Những câu hỏi liên quan
Cao Thanh Phương
Xem chi tiết
_silverlining
13 tháng 11 2016 lúc 20:43
Mở bài:
Giới thiệu dòng sông, cảnh chung bao quát vào mùa xuân
Thân bài:
Tả bầu trời trên con sông:
- Bầu trời trong xanh, nắng xuân tươi ấm áp, những đám mây trôi nhẹ...
- Đàn chim bay liệng, tiếng hót vang lừng.
- Gió xuân thổi nhẹ...
b. Tả hai bên bờ sông:
- Cây cối, thảm cỏ, bãi ngô...
- Con người: đi lại, chăm sóc hoa màu, chờ đò, giặt giũ...
c.Tả dòng sông:
- Nước sông...
- Âm thanh, hình ảnh lao động...


[​IMG]
[​IMG]

Quê hương thân yêu đã gắn liền với tôi từ lúc tôi mới sinh ra đến tận bây giờ,mười một năm,một thời gian dài đối với tôi.Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi.từ những cánh đồng mùa thu vàng óng nhưng cây lúa trưởng thành,đến bờ đê xanh mướt cỏ kia,bao nhiêu bạn bè,bao nhiêu người thân(hơi ngán).Và trong tôi con sông quê hương vẫn là nơi để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
Con sông chảy qua quê hương tôi như một dải lụa đào vắt ngang qua tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ
Những buổi sáng mùa hè đẹp trời,con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao.Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông.Tiếng hò tiếng hét vang lên.Hai bên bờ,trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương như những hạt ngọc nhỏ xíu long lanh.Con sông đi hiền hòa như để người ta có đủ thời gian ngắm nhìn nó.Nó phản chiếu bụi râu,từng bụi cây và cả những chú chim non đang cất tiếng hót trên bầu trời mùa hè trong xanh và sâu thẳm .Mặt trời đã nhô lên cao như trao lại sức sống cho muôn loài.Chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông khiến cho nó lung linh như dát vàng.Vào mỗi buổi trưa,chúng em lại í ới gọi nhau đi tắm sông.Tưng đứa nhảy xuống khiến nước bắn tung tóe.Chúng tôi té nước vào nhau rồi cười ầm lên phá vỡ khoảng không gian yên tĩnh của trưa mùa hè nóng bức và oi ả,dòng sông vỗ những cơn sóng vào chúng tôi như muốn cùng chơi đùa,nó hiền hòa ôm ấp chúng tôi vào lòng như 1 người mẹ ôm đứa con mình vào lòng vậy.Vào những buổi tối sáng trăng chúng tôi thường mang xuồng ra đây để câu cá.Câu cá chán chúng tôi nằm lăn ra hát và ngâm thơ cho nhau nghe sóng vỗ vào cạnh xuồng như hát cho chúng tôi nghe ru cho chúng tôi ngủ.Cuối cùng cả bọn ngủ đi lúc nào không biết
Yêu biết mấy dòng sông quê tôi,nó thật đẹp và huyền ảo làm sao.Sông ơi ! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân hiền lành chất phác. Ôi dòng sông đã ôm ấp bao kỉ niệm, bao khát khao của những tâm hồn bé bỏng!
  
Bình luận (0)
Cao Thanh Phương
Xem chi tiết
Linh Phương
13 tháng 11 2016 lúc 20:01

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Dòng sông em định tả có tên là gì? ở đâu? (Sông Hồng, thị xã Sơn Tây.)

- Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy? (Sông Hồng gắn bó với tuổi thơ em.)

2. Thân bài:

* Tả dòng sông:

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bờ dâu bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang; tiếng mái chèo khua nước...

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn trôi xuôi.

- Hoạt động trên bến cảng tấp nập, nhộn nhịp...

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như giang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

Bình luận (0)
Thảo Phương
13 tháng 11 2016 lúc 20:04

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Dòng sông em định tả có tên là gì? ở đâu? (Sông Hồng, thị xã Sơn Tây.)

- Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy? (Sông Hồng gắn bó với tuổi thơ em.)

2. Thân bài:

* Tả dòng sông:

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bờ dâu bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang; tiếng mái chèo khua nước...

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn trôi xuôi.

- Hoạt động trên bến cảng tấp nập, nhộn nhịp...

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như giang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

Bình luận (0)
Cao Thanh Phương
Xem chi tiết
_silverlining
13 tháng 11 2016 lúc 20:42
Mở bài:
Giới thiệu dòng sông, cảnh chung bao quát vào mùa xuân
Thân bài:
Tả bầu trời trên con sông:
- Bầu trời trong xanh, nắng xuân tươi ấm áp, những đám mây trôi nhẹ...
- Đàn chim bay liệng, tiếng hót vang lừng.
- Gió xuân thổi nhẹ...
b. Tả hai bên bờ sông:
- Cây cối, thảm cỏ, bãi ngô...
- Con người: đi lại, chăm sóc hoa màu, chờ đò, giặt giũ...
c.Tả dòng sông:
- Nước sông...
- Âm thanh, hình ảnh lao động...


[​IMG]
[​IMG]

Quê hương thân yêu đã gắn liền với tôi từ lúc tôi mới sinh ra đến tận bây giờ,mười một năm,một thời gian dài đối với tôi.Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi.từ những cánh đồng mùa thu vàng óng nhưng cây lúa trưởng thành,đến bờ đê xanh mướt cỏ kia,bao nhiêu bạn bè,bao nhiêu người thân(hơi ngán).Và trong tôi con sông quê hương vẫn là nơi để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
Con sông chảy qua quê hương tôi như một dải lụa đào vắt ngang qua tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ
Những buổi sáng mùa hè đẹp trời,con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao.Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông.Tiếng hò tiếng hét vang lên.Hai bên bờ,trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương như những hạt ngọc nhỏ xíu long lanh.Con sông đi hiền hòa như để người ta có đủ thời gian ngắm nhìn nó.Nó phản chiếu bụi râu,từng bụi cây và cả những chú chim non đang cất tiếng hót trên bầu trời mùa hè trong xanh và sâu thẳm .Mặt trời đã nhô lên cao như trao lại sức sống cho muôn loài.Chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông khiến cho nó lung linh như dát vàng.Vào mỗi buổi trưa,chúng em lại í ới gọi nhau đi tắm sông.Tưng đứa nhảy xuống khiến nước bắn tung tóe.Chúng tôi té nước vào nhau rồi cười ầm lên phá vỡ khoảng không gian yên tĩnh của trưa mùa hè nóng bức và oi ả,dòng sông vỗ những cơn sóng vào chúng tôi như muốn cùng chơi đùa,nó hiền hòa ôm ấp chúng tôi vào lòng như 1 người mẹ ôm đứa con mình vào lòng vậy.Vào những buổi tối sáng trăng chúng tôi thường mang xuồng ra đây để câu cá.Câu cá chán chúng tôi nằm lăn ra hát và ngâm thơ cho nhau nghe sóng vỗ vào cạnh xuồng như hát cho chúng tôi nghe ru cho chúng tôi ngủ.Cuối cùng cả bọn ngủ đi lúc nào không biết
Yêu biết mấy dòng sông quê tôi,nó thật đẹp và huyền ảo làm sao.Sông ơi ! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân hiền lành chất phác. Ôi dòng sông đã ôm ấp bao kỉ niệm, bao khát khao của những tâm hồn bé bỏng!
 Chúc bn hok tốt!
Bình luận (3)
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
16 tháng 8 2019 lúc 10:08

Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo xanh mướt của đồng bằng Bắc Bộ. Nó đã gắn bó với tuổi thơ ấu của em, làm ấm lòng biết bao trái tim bé nhỏ. Ôi ! Con sông thân thương !
Xa xa, dáng nằm của con sông Hồng vẫn muôn đời đỏ nặng phù sa, thế đứng hiên ngang như rồng cuộn hổ ngồi ngàn năm hiện lên ấm màu hoài niệm. Có lẽ mặt sông thường đỏ thắm như màu thẹn thùng của màu môi thiếu nữ. Ánh bình minh vàng chan hoà trên mặt sông ấm áp. Những đám cỏ non còn ướt đẫm suơng đêm, ngơ ngác trong giấc mộng ngọt ngào . Từng đoàn thuyền giong buồm ra khơi, thả lưới đánh cá. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên xáo động cả mặt sông. Trông kìa, các em bé té nước cho nhau cười như nắc nẻ. Chúng bơi lội, chúng lặn ngụp như những chú cá heo. Sông dịu dàng ôm chúng vào lòng như một người mẹ. Sông chảy giữa những bụi râu, bãi mía xanh ngắt. Tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ, như hát, như reo vui cùng chúng em. Hai bên bờ, các cô các bà đem chăn màn ra giặt ra phơi, mồ hôi ướt đẫm tấm lưng gầy...
Ôi dòng sông ! Sông đẹp dịu dàng trong những ngày nắng đẹp, sông trắng xoá trong những cơn mưa bụi mùa hè. Sông đỏ ngầu, ầm ầm, tức giận chảy xiết mỗi khi nước lũ tràn về. Sông muốn cho chúng em cuộc sống yên bình.
Sông ơi ! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân.

Bình luận (0)
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
16 tháng 8 2019 lúc 10:10

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.

- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.

- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.

- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.

- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.

- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.

- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 10 2018 lúc 14:01

- Cả hai đề nên sử dụng thao tác: phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ

Luận điểm cơ bản:

Đề 1: - Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt

- Nói những điều tốt đẹp

- Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe

Đề 2: Nêu nội dung của tác phẩm

Nêu nghệ thuật của tác phẩm

- Lập dàn ý:

    + MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích

    + TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật )

    + KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả

Viết mở bài:

Tình yêu quê hương đất nước đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đã trở thành đề tài muôn thưở khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác. Dễ dàng nhận thấy những đau đớn mất mát của đất nước qua thơ Hoàng Cần, gặp sự đổi mới từng ngày của đất nước qua thơ Nguyễn Đình Thi nhưng có lẽ trọn vẹn, đủ đầy và sâu sắc nhất phải kể tới Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả.

Phân tích đoạn trích trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

    Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    Đất nước là nơi ta hò hẹn

    Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất nước là khái niệm mang tính tổng hợp chỉ quốc gia, lãnh thổ, những yếu tố liên quan mật thiết và tái hiện được đất nước. Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả khéo léo phân tách nghĩa, để “đất” và “nước” trở thành những điều gắn bó máu thịt với người dân. Tác giả tách nghĩa hai từ đất và nước để lý giải ý nghĩa cụ thể của từng từ. Đấy có thể xem như nét độc đáo, đặc biệt chỉ có ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm khi thể hiện khái niệm mang tính trừa tượng như vậy. Đất nước gắn liền với đời sống của con người, chẳng xa lạ “đất là nơi anh đến trường”, “nước là nơi em tắm” Đất nước trở nên lãng mạn như tình yêu đôi lứa, là nơi minh chứng cho tình cảm của con người với con người với nhau: đất nước là nơi ta hò hẹn”. Có thể nói tác giả Nguyễn Khoa Điềm diễn tả đất nước thật nhẹ nhàng, gần gụi với người đọc, người nghe. Đất nước chính là hơi thở, là cội nguồn của sự sống.

Bình luận (0)
Bùi Ngọc Quỳnh Mai
Xem chi tiết
o0o angel o0o
7 tháng 3 2018 lúc 11:42

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập
Một trong những con vật được xem là người bạn thân thiết với con người nhất là con chó. Chó thông minh, có thể giúp bạn nhiều công việc. chính vì thế mà chó là con vật mà tôi yêu thích nhất.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc
- Chó có guồn gốc từ loài sói
- Con người đã thuần hóa trở thành người bạn với chúng ta ngày nay
2. Phân loại
- Chó ta
- Chó tây
- Chó Chihuahua
- Chó bẹc rê
……..
3. Tả bao quát
- Là một vật nuôi
- Có 4 chân
- Có 1 lớp long bao phủ bên ngoài
4. Tả chi tiết
- Long: màu đen, màu nâu, màu đốm,….
- Cân nặng
- Đầu: to hay nhỏ
- Mắt
- Đuôi
- Mũi
- Mõm
- Tai
5. Hoạt động của chó
- Con chó rất khôn ngoan: sủa mỗi khi nhà có khách lạ hay có người lạ
- Chó là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt được hết. Khách lạ thì chú sủa những tràn dài như báo hiệu cho chủ biết, còn khách quen thì chú ngỏ ngoảy đuôi vui mừng như là hiếu khách lắm vậy.
- Chó thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ. Không một tiếng động nhở nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong gia đình em đi đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là con Mực đã nhảy ào ra mừng rỡ.
6. Quan hệ với con người
- Thân thiện
- Trung thành
- Người bạn thân thiết
III. Kết bài:
- Nếu cảm nghĩ và tình cảm đối với chó
- Thể hiện tình cảm của mình đối với chú chó như thế nào?
- Khẳng định giá trị của chó.
bài văn :

   Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó. 

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.

Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.

chúc bn hok tốt

 
Bình luận (0)
Bảo Ngọc
7 tháng 3 2018 lúc 11:39

DÀN Ý 

1)  Mở bài

- Nhà em có nuôi nhiều gà.

- Em thích nhất là chú gà trống thiến.

2) Thân bài

a) Hình dáng:

- Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba kilogam.

- Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.

- Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.

- Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.

- Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.

- Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.

- Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.

- Đôi mắt như hai hạt tiêu.

- Mỏ khoằm, nhọn và cứng.

- Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.

b)Hoạt động, tính nết

- Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.

- Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.

- Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.

- Dũng cảm chống lại đối thủ.

3)Kết bài

- Gà trống rất có ích.

- Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.

- Em rất yêu chú gà và không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi đáng yêu và có ích.

"Ò...ó...o...o", đó là tiếng gây của chú gà trống nhà tôi vào mỗi buổi sáng sớm. Từ bao giờ, chú đã trở thành chiếc đồng hồ báo thức của gia đình tôi, là một người bạn gắn bó thân thiết của cả nhà.

Chú gà trống ấy được mẹ tôi mang từ nhà bà ngoại về để nuôi. Ngày chú mới về, chỉ nặng tầm hai, ba cân, vậy mà giờ đây sau vài tháng, chú đã nặng bốn, năm cân, trở thành một chú gà trống lực lưỡng, một vòng tay tôi ôm không xuể. Cái đầu chú to gần bằng nắm tay người lớn, trên đỉnh đầu có chiếc mào đỏ chót như bông hoa mào gà khiến chú lúc nào cũng kiêu hãnh bước đi dưới ánh nắng mặt trời. Đôi mắt chú nhỏ, đen láy như hạt hai hạt cườm, long lanh ngấn nước. Chiếc mỏ vàng sậm, nhọn hoắt giúp chú bắt con mồi được dễ dàng hơn. Chiếc cổ dài, mỗi khi cất tiếng gáy, chiếc cổ ấy lại vươn cao lên, hướng về nơi ông mặt trời chuẩn bị ló dạng, cất tiếng gáy cao vút.

Tôi yêu thích nhất là bộ lông đầy màu sắc của chú gà trống. Bộ lông mượt mà, óng ánh xen lẫn giữa các màu chàm, cam, đỏ, vàng,..Dưới ánh nắng mặt trời, bộ lông ấy càng rực rỡ hơn khiến chú gà như khoác trên mình chiếc áo choàng lông vũ quý phái, sang trọng. Trên mình chú là đôi cánh to, cũng được thêu hoa dát vàng màu lông lộng lẫy, thỉnh thoảng đôi cánh ấy lại đập mạnh, vỗ vỗ khiến mọi vật xung quanh đổ rạp .Chiếc đuôi xòe rộng, trông như chiếc chổi lông tung tẩy đằng sau theo mỗi nhịp bước chân. Hai chân của chú gà vàng ươm, tuy nhỏ và gầy guộc nhưng chắc chắn, những ngón chân chắc khỏe xòe ra, đặc biệt là chiếc cựa là vũ khí lợi hại vô cùng của chú gà để chú bắt mồi, tiêu diệt kẻ thù của mình.

Kể từ khi có chú gà trống ấy, gia đình tôi lúc nào cũng tràn ngập âm thanh của tiếng gà gáy. Chú như một người thủ lĩnh canh gác cho khu vườn nhà tôi, bắt sâu, bắt giun,...giúp cây trồng khỏe mạnh. Mỗi khi rảnh, tôi lại ra vườn cho gà ăn, ngồi nghe bố giải thích về những đặc điểm cơ thể của chú gà để có thể hiểu hơn về loài vật này. Có khi chú gà bị ốm, ngày hôm đó không có tiếng gáy quen thuộc của chú, cả nhà tôi ai cũng lo lắng cho chú, mong chú luôn khỏe mạnh.
Từ bao giờ, sự hiện diện của chú gà trống đã trở nên rất quen thuộc với gia đình tôi, giống như một người bạn vậy. Tôi rất yêu quý chú gà nhà tôi. Tôi sẽ luôn chăm sóc chú để chú khỏe mạnh và ngày càng lớn hơn.
 

Văn lớp 5: Tả con gà trống nhà em

Bình luận (0)
Fudo
7 tháng 3 2018 lúc 11:39

Dàn ý viết bài

I.           Mở bài

Nhà em có chuột, mẹ mua một con mèo, nay nó đã lớn.

II.          Thân bài

a.                               Tả hình dáng

-       Mèo dài gần hai gang tay, loại mèo tam thể: trắng, nâu, xám.

-       Lông mèo dày và rất mượt.

-       Đầu mèo tròn như cuộn len nhỏ tròn, thân thon thon.

-       Chân cao, rắn rỏi: ngón chân ngắn có móng vuốt nhọn sắc.

-       Mắt mèo xanh, tròn như hai hòn bi ve trong suốt.

-       Mũi hồng hồng, nhỏ xíu; ria mép dài vươn về hai phía như những chiếc ăng-ten cực nhạy.

b.                               Tả hoạt động, tính nết

-       Ban ngày mèo thường thong thả dạo chơi trong nhà, thỉnh thoảng nhảy nhót đùa giỡn, vồ đuổi mấy chú gián.

-       Khi ăn từ tốn, gọn gàng.

-       Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.

III.         Kết bài

Con mèo nhà em rất dễ thương. Nó thường xán đến mỗi khi em đi học về.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Gia Hân
Xem chi tiết
Đức Kiên
30 tháng 3 2023 lúc 19:56

Mở bài : Giới thiệu vấn đề cần bàn luận 

Thân bài : Đưa ra ý kiến bàn luận 

- Ý 1 : lí lẽ , bằng chứng

- Ý 2 : lí lẽ , bằng chứng 

- Ý 3 : lí lẽ , bằng chứng 

-...............

Kết bài : Khẳng định lại ý kiến của mình 

Bình luận (0)
Sò Xinh
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 3 2021 lúc 20:45

Tham khảo nha em:

Dàn ý:

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về biển, về cảnh bình minh trên biển.Cả một đêm hồi hộp không ngủ được, tôi nóng lòng thức dậy đi ra ngoài. Giây phút tôi chờ đợi cuối cùng đã đến: lần đầu tiên trong đời, tôi đang được chiêm ngưỡng minh trên biển, ngày ở trước mắt mình.

II. Thân bài

  

1. Khi trời còn tờ mờ sáng:

Bầu trời: bóng tối đang bao trùm lấy hầu hết không gian. Trên bầu trời, những vì sao vẫn còn đang lấp lánh. Một vài chỗ đã hửng sáng với những đám mây trắng nơi cuối chân trờiMặt biển: cùng một màu đen với bầu trời. Chỉ nghe tiếng sóng vỗ êm ả, như hát khúc ca dạo cho giấc ngủ của mọi người. Vài con sao biển trôi dạt vào bờ đang lấp lánh sángKhung cảnh: tĩnh lặng, không có tiếng nói cười của người hay âm thanh của con vật

2. Khi mặt trời bắt đầu xuất hiện

Đây là thời khắc đẹp nhất của cảnh bình minhBầu trời: có sự chuyển biến rõ rệt với vùng ửng hồng phía chân trời. Những đám mây xám xịt còn xót lại cũng vội chạy mau trước khi bị mặt trời thiêu đốt.Mặt trời: màu cam, như một hòn bi đang dần nổi lên trên mặt nước với thứ ánh sáng lấp lánh tỏa ra từ xung quanh. Ánh sáng ôm trùm lấy mọi thứ, nhưng không phải màu vàng úa, lụi tàn của hoàng hôn mà nó mang trong mình một sinh khí mới, một sức sống mới.Mặt biển: là bức tranh phản chiếu của bầu trời và mặt trời: những đợt sóng cứ chạy đuổi nhau chạy vào bờ, mang theo làn ánh sáng óng ánh kì diệu.Bãi cát: màu trắng của cát cũng nhuốm màu cam của ánh nắng đầu ngày. Những ngội sao biển không còn lấp lánh. Nhờ những con sóng, chúng lại được trở về với gia đình của mìnhÂm thanh: tiếng những chú chim đi kiếm ăn buổi sớm gọi nhau phía xa chân trời, tiếng sóng ngân lên giai điệu của ngày mời vui vẻCon người: có một vài người dậy sớm để đón bình minh. Họ ngồi, đứng, hoặc đi dạo nhưng rất yên tĩnh và thư giãn để thưởng thức trọn vẹn.

3. Khi trời sáng hẳn

Những tia nắng vàng không cònNhững đám mây trắng như bông như còn ngái ngủ, trôi lững lờ trong làn gió mai mát mẻMặt trời tách khỏi biển, mang màu vàng tươi tới khắp muôn nơiMặt biển chuyển màu xanh lam, phía xa còn thấu những chú cá đang thực hiện chuyến phiêu lưu của mìnhBài biển ngày một thêm đông đúc: người bán hàng, người mua hàng, người ngắm biển, tắm biển; những chiếc thuyền vừa mới cập bến sau hành trình vất vả với những giỏ cá tôm đầy ắp, tươi ngon. Tiếng chào hỏi, cười vui, náo nhiệt vang khắp không gian.

III. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của mình về cảnh biển lúc bình minh

Bắt đầu một ngày mới với sức sống mãnh liệt của mặt trời, với sự năng động của biển và trong lành như không khí tinh khôi thật là một lựa chọn tuyệt vời. Đó chính là lí do người ta yêu biển đến thế. Tôi cũng vậy.

Đoạn văn:

Hè vừa qua, em được đi chơi ở Vũng Tàu. Đây là lần đầu em được nhìn cảnh mặt trời mọc thật huy hoàng, rực rỡ làm sao. Buổi sáng đó, em thức dậy thật sớm để ngắm mặt trời. Cả nhà cùng xuống biển để tảng bộ. Lúc trời khá tối nên trông nước biển đục ngầu. Bỗng từ phía Đông, ông mặt trời từ từ nhô lên và biển được khoác lên một cái áo mới, chiếc áo long lang và sáng chói của mặt trời trao tặng.Những con thuyền ra khơi giờ đã về. Sương đêm đọng trên lá cây, ngọn cỏ, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Đúng thật, mặt trời vừa đẹp, vừa sang. Nhưng đối với em nó như một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.

 

Bình luận (0)
Phạm Thị Huệ
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
25 tháng 11 2016 lúc 18:53

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bài làm

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.

“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:

Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)

Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.

Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.

Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…

Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.

Bình luận (0)
Eren Jeager
26 tháng 8 2017 lúc 15:29

Bạn tham khảo nha !

1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.

2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình

được hưởng.

3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bình luận (0)
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Nguyen Nghia Gia Bao
21 tháng 10 2016 lúc 20:46

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

2. Các loại tre:

– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

3. Đặc điểm:

– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi

– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai

– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu:

– Tre là đồng chí…

– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

Bài cảm nhận:

Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre…Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam . 

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…

 Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam . “Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật. Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre….Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình. Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam . 
Bình luận (0)
Linh Phương
21 tháng 10 2016 lúc 21:07

1. Mở bài: Giới thiệu cây tre và tình cảm của em với loài cây này

2. Thân bài:

- Miêu tả đặc điểm của cây tre: hình dáng, màu sắc, các bộ phận, môi trường sống …

- Vai trò của tre trong cuộc sống (chú ý nêu tình cảm của mình với các ý được nêu ra)

+ Vai trò của tre trong đời sống sinh hoạt hàng ngày

+ Vai trò của tre trong lịch sử dựng nước, giữ nước

- Tình cảm của mọi người dành cho tre

+ Tre đã là nguồn cảm hứng và trở thành đề tài, hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật

+ Tre là người bạn thân thiết của người dân VN, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của con người VN, dân tộc VN.

+ Mối quan hệ, tình cảm, kỉ niệm của cá nhân em với cây tre

3. Kết bài

Khái quát tình cảm của em với cây tre.

Bạn có thế tham khảo.

Bình luận (0)
Thảo Phương
21 tháng 10 2016 lúc 21:09
Dàn Ý
I) Mở bài
_Phöôïng vó ñöôïc meänh danh laø naøng tieân cuûa muøa heø. Ñoái vôùi hoïc troø chuùng toâi, phöïông laø moät ngöôøi baïn thaân thieát.

_Đó cũng là loài cây tôi yêu quí nhất.
II) Thân bài
1)Đăc điểm gợi cảm của cây phượng :
_Tröôøng naøo cuõng coù vaøi ba caây phöôïng rôïp boùng saân tröôøng.
_Nhìn töø xa, caây phöôïng söøng söõng cao ñeán naêm saùu meùt, voøm laù xanh töôi che maùt caû goùc saân Gôïi hình aûnh 1 chieác duø thieân nhieân maùt röïôi.
_Thaân caây to, xuø xì, nhieàu maáu treân ñoù khaéc ghi laïi bieát bao daáu aán cuûa moät thôøi caép saùch: veát khaéc, hình veõ ngaây ngoâ, deã thöông.
_Mùa thu,tán lá xanh chuyển sang màu vàng úa Gió nhẹ làm những chiếc lá li ti đầy rơi trên tóc ? thơ mộng làm sao.
_Hoa phượng đỏ rực như lửa, cánh hoa cong cong duyên dáng ?báo hiệu mùa hè về, để lại tình cảm bâng khuâng của cô cậu học trò nhỏ khi phải xa trường, xa bạn
2) Ích lợi của cây phượng:
_Cây phượng luôn che bóng mát cho sân trường, tạo không khí trg lành mát mẻ và thật dễ chịu cho việc học tập.
_Phượng còn làm đẹp phố phường.

_Là đề tài của thơ ca, nhạc họa.
3)Kỉ niệm :
_Phöôïng ko coù traùi ngoït ñeå ñôøi, khoâng theå xeû ra laáy goã  ñoái vôùi ngöôøi ñôøi: voâ tích söï. Nhöng ñoái vôùi hoïc troø phöôïng voâ cuøng quí giaù.
_Baùo tin heø veà  moãi naêm moät laàn nhìn saéc hoa röøng röïc treân caønh  taâm traïng: thôû phaøo nheï nhoõm vì moät naêm hoïc vaát vaû saép keát thuùc, nhöõng ngaøy vui tröôùc maët
_Đối với những cô cậu sắp phải xa trường ? phượng gieo vào lòng họ những tình cảm lưu luyến dịu ngọt, sắc phượng thắm trên một bầu nhung nhớ
_Giờ chơi nào ? ngồi ngay góc phượng, cành lá rung rinh mát rượi, thả lòng mình theo bóng lá đu đưa
_Phöôïng luoân laø loaøi caây gôïi nhôù, gôïi thöông cho nhöõng ai coi troïng tuoåi hoïc troø
III) Kết bài
cam nghi II)Thời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với một cái tên thân thương cây “ hoa học trò”.
Nhìn từ xa, cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù to tướng che mưa nắng. Mỗi khi tôi đi học về, tôi đều đứng nép vào chiếc dù ấy chời ba má dẫn về. Cây đứng cao khoảng năm sáu mét, nó xoè ra những vòm lá cao hơn nóc trường làm cho người nhìn vào liên tưởng tới hình ảnh gà mẹ dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con. Càng tới gần, tôi lại được thưởng thức cái không khí trong lành, cái màu xanh mươn mướt của cây xanh. Bên dưới, chim muôn tha hồ làm tổ, chúng chuyền từ cành này sang cành khác trông thật ngộ nghĩnh. Dưới bóng mát của cây cũng là điểm hẹn của chúng tôi những ngày trưa hanh nắng.
Vào những giờ ra chơi, tôi đều ngồi dưới góc phượng, ngồi ôn lại bài hoặc kể cho phượng nghe về những chuyện vui hoặc buồn. Tôi cũng không hiểu sao, trong những lúc này tôi cảm nhận như tiếng của phượng thì thầm bên tai để an ủi hoặc vui mừng cùng tôi.
Khi những búp hoa phượng gần nở, cũng là lúc báo hiệu cho chúng tôi mùa thi sắp đến. Cây phượng như vui vẻ khi thấy những đứa học trò của nó chăm chỉ học hành nhưng nó cũng không thể giấu kín về tâm trạng khi sắp phải chia tay chúng tôi. Ba ngày…Hai ngày… Một ngày… Thôi rồi bây giờ là ngày cuối cùng của chúng tôi đến lớp. Hoa cứ nở, cứ rơi, rơi lên tóc, rơi trên vai mỗi người như đang gửi một kỉ niệm đặc biệt cho mỗi cô cậu học trò.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn nó. Chỉ còn một mình nó trong theo hình bóng của mỗi học sinh. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỉ niệm buồn vui dưới góc phượng. Dù đi đâu, ở đâu tôi sẽ mãi luôn nhớ về ngôi trường này, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.......
Bình luận (0)