Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
TRẦN MINH NGỌC
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 5 2018 lúc 8:56
STT Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo Hoạt động nổi bật Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
1

Khởi nghĩa Ba Đình(1886 – 1887)

Phạm Bành,

Đinh Công Tráng..

- Xây dựng công sự kiên cố, có cấu trúc độc đáo.

- Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1 – 1887

Tiêu hao sinh lực địch, làm chặn quá trình bình định vùng Bắc Trung Kì của thực dân Pháp

Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

2.

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885- 1892)

- Nguyễn Thiện Thuật

- Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương)

- Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chăn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.

- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.

- Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích.

3

Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896)

- Phan Đình Phùng

- Cao Tháng

* 1885 - 1888 : chuẩn bi lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực,...

* Từ năm 1889, liên tục tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét cùa địch, chủ động tấn công và thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.

- Là cuôc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm vể tổ chức hoạt động, tác chiến.
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Bài

Kiến thức cốt lõi

Về loại, thể loại văn bản

Các yếu tố cấu thành trong văn bản

Lịch sử văn học

Về tiếng Việt

Bài 6 – Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Truyện thơ Nôm là loại hình tác phẩm tự sự độc đáo của văn học trung đại Việt Nam, kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết bằng chữ Nôm, chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát.

Đề tài, chủ đề của truyện thơ Nôm rất rộng mở, từ tôn giáo, lịch sử, xã hội đến cuộc sống đời thường; đặt ra nhiều vấn đề bức thiết của thời đại. Trong đó, nổi bật là cảm hứng khẳng định tình yêu tự do và cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình; tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ, tố cáo, phê phán xã hội đương thời; thể hiện khát vọng công lí, công bằng.

Nhân vật của truyện thơ Nôm khả phong phú, đa dạng về thành phần: vua chúa, quan lại, công chúa, tiểu thư, người hầu, người lao động, Nho sĩ, nhà sư, nhà buôn

Giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam. Trong thời trung đại, Việt Nam nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng giao thoa của hai nền văn hoá lớn là Trung Hoa và Ấn Độ. Sự phát triển của văn học Việt Nam gắn liền với việc tiếp biến nhiều thành tựu văn hoá, văn học của hai nền văn hoá này để chủ động tạo nên những giá trị có tính đặc thù, thể hiện được bản sắc văn hoá, ý thức độc lập, tự cường của dân tộc. Có thể nói đến một số phương diện chính yếu của sự giao lưu và sáng tạo trên lĩnh vực văn học như: tư tưởng, ngôn ngữ – văn tự, thể loại, chất liệu thơ văn (thể tài, cốt truyện, điển cố,...). Việc giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam luôn diễn ra trên nguyên tắc lựa chọn tinh hoa, chủ động “Việt hoá” các yếu tố ngoại lai để phù hợp với bản sắc và tinh thần văn hoá dân tộc.

Lặp cấu trúc là biện pháp tu từ sử dụng những cụm từ hoặc câu có cùng kiểu cấu trúc nhằm nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng tính nhạc cho lời văn.

Đối là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ (cùng từ loại) hoặc cầu (cùng cấu trúc) sóng đối với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng vẻ đẹp cán xứng cho lời văn. Biện pháp tu từ đối có thể được thực hiện trong một câu thơ, câu văn hay trọn hai câu thơ, câu văn liền kề nhau.

Bài 7 – Ghi chép và tưởng tượng trong kí

- Kí là tên gọi một nhóm các thể/ tiểu loại tác phẩm văn xuôi phi hư cấu có khả năng dung hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thông tin,... nhằm tái hiện những trạng thái đời sống đang được xã hội quan tâm và bộc lộ trực tiếp những cảm nghĩ của tác giả.

- Tuỳ bút là tiểu loại kí có tính tự do cao, có bố cục linh hoạt, thường nghiêng hẳn về tính trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Người viết sẽ tuỳ cảnh, tuỳ việc, tuỳ theo cảm hứng mà trình bày, nhận xét, đánh giá, suy tưởng,...

- Tản văn là một tiểu loại kí thường sử dụng đồng thời cả yếu tố tự sự và trữ tình, có thể còn kết hợp nghị luận, miêu tả, nhằm thể hiện những rung cảm thẩm mĩ và quan sát tinh tế của tác giả về các đối tượng đa dạng trong đời sống. Cái tôi của tác giả luôn hiện diện rõ nét, nhưng việc triển khai những liên hệ, suy tưởng phần nào được tiết chế so với tùy bút.

Trong tuỳ bút, tản văn, yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình luôn có sự kết hợp linh hoạt, tuỳ vào ý tưởng trung tâm được triển khai, đối tượng của sự quan sát, chiêm nghiệm và đặc điểm phong cách nghệ thuật của người viết.

 

Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường.

Bài 8 – Cấu trúc văn bản thông tin

Văn bản thông tin thường có những dấu hiệu nổi bật về hình thức thể hiện qua nhan đề, đề mục, sơ đồ, bảng biểu, chữ in nghiêng, chữ in đậm,... Những dấu hiệu này giúp cho người đọc nắm bắt thông tin chính của văn bản một cách nhanh chóng.

- Bố cục, mạch lạc của văn bản thông tin

Nội dung của văn bản thông tin được tạo thành bởi các yếu tố chính: chủ đề, các ý chính và ý phụ.

- Cách trình bày dữ liệu trong văn bản thông tin Có một số mô hình tổ chức thông tin chính: tổ chức thông tin theo trật tự thời gian, theo trật tự nhân quả, theo tầm quan trọng của vấn đề, theo quan hệ so sánh hoặc tương phản.

 

Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

Bài 9 – Lựa chọn và hành động

 

Văn bản văn học có nhiều chủ đề

Thực tế văn học cho thấy, không hiếm văn bản cùng lúc thể hiện nhiều chủ đề và các chủ đề này được phân loại theo những tiêu chí khác nhau.

 

 

Một số cách giải thích nghĩa của từ

Có nhiều cách giải thích nghĩa của từ tuỳ vào ngữ cảnh cụ thể và vào đặc điểm, tính chất của từ được giải thích (từ vay mượn, từ địa phương, từ cổ,...). Sau đây là một số cách cơ bản và thông dụng:

- Giải thích bằng hình thức trực quan: chỉ vào sự vật hay hiện tượng tồn tại trong thực tế vốn được gọi tên bằng từ đó (cũng có thể chỉ vào hình ảnh đại diện của sự vật được ghi nhận bằng các phương tiện phi ngôn ngữ như tranh, ảnh,...).

- Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Theo cách này, không chỉ nghĩa của các từ chỉ sự vật, hiện tượng quan sát được mà cả nghĩa của những từ biểu thị trạng thái tinh thần hay kết quả hoạt động tư duy của con người đều có thể được làm sáng tỏ.

- Giải thích bằng cách nêu lên từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích, theo quy ước ngầm rằng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa đó đã được người tiếp nhận biết đến.

- Giải thích bằng cách làm rõ nghĩa từng yếu tố trong từ được giải thích (đối với đa số từ ghép), sau đó nêu nghĩa chung của từ.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 9 2017 lúc 10:31

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 3 2019 lúc 2:34
Giai đoạn Diễn biến chính Tên nhân vật tiêu biểu
1858 – 1862

- Khi Pháp tấn công Đà Nẵng, Gia Định, nhân dân đã cùng triều đình chống giặc, là thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch.

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, ..
1863 – trước 1873 - Sau Hiệp ước 1862, Pháp tiếp tục đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm…
1873 - 1884

- Pháp 2 lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh ... chống giặc.

- Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị ..
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 1 2018 lúc 15:49
STT Tên văn bản Tác giả Nội dung chính Đặc sắc nghệ thuật
1 Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến Khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật, nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn
2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Phạm Đình Hổ Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến Nghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn
3 Hoàng Lê nhất thống chí Ngô gia văn phái Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân. Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động
4 Truyện Kiều Nguyễn Du Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người Bút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ hình tượng đặc sắc
5 Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu Khát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa, khinh tài Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động
lqhiuu
Xem chi tiết
Huong San
18 tháng 6 2018 lúc 6:58

1. Các từ loại đã học.

Từ loại cơ bản Từ loại không cơ bản
Có thể phát triển thành cụm
từ, làm yếu tố trung tâm trong cụm từ.
Không thể phát triển thành
cụm từ; chuyên đi kèm danh từ, động từ, tính từ trong cụm từ.
Danh
từ (1)
Động từ (2) Tính
từ (3)
Số từ (4) Lượng
từ (5)
Chỉ từ (6) Phó
từ (7)

Chú ý: Các từ loại 1, 2, 3, 4, 5, 6 đã được học ở học kì 1. Ở đây chỉ nói thêm về từ loại 7: Phó từ. – Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Phó từ gồm 2 loại lớn: + Phó từ đứng trước động từ, tính từ: có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về thời gian (đã, đang, sẽ…), về mức độ (rất, hơi, khí…), về sự tiếp diễn, tương tự (cũng, vẫn, cứ, còn…), sự phủ định (không, chưa, chẳng), sự cầu khiến (hãy, đừng, chớ…) cho động từ, tính từ trung tâm. + Phó từ đứng sau động từ, tính từ: có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ (quá, lắm…), về khả năng (được, …), về hướng (ra, vào, đi…). 2. Các phép tu từ đã học

So sánh Nhân hoá Ẩn dụ Hoán dụ
Là đối chiếu sự vật, sự việc
này với sự vật, sự việc khác có nét
tương đồng
để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Là gọi hoặc tả con vật,
cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn
được dùng để gọi hoặc tả con người;
làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ
vật… trở nên gần gũi với con người.
Là gọi tên sự vật, hiện tượng
này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
nét tương đồng
với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Là gọi tên sự vật, hiện tượng
này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
quan hệ gần gũi
với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

3. Các kiểu cấu tạo câu đã học

Câu đơn Câu ghép
Là loại câu do một cụm C – V tạo thành. Là loại câu do 2 cụm C – V trở lên tạo thành.
Câu trần thuật đơn Câu trần thuật ghép
Là loại câu do
một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật
hay để nêu một ý kiến.
Là loại câu do
2 cụm C – V trở lên tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc,
sự vật hay để nêu một ý kiến.
Câu trần thuật đơn có từ Câu
trần thuật đơn không có từ
Là kiểu câu trong đó vị ngữ thường do từ kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Là kiểu câu trong đó vị ngữ thường do động từ (hoặc cụm động từ), tính từ (hoặc cụm tính từ) tạo thành.

4. Các dấu câu đã học.

Dấu kết thúc câu (đặt ở cuối câu)(1)(2) Dấu phân cách các bộ phận câu (Đặt trong nội bộ câu) (3) (4)
Dấu chấm (1) Dấu chấm hỏi (2) Dấu chấm than (3) Dấu phẩy (4)
Là dấu kết thúc âu, được đặt ở cuối câu trần thuật (đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến. Là dấu kết
thúc câu, được đặt ở cuối câu nghi vấn.
Là dấu kết
thúc câu, được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
Là dấu dùng để
phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu.
Aoi Kiriya
19 tháng 6 2018 lúc 14:07
Từ loại cơ bản Từ loại không cơ bản
Có thể phát triển thành cụm
từ, làm yếu tố trung tâm trong cụm từ.
Không thể phát triển thành
cụm từ; chuyên đi kèm danh từ, động từ, tính từ trong cụm từ.
Danh
từ (1)
Động từ (2) Tính
từ (3)
Số từ (4) Lượng
từ (5)
Chỉ từ (6) Phó
từ (7)

Chú ý: Các từ loại 1, 2, 3, 4, 5, 6 đã được học ở học kì 1. Ở đây chỉ nói thêm về từ loại 7: Phó từ. – Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Phó từ gồm 2 loại lớn: + Phó từ đứng trước động từ, tính từ: có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về thời gian (đã, đang, sẽ…), về mức độ (rất, hơi, khí…), về sự tiếp diễn, tương tự (cũng, vẫn, cứ, còn…), sự phủ định (không, chưa, chẳng), sự cầu khiến (hãy, đừng, chớ…) cho động từ, tính từ trung tâm. + Phó từ đứng sau động từ, tính từ: có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ (quá, lắm…), về khả năng (được, …), về hướng (ra, vào, đi…). 2. Các phép tu từ đã học

So sánh Nhân hoá Ẩn dụ Hoán dụ
Là đối chiếu sự vật, sự việc
này với sự vật, sự việc khác có nét
tương đồng
để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Là gọi hoặc tả con vật,
cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn
được dùng để gọi hoặc tả con người;
làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ
vật… trở nên gần gũi với con người.
Là gọi tên sự vật, hiện tượng
này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
nét tương đồng
với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Là gọi tên sự vật, hiện tượng
này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
quan hệ gần gũi
với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

3. Các kiểu cấu tạo câu đã học

Câu đơn Câu ghép
Là loại câu do một cụm C – V tạo thành. Là loại câu do 2 cụm C – V trở lên tạo thành.
Câu trần thuật đơn Câu trần thuật ghép
Là loại câu do
một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật
hay để nêu một ý kiến.
Là loại câu do
2 cụm C – V trở lên tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc,
sự vật hay để nêu một ý kiến.
Câu trần thuật đơn có từ Câu
trần thuật đơn không có từ
Là kiểu câu trong đó vị ngữ thường do từ kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Là kiểu câu trong đó vị ngữ thường do động từ (hoặc cụm động từ), tính từ (hoặc cụm tính từ) tạo thành.

4. Các dấu câu đã học.

Dấu kết thúc câu (đặt ở cuối câu)(1)(2) Dấu phân cách các bộ phận câu (Đặt trong nội bộ câu) (3) (4)
Dấu chấm (1) Dấu chấm hỏi (2) Dấu chấm than (3) Dấu phẩy (4)
Là dấu kết thúc âu, được đặt ở cuối câu trần thuật (đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến.
Tân Trần
Xem chi tiết
HuyMinhHoang
Xem chi tiết