Những câu hỏi liên quan
Trần Trà Giang
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
20 tháng 1 2017 lúc 20:59

Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.[1] Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết.[2] Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.[3]

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
20 tháng 1 2017 lúc 20:59
Thời tiền Pháp thuộc

Quốc kỳ là lá cờ đại biểu cho chủ quyền quốc gia, xuất hiện trước tiên ở các quốc gia chủ quyền phương Tây cận đại. Trước thế kỷ 16 không tồn tại khái niệm "quốc gia dân tộc" và "chủ quyền", do đó không có quốc kỳ tượng trưng cho quốc gia chủ quyền dân tộc. Thời bấy giờ, cờ của hoàng gia hoặc hoàng đế được coi là biểu tượng chung của cả quốc gia đó.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
20 tháng 1 2017 lúc 21:00
Các quốc kỳ trong lịch sử

Năm sử dụngQuốc kỳTên quốc giaPhạm vi sử dụngGhi chú

1778 - 1802

Tay Son Dynasty Flag.svg

Đại Việt

Việt Nam

Triều Tây Sơn

1802 - 1885

Long Tinh Kỳ (Dragon Star Flag) nhà Nguyễn, 1802-1885.png

Việt Nam (1802 - 1839) Đại Nam (1839 - 1885)

Việt Nam

Triều Nguyễn

1862 - 1946

Flag of France.svg

Nam Kỳ thuộc Pháp

Nam Kỳ

Sau khi ký Hòa ước Nhâm Tuất (1862), Nam Kỳ thành thuộc địa của Pháp. Sau khi chiếm lại Nam Kỳ ngày 23 tháng 9 năm 1945, lá cờ tiếp tục được sử dụng cho đến khi Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ được thành lập

1885 - 1890

Flag of Central Vietnam (1885-1890).gif

Đại Nam

Trung Kỳ

Cờ Hoàng Gia Được sử dụng sau khi Trận Kinh thành Huế 1885, Pháp đưa Đồng Khánh lên ngôi hoàng đế.

1890 - 1920

Flag of South Vietnam.svg

Đại Nam

Trung Kỳ

Cờ Hoàng Gia

1920 - 3/1945

First flag of the Nguyen Dynasty.svg

Đại Nam

Trung Kỳ

Cờ Hoàng Gia

1883 - 03/1945

Flag of Colonial Annam.svg

Đại Nam thuộc Pháp Trung Kỳ

Bắc Kỳ

Sau khi ký Hòa ước Quý Mùi, 1883, Trung Kỳ và Bắc Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp

04/1945 - 08/1945

Second flag of the Nguyen Dynasty.svg

Đế quốc Việt Nam

Việt Nam

Cờ Hoàng Gia

04/1945 - 08/1945

Flag of the Empire of Vietnam (1945).svg

Đế quốc Việt Nam

Việt Nam

Quốc Kỳ Thực tế thì Nam Kỳ không sử dụng do vẫn thuộc quyền cai trị của Nhật Bản

09/1945 - 1955

Flag of North Vietnam (1945-1955).svg

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Việt Nam Miền bắc Việt Nam (Sau Hội nghị Genève, 1954) Thực tế thì chỉ sử dụng tại một phần Bắc Việt Nam. Do Pháp đã chiếm Nam Kỳ từ ngày 23 tháng 9 năm 1945

1946 - 1948

Flag of Republic of Cochinchina.svg

Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ

Nam Kỳ

1949 - 1955

Flag of South Vietnam.svg

Quốc gia Việt Nam Việt Nam Miền nam Việt Nam (Sau Hội nghị Genève, 1954)

1955 - 1975

Flag of South Vietnam.svg

Việt Nam Cộng hoà

Miền nam Việt Nam

1955 - 1976

Flag of Vietnam.svg

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Miền bắc Việt Nam

1969 - 1976

FNL Flag.svg

Cộng hoà Miền Nam Việt Nam

Miền nam Việt Nam

1976 - nay

Flag of Vietnam.svg

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Việt Nam

Bình luận (1)
Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
8 tháng 2 2017 lúc 21:51

Ai trong chúng ta cũng đã từng được hát Quốc ca dưới lá cờ đỏ sao vàng và với mỗi người dân Việt Nam, chào cờ và hát Quốc ca là nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào và trách nhiệm với Tổ quốc. Trong một ngày lễ đặc biệt, ngày độc lập, tự do của mỗi người dân Việt, giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị thời đại của Quốc ca, Quốc kỳ vẫn luôn tỏa sáng, thể hiện khát vọng, niềm tin yêu hòa bình, hướng tới tương lai của dân tộc Việt Nam.

Lắng đọng trong tim mỗi người, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay cùng nhịp quân hành hùng tráng đã thắp lên tình cảm thiêng liêng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong tim mỗi người Việt Nam.

Năm 1941, người chiến sỹ cách mạng Nguyễn Hữu Tiến đã có những phác họa đầu tiên hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam, lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của năm tầng lớp nhân dân Việt Nam. Và đến năm 1944, Tiến quân ca của nhạc sỹ Văn Cao ra đời với âm nhạc hào hùng đã cổ vũ tinh thần cho đội quân cách mạng Việt Nam lúc đó.

Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân tại Tân Trào đã quyết định Quốc kỳ nền đỏ, ở giữa có sao vàng năm cánh, chọn bài "Tiến quân ca" làm Quốc ca - một sự lựa chọn mang tính lịch sử của dân tộc.

PGS.TS Phạm Ngọc Anh - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: "Trong quốc dân Đại hội Tân Trào chúng ta chọn Quốc kỳ, Quốc ca là sự lựa chọn thể hiện truyền thống của dân tộc Việt Nam, thứ hai thể hiện tầm nhìn lâu dài của Đảng, của Bác Hồ chúng ta. Sự lựa chọn Quốc kỳ, Quốc ca không phải là sự lựa chọn trong thời điểm nhất định bởi vì Quốc kỳ, Quốc ca là những gì mang tính thiêng liêng, nó thể hiện chủ quyền, mong muốn, khát vọng, tâm nguyện, ý muốn của cả dân tộc".

Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 rồi đến những năm kháng chiến trường chinh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay cùng với giai điệu hào hùng của Quốc ca Việt Nam đã cổ vũ tinh thần để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam làm nên những chiến thắng vẻ vang, đưa non sông thu về một mối.

70 năm qua, âm vang của bài Tiến quân ca, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng vẫn đang và mãi là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: "Khi trông thấy lá cờ đỏ sao vàng, Việt Nam muôn người như một, phải nói là có một cái cảm tưởng hết sức thiêng liêng và đấy chính là sự hội tụ sức mạnh của dân tộc".

Thiếu tướng Vũ Quang Đạo - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự cho biết: "Chính lá cờ đỏ sao vàng và bài Tiến quân ca ấy, nội dung của nó, giai điêu của nó, màu sắc của nó đã phản ánh toàn thể ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta và có lẽ vì vậy suốt 70 năm qua, lá cờ đỏ sao vàng và Tiến quân ca đã trở thành ngọn cờ, trở thành lời ca thúc giục quân và dân ta dành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến và cho đến hiện nay, trong bảo vệ xây dựng Tổ quốc ".

Dù ở đâu, là địa đầu Tổ quốc hay giữa ngàn khơi sóng gió, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng vẫn tung bay giữa bầu trời xanh thẳm. Chúng ta, mỗi người con đất Việt hát chung một câu hát, hai tiếng Tổ quốc thiêng liêng- đó là niềm tự hào dân tộc, niềm tin yêu Tổ quốc.

^^ Mình trả lời đại thui có j sai thì mong bn thông cảm ^^

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
8 tháng 2 2017 lúc 21:52

Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 nǎm và người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.

Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".

Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

Cũng tại Quốc hội khoá 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Vǎn Cao làm quốc ca chính thức. Theo lời nhạc sĩ Vǎn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 10-1944. Nhà vǎn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: "... 19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát "Tiến quân ca" và "Diệt phát xít"".

Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Vǎn Cao đã từng viết các bài hát yêu nước như Đống Đa, Thǎng Long hành khúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân ca được viết cuối nǎm 1944 tại cǎn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Vǎn Cao đã nhớ lại: "Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...".

Nhạc sĩ viết tiếp: "Quốc ca là sự hình thành của nhiều nǎm kinh nghiệm và một thời gian dài trǎn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhó. Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà của ông Vǎn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang vǎn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập..."

Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca, chào cờ đỏ sao vàng. Nhạc sĩ Vǎn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài hát Tiến quân ca vang lên...

Gần hai mươi nǎm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được Quốc hội khoá 1 thông qua là Quốc ca. Bài Quốc ca cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn Phương Linh
8 tháng 2 2017 lúc 21:54
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có màu cờ đỏ và sao vàng năm cánh ở giữa. Quốc hiệu của Việt Nam là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc ca Việt Nam có tên gốc là: Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Sau khi nghe Quốc ca Việt Nam em cảm thấy thiêng liêng, tự hào khi mình là một phần của nước Việt Nam; đồng thời em biết ơn, kính trọng công lao to lớn của cha ông trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Bình luận (0)
Snow
Xem chi tiết
Trâm Như
29 tháng 1 2018 lúc 15:12

Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 nǎm và người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.

Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".

Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

Cũng tại Quốc hội khoá 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Vǎn Cao làm quốc ca chính thức. Theo lời nhạc sĩ Vǎn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 10-1944. Nhà vǎn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: "... 19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát "Tiến quân ca" và "Diệt phát xít"".

Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Vǎn Cao đã từng viết các bài hát yêu nước như Đống Đa, Thǎng Long hành khúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân ca được viết cuối nǎm 1944 tại cǎn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Vǎn Cao đã nhớ lại: "Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...".

Nhạc sĩ viết tiếp: "Quốc ca là sự hình thành của nhiều nǎm kinh nghiệm và một thời gian dài trǎn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhó. Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà của ông Vǎn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang vǎn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập..."

Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca, chào cờ đỏ sao vàng. Nhạc sĩ Vǎn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài hát Tiến quân ca vang lên...

Gần hai mươi nǎm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được Quốc hội khoá 1 thông qua là Quốc ca. Bài Quốc ca cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Hạnh Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Bạch Dương
Xem chi tiết
Kochou Shinobu
22 tháng 7 2021 lúc 15:01

áo dài, bánh chưng, bánh tét,...

còn giải thích thì mình hông biết

HỌC TỐT NHA!

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 5 2023 lúc 19:56

Chào Jane thân mến!

Mình đã nhận được thư của bạn rồi, mình cảm thấy rất vui, mình cũng cảm thấy hạnh phúc sau khi nghe bạn giới thiệu về đât nước yêu dấu của bạn. Những hình ảnh ấy cứ hiện ra trong đầu mình. Đó là những căn nhà đồ sộ những âm thanh xe cộ văng vẳng bên tai mình. Còn có những con đường kéo dài đến vô tận với sự tấp nập và rộn ràng của những người qua lại trên cái mảnh đát mà bạn đã sinh ra và lớn lên.

Mình rất là hứng thú để đến lượt mình giới thiệu cho bạn nghe về Đất nước tuyệt đẹp, đất nước vĩ đại không gì sánh bằng.

Tổ quốc mình mang tên hai chữ Việt Nam, nghe thật oai hùng và tự hào với những truyền thống lịch sử vẻ vang. Đó là các cuộc đấu tranh giành độc lập như cuộc chiến đấu của Hai Bà Trưng. Để mình kể cho bạn nghe về diễn biến của cuộc chiến đấu này. Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn(Hà Tây) tức thuộc thủ đô Hà Nội bây giờ. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh đến Tam Đảo nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu. Kết quả là cuộc khởi nghĩa thắng hoàn toàn. Thế đấy nhân dân Việt Nam,dân tộc Việt Nam chúng mình sẽ không để cho người khác dễ dàng chiếm vậy đâu.

Không chỉ là những truyền thống lịch sử vẻ vang mà nơi đây có những cảnh đẹp thiên nhiên kì vĩ nữa. Như Vịnh Hạ Long, các bãi biển như Nha Trang, cửa Tùng,… thành phố Đà Lạt với những loài hoa đẹp được gọi là thành phố hoa, khu di tích Mỹ Sơn,…. ở đất nước mình còn có các phong tục tập quán độc đáo như ăn trầu, nhuộm răng đen,… là một người con của đất nước Việt Nam, mình tự hào nói rằng mình rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hình chữ S này.

Nếu có cơ hội thì bạn hãy ghé thăm Đất nước Việt Nam yêu quý này nhé, mình muốn bạn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây. Bài viết cũng đã dài rồi, mình hi vọng chúng ta sẽ tiếp tục giữ liên lạc qua thư từ nhé. Tạm biệt nhé!

Bình luận (0)
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
12 tháng 6 2018 lúc 13:53

Đáp án tùy theo câu trả lời và giải thích của học sinh: VD cờ, áo dài, tháp rùa…

Bình luận (0)
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
2 tháng 3 2017 lúc 2:35

- Em sẽ mang 3 vật là:

Trang phục áo dài truyền thống và nón lá.

Hoa sen.

Tranh Đông Hồ.

- Lí do là bởi đó là những vật thuận tiện dễ mang theo và nó biểu hiện những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc và con người Việt Nam.

Bình luận (0)