Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
coppied
Xem chi tiết

Câu 1:

Trong khi phong trào đấu tranh của nhân dân ở miền Bắc đang trên đà thắng lợi, triều đình Huế lại kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất (1874). Vì:

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất bao gồm 12 điều khoản, trong đó có các điều khoản chính như:

- Về lãnh thổ: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.

- Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán. 

- Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc).

- Về truyền giáo: cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo.

Việc triều đình kí hiệp ước dẫn đến hậu quả gì

→ Hiệp ước Giáp Tuất cho thấy sự yếu đuối, bất lực của Triều đình Huế. 

→ Hiệp ước Giáp Tuất đã biến nước ra thành một nửa thuộc địa của Pháp.

→ Tạo ra cơ hội để Pháp đè đầu cưỡi cổ nhân dân ta, xâm lược và bành tránh thể hiện sự ngang ngược và hống hách của mình. Mở đường cho sự xâm lược của Pháp đối với nước ra trong những năm sau này.

Câu 2:

* Em có nhận xét gì về việc triều đình Huế kí các Hiệp ước với Pháp?

- Qua 4 hiệp ước ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.

- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.

* Tinh thần chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884?

- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.

- Đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của địch, vận dụng đúng đắn kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn.

⟹ Đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

Câu 3:

- Về thời gian : phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
- Về địa bàn : Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
- Về lực lượng :
+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
-Về tính chất : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
- Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị...
- Kết quả : cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo...
- Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...

Teo Huệ
Xem chi tiết
Trần Văn Hiện
Xem chi tiết
Trịnh Long
20 tháng 3 2021 lúc 19:52

Thái độ và hành động của triều đình Huế :

+ Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh.

+ Do thái độ cầu hòa của triều đình --> Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn nào( t6.1867).

-Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú:

+ Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận nhân dân kiên quyết đấu tranh vũ trang --> nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ( Đồng Tháp Mười , Tây Ninh , Bến Tre..).

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nuóc như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu.

=> Thái độ thờ ơ,vô trách nhiệm khi đất nước bị xâm chiếm

*Thái độ của nhân dân ta:

- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp :

+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như : Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

Minhduc
Xem chi tiết
Smile
5 tháng 4 2021 lúc 20:51

C1:Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm :

-Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862

-Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.

-Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883 -Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.

Smile
5 tháng 4 2021 lúc 20:53

C4: tham khảo

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại vì: Các cuộc khởi nghĩa không phát triển rộng trên toàn dân, chỉ diễn ra một số nơi lẻ tẻ nên không tập hợp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân, đa số các cuộc khởi nghĩa đều mang tính tự phác. Ngoài ra, sự lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa còn non kém, so sánh lực lượng và vũ khí chúng ta đều thua kém và lạc hậu hơn...

Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là:

Phải có sự liên kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân yêu nước
Phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh
Các phong trào yêu nước phải luôn ở thế chủ động và tự giác.

Smile
5 tháng 4 2021 lúc 20:53

C3: tham khảo

Theo em, nhận định này là đúng vì:

Có thể nói, ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam (1858), khả năng đánh bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta.

Dẫn chứng cho điều này là trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược cũng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình. Triều đình Nguyễn đã nhanh chóng trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa.

Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.

Và chính những sai lầm đó, những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân. Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Thực ra trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp là điều không thể chối cải được.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 11 2019 lúc 5:41

Đáp án B

Trần Anh Hoàng
Xem chi tiết
Dark_Hole
3 tháng 3 2022 lúc 11:28

Tham khảo: (1 câu thui =)

Câu 1: Chiến thắng c̠ủa̠ nhân dân ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ ѵà tìm cách thương lượng, còn quân ѵà dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc. Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn thì lại lo sợ nên đã vội vã kí với quân Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất.Điều này trước mắt để quân Pháp rút khỏi Hà Nội cùng các tỉnh Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở các bước xâm lược về sau. Bên cạnh đó, năm 1874 phối hợp với quân c̠ủa̠ Lưu Vĩnh Phúc đã giết chết Francis Garnier tại Hà Nội.Trước tình hình trên Pháp đồng ý nghị hòa bằng Hiệp ước Giáp Tuất.

Câu 2:

- Ban đầu:

+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...

+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).

ph@m tLJấn tLJ
3 tháng 3 2022 lúc 11:36

tham khảo :
câu 1. 
Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874:

Hoàn cảnh:

- Chiến thắng của ta ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ và tìm cách thương lượng, còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
- Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lo sợ nên đã vội vã kí với pháp Hiệp ước Giáp Tuất, trước mắt để pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở các bước xâm lược về sau.

Nội dung:

- Hiệp ước gồm 22 điều khoản. Với hiệp ước này, Pháp sẽ tạm thời rút khỏi Bắc Kì, còntriều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng…

Hậu quả:

- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
câu 2
 
Nhận xét : 

- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bột bức trước sự xâm lược của thực dân Pháp.

- Triều đình từ bỏ nghĩa vụ và trách nhiệm cùng nhân dân đứng lên kháng chiến.

- Tạo con đường cho Pháp chính thức xâm lược nước ta.
 câu 3 : ( nếu có) 
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...

- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

Phi Đinh
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 10 2023 lúc 16:54

Tinh thần và thái độ của nhà Nguyễn trong việc kí các hiệp ước với thực dân Pháp từ năm 1862 đến năm 1884 có thể được nhận xét như sau:

- Sự dè dặt và tiềm tàng chống lại ách đô hộ: Trong thời kỳ này, nhà Nguyễn đã tiếp tục giữ lửa tinh thần độc lập và tự chủ, biểu hiện qua việc không hoàn toàn đồng ý với các điều khoản của hiệp ước và cố gắng duy trì sự tự trị của mình. Mặc dù phải ký kết các hiệp ước, nhưng có thể thấy tinh thần không cam chịu ách đô hộ của nhà Nguyễn.

- Thái độ pragmatism: Nhà Nguyễn đã chấp nhận ký kết các hiệp ước với Pháp vì nhận ra rằng không thể đối mặt và chiến đấu trực tiếp với quyền lực của Pháp. Họ đã có thái độ pragmatism và cân nhắc rủi ro để bảo tồn quyền lợi và thông qua các hiệp ước như một cách để tìm kiếm sự tồn tại và phát triển trong bối cảnh chính trị phức tạp.

- Khó khăn và áp lực từ nội bộ: Nhà Nguyễn đối mặt với áp lực và phản đối từ các phần tử trong nội bộ, như quan lại và triều đình cung đình, đối với việc ký kết các hiệp ước với Pháp. Một số người cho rằng nhà Nguyễn đã không thể đứng vững và bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của ngoại quốc.

Lê Thị Phước Hòa
Xem chi tiết
Tryechun🥶
18 tháng 3 2022 lúc 12:22

tham khảo 

a) Giai đoạn từ tháng 9-1858 đến tháng 2-1861:

Thái độ của triều đình:

- Xây thành luỹ, phòng tuyến tại Đà Nẵng và Gia Định, tăng lực lượng, thực hiện chiến thuật phòng thủ.

- Kêu gọi nhân dân ứng nghĩa, chủ trương “vườn không nhà trống”, bất hợp tác với giặc.

- Quan quân triều đình đã phối hợp với nhân dân đánh Pháp.

* Thái độ của nhân dân:

Ngay từ đầu, nhân dân đã hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình phá nhà cửa, vườn tược, đào hào, cùng quân triều đình xây thành đắp luỹ, lập các đội dân binh hăng hái đánh Pháp.

b) Giai đoạn từ tháng 2-1861 đến ngày 5-6-1862                    

Thái độ của triều đình: Phòng tuyến Chí Hoà bị vỡ, quân triều đình tan rã. Triều đình hoang mang dao động, số ít quan quân triều đình tiếp tục đánh Pháp, nhưng đa số lo sợ muốn "thủ để hoà", cuối cùng đã kí Hiệp ước Nhâm Tuất để bảo vệ quyền thống trị .

* Thái độ của nhân dân: Phong trào chống Pháp của nhân dân diễn ra ngày càng mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân yêu nước, thể hiện quyết tâm đánh Pháp đến cùng, nhiều căn cứ chống Pháp được xây dựng ở Gia Định, Gò Công, Đồng Tháp Mười,... chiêu mộ hàng nghìn nghĩa quân, hoạt động rất mạnh, đẩy quân Pháp vào thế bất lợi.

c) Giai đoạn từ tháng 6-1862 đến tháng 6-1867

Thái độ của triều đình:

- Sau khi kí Hiệp ước, triều đình ra lệnh giải tán nghĩa binh, giải tán phong trào kháng chiến, hạ khí giới nộp cho Pháp.

- Triều đình bước đầu trả chiến phí cho Pháp, cử phái đoàn sang Pháp thương thuyết chuộc ba tỉnh miền Đông nhưng thất bại.

- Tăng tô thuế, đàn áp khởi nghĩa nông dân mà lẽ ra phải chỉnh đốn nội trị, bồi dưỡng sức dân, đoàn kết nhân dân kháng chiến.

-Thái độ của nhà Nguyễn tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền Tây.

* Thái độ của nhân dân:  

- Từ phong trào ứng nghĩa chuyển thành phong trào tự động kháng chiến sôi nổi khắp sáu tỉnh Nam Kì. Nghĩa quân kiên trì bám đất, bám dân, phản kháng quyết liệt trước bản Hiệp ước 1862, nổi bật nhất là hoạt động của nghĩa quân Trương Định.

- Một số sĩ phu văn thân yêu nước ở miền Đông thể hiện thái độ bất hợp tác với địch, không chấp nhận Hiệp ước 1862 bằng phong trào "tị địa".

Phan Tiến Dũng
Xem chi tiết