn chưa tới, ta dâng sính lễ cho vua Hùng và vui mừng được rước Mị Nương về núi.
Đạng đi chợt ta thấy mây đen ùn ùn kéo tới. Gió mạnh quật những cành cây đổ ngổn ngang. Chớp loang loáng như những con rắn trắng trên nền trời đen kịt. Sấm đùng đùng như muốn làm nổ tung trời đất. Trong giông tố ta thấy Thủy Tinh hiện ra. Thủy Tinh cười rồng đen, theo sau là một đoàn thủy quái nhe răng gào rú. Thủy Tinh dâng nước lên cuồn cuộn thành những cột sóng lớn làm ngập nhà cửa, ruộng vườn. Ta biết Thủy Tinh muốn đòi cướp Mị Nương.
Nhìn cảnh dân kéo nhau chạy lên núi lòng ta đau đởn vô cùng. Ta gọi hổ vằn, gọi xám, gấu nâu đến giúp sức chống lại Thủy Tinh. Ta dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng quả núi dựng thành đất ngăn dòng nước lũ đang ào ào ập đến. Nước dâng cao bao nhiêu thì núi cao lên bấy nhiêu. Quân của ta và Thủy Tinh giao chiến hàng tháng trời mà vẫn không phân thắng bại.
Dần dần sức của quân Thủy Tinh suy kiệt mà đoàn quân của ta vẫn vững vàng. Cuối cùng Thủy Tinh đuối sức nên phải rút quân về.
Sau đó, ta lại dùng phép làm cho cây cối nghiêng ngả đứng thẳng lại. Những cánh đồng trở lại xanh tươi. Nắng vàng trải khắp thành Phong Châu.
Từ đó, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lên đòi cướp Mị Nương nhưng năm nào cũng thua ta.
Bây giờ Thủy Tinh càng ngày càng có vẻ ghê gớm hơn xưa, nhưng ta tin rằng các con cháu của vua Hùng sẽ cùng ta tiếp tục trừng trị hắn, bảo vệ cuộc sống cho dân lành…
THAM KHẢO :
Nghe tin vua Hùng thứ mười tám kén rể, tôi, Sơn Tinh, chúa tể của vùng núi non đến để được thi tài. Tôi nhất định sẽ cưới được nàng Mị Nương xinh đẹp, dịu hiền về làm vợ của mình.
Tôi đến kén rể và gặp Thủy Tinh, người được coi là chúa tể của vùng biển cả. Ở đây, tôi và Thủy Tinh dường như ngang tài ngang sức với nhau và không ai chịu thua ai về tài năng và phép thần thông khiến cho vua Hùng rất khó để chọn lựa. Vua Hùng đã quyết định đưa ra lời thách sính lễ cầu hôn, đó là một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi, ai tới trước sẽ được lấy Mị Nương làm vợ. Tôi nhanh chóng quay về để tìm lễ vật. Sắm sửa chu đáo, sáng sớm tinh mơ hôm sau, tôi mang đầy đủ lễ vật theo yêu cầu đến, hi vọng sẽ giành chiến thắng để cưới được Mị Nương.
Đúng như dự tính, bởi sự nhanh nhẹn và sự chuẩn bị chu toàn của tôi, vua Hùng đã đồng ý gả con gái cho tôi như luật lệ đã ban hành. Trong lòng tôi vô cùng vui sướng, hân hoan khi lấy được Mị Nương làm vợ. Nhưng hạnh phúc dường như vẫn chưa được trọn vẹn. Đối thủ của tôi là Thủy Tinh tức giận vô cùng, hắn hô mưa, gọi gió cho mây đen ùn ùn kéo đến, quyết chiến một trận với tôi để cướp Mị Nương về. Nước lũ dâng cao, tôi bình tĩnh dùng hết tài năng của mình bốc núi, ném xuống dòng nước đang cuồn cuộn dâng lên cao. Trận chiến giữa kẻ dưới nước người trên cạn cứ thế tiếp diễn suốt ba tháng trời ròng rã. Không ai chịu thua ai, cả tôi và thủy Tinh đều quyết chiến đến cùng. Thế rồi chớp nhanh thời cơ hạ gục hắn, tôi ra đòn chí mạng trong phút chốc khiến hắn thua cuộc. Nhưng Thủy Tinh vẫn căm phẫn không dứt lời: "Ta sẽ trả thù người". Tôi quay trở về, tiến hành hôn lễ với công chúa Mị Nương.
Hạnh phúc đến nhưng tôi vẫn còn canh cánh trong lòng về sự tức giận đến điên cuồng của Thủy Tinh. Hắn ta có thể quay lại bất cứ lúc nào. Và điều này sẽ gây ảnh hưởng vô cùng đến đời sống của những người dân trên cạn. Tôi sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ cuộc sống yên bình cho mọi người dân trước những sự oán hận của Thủy Tinh.
Ta là Sơn Tinh. Lúc bấy giờ, ta đang ở núi Tản Viên, nghe tin vua Hùng kén rể, lập tức đến ngay. Cùng đến với ta còn có một người tên là Thuỷ Tinh, người ở miền biển tài năng cũng không kém. Nếu ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy đồi thì chàng lại có tài gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Vua Hùng ưng ý cả ta và Thuỷ Tinh nhưng con gái yêu của nhà vua thì chỉ có một. Vua không biết gả cho ai bèn mời bộ lạc vào bàn bạc, xong nhà vua phán:
- Sáng mai ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy công chúa.
Ta và Thuỷ Tinh cùng đồng thanh tâu:
- Bẩm đức vua, sính lễ cần sắm những gì?
Vua bảo:
- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Nghe xong, ta trở về chuẩn bị lễ vật. Sáng hôm sau, ta đêm đầy đủ lễ vật đến. Vua Hùng đồng ý cho ta rước nàng Mị Nương xinh đẹp về núi Tản. Kiệu hoa mới được nửa đường, bỗng đâu giông bão, mưa gió ở đâu ầm ầm kéo đến. Quay đầu nhìn lại ta thấy Thuỷ Tinh đang đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp nàng Mị Nương của ta. Khắp nơi rung chuyển, nước dâng lên cuồn cuộn ngập cả ruộng đồng, nhà cửa, cả thành Phong Châu.
Ta không hề nao núng, hoá phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dòng lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại cao lên bấy nhiêu, cứ thế ta với Thuỷ Tinh đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời. Cuối cùng Thuỷ Tinh kiệt sức đành phải rút quân về. Ta và Mị Nương được sống hạnh phúc bên nhau cho đến bây giờ.
Thuỷ Tinh không chịu thua. Hàng năm, hắn lại dâng nước lên để đánh ta, và năm nào Thuỷ Tinh cũng bại trận.
hãy nêu ý nghĩa và vai trò của sơn tinh, thuỷ tinh, mị nương và vua Hùng.
vai trò của sơn tinh thủy tinh mị nương vua hùng là
vua hùng kén rể,đưa ra điều kiện sính lễ, bàn bạc với lạc hầu
mị nương theo sơn tinh về núi
sơn tinh vẫy tay làm núi đồi, dựng thành ngăn dòng nước lũ ,cưới mị nương
thủy tinh hô mưa gọi gió dâng nước đánh sơn tinh
Bài 1: Chỉ ra những việc mà các nhan vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm.
- Vua Hùng:..........
- Mị Nương:.........
- Sơn Tinh:...........
- Thuỷ Tinh:.........
Mk cần gấp. CẢM ƠN
- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
- Mị Nương: không
- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, vẫy tay làm đất nổi cồn núi, - dùng phép lạ bốc đồi, dời núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh., hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.
- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
- Mị Nương: không
- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, vẫy tay làm đất nổi cồn núi, - dùng phép lạ bốc đồi, dời núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh., hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
1, Hãy viết một đoạn văn ns về chi tiết tưởng tượng kì ảo là j? Hãy ns rõ vai trò của chi tiết này trong truyện Con Rồng cháu Tiên.( Một đoạn văn nha các bn)
2, Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Giúp mk nha, mk gấp lắm!!!
Chi tiết tưởng tượng kì ảo là sự tưởng tượng của người dân Việt Nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết hay noi cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện.
Vai trò của nó trong truyện con rồng cháu tiên là:
Vai trò lớn nhất là thể hiện sự kính trọng tổ tiên của nhân dân việt nam ta
+ người dân việt nam ta cho rằng tổ tiên của mình là mòi giống cao sang,đẹp đẽ.
=> Thể hiện niềm tự hào dân tộc
+ các chi tiết tương ki ảo khác như sinh cùng bọc trăm trứng
=> Tinh thần đồng bào, keo sơn của dân tộc => là anh em một nhà
+ không cần bú mơm mà lớn nhanh như thổi có ý nghĩa răng tất cả người dân nước việt nam đều là anh em , khi sinh ra người Việt Nam đã có khả năng tự chống đỡ với những thảm họa thiên nhiên, chiến tranh,.... => Rất phi thường
Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
1)
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
2)Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Hai nhân vật này đều có những tài phép lạ: hô mây, hô mưa, chuyển non dời bể... Ý nghĩa của hai nhân vật: Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh ghê gớm của tự nhiên trong việc gây ra bão, lụt. Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta. Trong tiềm thức của nhân dân ta, Sơn Tinh là phúc thần còn Thủy Tinh là hung thần.
2. Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân chính từ đâu?
A. Hùng Vương kén rể
B. Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh
C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh
D. Vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không.
NHỚ VÀ KỂ LẠI CẢNH CẦU HÔN CỦA SƠN TINH VÀ THỦY TINH VS MỊ NƯƠNG CÓ SỬ DỤNG PHÓ TỪ. GHI LẠI PHÓ TỪ VÀ CHO BIẾT CHÚNG THUỘC LOẠI NÀO
GỢI Ý:
-Các sự vc: Vua Hùng kén rễ, Sơn Tinh và Thủy Tinh thể hiện tài năng.
-Vua Hùng ra điều kiên kén rễ.
-Sơn Tinh đến trc rước Mị Nương về.
(ngắn ngắn hoi nhoa các bn, mk cảm ơn)
tự túc là hạnh phúc
Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính.
Ai nhanh mình chọn ^^
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng
Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
Tham khảo nhé:
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng
Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính.
Bài làm
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng
Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.