Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Trà Giang

Giới thiệu về quốc kì, quốc ca của nước Việt Nam

Trần Nguyễn Bảo Quyên
20 tháng 1 2017 lúc 20:59

Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.[1] Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết.[2] Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.[3]

Trần Nguyễn Bảo Quyên
20 tháng 1 2017 lúc 20:59
Thời tiền Pháp thuộc

Quốc kỳ là lá cờ đại biểu cho chủ quyền quốc gia, xuất hiện trước tiên ở các quốc gia chủ quyền phương Tây cận đại. Trước thế kỷ 16 không tồn tại khái niệm "quốc gia dân tộc" và "chủ quyền", do đó không có quốc kỳ tượng trưng cho quốc gia chủ quyền dân tộc. Thời bấy giờ, cờ của hoàng gia hoặc hoàng đế được coi là biểu tượng chung của cả quốc gia đó.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
20 tháng 1 2017 lúc 21:00
Các quốc kỳ trong lịch sử

Năm sử dụngQuốc kỳTên quốc giaPhạm vi sử dụngGhi chú

1778 - 1802

Tay Son Dynasty Flag.svg

Đại Việt

Việt Nam

Triều Tây Sơn

1802 - 1885

Long Tinh Kỳ (Dragon Star Flag) nhà Nguyễn, 1802-1885.png

Việt Nam (1802 - 1839) Đại Nam (1839 - 1885)

Việt Nam

Triều Nguyễn

1862 - 1946

Flag of France.svg

Nam Kỳ thuộc Pháp

Nam Kỳ

Sau khi ký Hòa ước Nhâm Tuất (1862), Nam Kỳ thành thuộc địa của Pháp. Sau khi chiếm lại Nam Kỳ ngày 23 tháng 9 năm 1945, lá cờ tiếp tục được sử dụng cho đến khi Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ được thành lập

1885 - 1890

Flag of Central Vietnam (1885-1890).gif

Đại Nam

Trung Kỳ

Cờ Hoàng Gia Được sử dụng sau khi Trận Kinh thành Huế 1885, Pháp đưa Đồng Khánh lên ngôi hoàng đế.

1890 - 1920

Flag of South Vietnam.svg

Đại Nam

Trung Kỳ

Cờ Hoàng Gia

1920 - 3/1945

First flag of the Nguyen Dynasty.svg

Đại Nam

Trung Kỳ

Cờ Hoàng Gia

1883 - 03/1945

Flag of Colonial Annam.svg

Đại Nam thuộc Pháp Trung Kỳ

Bắc Kỳ

Sau khi ký Hòa ước Quý Mùi, 1883, Trung Kỳ và Bắc Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp

04/1945 - 08/1945

Second flag of the Nguyen Dynasty.svg

Đế quốc Việt Nam

Việt Nam

Cờ Hoàng Gia

04/1945 - 08/1945

Flag of the Empire of Vietnam (1945).svg

Đế quốc Việt Nam

Việt Nam

Quốc Kỳ Thực tế thì Nam Kỳ không sử dụng do vẫn thuộc quyền cai trị của Nhật Bản

09/1945 - 1955

Flag of North Vietnam (1945-1955).svg

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Việt Nam Miền bắc Việt Nam (Sau Hội nghị Genève, 1954) Thực tế thì chỉ sử dụng tại một phần Bắc Việt Nam. Do Pháp đã chiếm Nam Kỳ từ ngày 23 tháng 9 năm 1945

1946 - 1948

Flag of Republic of Cochinchina.svg

Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ

Nam Kỳ

1949 - 1955

Flag of South Vietnam.svg

Quốc gia Việt Nam Việt Nam Miền nam Việt Nam (Sau Hội nghị Genève, 1954)

1955 - 1975

Flag of South Vietnam.svg

Việt Nam Cộng hoà

Miền nam Việt Nam

1955 - 1976

Flag of Vietnam.svg

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Miền bắc Việt Nam

1969 - 1976

FNL Flag.svg

Cộng hoà Miền Nam Việt Nam

Miền nam Việt Nam

1976 - nay

Flag of Vietnam.svg

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Việt Nam

bê trần
23 tháng 1 2017 lúc 10:35

tham khảo nha !

Quốc ca Việt Nam là bài Tiến Quân Ca do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn từ lúc phong trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó sử dụng cho toàn nước Việt Nam sau khi Quốc hội Việt Nam họp và chính thức thống nhất năm 1976. Bài quốc ca đem lại không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương

Yugi Muto
20 tháng 1 2017 lúc 20:57

rất hay chấm hết

banh

thang
31 tháng 1 2018 lúc 19:31

là cuốc ca và ội ca

phan thanh lâm
25 tháng 1 2019 lúc 19:53

Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.[1] Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết.[2] Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.[3]

Tsukino Usagi
27 tháng 1 2019 lúc 22:25

Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.[1] Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết.[2] Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông,công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.[3]

Quốc kỳ là lá cờ đại biểu cho chủ quyền quốc gia, xuất hiện trước tiên ở các quốc gia chủ quyền phương Tây cận đại. Trước thế kỷ XVI không tồn tại khái niệm "quốc gia dân tộc" và "chủ quyền", do đó không có quốc kỳ tượng trưng cho quốc gia chủ quyền dân tộc. Thời bấy giờ, cờ của hoàng gia hoặc hoàng đế được coi là biểu tượng chung của cả quốc gia đó.

Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (1883 - 1945) Cột cờ Huế, năm 1924. Gánh hát Nam Định trong lễTứ tuần Khánh thọ của Hoàng đế Khải Định, sau lưng là cờ long tinh. Ảnh chụp năm 1924. Tem in hình cờ long tinh, công bố nền độc lập của Đế quốc Việt Nam, 11 tháng 3 năm 1945.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền bảo hộ Pháp trên toàn Liên bang Đông Dương sử dụng lá cờ có nền vàng và ở góc trái trên cao là hình quốc kỳ Pháp,[4] từ năm 1923 đến khi bị Nhật lật đổ vào 9 tháng 3 năm 1945.

Quốc kỳ Liên bang Đông Dương (1923 - 1945)

Đế quốc Việt Nam (1945) Bài chi tiết: Cờ quẻ Ly

Sau khi Đế quốc Nhật đảo chính thực dân Pháp, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập trên danh nghĩa, dưới sự bảo hộ của Nhật. Ngày 11 tháng 3năm 1945, ông tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và Hòa ước Giáp Thân 1884. Chính phủ mới được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là học giả Trần Trọng Kim. Quốc hiệu được đổi thành Đế quốc Việt Nam và, ngày 8 tháng 5 năm 1945, quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly là một trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một vạch đứt và một vạch liền; bề rộng của các vạch này chỉ bằng một phần bề rộng chung của lá cờ.

Cờ quẻ Ly về danh nghĩa là cờ của cả nước Việt Nam, nhưng trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh,Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 16 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị (chiều ngày 30/8/1945). Nam Kỳ, trên thực tế, chưa bao giờ dùng cờ quẻ Ly.

[cần dẫn nguồn]

Cờ quẻ Ly của chính phủĐế quốc Việt Nam (17 tháng 4 - 22 tháng 8, 1945)

Long tinh Đế kỳ (1945)

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1976) Bài chi tiết: Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ban đầu là hiệu kỳ của Việt Nam Độc lập Đồng minh, sau trở thành quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy mẫu từ hiệu kỳ Cờ đỏ sao vàng (hay còn gọi là cờ sao mai) của Mặt trận Việt Minh ở Bắc kỳ từ trước tháng 8 năm 1945. Lá cờ đỏ sao vàng hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940.

Theo Võ Nguyên Giáp, hiệu kỳ này lần đầu do Hồ Chí Minh sử dụng tại buổi mở lớp "Con đường giải phóng" huấn luyện cán bộ chuẩn bị thành lập mặt trận đại đoàn kết dân tộc vào cuối năm 1940, và được chính thức treo lần đầu tiên vào ngày "19/5/1941, lá cờ được treo giữa hang Pắc Bó, khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội"[5]. Vào năm 1944, Văn Cao sáng tác Tiến quân ca, tuy trong ca khúc có những câu như "...Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,... Sao vàng phấp phới..." nhưng lúc đó ông cũng chưa thấy lá cờ mà chỉ tưởng tượng ra [5]. Ngày 22/12/1944, lá cờ đỏ sao vàng được Hồ Chí Minh trao cho Võ Nguyên Giáp làm lễ khai sinh Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân[5].

Lá cờ đỏ sao vàng được lực lượng Việt Minh sử dụng hiệu triệu nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tháng 8 năm 1945, Quốc dân Đại hội tại Tân Trào đã quyết nghị lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ của nước Việt Nam độc lập. Trong thời gian Cách mạng tháng 8, tại Bắc Bộ và Trung Bộ, nhân dân hầu hết các nơi dưới sự lãnh đạo của Việt Minh sử dụng lá cờ này. Riêng tại một số nơi Nam Bộ, Thanh niên Tiền phong là tổ chức chính tham gia giành chính quyền, lúc này đã gia nhập Việt Minh nên tùy từng nơi sử dụng lá cờ đỏ sao vàng, hay sử dụng cả hai lá cờ (của Việt Minh và lực lượng Thanh niên tiền phong) hay sử dụng cờ vàng sao đỏ của Thanh niên tiền phong, hoặc kết hợp với cờ búa liềm của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Sau khi giành được chính quyền, thì cờ Việt Minh được sử dụng biểu tượng một nước Việt Nam mới. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng[6]. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I đã thông qua quy định cụ thể về quốc kỳ vào ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".

Theo cuốn Hồ Chí Minh, của tác giả Yevgeny Kobelev, Progress Publishers (1989 Moscow) thì câu nói tương tự trên của Hồ Chí Minh tại kỳ họp lần thứ hai Quốc hội, trước đó tại kỳ họp thứ nhất các đại biểu Việt Quốc và Việt Cách có ý kiến thay đổi cờ vì nó có màu đỏ giống với cờ Quốc tế cộng sản vốn xa lạ với tinh thần dân tộc của người Việt Nam, và lặp lại tại kỳ họp thứ hai. Trả lời những ý kiến này, Hồ Chí Minh cho biết màu đỏ chính là tượng trưng cho máu của những người chiến đấu vì nền độc lập của đất nước, và chỉ có trưng cầu ý kiến toàn dân thì mới có quyền thay đổi cờ. Câu nói nguyên văn (tạm dịch từ bản tiếng Anh): "Đó là sự thật, một số thành viên chính phủ trước đó đã muốn thay đổi màu sắc cờ của quốc gia, và chúng tôi thực sự muốn để gửi câu hỏi này cho Ban thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, có nhiều thay đổi kể từ cơ thể con người. Đỏ của chúng ta với một ngôi sao vàng tượng trưng cho máu của hàng ngàn người chiến đấu ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Nó đã được nhìn thấy ở châu Âu và trở lại tới châu Á và đã được chào mừng với sự tôn kính ở khắp mọi nơi. Và ngày hôm nay, không có một người Việt nào ngoài 25.000.000 đồng bào có quyền thay đổi lá cờ này".

Kỳ họp thứ I, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và xác nhận bởi Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946.

Sau năm 1954, Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959 cũng xác nhận lại cờ đỏ sao vàng là cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1976, lá cờ này được sử dụng làm quốc kỳ của chính thể Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến tận ngày nay.

Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ (1946 - 1948)

Quốc kỳ Nam kỳ Cộng hòa quốc.

Sau khi quân đội Đế quốc Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng Minh (bao gồm cả Việt Minh), lãnh thổ Việt Nam được Đế quốc Nhật Bản trao choViệt Minh. Sau này, với lý do giải giáp quân đội Đế quốc Nhật Bản,quân đội Liên hiệp Anh tiến vào miền Nam Việt Nam (từ vĩ tuyến 16). Sau đó,Anh đã nhượng lại quyền kiểm soát cho Pháp. Chính quyền Pháp đã ra sức cổ súy một phong trào gọi là Nam Kỳ tự trị. Ngày 26 tháng 3 năm1946, Nam kỳ Cộng hòa quốc (tiếng Pháp: République de Cochinchine) đã được Pháp dựng lên. Từ ngày 1 tháng 6, quốc gia này dùng quốc kỳ nền vàng, với ba sọc xanh chen hai sọc trắng vắt ngang ở giữa. Hình dạng lá cờ có ý nghĩa biểu trưng cho ba con sông Đồng Nai, Tiền Giang vàHậu Giang trên đất Nam kỳ.[7]

Lá cờ này chỉ tồn tại được hai năm do chính quyền Nam kỳ quốc giải thể và sáp nhập vào Quốc gia Việt Nam do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu (ngày 2 tháng 6 năm 1948).

Liên bang Thái tự trị (1948 - 1955)

Quốc kỳ Liên bang Thái tự trị.[cần dẫn nguồn]

Vào cuối thập niên 1940 khi tình hình Chiến tranh Pháp-Việt ngày càng lan rộng, người Pháp quyết định tách xứ Thái ra khỏi Bắc Kỳ và chính thức thiết lập Khu tự trị Thái[cần dẫn nguồn] vào tháng 7 năm 1948. Nằm trong đơn vị này là các sắc dân Lô Lô, Khơ-mú, Dao và H'Mông đều thuộc quyền cai quản của lãnh chúa Thái.[8] Chủ tâm của người Pháp là để tranh thủ sự ủng hộ của dân địa phương trong khi đánh dẹp Việt Minh.[9] Khu tự trị Thái bao gồm tỉnh Lai Châu, Sơn La và Phong Thổ. Thủ phủ đặt ở thị xã Lai Châu cũ, nay là thị xã Mường Lay.[10] Tiếng Tháivà tiếng Pháp là hai ngôn ngữ chính thức của xứ Thái.[11]

Quốc kỳ của Liên bang Thái tự trị[cần dẫn nguồn] được ấn định vào ngày 4 tháng 3 năm 1948, tỉ lệ 2:3 với sọc trắng chen giữa hai sọc lam, chính giữa sọc trắng có thêm ngôi sao đỏ 16 cánh (ban đầu là 12 cánh). Kết cấu lá cờ dựa trên quốc kỳ Cộng hòa Pháp, màu sắc lấy từ trang phục lễ hội của phụ nữ Thái Đen (Táy Đăm), ngôi sao 16 cánh tượng trưng cho 16 châu liên minh. Trong khoảng từ 1946 đến 1949, lá cờ này được sử dụng làm chiến kỳ của binh sĩ người Thái trong quân đội Pháp.

Năm 1950 dưới chính thể Quốc gia Việt Nam của Quốc trưởng Bảo Đại, chiếu theo Dụ số 6 ký ngày 15 Tháng Tư thì Khu tự trị Thái được gom vào cùng với tỉnh Hải Ninh và Xứ Thượng Nam Đông Dương ở Cao nguyên Trung phần để thành Hoàng triều Cương thổ (tiếng Pháp: Domaine de la Couronne).[12] Theo đó thì xứ Thái có vị khâm mạng cai trị nhân danh hoàng đế Bảo Đại.[13] Khi người Pháp thất trận tại Đông Dương thì thực thể này tan rã.

Quốc gia Việt Nam (1949 - 1955) và Việt Nam Cộng hòa (1955 - 1975) Bài chi tiết: Cờ vàng ba sọc đỏ Lính quốc gia Việt Nam làm lễ chào cờ Pháp và Quốc gia Việt Nam tại Bắc Ninh, năm 1951

Nhiều nguồn cho rằng cờ này do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đã trình cho vua Bảo Đại chọn trong một phiên họp ở Hồng Kông năm 1947, với ý nghĩa màu vàng và đỏ của lá cờ vì người Việt Nam "da vàng máu đỏ" và ba sọc tượng trưng cho ba miền Bắc, Trung, Nam.[14] Cờ có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, màu vàng thuộchành thổ và ở vị trí trung ương thể hiện cho chủ quyền quốc gia, màu đỏ thuộc hành hỏa và chỉ phương Nam. Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ.

Ngày 2 tháng 6 năm 1948, Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ. Lá cờ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ dưới thời Quốc gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).

Ông Đỗ Mậu, trong cuốn Tâm thư (Hòa Trân và Thân Hữu xuất bản, Houston, Mỹ, 1995), cho biết Việt Nam Cộng hòa sau khi thành lập đã kế thừa luôn cờ của Quốc gia Việt Nam, không có văn kiện nào của Tổng thống Ngô Đình Diệm ký hợp thức hóa lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ VNCH, cũng chẳng thấy văn kiện nào của quốc hội biếu quyết về lá cờ đó. Cũng trong sách đã dẫn, Đỗ Mậu cho biết tình cờ đọc thấy “một tác phẩm của Tiziano Terzani cho biết linh mục Thanh là tác giả đã vẽ nên lá cờ ba sọc tượng trưng cho ba miền - nhưng “cũng có nghĩa là Chúa Ba Ngôi (Chúa cha, Chúa con và thánh thần) như “ông (linh mục Thanh) đã có lần giải nghĩa cho tôi (Terzani) nghe thế”.

Đỗ Mậu viết: “Như vậy, người vẽ ra lá cờ vàng ba sọc đỏ là Linh mục dòng Tên: Trần Hữu Thanh, người chấp nhận là quốc trưởng Bảo Đại... người ký pháp quy tạm thời cho thi hành treo quốc kỳ vàng ba sọc đỏ và bài quốc ca của Lưu Hữu Phước vào ngày 1/6/1948 là thủ tướng dân Tây Nguyễn Văn Xuân có vợ đầm, có đổng lý văn phòng phủ thủ tướng của mình là ông Tây André Bauvais. Người đề nghị lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ thay lá cờ quẻ Ly là André Trần Văn Đôn... Tôi chẳng thấy có chỗ nào là có tính dân chủ hoặc biểu quyết cả... và cũng chẳng thấy chỗ nào là biểu tượng quốc gia”. Thời Ngô Đình Diệm dự định thay lá cờ này và đã tuyển 350 mẫu cờ của 350 người dự thi, nhưng không chọn được mẫu cờ thay thế nào cả[15].

Hiện nay, lá cờ này không được phép sử dụng tại Việt Nam và cũng không được Liên Hiệp Quốc công nhận. Tuy nhiên lá cờ này qua Chiến dịch Cờ Vàng đã được chính quyền của một số thành phố và tiểu bang thuộc Hoa Kỳ coi như là "Lá Cờ Tự Do và Di Sản" (Heritage and Freedom Flag) và là biểu tượng cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại địa phương[16]. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ sự không đồng tình với tiến trình lập pháp công nhận cờ vàng ba sọc đỏ của một số bang và nêu rõ những hành động như vậy có thể gây hậu quả tiêu cực, làm "phương hại đến quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam".[17][18][19]

Cờ vàng ba sọc đỏ (quốc kỳ Quốc gia Việt Nam vàViệt Nam Cộng hòa)

Cờ quân lực (Quân kỳQuân lực Việt Nam Cộng hòa)

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (1969 - 1976) Ban đầu là hiệu kỳ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, sau trở thành quốc kỳCộng hòa Miền Nam Việt Nam

Trước khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập, trong các phong trào đấu tranh của những người Cộng sản tại miền Nam Việt Nam chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa (tiêu biểu là phong trào Đồng khởi), hiệu kỳ cờ đỏ sao vàng thường được sử dụng để hiệu triệu dân chúng như một biểu tượng nhắc nhở về những thắng lợi trong cuộc Kháng chiến chống Pháp của Việt Minh.

Khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960, với thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh hoạt động ở miền Nam Việt Nam, với mục tiêu đấu tranh chính trị và vũ trang, chống Mỹ và tiến tới thống nhất đất nước, đã sử dụng hiệu kỳ cờ có nền gồm nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh, ở giữa là sao vàng.

Khi chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập năm 1969 để đối trọng với chính phủ Việt Nam Cộng hòa, hiệu kỳ này được dùng làm quốc kỳ cho Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Nó được sử dụng đến khi sáp nhập hai nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Theo một số văn bản của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975 và sau đó năm 1975 thì khi Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn sử dụng cờ Chính phủ CMLT, ngày mừng chiến thắng sử dụng hai cờ CPCMLT và VNDCCH; các ngày lễ sau đó cả hai miền sử dụng treo hai cờ, miền bắc cờ Mặt trận treo các công sở, cơ quan, còn ngày thường miền Nam sử dụng cờ MT.

Quốc kỳ hiện tại

Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy. Đây chính là lá quốc kỳ chính thức đại diện cho nước Việt Nam thống nhất từ 1976 đến nay.

Những giả thuyết về tác giả

Nguyên mẫu của quốc kỳ Việt Nam hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940. Tuy nhiên, dù đã tồn tại hơn 70 năm nhưng tác giả của lá cờ vẫn không được xác định một cách chính xác.

Từ năm 1976, theo tìm hiểu của nhà văn Sơn Tùng, lá cờ này đã được dùng lần đầu tiên trong cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940 và tác giả là ông Nguyễn Hữu Tiến, lúc đó thường được gọi là "ông Hai Bắc Kỳ" [5]. Ông cũng ghi nhận hoàn cảnh ra đời của lá cờ là khoảng cuối năm 1940, phong trào kháng chiến chống Thực dân Pháp và Phát xít Nhậtdiễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam kỳ. Từ 21 đến 23 tháng 9 năm 1940, Xứ ủy Nam kỳ họp mở rộng bàn kế hoạch khởi nghĩa. Để tiến tới khởi nghĩa, một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng. Một đảng viên Cộng sản là Nguyễn Hữu Tiến, được giao nhiệm vụ thể hiện và mẫu cờ được ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... chuẩn y ngay sau đó [cần dẫn nguồn].

Tuy nhiên, trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18 tháng 4 năm 2001 có ghi: "Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc"[20].

Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả lá cờ này trong thời gian gần đây và cho là ông Lê Quang Sô mới là tác giả [20][21] và do Tỉnh ủy Đảng CSVN tại Mỹ Tho đề nghị đầu tiên [22].

Kích thước tiêu chuẩn

Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) Quốc kỳ. Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều dài của Quốc kỳ. Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ. Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu. Hai mặt của Quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau. Nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi."[23]

Flag of Vietnam (construction).png

Tsukino Usagi
27 tháng 1 2019 lúc 22:26

Quốc ca Việt Nam là bài Tiến quân ca do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn từ lúc phong trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó sử dụng cho toàn nước Việt Nam sau khi Quốc hội Việt Nam họp và chính thức thống nhất năm 1976. Bài quốc ca đem lại không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương

Trong quá khứ, Việt Nam chỉ mới bắt đầu có quốc ca từ giữa thế kỷ 20. Trước đó, Việt Nam không có truyền thống chỉ định một bài nhạc làm quốc ca, theo nghĩa được hiểu hiện nay.

Theo Nguyễn Ngọc Huy,[1] đến thời Chiến tranh thế giới thứ hai, hoàng đế Bảo Đại xuống chiếu chọn một quốc kỳ và quốc ca. Quốc kỳ là cờ long tinh còn quốc ca là bài Đăng đàn cung.

Đăng đàn cung là một bản cổ nhạc Việt Nam, hiện vẫn được sử dụng trong hầu hết các giáo trình dạy cổ nhạc và nhạc cụ cổ truyền. Đây là bài nhạc nằm trong nghi thức lễ tế Nam Giao, được dùng khi vua ngự đến đài tế lễ. Lễ tế Nam Giao, thực hiện ba năm một lần vào ngày đông chí, là lễ quan trọng nhất trong nghi thức của triều đình, khi nhà vua thay mặt quốc dân làm lễ tế trời.

Bài Đăng đàn cung được dùng cho nước Đại Nam, gồm Trung kỳ và Bắc kỳ, chứ không dùng cho Nam kỳ vì Nam kỳ là đất thuộc địa, một lãnh thổ hải ngoại của Pháp.

Khi được chọn làm quốc ca, bài Đăng đàn cung có lời bắt đầu với:

Bên núi sông hùng vĩ trời Nam.

Đã bao đời vết anh hùng chưa hề tan.

Vì đâu máu ai ghi ngàn thu.

Còn tỏ tường bên núi sông.

Xác thân tan tành.

Vì nước quên mình.

Giai đoạn 1945 - 1954[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, chính quyền Nhật tuyên bố "trao trả độc lập" cho Việt Nam. Chính phủ Đế quốc Việt Nam được thành lập, tuyên bố độc lập trên danh nghĩa, và đổi quốc kỳ ra cờ Quẻ Ly nhưng vẫn giữ quốc ca là bài Đăng đàn cung.[2]

Đồng thời, tại Nam Kỳ, sau khi Nhật đảo chính Pháp thì tại đây dấy lên Đoàn Thanh niên Tiền phong, quy tụ thanh niên yêu nước muốn giành độc lập thật sự. Nhiều người từng là sinh viên tại Viện đại học Hà Nội, là đại học duy nhất cho toàn cõi Đông Dương khi đó. Tại đây, họ đã quen với bài Sinh viên hành khúc hay Tiếng gọi sinh viên, bài nhạc tranh đấu của Tổng hội sinh viên. Bài nhạc có lời (cả tiếng Pháp tên Marche des étudiants và tiếng Việt) do một nhóm sinh viên soạn, gồm Đặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Phan Thanh Hòa, Hoàng Xuân Nhị, và nhạc do Lưu Hữu Phước soạn. Do đó, phong trào Thanh niên Tiền phong lấy bài Tiếng gọi sinh viên, đổi chữ "sinh viên" thành "thanh niên," và dùng làm đoàn ca. Đoàn kỳ là cờ vàng sao đỏ. Đoàn Thanh niên Tiền phong sau đó gia nhập Việt Minh để chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Sau Cách mạng tháng Tám, khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì bài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều này được ghi vào hiến pháp ngày 9 tháng 11 năm 1946.[3]

Trong khi đó, năm 1946, tại Nam kỳ, Pháp thành lập Nam Kỳ quốc. Chính phủ Nam kỳ Cộng hòa quốc được thành lập ngày 23 tháng 6 do Nguyễn Văn Thinh lãnh đạo. Chính phủ này dùng quốc ca là một bài hát của giáo sư Võ Văn Lúa, lời dựa trên đoạn đầu Chinh phụ ngâm khúc. Chính phủ này tồn tại hai năm.

Năm 1948, chính phủ Quốc gia Việt Nam ra đời, với Bảo Đại làm quốc trưởng và tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng. Chính phủ này sau đó đã chọn bài Tiếng gọi thanh niên, đồng thời thay chữ "thanh niên" bằng chữ "công dân", thành bài Tiếng gọi công dân, làm quốc ca. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước lúc còn sống đã phản đối việc tiếm dụng nhạc phẩm của ông để làm “quốc ca” cho các chế độ ở Sài Gòn trước 1975.[4]

Giai đoạn 1954 - 1976[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1954, hiệp định Genève chia đất nước ra hai vùng tập kết quân sự. Tại miền Bắc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục dùng bài Tiến quân ca làm quốc ca. Tại miền Nam, chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng tiếp tục sử dụng bài Tiếng gọi công dân.

Năm 1956, Quốc hội Lập Hiến tại miền Nam lập nên chế độ cộng hòa, hiến pháp 1956 thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa, bài Tiếng gọi công dân vẫn giữ làm quốc ca.

Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập. Năm 1969, mặt trận thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để đối chọi vớiHoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ này sử dụng quốc ca là bài Giải phóng miền Nam, cũng của Lưu Hữu Phước viết dưới bút hiệu Huỳnh Minh Siêng, khi đó là Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, bài Giải phóng miền Nam trở thành quốc ca cho cả miền Nam trong nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cho tới khi hai miền thống nhất ngày 2 tháng 7 năm 1976 thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và quốc ca là Tiến quân ca.

Một số dự định thay đổi quốc ca không thành công[sửa | sửa mã nguồn] Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1956, khi Quốc hội Lập hiến Việt Nam Cộng hòa soạn thảo hiến pháp, họ đã có ý chọn quốc ca mới. Bài Việt Nam minh châu trời Đông của Hùng Lân được chú ý nhiều nhất. Nhưng sau đó quốc hội tuyên bố không chọn được bài nào và giữ nguyên bài Tiếng gọi công dân. Việt Nam Quốc dân Đảng chọn Việt Nam minh châu trời Đông làm đảng ca.

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 28 tháng 4 năm 1981, các tờ báo lớn ở Việt Nam đồng loạt đăng thông báo về việc tổ chức cuộc thi sáng tác quốc ca mới. Thời hạn gửi bài dự thi là từ ngày 19 tháng 5 năm 1981 đến ngày 19 tháng 12 năm 1981.[5] Kết thúc vòng I của cuộc thi, Hội đồng giám khảo cuộc thi sáng tác Quốc ca mới đã chọn được 74 bài để tham dự vòng II. Tại vòng II, hội đồng giám khảo chọn được 17 bài để tham dự vòng III là:[6]

Việt Nam - Việt Nam (nhạc của Văn An, lời của Tạ Hữu Yên và Văn An) Việt Nam nắng hồng (nhạc của Hồ Bắc, lời thơ của Xuân Thủy) Quốc ca Việt Nam (của Trọng Bằng) Tổ quốc ta (nhạc của Lưu Cầu, lời của Diệp Minh Tuyền) Vinh quang Việt Nam (của Huy Du) Mở hướng tương lai (của Vân Đông) Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh (của Ngô Sĩ Hiển) Việt Nam bốn ngàn năm lịch sử (của Nguyễn Thị Lan và Trần Ngọc Huy) Việt Nam non nước ngàn năm (của Chu Minh) Việt Nam Tổ quốc ta (của Đỗ Nhuận) Tổ quốc (của Nguyên Nhung) Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (nhạc của Lưu Hữu Phước, lời của Lưu Hữu Phước và Huỳnh Văn Tiểng) Việt Nam quang vinh (nhạc của Phạm Đình Sáu, ý thơ của Xuân Thủy) Ngợi ca đất nước (của Nguyễn Trọng Tạo) Việt Nam nắng hồng (nhạc của Ngô Quốc Tính, lời thơ của Xuân Thủy) Tổ quốc vinh quang (của Nguyễn Đức Toàn) Quốc ca Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (của Hoàng Vân)

Sau đó, cũng trong năm 1982, Ban vận động sáng tác Quốc ca mới và Hội đồng giám khảo sáng tác Quốc ca mới đề nghị Quốc hội Việt Nam cho phép kéo dài thời gian nhận bài dự thi thêm sáu tháng (từ ngày 1 tháng 1 năm 1983 đến ngày 30 tháng 6 năm 1983). Từ những bài dự thi mới và những bài cũ đã được chỉnh sửa lại Hội đồng giám khảo sẽ chọn ra năm bài khá nhất trình lên Hội đồng Nhà nước sơ thẩm. Nếu được Hội đồng Nhà nước đồng ý, năm bài này sẽ được trình lên Quốc hội để chọn lấy một bài làm quốc ca mới.[6]Tác phẩm được chọn làm quốc ca là "Tổ Quốc" của Nguyên Nhung, tuy nhiên từ đó cho đến nay không có thông tin công khai nào được đưa ra từ phía Quốc hội, Chính phủ vàĐảng Cộng sản Việt Nam.


Các câu hỏi tương tự
Vũ Ánh
Xem chi tiết
Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
nguyenthihuong
Xem chi tiết
Đặng Hoài An
Xem chi tiết
Trần Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Lê Khánh Chi
Xem chi tiết