Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bình Định , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 15
Điểm GP 0
Điểm SP 8

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (2)

HỒ TRÚC CHI
Thảo Phương

Câu trả lời:

I. LẶP TỪ

1. Gạch dưới những từ giống nhau trong các câu văn dưới đây:

a) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làngm giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Thép Mới)

b) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.

2. Việc lặp đi lặp lại từ tre ở ví dụ a có gì khác việc lặp từ ở ví dụ b?

3. Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ.

Trả lời:

1. Những từ ngữ giống nhau có trong đoạn trích:

- Đoạn a: - tre - tre (bảy lần)

- giữ - giữ (bốn lần)

- anh hùng - anh hùng (hai lần).

- Đoạn b: - truyện dân gian - truyện dân gian (hai lần)

2. Việc lặp lại từ tre ở ví dụ a nhằm mục đích nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà như một bài thơ cho văn xuôi. Còn lặp từ ở ví dụ b là lặp lỗi làm cho cấu văn rườm rà, nặng nề.

3. Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ như sau:

Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.

II. LẪN LỘN CÁC TỪ GẦN ÂM

1. Trong các câu sau, từ ngữ nào dùng không đúng?

a) Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.

b) Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.

2. Nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì?

3. Hãy viết lại các từ dùng sai cho đúng.

Trả lời:

1. Trong câu a từ dùng sai: thăm quan.

Trong câu b từ dùng sai: nhấp nháy.

2. Nguyên nhân mắc lỗi:

Người sử dụng nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ.

3. Sửa lại:

Câu a: Thay thăm quan bằng tham quan

Câu b: Thay nhấp nháy bằng mấp máy

II. LUYỆN TẬP

1. Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong các câu sau:

a) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.

b) Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.

Trả lời:

a) Bỏ các từ: bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, bạn, Lan.

- Câu trở thành: Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến.

b) Bỏ: câu chuyện ấy; thay câu chuyện này bằng chuyện ấy; thay những nhân vật ấy bằng đại từ thay thế họ; thay những nhân vật bằng những người.

- Câu trở thành: Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

c) Bỏ: Lớn lên vì nghĩa của từ này trùng với nghĩa của từ trưởng thành.

- Câu trở thành: Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.

2. Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?

a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

b) Có một số bạn còn bàng quang với lớp.

c) Vùng này có khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…

Trả lời:

a) Từ dùng sai: linh động

Thay lại: Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

b) Từ dùng sai: bàng quang

Thay lại: Có một số bạn còn bàng quan với lớp.

c) Từ dùng sai: Thủ tục

Thay lại: Vùng này còn khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái...