Những câu hỏi liên quan
So Pham
Xem chi tiết
Amee
2 tháng 4 2021 lúc 14:40

tham khảo

Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất. 


 

Bình luận (0)
Amee
2 tháng 4 2021 lúc 14:42

tham khảo

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.

Bình luận (0)
Amee
2 tháng 4 2021 lúc 14:42

tham khảo

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

Bình luận (0)
03. Lữ Mai Anh
Xem chi tiết
Tạ Huyền
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 4 2021 lúc 11:59

Tham khảo nha em:

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống

Ví dụ: “Người lạc quan là người nhìn đâu cũng thấy đèn xanh còn người bi quan thấy khắp nơi chỉ toàn đèn đỏ... kẻ thực sự khôn ngoan thì mù màu” đây là câu nói của Albert Schweitzer. Câu nói thể hiện lên tinh thần lạc quan, lạc quan để cuộc sống tươi đẹp hơn. Chúng ta có lạc quan thì tinh thần mới sảng khoái, mới vui tươi làm việc. Đây là một yếu tố thúc đẩy là bước đà cho cuộc sống chúng ta tươi đẹp hơn.

II. Thân bài:

 

Bàn luận về tinh thần lạc quan

1. Lạc quan là gì?

- Lạc quan là thái độ sống

- Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra

- Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

2. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan

- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người

- Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn

- Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống

- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc

4. Biểu hiện của tinh thần lạc quan

- Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra

- Luôn yêu đời

- Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra

3. Một số tấm gương về tinh thần lạc quan

- Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng

- Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống

- Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:

 

- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận

- Bênh cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.



 

Bình luận (0)
Nguyễn Bình Minh
Xem chi tiết
Linh Phương
9 tháng 9 2016 lúc 15:24

Sau kh học xong năm lớp 6. Tôi cảm thấy mình đã trưởng thành hơn rất nhiều. Có những thứ tôi không bao giờ biết đến nhưng khj đặt chân vào cấp II tôi đã quen với mọi thứ và dần dần học với những cái khó hơn rất nhiều, ngoài ra tôi còn cảm thấy mình đang có thêm những kiến thức mới là đang nắm trong tay chìa khóa tương lai. 

Bình luận (0)
nguyễn thị minh ánh
8 tháng 9 2016 lúc 21:27

Viết bài văn ( cô giáo giao) hay bạn tự nghĩ

Bình luận (1)
nguyễn thị dung
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Mai Thảo
3 tháng 5 2016 lúc 20:06

Rất bổ ích, cảm thấy nó thật thú vị, nhờ những bài học bổ ích như vậy mà em đã học được bao nhiêu điều hay, điều tốt. 

Bình luận (1)
Nguyễn Tú Anh
4 tháng 5 2016 lúc 19:25

Rất hay, Bổ ích

Bình luận (0)
Nguyễn Nhật Nam
Xem chi tiết
Nguyen Phuong Anh
7 tháng 2 2018 lúc 20:32

Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam (1987) của nhà văn Đoản Giỏi. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta, được nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Tác phẩm được in lại nhiều lần, được dựng thành phim khá thành công. Bộ phim Đất Phương Nam ra đời đã chiếm được tình cảm mến mộ của công chúng. Tuy trích từ một tác phẩm truyện nhưng văn bản này có thể xem là miêu tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc.

Đoàn Giỏi miêu tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau theo một trình tự: bắt đầu từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ. Cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên sông nước. Với trình tự tự nhiên, hợp lý những hình ảnh trong bài văn được hiện lên như trong khuôn hình của một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh. Điếm nhìn để quan sát và miêu tả của người kể chuyện là “trên con thuyền” xuôi theo các kênh rạch và dừng lại ở chợ Năm Căn.

Mở đầu “cuốn phim” là đoạn văn nêu ấn tượng chung ban đầu về vùng sông nước Cà Mau. Tác giả chưa miêu tả một hình ảnh cụ thể nào mà chỉ là những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác của nhà văn. Đó là ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mông với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời của nước, và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió. “Màu xanh” đã thành một ấn tượng nổi bật: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, xung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá tạo nên cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu. Và tiếng rì rào cũng thành một thứ âm thanh đơn điệu, triền miên ru ngủ thính giác: đó là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối....

Tiếp theo là cảnh kênh rạch vùng Cà Mau được kể lại qua những cái tên lạ và những lời giải thích thú vị: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía... Qua cách đặt tên, ta thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú và con người sống rất gần với thiên nhiên, nên họ giản dị, chất phác ngay từ cách đặt tên cho kênh rạch, đất đai không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên.

Dòng sông Năm Căn hiện lên với một vẻ đẹp riêng: rộng lớn, hùng vĩ mà hoang dã. Cải nét rộng lớn, hùng vĩ được nhà văn tập trung miêu tả trong nhiều chi tiết gây ấn tượng: con sông mênh mông rộng lớn hàng ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.... Còn cái vẻ “hoang dã” thì được vẽ lại tài tình trong cái màu xanh rừng đước hai bên sông với những mức độ, sắc thái khác nhau: Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp :rày chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Những “bậc” màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cầy đước từ non đến già, tiếp nối nhau từ bao đời nay vẫn như thế! Nhà văn không những đã quan sát tinh tế mà còn miêu tả lại một cách tài tình bức tranh phong cảnh thiên nhiên, thể hiện qua cách dùng tính từ chỉ màu sắc. Trong cách dùng động từ cũng vậy: thuyền chúng tôi cheo thoát qua kềnh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Các động từ “thoát qua”, “đổ ra”, “xuôi về” đều chỉ hoạt động của con thuyền nhưng không thể thay đổi trình tự các động từ ấy trong câu: “thoát qua” nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; “đổ ra” diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; còn “xuôi về” là lúc con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả trên sông Năm Căn.

Chỉ nửa trang văn mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt ta cảnh sắc của cái chợ ở vùng đất cuối cùng của Tổ quốc với vẻ đẹp riêng vừa trù phú, vừa độc đáo. Sự trù phú được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát, với các chi tiết tiêu biểu: những đống gỗ cao ngất như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước mui những khu phố nổi.... Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp liệt kê với điệp từ “những” để gây ấn tượng về sự trù phú của chợ trên sông, “những”..., rồi lại “những”... cả đoạn văn có đến 12 chữ “những”. Tuy nhiên, không chỉ trù phú, chợ Năm Căn còn có vẻ đẹp độc đáo: “một xóm chợ vùng cận biển” có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô trương sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nối và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể có mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền, với sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: Những người em gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sác độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

“Cuốn phim” được khép lại sau cảnh chợ Cà Mau, nhưng lại gợi ra những suy nghĩ cho người xem. Phải chăng đó là bức tranh Sông nước Cà Mau với những vẻ đẹp riêng độc đáo của nó, tác giả không chỉ đem lại cho độc giả những hiểu biết mới, những phát hiện thú vị về vùng đất này, mà quan trọng hơn, nhà văn đã truyền cho chúng tã tình yêu đất nước để ta càng thêm yêu mảnh đất cực nam của Tồ quốc, bởi một lẽ giản dị rằng: đất nước ta, nơi nào cũng đẹp, cũng đáng yêu !

Bình luận (0)
Nguyễn Nhật Nam
7 tháng 2 2018 lúc 20:28

ịn i jij iui

Bình luận (0)
doraemon
7 tháng 2 2018 lúc 20:29

Bài làm

Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam (1987) của nhà văn Đoản Giỏi. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta, được nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Tác phẩm được in lại nhiều lần, được dựng thành phim khá thành công. Bộ phim Đất Phương Nam ra đời đã chiếm được tình cảm mến mộ của công chúng. Tuy trích từ một tác phẩm truyện nhưng văn bản này có thể xem là miêu tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc.

Đoàn Giỏi miêu tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau theo một trình tự: bắt đầu từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ. Cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên sông nước. Với trình tự tự nhiên, hợp lý những hình ảnh trong bài văn được hiện lên như trong khuôn hình của một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh. Điếm nhìn để quan sát và miêu tả của người kể chuyện là “trên con thuyền” xuôi theo các kênh rạch và dừng lại ở chợ Năm Căn.

Mở đầu “cuốn phim” là đoạn văn nêu ấn tượng chung ban đầu về vùng sông nước Cà Mau. Tác giả chưa miêu tả một hình ảnh cụ thể nào mà chỉ là những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác của nhà văn. Đó là ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mông với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời của nước, và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió. “Màu xanh” đã thành một ấn tượng nổi bật: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, xung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá tạo nên cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu. Và tiếng rì rào cũng thành một thứ âm thanh đơn điệu, triền miên ru ngủ thính giác: đó là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối....

Tiếp theo là cảnh kênh rạch vùng Cà Mau được kể lại qua những cái tên lạ và những lời giải thích thú vị: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía... Qua cách đặt tên, ta thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú và con người sống rất gần với thiên nhiên, nên họ giản dị, chất phác ngay từ cách đặt tên cho kênh rạch, đất đai không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên.

Dòng sông Năm Căn hiện lên với một vẻ đẹp riêng: rộng lớn, hùng vĩ mà hoang dã. Cải nét rộng lớn, hùng vĩ được nhà văn tập trung miêu tả trong nhiều chi tiết gây ấn tượng: con sông mênh mông rộng lớn hàng ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.... Còn cái vẻ “hoang dã” thì được vẽ lại tài tình trong cái màu xanh rừng đước hai bên sông với những mức độ, sắc thái khác nhau: Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp :rày chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Những “bậc” màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cầy đước từ non đến già, tiếp nối nhau từ bao đời nay vẫn như thế! Nhà văn không những đã quan sát tinh tế mà còn miêu tả lại một cách tài tình bức tranh phong cảnh thiên nhiên, thể hiện qua cách dùng tính từ chỉ màu sắc. Trong cách dùng động từ cũng vậy: thuyền chúng tôi cheo thoát qua kềnh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Các động từ “thoát qua”, “đổ ra”, “xuôi về” đều chỉ hoạt động của con thuyền nhưng không thể thay đổi trình tự các động từ ấy trong câu: “thoát qua” nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; “đổ ra” diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; còn “xuôi về” là lúc con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả trên sông Năm Căn.

Chỉ nửa trang văn mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt ta cảnh sắc của cái chợ ở vùng đất cuối cùng của Tổ quốc với vẻ đẹp riêng vừa trù phú, vừa độc đáo. Sự trù phú được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát, với các chi tiết tiêu biểu: những đống gỗ cao ngất như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước mui những khu phố nổi.... Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp liệt kê với điệp từ “những” để gây ấn tượng về sự trù phú của chợ trên sông, “những”..., rồi lại “những”... cả đoạn văn có đến 12 chữ “những”. Tuy nhiên, không chỉ trù phú, chợ Năm Căn còn có vẻ đẹp độc đáo: “một xóm chợ vùng cận biển” có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô trương sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nối và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể có mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền, với sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: Những người em gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sác độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

“Cuốn phim” được khép lại sau cảnh chợ Cà Mau, nhưng lại gợi ra những suy nghĩ cho người xem. Phải chăng đó là bức tranh Sông nước Cà Mau với những vẻ đẹp riêng độc đáo của nó, tác giả không chỉ đem lại cho độc giả những hiểu biết mới, những phát hiện thú vị về vùng đất này, mà quan trọng hơn, nhà văn đã truyền cho chúng tã tình yêu đất nước để ta càng thêm yêu mảnh đất cực nam của Tồ quốc, bởi một lẽ giản dị rằng: đất nước ta, nơi nào cũng đẹp, cũng đáng yêu !

Bình luận (0)
Đinh Thị Quỳnh Hương
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
21 tháng 12 2019 lúc 21:52

Tuần 12. Giữ lấy màu xanh trang 1

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn đức phúc
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
3 tháng 10 2021 lúc 14:42

undefined

Bình luận (0)
Hồ phạm đăng khoa
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 10 2021 lúc 8:24

Em tham khảo:

Bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là tiếng nói tự hào về những chiến công rực rỡ của dân tộc trước bao kẻ thù lớn mạnh và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần. Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi tác giả - vị tướng lỗi lạc, người đã chỉ huy bao trận chiến cam go, nay giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô. Nỗi niềm vui sướng, hạnh phúc được tác giả tóm gọn qua hai câu thơ ngũ ngôn mang đậm chất anh hùng ca chiến thắng: “Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù”. Đó là hai chiến công lừng lẫy của Đại Việt ta trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285.  Dù câu thơ không tường tận nhắc đến trận chiến nhưng với kết quả “cướp giáo giặc”, “bắt quân thù” trước hai kẻ thù lớn đã cho thấy sức mạnh to lớn của quân  dân ta. Ý thơ vang lên, ta như mường tượng về  không khí hừng hực quyết tâm, tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng chỉ huy vang lên dõng dạc và tinh thần chiến đấu quyết thắng của các chiến sĩ. Bởi tài thao lược, ý chí quyết tâm và sự đồng lòng của toàn quân đã làm nên những chiến thắng vang dội non sông, viết tiếp trang sử vàng son cho dân tộc. Và trong không khí hân hoan, cảm xúc dâng trào đó, tác giả đã bộc lộ khao khát về một đất nước thái bình, tương lai trường tồn của dân tộc. Và để đạt được mong ước ấy, từ triều đình đến muôn dân phải cùng nhau gắng sức, cùng chung lòng, chung trí để dựng xây và bảo vệ nền độc lập đó. Đất nước tồn tại và phát triển đến ngày nay là nhờ công lao và biết bao máu xương của thế hệ cha ông ta đã đổ xuống. Vì vậy, những khao khát của vị tướng kiệt xuất Trần Quang Khải cũng là lời nhắn nhủ đến thế hệ mai sau về trách nhiệm với tương lai dân tộc. Bởi vậy những câu thơ của ông sẽ mãi còn vang vọng với non sông, đất nước.

Bình luận (0)
Cao Tùng Lâm
11 tháng 10 2021 lúc 8:31

Tham Khảo

Những trang lịch sử chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước của dân tộc Việt Nam thật oanh liệt, hào hùng. Người viết nên những trang sử vẻ vang ấy chính là bao vị anh hùng và nhân dân các thời đại, mà ở thời đại nào, lòng yêu nước nơi họ cũng tỏa sáng rực rỡ. Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải là một trong những vị anh hùng như thế, ông đã đem trọn tài năng, phẩm chất, khí tiết để dâng hiến cho non sông, góp phần đánh tan quân giặc xâm lược Mông - Nguyên mạnh như hổ đói, khi chúng vào giày xéo mảnh đất quê hương. Bài thơ "Phò giá về kinh" của Trần quang Khải đã thể hiện lòng yêu nước cháy bỏng của ông và một khát vọng mạnh mẽ muốn xây dựng quê hương giàu mạnh đến ngàn thu:

Đoạt sáo Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san.

Bài thơ trên đây có một hoàn cảnh ra đời khá đặc biệt, mà muốn hiểu hết giá trị của nó, ta cần nhắc tới: Đó là năm 1285, sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương và Hàm Tử, kinh đô được giải phóng. Trong niềm vui chiến thắng rộn ràng, Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long. Hào khí Đông A của thời đại nhà Trần ở lúc thịnh nhất, Trần Quang Khải đã tràn trề cảm xúc tự hào và tin tưởng khi sáng tác bài thơ này. Nhà thơ chọn thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cực kỳ ngắn gọn, hàm súc để thể hiện niềm vui mạnh mẽ trong lòng ông.

Cảm nhận đầu tiên khi đọc bài thơ là giọng thơ sôi nổi, dứt khoát với cách ngắt nhịp 2/3, khiến ta thấy ngay đây là giọng thơ của một nhà thơ võ tướng. Hai động từ mạnh "đoạt" và cầm" miêu tả chiến thắng oanh liệt của quân dân ta với niềm tự hào bất tận, vì chính nhà thơ là người giữ vai trò lãnh đạo hai trận chiến khốc liệt mà vinh quang ở Chương Dương và Hàm Tử. Cách liệt kê hai địa danh khiến cho ý thơ thêm hào hùng. Phép đối của thơ ngũ ngôn tứ tuyệt thật chuẩn, ngay cả ở phần dịch thơ cũng chứa đầy hào khí:

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù.

Người nam nhi thời Trần đã lập nên nghiệp lớn, dẫn đầu binh sĩ đánh bại cả một đoàn quân bạo tàn từng nghênh ngang cho rằng gót ngựa chúng đi tới đâu thì ngay cả cỏ cũng không mọc nổi. Thế nhưng qua lời tuyên bố ngắn gọn như trên, vị anh hùng thời đại nhà Trần đã tuyên bố về chiến thắng của nhân dân Đại Việt trước bọn chúng. Đó là do sức mạnh vô địch của tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của tướng sĩ trong cuộc chiến đấu cam go. Nhịp điệu nhanh mạnh của câu thơ thể hiện đúng không khí chiến thắng. Và lời thơ cất lên như một khúc khải hoàn ca làm nức lòng người. Có thể nói,nhà thơ đã viết lên lời ký sự ngắn gọn mà nóng bỏng ngay trong phút giây đáng tự hào nhất của thời đại Đông A.

Chiến thắng giặc thù rồi, khát vọng của cả dân tộc và của triều đình đâu dừng lại. Nhà thơ nói lên khát vọng ấy:

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san.

Tức: Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy nghìn thu

Hai câu thơ đầu nói về chiến tranh, thì hai câu thơ cuối chuyển ngay sang nói về thời kỳ hòa bình và nhiệm vụ mới của dân tộc. Đây là sự chuyển mạch đột ngột nhưng hợp lý của bái thơ, thế là đã chấm dứt những ngày tháng "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" (Trần Quốc Tuấn), nhưng quân dân không thể ngủ quên trên chiến thắng. Khát vọng mạnh mẽ nhất của nhà thơ, cũng là của dân tộc là làm sao dựng xây lên được một quốc gia hùng mạnh,no ấm, tồn tại tới ngàn năm. Giọng thơ hai câu sau không còn nhanh mạnh, dồn dập như ở hai câu đầu, mà chuyển sang trầm lắng suy tư, như gói trọn bao chiêm nghiệm, khao khát ấp ủ của người anh hùng yêu nước trong một giai đoạn mới. Đó cũng là lời nhắn nhủ tràn đầy niềm tin và hi vọng về tương lai đất nước sẽ đẹp giàu, mạnh mẽ, không kẻ thù ngoại xâm nào dám bén mảng đến. Ta thấy ở đây không chỉ là niềm tin và khát vọng, mà còn là trí tuệ uyên thâm, tầm nhìn xa rộng của một người cầm quân đánh giặc và lãnh đạo nhân dân xây dựng quê hương.

Bài thơ tứ tuyệt thật hàm súc và độc đáo, cảm xúc cô đọng, dồn nén, với từng câu, từng chữ đều toát lên niềm tự hào bất tận và khát vọng vĩ đại dựng xây giang san. Còn nguyên vẹn trong bài thơ là chí khí của một người anh hùng vĩ đại thời Trần, cho đến ngày hôm nay, sự cao cả của tấm lòng yêu quê hương đất nước và mơ ước đẹp của nhà thơ vẫn là điều mà mỗi con người Việt Nam đang bền bỉ thực hiện, để "non nước ấy ngàn thu" vững bền và ngày một phát triển.

 
Bình luận (0)