bối cảnh, những thách thức đặt ra cho triều nguyễn vào giữa thế kỷ XIX ? tại sao nhà nguyễn vẫn thi hành chính sách bảo thủ
bối cảnh, những thách thức đặt ra cho triều nguyễn vào giữa thế kỷ XIX ? tại sao nhà nguyễn vẫn thi hành chính sách bảo thủ
Thách thức của lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX
Đến đầu thế kỷ XIX, Việt Nam là một quốc gia phong kiến độc lập có chủ
quyền, đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện trên tất cả các mặt từ
kinh tế, chính trị đến văn hóa và giáo dục. Đặc biệt, trong lịch sử, dân tộc Việt
Nam đã đánh bại nhiều kẻ thù hùng mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc như
Tống, Nguyên, Minh, Thanh,…
Tuy nhiên, sang đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam vốn đã suy
yếu từ trước lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng dưới triều Nguyễn trên tất
cả các lĩnh vực. Trong khi đó, các nước tư bản Âu-Mỹ bắt đầu đẩy mạnh xâm
lược thuộc địa để phục vụ cho nhu cầu phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư
bản. Các nước Đông Nam Á đều bị biến thành thuộc địa của các nước thực dân
phương Tây (trừ Thái Lan). Điều đó đặt ra cho giai cấp phong kiến Việt Nam
giai đoạn này phải lựa chọn con đường phát triển và cách thức phù hợp để đưa
đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước thực dân.
1. Bối cảnh thế giới và khu vực
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, châu Âu và Bắc Mỹ đã tiến hành thành công
các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp không ngừng được triển
1
khai, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng, khoa học kĩ thuật phát
triển mạnh đạt đến trình độ tiên tiến của thế giới lúc bấy giờ. Đồng thời với sự
lớn mạnh đó, các nước tư bản Âu-Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược để chiếm
đoạt thị trường và thuộc địa. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư
bản làm xuất hiện sự thèm muốn ngày càng tăng, đưa tới cuộc chinh phục thuộc
địa một cách dã man, đi đến tước đoạt nền độc lập của các quốc gia, châu Á
cũng không phải là một ngoại lệ. Điều này Mác và Ăng ghen đã từng cảnh báo
trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Giai cấp tư sản đã bắt nông
thôn phải phục tùng thành thị, bắt những nước dã man hay nửa dã man phụ
thuộc vào những dân tộc tư sản, bắt phương Đông phụ thuộc vào phương Tây”.
Trong bước khởi đầu gặp gỡ Đông-Tây, theo sau các nhà hàng hải đi khám phá
con đường sang phương Đông là thương nhân và giáo sĩ. Họ mang theo hàng
hóa và kinh thánh du nhập vào đây văn hóa vật chất và tinh thần của người châu
Âu. Rồi đến lượt những đội quân viễn chinh và các nhà cai trị. Tinh túy của
nền văn minh phương Tây qua lớp người này bị khúc xạ đến mức sai lệch thể
hiện qua những cuộc cướp phá man rợ đầy tội ác và những cuộc chiến tranh
xâm lược tàn bạo. Trong sự hào nhoáng của văn minh, thực dân phương Tây tự
coi mình có sứ mệnh “khai hóa văn minh” mà không dám thừa nhận mục đích
lợi nhuận của chúng. Chính vì thế, bên cạnh việc du nhập một nền sản xuất mới,
nó đã gây ra một hậu quả không thể chối bỏ là kéo lùi đời sống vật chất và tinh
thần của người dân thuộc địa tới mức thấp nhất. Quá trình bành trướng thế lực
của các nước thực dân ở châu Á với quy mô mạnh mẽ toàn châu lục là vào giữa
thế kỉ XIX, đặc biệt từ sau cuộc chiến tranh thuốc phiện ở Trung Quốc.
Trong khi đó, ở châu Á và nhiều nơi khác trên thế giới vẫn nằm dưới ách
thống trị của chế độ phong kiến và ở trong tình trạng lạc hậu, trì trệ. Đặc biệt,
các quốc gia phong kiến Đông Nam Á sau một thời gian phát triển ở các thế kỷ
2
trước, đến thời gian này đều lâm vào khủng hoảng trầm trọng, chính quyền
phong kiến Trung ương suy yếu, khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi. Điều
đó làm cho các nước Đông Nam Á trở thành mục tiêu nhòm ngó, xâm lược của
các nước thực dân.
Philippin đã trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha vào năm 1572. Năm 1603,
Hà Lan bắt đầu tấn công Indonesia, đến năm 1814 về cơ bản đã hoàn thành việc
xâm lược quốc gia này. Bán đảo Mã Lai, Singapo và Brunay đều trở thành
thuộc địa và các vùng đất bảo hộ của Anh vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ
XIX. Từ năm 1824 đến năm 1885, Anh tấn công và hoàn thành việc xâm lược
Miến Điện (Myanma ngày nay). Các quốc gia lớn ở châu Á như Ấn Độ từ năm
1849 bị Anh độc chiếm, Trung Quốc từ sau cuộc chiến tranh thuốc phiện (18401842) bị nhiều nước đế quốc sâu xé, trở thành nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia châu Á đều trở thành nạn nhân
của chủ nghĩa thực dân. Vẫn có những nước giữ được nền độc lập của mình; đó
là Xiêm với chính sách ngoại giao khéo léo. Và đặc biệt Nhật Bản không chỉ
giữ vững được nền độc lập dân tộc mà còn phát triển, vươn lên trở thành một
nước tư bản đế quốc.
Cuộc duy tân ở Nhật Bản diễn ra dưới sự lãnh đạo của Thiên Hoàng Minh
Trị trên tất cả các lĩnh vực, đáng chú ý là những cải cách trên lĩnh vực hành
chính và quân sự. Về hành chính là sự ra đời của một bản Hiến pháp mới
(11/02/1889) được xây dựng trên cơ sở tham khảo Hiến pháp của Đức và Mỹ.
Thực chất đó là một nhà nước quân chủ chuyên chế khoác áo đại nghị, thích
hợp với điều kiện lịch sử của Nhật bản lúc bấy giờ. Đó là thời điểm Mạc Phủ
mới bị xóa bỏ, sự uy hiếp của thế lực cũ vẫn còn tồn tại. Việc cải tạo Nhật Bản
phong kiến trở thành một nước tư bản là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, do
3
vậy cần phải có một chính quyền đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ. Về quân sự
là học tập và xây dựng quân đội theo mẫu hình phương Tây, trong đó Lục quân
theo mô hình Phổ, còn Hải quân theo mô hình Anh. Cuộc duy tân nhằm xóa bỏ
các hiệp ước bất bình đẳng mà Nhật Bản đã phải ký với các nước tư bản trước
đó. Có thể thấy cuộc Minh Trị Duy Tân là một cuộc cách mạng bởi vì nó đã
biến đổi Nhật Bản từ một nước phong kiến có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
thành một nước tư bản có nền công nghiệp hiện đại, có lực lượng quân sự hùng
mạnh, văn hóa giáo dục tiên tiến vv… nhờ đó Nhật Bản đã rút ngắn được
khoảng cách phát triển với các quốc gia Âu – Mỹ trong một thời gian kỉ lục.
Cải cách ở Xiêm diễn ra dưới triều đại Chakri, đặc biệt là dưới triều vua
Rama IV (Mông-cút) và Rama V (Chulalongcon). Cuộc cải cách cũng được
diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tê – xã hội, quân sự, tôn
giáo – giáo dục, đặc biệt là việc thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo nhà
nước và việc soạn thảo và ban hành Hiến pháp mới theo hình mẫu các nước
châu Âu năm 1908. Để giữ được nền độc lập tương đối của mình, Xiêm đã khéo
léo mở cửa đất nước, đặt quan hệ với tất cả các nước đế quốc, đặc biệt là với
Anh và Pháp, dùng sức mạnh của các nước đế quốc đó để kiềm chế lẫn nhau.
Hơn nữa, Xiêm còn ký các Hiệp ước nhượng cho Anh và Pháp những vùng đất
ngoài lãnh thổ biên giới quốc gia của Xiêm để giữ được độc lập và toàn vẹn
lãnh thổ. Tóm lại, cuộc cải cách do các vua Rama IV và Rama V tiến hành đã
tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới theo mô hình phương Tây, mở đầu quá
trình định dạng mô hình chủ nghĩa tư bản ở Xiêm, quá trình đó về cơ bản được
hoàn tất vào thập niên 60 của thế kỉ XX.
Trong số các nước tư bản phương Tây có mặt ở Việt Nam thế kỷ XIX thì
Pháp là nước có tham vọng nhất và mong muốn có được thuộc địa ở vùng Viễn
Đông. Bởi sau khi để mất Canada và thất bại trong cuộc đua chinh phục Ấn Độ
4
vào tay Anh, sức mạnh quốc tế của Pháp bị suy giảm. Đặc biệt, việc Anh ngày
càng mở rộng thuộc địa ở vùng này sau khi có được Mã Lai, Brunay, Singapo,
đặc biệt là Miến Điện buộc Pháp phải có được thuộc địa ở Đông Nam Á, đặc
biệt là Việt Nam. Hơn nữa, lúc này, các nước đế quốc đang tập trung xâu xé
“cái bánh ngọt” – Trung Quốc nên Pháp muốn dùng Việt Nam làm bàn đạp để
tấn công vào Trung Quốc từ phía Nam. Vì vậy mà Pháp cực kỳ quyết tâm trong
việc xâm lược Việt Nam để thực hiện các âm mưu của mình. Điều này cũng là
một thách thức to lớn của lịch sử Việt Nam bởi kẻ thù của dân tộc trong thời kỳ
này hoàn toàn khác so với các kẻ thù trước đây trong lịch sử dân tộc. Nếu như
những kẻ thù trước đây là Tống, Nguyên, Minh, Thanh là những kẻ thù hùng
mạnh nhưng chúng vẫn cùng là chế độ phong kiến như các triều đại của Việt
Nam thì đến giữa thế kỷ XIX, kẻ thù của dân tộc ở một trình độ kinh tế - xã hội
phát triển cao hơn hẳn – tư bản chủ nghĩa nên chúng có sức mạnh kinh tế - quân
sự vượt trội so với chế độ phong kiến lạc hậu và của nhà Nguyễn.
Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động của bối cảnh thế giới và khu vực
đó. Là một quốc gia có vị trí đặc biệt tại Đông Nam Á, có nhiều tài nguyên
khoáng sản nên Việt Nam sớm trở thành đối tượng nhòm ngó của các nước đế
quốc, đặc biệt là Pháp. Nhưng việc có trở thành thuộc địa hay không còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố.
2. Tình hình trong nước
Sau khi lật đổ vương triều Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua,
chọn Phú Xuân làm kinh đô, thiết lập sự thống trị của họ Nguyễn trên phạm vi
cả nước. Đến trước năm 1858, nhà Nguyễn đã trải qua bốn đời vua là Gia Long,
Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố.
5
Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương
đến địa phương.
Nhà nước thi hành chính sách đối ngoại tiêu cực, thần phục nhà Thanh
(Trung Quốc) trong khi lại bắt các nước Lào và Cao Miên thần phục mình. Đặc
biệt, nhà Nguyễn thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, không giao lưu, buôn
bán với phương Tây. Đồng thời, thi hành chính sách cấm và tàn sát đạo Thiên
chúa. Điều đó càng làm tăng lòng bất mãn trong quần chúng, chia rẽ khối đoàn
kết dân tộc và tạo điều kiện cho thực dân Pháp có cớ xâm lược nước ta.
Về kinh tế, nhà nước cho thực hiện phép quân điền, đo đạc lại ruộng đất
nhưng không có kết quả. Vì nạn chấp chiếm ruộng đất của địa chủ diễn ra phổ
biến, ruộng đất công còn lại không đáng kể. Thêm vào đó là nạn ruộng đất bỏ
hoang nên dù có khai khẩn thêm được hai vùng lớn là Tiền Hải (Thái Bình) và
Kim Sơn (Ninh Bình) cũng không làm cho diện tích ruộng đất được cải thiện.
Ngành khai thác mỏ được mở rộng. Cả nước có hàng trăm mỏ được khai thác
(các mỏ vàng, bạc, đồng, kẽm, chì, diêm tiêu...). Nhưng cách khai thác còn lạc
hậu, các mỏ hoạt động thất thường và sa sút dần. Mầm mống kinh tế tư bản chủ
nghĩa không có điều kiện phát triển, tàn lụi dần.
Về xã hội, do nạn chấp chiếm ruộng đất của địa chủ và tình trạng hạn hán,
lụt lội liên tiếp xảy ra, nhân dân phải đói khổ bỏ làng xóm đi phiêu tán khắp
nơi. Đó là mầm mống để họ tập hợp lại và bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của
nông dân. Chỉ trong nửa đầu thế kỷ XIX, đã có gần 400 cuộc nổi dậy khởi
nghĩa của nông dân chống lại triều Nguyễn. Chưa có giai đoạn nào mà chỉ trong
một thời gian ngắn như vậy lại nổ ra nhiều cuộc khới nghĩa đến như thế. Đó là
một đặc điểm của phong trào nông dân thế kỷ XIX. Việc đàn áp các cuộc khởi
nghĩa nông dân và can thiệp quân sự vào Cao Miên và Lào đã làm cho tài
6
chính thiếu hụt, ngân sách trống rỗng, tiềm lực quân sự - quốc phòng của đất
nước giảm sút, suy yếu và bộc lộ rõ những hạn chế.
Như vậy, những tác động của bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và của
chính nội tại đất nước đã đặt ra thách thức cho giai cấp phong kiến Việt Nam
(phong kiến nhà Nguyễn) là có tìm ra được con đường phát triển đúng đắn
và biện pháp phù hợp để đưa đất nước phát triển, thoát khỏi nguy cơ
thuộc địa hay không, và khi đã tìm ra được con đường đúng đắn rồi thì có
thực hiện được hay không?
II.
Giải quyết thách thức của nhà Nguyễn
Dưới sự cai trị của nhà Nguyễn và nạn ngoại xâm của thực dân Pháp, nhân
dân điêu đứng, mùa màng thất bát, giặc cướp nổi lên khắp nơi. Trước tình trạng
rối ren của xã hội lúc bấy giờ, xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn
cho đất nước hùng mạnh có thể đương đầu với cuộc xâm lược ngày càng quyết
liệt của thực dân Pháp, một số quan lại, sỹ phu yêu nước đã đề xuất cải cách,
canh tân đất nước, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Trần
Đình Túc, Nguyễn Huy Tế,…
Về cơ bản, các quan lại sỹ phu đều có ý muốn cải cách nhằm chấn hưng đất
nước. Năm 1868, Trần Đinh Túc, Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý
(Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và khai
mỏ, phát triển thương nghiệp, quốc phòng. Đáng chú ý nhất là Nguyễn Trường
Tộ. Từ năm 1863 đến năm 1871, ông đã gửi lên vua Tự Đức 60 bản điều trần
xin canh tân đất nước. Đáng chú ý nhất là “Cấp tế bát điều” với nội dung chủ
yếu là chấn chỉnh bộ máy nhà nước, điều chỉnh một số hoạt động ngoại thương,
công nghiệp và quốc phong của đất nước. Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn
Lộ Trạch lần lượt dâng lên nhà vua hai bản “Thời vụ sách thượng” và “Thời vụ
7
sách hạ”, thực hiện tích lũy lương thực, học kỹ thuật phương Tây, ngoại giao
rộng rãi,…
Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng những đề nghị cải cách của
các quan lại, sỹ phu yêu nước đã phản ánh lòng trung quân ái quốc, yêu nước
thương dân của một bộ phận quan lại sỹ phu, đồng thời đã đáp ứng, giải quyết
một phần yêu cầu của lịch sử dân tộc vào thời điểm đó như Giáo sư Trần Văn
Giàu đã nhận xét về những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ “Những đề
nghị của Nguyễn Trường Tộ rõ ràng là xuất phát từ tư tưởng yêu nước, từ nhu
cầu cứu quốc cấp bách, từ thực tế Việt Nam. Trong đó có nhiều điều hay, thiết
thực. Làm được và nếu làm thì rất có lợi”.
Mặc dù mới chỉ là những đề xuất đầu tiên và chưa hệ thống nhưng với
những đề nghị cải cách của các quan lại, sỹ phu yêu nước thì thách thức của
lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX đã có phương cách để giải quyết. Và vấn đề đặt ra
bây giờ là có thể thực hiện được những cải cách đó hay không, có đưa Việt
Nam thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây
giống như Nhật Bản và Xiêm hay không là tùy thuộc vào thái độ và khả năng
của triều đình nhà Nguyễn.
Trước những đề nghị canh tân, triều đình Huế không hoàn toàn quay
lưng lại, thực tế vua Tự Đức cùng với triều thần cũng đã đọc kĩ và bàn luận
về các đề án cải cách, và cũng đã thực thi một số chính sách cải cách trên
một số lĩnh vực cụ thể:
Về khai mỏ: từ năm 1864, triều đình cho đẩy mạnh khai thác các mỏ sắt ở
Thừa Thiên, Thái Nguyên, mỏ than ở Quảng Yên, Quảng Nam, mỏ bạc ở Cao
Bằng.
8
Về thuỷ lợi, từ năm 1858, triều đình cho đào các con sông và đắp đê ở Hà
Tĩnh, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên.
Về ngoại thương, triều đình lập Ti bình chuẩn để trông coi việc buôn bán,
cho phép người trong nước tự do đi mua bán với bên ngoài, mở một số chợ mới
dọc theo sông Cấm để thuận tiện cho việc buôn bán, miễn thuế nhập cảng để
thu hút thương nhân phương Tây vào buôn bán.
Về quân sự, triều đình cho mở Cục Công Xảo để nấu đồng, đúc các loại
súng mới, bỏ tiền mua sắm thêm vài loại vú khí, tàu thuỷ mới, hoặc thêm một
vài chính sách ban thưởng kịp thời cho binh lính nhằm động viên tinh thần binh
sĩ.
Về giáo dục, từ tháng 11 năm 1878, triều đình chính thức quy định việc học
tiếng Pháp và các ngôn ngữ nước ngoài và mở một trường dạy tiếng Pháp ở Hải
Dương. Triều đình cũng bắt đầu chú trọng đến việc phổ biến các tri thức khoa
học phương Tây, và xét chọn các con em quan viên cho sang phương Tây học
tập.
Tuy nhiên, dù mang tư tưởng tiến bộ và thậm chí một số cải cách có thể
thực hiện được nhưng về cơ bản những đề nghị cải cách trên vẫn không
được vua quan nhà Nguyễn chấp nhận. Những đề xướng cải cách đó đơn
giản chỉ là một đống giấy tờ được xếp vào kho lưu trữ. Chính vua Tự Đức khi
đọc bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ đã ngỏ ý mỉa mai: “Tộ ta quá coi
trọng vào những gì mình nghĩ, chính sách của ta cũng đã đủ để cai trị”. Điều đó
cho thấy dù một số đề nghị cải cách được thực hiện nhưng không hề có những
chương trình cải cách trên quy mô lớn, mà chủ yếu là những việc làm mang tính
chất vụn vặt, bổ cứu vụng về để đối phó với thời cuộc nên không triệt để.
9
Thách thức của lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỷ XIX đặt ra một cách cấp
thiết và đã xuất hiện con đường, biện pháp để có thể giải quyết thách thức ấy.
Tuy nhiên nhà Nguyễn đã không giải quyết được thách thức ấy. Thất bại đó của
nhà Nguyễn đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với lịch sử dân tộc. Đất nước
tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng trầm trọng và toàn diện, những yêu cầu cấp
thiết của dân tộc và nhân dân không được giải quyết. Do đó không tạo ra được
nội lực để phát triển đất nước. Mâu thuẫn giai cấp tuy có tạm lắng nhưng luôn
tiềm ẩn nguy cơ làm chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc trong cuộc đối đầu với thực
dân Pháp xâm lược. Đất nước không đủ khả năng để đương đầu với sự xâm
lược của thực dân Pháp. Hơn nữa, nhà Nguyễn với tư tưởng thủ hòa ngay từ
đầu, không quyết tâm kháng chiến chống Pháp, không có một đường lối kháng
chiến đúng đắn, không đưa ra được một lời kêu gọi toàn dân kháng chiến đã
làm cho việc nước ta rơi vào thay thực dân Pháp từ không tất yếu trở thành tất
yếu. Việc đất nước mất độc lập có nguồn gốc từ việc nhà Nguyễn không thể
thực hiện được những đề nghị cải cách canh tân đất nước.
Việc những đề nghị cải cách không được thực hiện do những nguyên nhân
cơ bản sau:
- Sự nhu nhược, bảo thủ của triều đình phong kiến đã lỗi thời.
- Nguồn nhân lực, tài chính cạn kiệt do chiến tranh.
- Chế độ phong kiến và những hệ tư tưởng của nó đã tồn tại hàng ngàn năm ở
Việt Nam không dễ gì thay đổi.
- Các bản điều trần còn bộc lộ ít nhiều hạn chế, chưa suy xét đến tình hình
nước ta lúc bấy giờ, thiếu tính khả thi, mang tính chủ quan cá nhân, xa rời
mong muốn của nhân dân.
10
- Tình hình xã hội rối rên, không ổn định, giữa triều đình và nhân dân không
có tiếng nói chung, tình đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.
- Sự ràng buộc và kiểm soát chặt chẽ của thực dân Pháp.
- Triều đình Huế tiếp nhận và thực hiện các trào lưu cải cách trong hoàn cảnh
miền Nam bị chiếm đóng, thực dân Pháp lại mở rộng xâm lược ra cả nước.
Các hiệp ước đã trói buộc nhà Nguyễn trong quan hệ một chiều với Pháp
khiến cho việc triển khai cải cách không thành do bị người Pháp cản trở.
Như vậy, trước những thách thức của dân tộc được đặ ra, đã xuất hiện
những con đường và biện pháp để giải quyết thách thức đó. Tuy nhiên do
nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là sự bảo thủ, trì trệ của nhà Nguyễn đã
khiến cho những thách thức đó không được giải quyết. Thông qua các Hiệp
ước bất bình đẳng, đất nước ta dần dần trở thành một nước thuộc địa của
thực dân Pháp.
Mặc dù những kiến nghị trên không được thực hiện hoặc chỉ được
thực hiện một phần nhỏ song chúng đã khẳng định được sự thay đổi lớn
trong hệ tư tưởng của các nhà Nho thời bấy giờ, tấn công vào hệ tư tưởng
phong kiến lỗi thời và đặc biệt là tạo tiền đề cho phong trào duy tân sau này.
III.
Một số bài học rút ra từ sự thành bại của các cuộc cải cách ở châu Á
- Chủ động mở cửa cải cách sẽ góp phần hóa giải nguy cơ mất độc lập và
phát triển đi lên nếu không sẽ tụt hậu và rơi vào số phận bi thảm.
Từ giữa thế kỉ XIX, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã trở thành xu thế
của thời đại, và các quốc gia ngoài tư bản đều có thể có cơ hội phát triển đi lên
cùng thời đại nếu hội nhập vào xu thế đó. Tuy nhiên sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản không chỉ có mang đến những cơ hội thuận chiều mà còn đặt ra những
11
thách thức về độc lập chủ quyền đối với các quốc gia, vậy làm thế nào để vừa
có thể bảo vệ được độc lập chủ quyền quốc gia vừa có thể đưa đất nước phát
triển đi lên.
Qua thực tiễn các cuộc cải cách, có thể nhận thấy rằng Nhật Bản và Xiêm đã
chủ động mở cửa cải cách thành công nên đã góp phần bảo vệ được chủ quyền
độc lập của quốc gia và đưa đất nước tiến vào quỹ đạo tư bản chủ nghĩa tuy ở
những mức độ khác nhau. Như vậy ở vào thời điểm giao thời của lịch sử của
các quốc gia châu Á, chủ động mở cửa cải cách chính là một giải pháp hội nhập
tích cực nhằm tận dụng những cơ hội thuận lợi tự cường đất nước góp phần vào
việc hóa giải nguy cơ mất độc lập chủ quyền. Tuy nhiên để chủ động mở cửa
cải cách tiếp thu cái mới từ bên ngoài thì cần phải có những điều kiện tiếp nhận
từ bên trong, trên cơ sở những nhận thức thức thời khôn ngoan và tỉnh táo của
chính quyền đương thời. Trong trường hợp này, chính quyền Xiêm và Nhật Bản
đã tỏ ra thức thời hơn hẳn Việt Nam hay Trung Quốc, họ đã chủ động mở cửa
với các nước phương Tây ngay từ đầu thế kỉ XVI do đó đã tạo ra được những
tiền đề vật chất và xã hội nhất định để dễ dàng tiếp nhận và cải cách mạnh mẽ
sau này. Trái lại, do bị tư tưởng Nho giáo chi phối sâu sắc nên chính quyền
phong kiến Trung Quốc và Việt Nam về cơ bản đã đóng cửa tuyệt giao với bên
ngoài, không những thế lại coi nhẹ kinh tế công - thương nghiệp đề cao kinh tế
nông nghiệp, từ đó có nhiều chính sách cực đoan làm thui chột những mầm
mống kinh tế mới khiến nó không thể phát triển lên được để có thể hình thành
một cơ sở vật chất xã hội khả dĩ có thể hậu thuẫn cho các chính sách cải cách.
Ngày nay các quốc gia châu Á cũng đang đối mặt với xu thế toàn cầu hoá,
với những cơ hội to lớn để phát triển, một sự lựa chọn năng động thuận chiều
với sự phát triển như triều dâng sóng cuộn của thời đại sẽ góp phần đưa đất
nước hội nhập vào dòng chảy văn minh của nhân loại, bỏ lỡ cơ hội sẽ tụt hậu.
12
Nhưng những thách thức về chủ quyền an ninh cũng đặt ra một cách gay gắt với
các nước, chính vì thế những bài học kinh nghiệm hội nhập nửa sau thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX chắc hẳn còn có giá trị thời sự nhất định.
- Muốn cải cách thành công, phái cải cách phải nắm chắc quyền lực trong
tay, bởi vì cải cách được thực hiện từ trên xuống thông qua việc chính
quyền ban bố các chính sách, biện pháp.
Có một chính quyền mạnh trong tay xem như đã có người bảo trợ cho các kế
hoạch Duy tân, nếu không mọi chính sách cải cách sẽ không thể thực hiện được.
Ở Nhật Bản và Thái Lan phái Duy tân nhờ nắm chắc quyền lực trong tay cho
nên tất cả các chính sách biện pháp ban ra đều được thực hiện triệt để. Nói một
cách khác là bộ phận thức thời của chính quyền phong kiến đương thời của các
nước này lúc bấy giờ đã đứng ra lãnh đạo sự nghiệp cải cách. Nhưng một thực
tế cho thấy là các chính quyền phong kiến ở phương Đông thường bảo thủ khó
chấp nhận đổi mới, vậy trong trường hợp nào thì nó có thể thừa nhận những dự
án cải cách và đứng về phe Duy tân để tiến hành cải cách. Trước hết phải cần
có những con người vĩ đại như vua Xiêm hay vua Minh Trị, với nhận thức thức
thời cấp tiến, nhận thức được yêu cầu cải cách đất nước phù hợp với xu thế của
thời đại. Nhưng một mình các nhà vua liệu có thể làm được gì. Vấn đề là xung
quanh nhà vua cần có một bộ phận những quý tộc tư sản hoá và một lực lượng
xã hội cấp tiến có tư tưởng tiến bộ ủng hộ nhiệt thành nhà vua tạo thành một lực
lượng áp đảo đi ngược lại yêu cầu đổi mới khiến cho việc cải cách trở thành xu
thế không thể đảo ngược.
Tất nhiên không phải trong trường hợp nào phái Duy tân và lực lượng phong
kiến tiến bộ cũng nắm được quyền lực trọn vẹn ngay từ đầu, mà còn trải qua
cuộc đấu tranh quyết liệt như trường hợp phái Duy tân ở Nhật Bản. Hơn nữa
13
một chính quyền đủ mạnh để thực thi cải cách không phải chỉ đơn thuần là
những người có nhận thức cấp tiến, mà đó còn là những người dày dạn kinh
nghiệm chính trị, hùng tài đại lược, phải nắm cả binh quyền, tài quyền, có chổ
dựa vật chất và xã hội to lớn. Chỉ với một chính quyền như vậy mới có khả
năng vạch ra những sách lược biện pháp loại bỏ phái Bảo thủ, tranh thủ các lực
lượng, giảm thiểu trở lực, tiến hành từng bước, dần dần thực hiện mục tiêu của
mình. Còn với một chính quyền hư danh do vua Quang Tự đứng đầu ở Trung
Quốc thì phái Duy tân chỉ có thể biểu diễn một màn bi kịch. Ở Việt Nam phái
Duy tân không đặt ra vấn đề nắm chính quyền, trong thực tế trước thì trông chờ
vào trriều Nguyễn, sau thì ảo vọng vào nước Pháp, nên cho dù là dự án hay một
phong trào rầm rộ có tiếng vang nhất định cuối cùng đều thất bại.
- Trong khi cải cách mở cửa cần nhận thức đầy đủ vấn đề sử dụng ngoại
lực trên cơ sở phát huy nội lực.
Mở cửa cải cách là học tập theo mô hình chủ nghĩa tư bản phương Tây nhằm
tranh thủ thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến, sự giúp đỡ của các nước phương
Tây, tức là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để đẩy mạnh
quá trình cận đại hoá. Trong quá trình đó tất nhiên cần phải mời các chuyên gia
cố vấn nước ngoài đến để giúp đỡ, phải vay mượn vốn của nước ngoài để phát
triển. Nói một cách khác từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống đang
chuyển dịch mạnh mẽ sang tư bản chủ nghĩa, các nước đang tiến hành cải cách
rất cần đến một nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài để phát triển. Tuy nhiên cần
phải nhận thức ngoại lực chỉ là một thứ đòn bẩy, một phương tiện chứ không
phải là một cứu cánh, trong khi sử dụng ngoại lực cần thúc đẩy phát triển nội
lực để tạo ra nguồn lực tại chỗ dần thay thế ngoại lực, nhằm tránh nguy cơ phụ
thuộc nặng nề vào các nước bên ngoài. Nhà nước cần phải có chính sách thích
hợp để mở rộng đường cho những mầm mống kinh tế tư sản dân tộc phát triển,
14
nhằm tạo ra một số cơ sở vật chất xã hội làm chỗ dựa cho quá trình cải cách.
Một nền kinh tế phát triển mạnh, là nhân tố căn bản nhất để xác lập nền độc lập
của một quốc gia về mọi phương diện.
- Cải cách đề hòa nhập vào xu thế tiến bộ của thời đại chứ không phải để
hòa tan.
Trong khi du nhập những tiến bộ khoa học kĩ thuật của phương Tây, đồng
thời các quốc gia châu Á cũng du nhập cả những giá trị văn hoá tư tưởng lối
sống của các nước phương Tây. Có thể thấy rằng đó là những giá trị hết sức
mới mẽ tiến bộ do đó nó có sức hấp dẫn rất lớn, nếu không nhận thức đầy đủ sẽ
dẫn đến việc du nhập ào ạt không có chọn lọc, bị phương Tây đánh mất bản sắc
văn hoá dân tộc. Cận đại hoá quốc gia, nhưng những đặc trưng văn hoá truyền
thống vẫn không bị biến mất đó là tiêu chí để đánh giá một cuộc cải cách thành
công. Muốn vậy cần phải triệt để phát huy những giá trị lịch sử văn hoá truyền
thống với xu thế của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho công cuộc cận đại
hóa.
Hãy đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn và thái độ của nhân dân ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp? Giúp mình với!!
a. Trước khi Pháp xâm lược
Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ...Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi...Những bài học về "khoan thư sức dân" "thực túc binh thường" của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp.
=> như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược
b.Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp
-Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng)
-Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng)
-Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.
-Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.
Câu trả lời của em rất tốt, theo chuẩn những gì mà thầy cô thường hay dạy.
Tuy nhiên cô muốn có 1 bạn nào đó có thể đưa ra quan điểm thật của mình về trách nhiệm của triều Nguyễn và thuyết phục được cô. Lưu ý là quan điểm đó không được giống bạn Bình trả lời nhé, đặc biệt, nếu ngược lại thì "tuyệt".
Chúc các trò học tốt! :)
(+) Triều đình nhà Nguyễn :
+ Trước sự xâm lược của thực dân Pháp , triều đình đáng nhé ra phải cùng nhân dân xây dựng quân đội , cùng nhau kháng chiến . Nhưng triều đình nhà Nguyên lại lại sợ mất quyền và lợi của mình nên đầu hàng quân Pháp .Triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất một hiệp ước hoàn toàn bất lợi với người dân và bồi thường một khoản tiền vô lý khá lớn cho thực dân Pháp. Đây chẳng khác nào là một hành động bán nước .
(+) Nhân dân :
+ Trái với triều đình mục nát kia , nhân dân liên tiếp vùng lên chóng trả . Tiêu biểu như cuộc đấu tranh của Nguyễn Trung Trực , cuộc khởi ngĩa do Trương Định lãnh đạo . Tuy vậy các cuộc đấu tranh vẫn gặp khó khăn vì sự ngăn cản của triều đình .Nhưng qua đó , ta thấy được tinh thần yêu nước , ước muốn tự do dân tộc của nhân dân ta .
các mem ơi giúp em với mai em kt r
nhận xét về hiệp ước hắc măng ( quý mùi)
- thầy cho biết thêm là nhận xét về phía Pháp thì ntn, VN ra sao, và nhân dân ta ntn ? GIÚP EM VỚI
:
nhận xét : chấm dứt sự tồn tại của phong kiến nhà Nguyễn
về phía pháp : sau khi có thêm lực luộng và đã có bản hiệp ước hác măng thực dân pháp bắt đầu đàn áp phong trào của nhân dân
về phía triều đình: vua quan bây giờ chỉ là bù nhìn , mọi việc phải thông qua viêm khâm sứ pháp , hầu như đã trở thành đất nước thuộc địa nửa phong kiến
về phía nhân dân : phong tào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ , và lan rộng ra toàn quốc khi vua ra chiếu cần vương
Phân tích đặc điểm cơ bản trong phong trào chống pháp of nhân dân Bắc Kì lần thứ nhất (1873-1874) và lần thứ 2 (1882-1884) ? Ai biết trả lời giúp em với ạ
So sánh sự giốg nhau và khác nhau giữa 2 bản hiệp ước 1883 và 1884
Ai biết giải giúp mk mai mk kt 1 tiết r
Tham khảo nhé bạn:
về cơ bản 2 hiệp ước Hắc măng và Pa tơ nốt đều giống nhau với các điều khoản nhưng hiệp ước Pa tơ nốt có mở rộng vùng trung kì do triều điình quản lí để xoa dịu dư luận mua chuộc pk đầu hàng
Tick nếu bạn thấy đúng nhé
sau hiệp ước Hác-măng ( 1883), thái độ của triều đình đối với phong trào kháng chiến của nhân dân :
A. ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kì
B. ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp trong cả nước
C. ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Trung Kì
D. ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Nam Kì
Tháng 2/1859 Pháp đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định là vì:
A. Chuẩn bị cho việc xâm lược Thái Lan, Lào, Campuchia
B. Không muốn đánh chiếm Đà Nẵng nữa
C. Muốn chiếm vùng đất Nam Kì
D. Chuẩn bị cho việc xâm lược ba nước Đông Dương
cũng bài 20 ls11 , mong các bạn giúp mình câu này. sắp thi học kì rồi. câu hỏi như sau : đánh giá tinh thần yêu nước của nhân dân ta, và những tấm gương tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược
Chứng minh rằng nhà Nguyễn sợ dân hơn sợ Pháp
đọc hiểu các sự kiện bài 20 Lịch sử 11