nêu cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết ở lớp bò sát
giúp mình với thứ 3 thi rồi
1. a/ nêu cơ chế hoạt động, vai trò riêng, chức năng của tim, hệ mạch
b/ nêu cấu tạo của hệ hô hấp
2. a/ hệ tiêu hóa, tuyến tiêu hóa dồm những bộ phận nào, chức năng chính của từng bộ phận
b/ nêu đặc điểm cấu tạo chức năng, vai trò các cơ quan trong hệ tiêu hóa
3. các hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chyển hóa như thế nào
mong các bạn giúp mình với vì lý do thứ năm tuần này mình thi học kì rồi
XIN CÁM ƠN RẤT NHIỀU!.....
2b/ Cấu tạo hệ hô hấp:
Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi
Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.
Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.
3.
- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:
+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.
+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.
- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;
+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.
+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
2a/
Ống tiêu hóa gồm 3 phần có nguồn gốc khác nhau: phần trước ( khoang miệng, thực quản, dạ dày) có nguồn gốc nội bì, chức năng lấy, nghiền, chuyển thức ăn. Phần giữa là ruột non( gồm các đoạn tá tràng, hồi tràng, gan , tụy) bắt nguồn từ nội bì, có chức năng biến đổi hóa học và hấp thụ thức ăn. Phần cuối ( manh tràng, ruột già, trực tràng) có nguồn gốc ngoại bì, chức năng thải các chất cặn bả.
Thành ống tiêu hóa có cấu tạo như sau :
1. Lớp niêm mạc ( tunica mucosa ) lót ở mặt trong của ống tiêu hóa
Ở mỗi phần của ống , thượng mô có hình dạng khác nhau . Ở miệng , thượng mô có nhiều tầng . Ở dạ dày và ruột là thượng mô có một tầng . Hình thái của các tế bào thượng mô cũng khác nhau . Ở ổ miệng là thượng mô dẹt , ở ruột non là thượng mô trụ để thích ứng với các chức năng tương ứng .
2. Tấm dưới niêm mạc ( tele submucosa ) là tổ chức liên kết xơ , trong đó có các mạch máu , các sợi thần kinh và các mạch bạch huyết .
Giữa lớp niêm mạc và tấm dưới niêm mạc là một lớp mỏng các sợi cơ trơn tạo thành mảnh cơ niêm mạc ( lamina muscularis mucosae ) . Khi co rút , cơ niêm mạc có thể làm cho lớp niêm mạc gấp lại thành các nếp .
Trong các tế bào thượng mô của niêm mạc còn có thượng mô biệt hóa thành các tuyến tiết ra dịch tiêu hóa đổ vào lòng ruột qua các ống tiết . Có các tuyến đơn giản là tuyến một tế bào , có các tuyến phức tạp hơn gồm có nhiều tế bào hoặc có phân nhánh thành nhiều ống tuyến .
Các đám tổ chức lympho nằm trong lớp niêm mạc gồm một tổ chức lưới mà trong các mắt lưới có tế bào lympho sinh sản tại chỗ . Ở một số nơi , tổ chức này hợp thành các hạch gọi là nang thường nằm trong tấm dưới niêm mạc , hoặc các nang tụ lại thành đám gọi là mảng tổ chức lympho ( có nhiều ở hồi tràng )
3. Lớp cơ trơn ( tunica muscularis ) chia thành hai tầng , tầng ngoài gồm các sợi cơ dọc và tầng trong là các sợi cơ vòng . Trong phần trên của thực quản có các sợi cơ vân phù hợp với chức năng co thắt thật nhanh ở phần trên của thực quản khi nuốt . Từ dạ dày đến ruột non , tầng cơ vòng và cơ trơn là một lớp liên tục . Ở ruột già , các sợi cơ dọc tập trung thành ba dải có thể nhìn thấy khi quan sát đại thể . Ngoài ra , trong dạ dày còn có lớp cơ trơn thứ ba là lớp cơ chéo .
4. Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa):
Là tổ chức liên kết thưa nằm giữa lớp cơ bên trong và lớp thanh mạc bên ngoài. Nhờ lớp này mà có thể bóc thanh mạc dễ dàng ra khỏi các cấu trúc bên dưới.
5. Lớp thanh mạc (tunica serosa):
Tạo bởi thượng mô dẹt của phúc mạc. Mặt tự do của thanh mạc có chất thanh dịch làm cho các tạng trượt lên nhau dễ dàng. Thanh mạc có hai phần: lá phủ thành ổ bụng gọi là phúc mạc thành, lá phủ các tạng gọi là phúc mạc tạng.
Nêu rõ đặc điểm, chức năng cấu tạo của đại não người để chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật lớp thú?
GIÚP MÌNH NHA MAI THI LUÔN RỒI!!!!?????
Đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người tiến hóa hơn động vật thuộc lớp Thú được thể hiện:
Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú.
Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn).
Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).
Ai giúp mình đc câu nào thì làm ơn nka :
1.Cấu tạo của bộ xương phù hợp với chức năng
2.Cấu tại tim và vệ sinh hệ tim mạch
3.Hô hấp trao đổi khí . Cơ chế ?
4.Cấu tạo của hệ tiêu hóa phù hợp vs chức năng ?
5.Tế bào và mô ( nêu cấu tạo , đđ thick nghi , ,chức năng)
Giúp mk vs sắp thi òy
1) Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườnvà xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ứctạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.
2)* Cấu tạo của tim :
Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Tim được chia thành 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.
*) Vệ sinh hệ tim mạch
1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
Khắc phục và hạn chế các tác nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn; tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch; hạn chế ăn các món ăn có hại cho tim mạch.
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động, xoa bóp
3) Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
* Cơ chế
- Sự thông khí ở phổi
- Sự trao đổi khí ở phổi
- Sự trao đổi khí ở tế bào
Nâu cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa
Gấp gấp , giúp mình với , mai thi học kì rồi...làm ơn..
Cấu tạo
* Ống tiêu hóa : miệng , hầu , thực quản , dạ dày , ruột non , ruột già và hậu môn .
* Tuyến tiêu hóa : tuyến nước bọt , tuyến vị của dạ dày , tuyến gan , tuyến tụy và các tuyến ruột .
Chức năng
Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ qua thành ruột non , đồng thời thải các chất cặn bã , chất thừa , chất không cần thiết ... ra khỏi cơ thể .
* Các cơ quan tiêu hóa:
- Ống tiêu hóa: miệng, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, hậu môn.
- Tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến vị, tuyến ruột.
* Vai trò của tiêu hóa: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải bỏ các chất bã trong thức ăn ra khỏi cơ thể.
C1: Bài tiết là gì ?
C2: Nêu các thành phần cấu tạo của bài tiết nước tiểu ?
C3: Nêu cấu tạo của da ?
C4: Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron ?
C5: Nêu cấu tạo của hệ thần kinh ?
C6: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việt bày tiết trú do cơ quan nào đảm nhận ? Nếu quá trình bày tiết bị trì trệ thì cơ thể sẽ như thế nào ?
C7: Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá ? Vì sao lại có phản ứng này ?
C8: Theo em sản phẩm phụ của da ( tóc và lông mày ) có tác dụng gì ?
C9: Phân biệt sự khác nhau giữa hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh dinh dưỡng ?
C10: Giải thích nguyên nhân và biểu hiện của bệnh sỏi thận ?
C11: Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi ?
C12: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ?
C13: Giải thích vì sao mùa đông da thường tái và sởn gai ốc ?
C14: Giải thích vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn ?
C15: Theo em có nên sử dụng kem phấn hoặc dùng bút chì kẻ đô, hay nhổ bỏ long mày không ?
C16: Tại sao khi bị tổn thương ở não trái thì các cơ quan bên phải bị ảnh hưởng và ngược lại ?
C17: Vì sao màu da ở người thường khác nhau ?
C1: Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng các chất độc hại và một số chất dư thừa do đưa vào cơ thể quá liều lượng.
C2: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu.
- Thận có 2 quả, mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.
- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:
+ Cầu thận: thực chất là một búi mao mạch dày đặc;
+ Nang cầu thận: thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận;
+ Các ống thận.
C3 da bao gồm 3 lớp chính- biểu bì, hạ bì và mô dưới da - mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế.
C4: Cấu tạo nơron: gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục, trên sợi trục có bao miêlin, tận cùng sợi trục có cúc xinap.
- Chức năng: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
C5: Hệ thần kinh được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh – nơ ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao).
Sinh học 8
-Khẩu phần ăn là gì ? Kể tên các chất giàu gluxit,vitamin
- nêu cấu tạo và vai trò của hệ bài tiết
- nêu chức năng của Da
- Ôn tập chương Hệ thần kinh
GIÚP MÌNH GIẢI BÀI SINH HỌC 8 NÀY VỚI NHÉ!
Câu hỏi: Nêu các bộ phận cấu tạo của tế bào và chức năng của từng bộ phận?
Giải nhanh giúp mình ạ~Vì mai thi rồi huhu |
Nêu cấu tạo và chức năng các thành phần của máu
Giúp mk với , mai thi rồi . Mk cảm ơn trước
tìm x biết 2x+5 chia hết cho 3x-1 giúp đi 2 k
Các thành phần của máu và vai trò của chúng
Máu gồm hai phần chính: các tế bào máu và huyết tương. Trong tế bào máu bao gồm: Hồng cầu: chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ)
Trong máu gồm:
* Huyết tương:
- Gồm nước (90%) và các chất khác(10%), trong 10% đó gồm:
+ Các chất dinh dưỡng: protein, lipit, glucid,vitamin
+ Các chất cần thiết khác: hormone, kháng thể,..
+ Các muối khoáng
+ Các chất thải của tế bào: ure, acid uric,...
- Chức năng: Duy trì máu ở trạng thái lỏng, tránh bị đông đặc, gây tắc nghẽn mạch máu
* Các tế bào máu:
- Gồm:
+ Các tế bào hồng cầu: Màu hồng, hình đĩa, lõm hai mặt, không có nhân => Vận chuyển O2 và CO2 ( Hồng cầu có Hb - Hemoglobin có đặc tính khi kết hợp với O2 có màu đỏ tươi, kết hợp với CO2 có màu đỏ thẫm)
+ Các tế bào bạch cầu: Gồm 5 loại - bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, bạch cầu lymphocyte và bạch cầu monocyte - trong suốt, khá lớn, có nhân => Tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào, hoạt động của lymphocyte B / lymphocyte T(Bài 14)
+ Các tiểu cầu: Chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu => Góp phần vào quá trình đông máu (Bài 15)
nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng các thành phần của đường dẫn khí
GIÚP MÌNH VỚI CHIỀU MAI MÌNH NẠP RỒI
✱ Đặc điểm cấu tạo và chức năng các thành phần của đường dẫn khí là:
- Mũi: + Có nhiều lông mũi
+ Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy
+ Có lớp mao mạch dày đặc
⇒ Chức năng: ngăn bụi, làm ấm, làm ẩm không khí trước khi vào bên trong cơ thể.
- Họng: có tuyến amidan và tuyến V.A chứa tế bào limpho
⇒ Chức năng: diệt khuẩn có trong không khí.
- Thanh quản: có nắp thanh quản ( sụn thanh nhiệt)
⇒ Chức năng: không cho thức ăn lọt vào khí quản.
- Khí quản: + 15 ➜ 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau
⇒ Chức năng: làm đường dẫn khí luôn rộng mở, không ảnh hưởng đến sự di chuyển thức ăn trông thực quản.
+ Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục
⇒ Chức năng: ngăn bụi, diệt khuẩn.
- Phế quản: + Cấu tạo bởi các vòng sụn
⇒ Chức năng: tạo đường dẫn khí, không làm tổn thương phổi.
+ Nơi tiếp xúc các phế nang thì không phải vong sụn mà là các thở cơ.
⇒ Chức năng: không làm tổn thương đến phế nang.
- Phổi: + Lá phổi phải có 3 thùy, lá phổi trái có 2 thùy
+ Bên ngoài 2 là phổi có 2 lớp màng, lớp ngoài dnhs với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch.
⇒ Chức năng: làm giảm lực ma sát của phổi vào lồng ngực khi hô hấp.
+ Số lượng phế năng nhiều ( 700-800 triệu đơn vị/ 1 quả)
⇒ Chức năng: làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi ( khoảng 70-80 mét vuông).
+ Thành phế nang mỏng được bao quanh là mạng mao mạch dày đặc
⇒ Chức năng: giúp sự trao đổi khí diễn ra dễ dàng.
Tham khảo nha!!
* Những đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại
- Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí:
- Làm ấm không khí do lớp mao mạch dày đặc, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi, phế quản.
- Tham gia bảo vệ phổi:
+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản.
+ Nắp thanh quản (sụn thanh thiệt) đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt.
+ Các tế bào limphô ở các hạch amiđan, V.A tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm.
* Đặc điểm cấu tạo của phổi giúp tăng bể mặt trao đổi khí:
- Bao bọc phổi có 2 lớp màng là lá thành dính chặt vào thành ngực và lá tạng dính chặt vào phổi, giữa chúng là lớp dịch rất mỏng làm cho áp suất trong đó là âm hoặc không (0), làm cho phổi nở rộng và xốp.
- Có tới 700 - 800 triệu phế nang (túi phổi) cấu tạo nên phổi làm cho diện tích bé mặt trao đổi khí lên tới 70 - 80m2.
* Chức năng
- Chức năng của đường dẫn khí là dẫn không khí vào và ra khỏi phổi; làm sạch, làm ấm và làm ẩm không khí vào phổi; bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại. Chức năng này được thực hiện tốt nhờ dường dẫn khí có cấu tạo với những đặc điểm phù hợp sau:
+ Toàn bộ đường dẫn khí đều được lót nhẹ bởi niêm mạc và phần lớn có khả năng tiết chất nhày (làm ẩm và làm sạch không khí nhờ kết dính các hạt bụi nhỏ), có nhiều mao mạch (làm ấm không khí).
+ Phần ngoài khoang mũi có nhiều lông, có tác dụng cản các hạt bụi lớn (làm sạch không khí và bảo vệ phổi).
+ Lớp niêm mạc khí quản có các lông rung chuyển động liên tục để quét các bụi bặm dính vào ra phía ngoài.
- Chức năng của phổi: trao đổi khí giữa môi trường ngoài với máu trong mao mạch phổi.
✱ Đặc điểm cấu tạo và chức năng các thành phần của đường dẫn khí là:
- Mũi: + Có nhiều lông mũi
+ Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy
+ Có lớp mao mạch dày đặc
⇒ Chức năng: ngăn bụi, làm ấm, làm ẩm không khí trước khi vào bên trong cơ thể.
- Họng: có tuyến amidan và tuyến V.A chứa tế bào limpho
⇒ Chức năng: diệt khuẩn có trong không khí.
- Thanh quản: có nắp thanh quản ( sụn thanh nhiệt)
⇒ Chức năng: không cho thức ăn lọt vào khí quản.
- Khí quản: + 15 ➜ 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau
⇒ Chức năng: làm đường dẫn khí luôn rộng mở, không ảnh hưởng đến sự di chuyển thức ăn trông thực quản.
+ Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục
⇒ Chức năng: ngăn bụi, diệt khuẩn.
- Phế quản: + Cấu tạo bởi các vòng sụn
⇒ Chức năng: tạo đường dẫn khí, không làm tổn thương phổi.
+ Nơi tiếp xúc các phế nang thì không phải vong sụn mà là các thở cơ.
⇒ Chức năng: không làm tổn thương đến phế nang.
- Phổi: + Lá phổi phải có 3 thùy, lá phổi trái có 2 thùy
+ Bên ngoài 2 là phổi có 2 lớp màng, lớp ngoài dnhs với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch.
⇒ Chức năng: làm giảm lực ma sát của phổi vào lồng ngực khi hô hấp.
+ Số lượng phế năng nhiều ( 700-800 triệu đơn vị/ 1 quả)
⇒ Chức năng: làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi ( khoảng 70-80 mét vuông).
+ Thành phế nang mỏng được bao quanh là mạng mao mạch dày đặc
⇒ Chức năng: giúp sự trao đổi khí diễn ra dễ dàng.