Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Nam Trâm
Xem chi tiết
Tryechun🥶
11 tháng 3 2022 lúc 14:39

D

(((:
11 tháng 3 2022 lúc 14:39

A

Vũ Quang Huy
11 tháng 3 2022 lúc 14:40

d

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 5 2019 lúc 13:17

Khi sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận, cần chú ý:

- Sử dụng nhiều kiểu câu để giọng văn linh hoạt

- Các thành phần cú pháp được dùng tạo sự hợp lí, mạch lạc cho đoạn văn

- Sử dụng phép tu từ cú pháp phù hợp để tạo nhịp điệu linh hoạt, nhấn mạnh

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 12 2019 lúc 16:28

a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)

b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh

- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”

   + Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

   + Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

Huỳnh Văn Tuyên
Xem chi tiết
Khang Diệp Lục
23 tháng 2 2021 lúc 20:32

Qua truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người. Thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc : thương lão vì lão thương con, không muốn làm phiền đến người khác khi lão chết. Thái độ đó thay đổi theo từng tình huống. Để rồi, tác giả kết luận rằng:  "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn". Chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó chứng tỏ ông lão giàu lòng thường là lòng tự trọng đã đi đến quyết định cuối cùng. Nó có ý nghĩa "đánh lừa " - chuyển ý nghĩa tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. Tác giả đã đưa ra nhận định đúng đăn: "Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và chấp nhận họ".

 

Văn mình hơi nát, có gì mong bạn bỏ qua ạ.

LƯỜI ĐẶƬ ƬÊП.
Xem chi tiết
Minh Nhân
24 tháng 3 2021 lúc 20:48

Em tham khảo nhé !

Để trở thành một người thành đạt, ngoài những đức tính ham học hỏi, nhạy bén thì sự kiên nhẫn, cần cù cũng là một yếu tố quan trọng góp phần lớn vào sự thành công của một con người. Để khẳng định tầm quan trọng của lòng kiên nhẫn và động viên tinh thần cho các thế hệ sau vượt qua khó khăn trên con đường đầy chông gai, ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm xương máu một cách ngắn gọn trong câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Cây kim là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó thật nhỏ bé nhưng cũng rất hoàn hảo. Thân kim tròn nhỏ, đầu nhọn và cuối thân có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Ông cha ta từ xa xưa muốn làm nên cây kim ấy không có cách nào khác là mài giũa những thanh sắt thô ráp, to lớn qua bao nhiêu ngày tháng mới thành.

Từ sắt để nên kim là cả một quá trình tôi luyện kì công, không chỉ tôi luyện thanh sắt mà đó còn là thử thách sự kiên nhẫn của lòng người. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim, đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công.

Quan điểm “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực tế đã chứng minh rằng nếu chỉ dựa vào trí thức và may mắn thì rất khó để có thể thành công mà còn phải dựa vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân mỗi người. Đó có thể là con đường đầy chông gai và khó khăn nhưng rất xứng đáng.

Với mỗi người con đất Việt thì kí ức về những cuộc chiến tranh vẫn còn mãi. Đó là dẫn chứng sống động cho câu tục ngữ này. Suốt cả thế kỉ XX dân tộc ta đã phải trải qua những cuộc chiến trường kì để có thể bảo vệ vững chắc độc lập của dân tộc. Chính sự đấu tranh bền bỉ không ngừng nghỉ, lòng kiên trì, quyết tâm trong mỗi trái tim người con Việt Nam đã khiến cho quân địch phải đầu hàng.

Trong đời sống hằng ngày cũng có nhiều tấm gương về lòng kiên trì rất đáng ngưỡng mộ. Có thể kể đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí với đôi bàn tay kém may mắn bị liệt. Thầy đã không bỏ cuộc mà hằng ngày, từng chút một thầy tập viết bằng đôi bàn chân vụng về của mình.

 

Sự miệt mài ấy đã sớm hái được quả ngọt khi thầy dù bằng một cách khác người đặc biệt đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng ở Việt Nam và là nhân chứng sống động cho sự quyết tâm, bền bỉ của con người.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Nếu ngay từ đầu chúng ta không kiên trì nắn nót từng chữ viết thì sẽ không thể viết chữ đúng, ngay ngắn, thẳng hàng. Nếu chúng ta không nhẫn nại làm từng phép toán đơn giản thì không thể nào làm được những bài toán khó hơn.

Học tập là một quá trình dài và vất vả, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt. Sự kiên trì của mỗi cá nhân sẽ lớn thêm từng ngày cùng với những thử thách của cuộc sống. Chỉ cần chúng ta lơ là một chút thôi thì sẽ bị thua cuộc và bỏ lại phía sau.

Đây mà một đức tính quan trọng và đầu tiên để giúp chúng ta có thể gặt hái thành công, bài học “Có công mài sắt, có ngày nên kim” vì thế đã được dạy ngay từ bài học đầu tiên của lớp 2 là để chúng ta nhận thức rõ về điều này.

Nói về lòng kiên trì, Bác Hồ cũng đã bằng những kinh nghiệp hoạt động cách mạng lâu dài của mình để dạy các thanh niên rằng:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa, là kết quả của một quá trình dài chiến đấu và lao động của ông cha ta nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đi đến thành công.

Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài sự kiên trì, thế hệ trẻ cần phải tích cực học tập, nhạy bén với thời cuộc, không ngường sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và công việc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Phương Trần Lê
Xem chi tiết
nthv_.
17 tháng 9 2021 lúc 15:34

D

D

D

D

B

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 5 2018 lúc 18:18

Yêu cầu của bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, trong sáng, sinh động, hấp dẫn.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 7 2018 lúc 5:31

a, Những quan điểm, tư tưởng, chủ trương cơ bản mà người viết nói hoặc nêu ra trong bài văn nghị luận.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 2 2017 lúc 15:24

Chọn đáp án: B.

Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Như Nguyệt
11 tháng 2 2022 lúc 17:51

Tham Khảo: 

Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… những đức tốt đẹp đó từ lâu đã trở thành truyền thống đáng quý của nhân dân ta. Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… bởi ông cha ta tin rằng: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Câu tục ngữ phản ánh một hiện thực tồn tại hiển nhiên trong đời sống: dù thỏi sắt có lớn đến mấy thì qua bàn tay lao động, qua công sức mài giũa của con người thì cuối cùng cũng mòn đi, nhỏ lại thành cây kim. Không chỉ vậy, thỏi sắt ban đầu là một vật thô phác, vô ích nhưng nhờ công sức lao động của con người đã trở thành cây kim tinh xảo có ích cho đời sống hàng ngày.

Từ những ý nghĩa trên, câu tục ngữ đã khuyên răn, nhắc nhở chúng ta nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc sống. Trước hết, công việc dù lớn đến mấy, dù khó khăn đến mấy nếu chịu khó, cần cù làm lụng thì nhất định sẽ thành. Ý nghĩa này giống như một câu ngạn ngữ phương Tây: “Đi là đến”. Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng nhắc nhở ta cần có ý thức kiên trì, bền bỉ để biến những công việc gian khó thành dễ dàng, sự thành công. Từ đó động viên con người: nếu có công làm lụng thì nhất định sẽ thành công.

Trong thực tế, câu tục ngữ này đã được chứng minh rất nhiều. Xưa, Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã kiên trì tự học, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống lá khô,… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng với bài thơ “Hoa sen trong giếng ngọc” xúc động lòng người. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một câu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần ham học hỏi, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Ngày nay, cũng có biết bao học người học trò nghèo kiên trì học tập và trở thành những học sinh giỏi. Cũng có biết bao những cô chú công nhân, những nhà doanh nghiệp đi lên từ vất vả gian khó. Với đôi bàn tay cần cù và sự kiên trì chịu khó họ đã làm nên những điều kì diệu nhất cho cuộc đời này. Quả thực, nếu ta quyết tâm làm việc thì công việc dù khó, dù lâu đến mấy nhất định sẽ xong.

Câu tục ngữ đúng đắn cùng những thực tế sinh động đã cho mỗi chúng ta một bài học lớn. Trong cuộc sống có bao công việc gian khó, vất vả: việc học tập, việc lao động,… nhưng nếu chúng ta biết vượt qua gian khó, kiên trì và quyết tâm thì thành công.

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”, câu tục ngữ xưa của cha ông vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay nhắc nhở chúng ta cần có lòng quyết tâm yà sự kiên trì trong công việc hàng ngày.