những dấu hiệu nào về hình thức giúp ta nhận biết câu trần thuật
những dấu hiệu nào về hình thức giúp ta nhận biết câu trần thuật?
Câu trần thuật không có dấu hiệu hình thức như những kiểu câu khác; thường dùng để kể, trình bày, miêu tả... cũng có khi dùng để yêu cầu, đề nghị, biểu lộ cảm xúc... thì dùng dấu chấm than.
Thường dùng dấu chấm khi kết thúc. Là kiểu câu rất phổ biến trong giao tiếp.
Không có dấu hiệu,hình thức như các kiểu caai khác:
Vì đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp.
“Có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ” là dấu hiệu nhận biết của phương thức biểu đạt nào?
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Thuyết minh
D. Miêu tả
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong các dòng thơ dưới đây và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận ra biện pháp nghệ thuật ấy
Đã ngủ rồi hả trầu?
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ
(Trần Đăng Khoa, Đánh thức trầu)
Biện pháp tu từ nhân hoá, được gợi qua các từ “đã ngủ rồi hả trầu?”. Tác giả đã xưng hô, trò chuyện thân mật với vật như với con người và từ miêu tả hành động cho vật như với con người (ngủ).
1. Viết 1 đoạn văn ngắn ( 6-8 câu) giữa em và bạn em trao đổi về việc học tập của em, trong đó có sử dụng 3 trong các kiểu câu đã đc học ( câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến,...). Chỉ rõ kiểu câu em đã sử dụng và dấu hiệu nhận biết.
2. Viết 1 đoạn văn ngắn ( 8-10 câu) giữa em và bạn em trao đổi về biện pháp tự bảo vệ bản thân trước tình hình covid- 19 diễn biến phức tạp, trong đó có sử dụng 3 trong các kiểu câu đã đc học ( câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến,...). Chỉ rõ kiểu câu em đã sử dụng và dấu hiệu nhận biết.
Làm giúp mik !!!
câu trần thuật đơn không có từ ''là'' gồm những kiểu câu nào ?
nêu đặc điểm nhận biết những kiểu câu ấy.
giúp mình nhé mình đang vội .Cảm ơn
Câu trần thuật đơn không có từ ''là'' gồm những kiểu câu nào ?
- Câu trần thuật đơn không có từ là thuộc '' Câu miêu tả và câu tồn tại ''
Nêu đặc điểm nhận biết những kiểu câu ấy.
- Chủ ngữ kiểu câu này thường do danh từ ( hoặc cụm danh từ ) đảm nhiệm và trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?.
- Vị ngữ thường do động từ (hoặc cụm động từ) hoặc tính từ ( hoặc cụm tính từ ) và trả lời cho câu Làm gì? hoặc Thế nào?
1. Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết điều đó?
- Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại từ ngôi thứ ba.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Sự phân biệt giữa lời của người kể chuyện (bốn dòng thơ đầu, từ “rằng”, hai dòng thơ cuối) và lời của nhân vật (đánh dấu bằng dấu hai chấm, dấu gạch ngang và trích dẫn nguyên văn lời của các nhân vật).
+ Cách người kể chuyện gọi tên nhân vật (“Thuý Vân”) và cách thuật lại nguyên văn từ ngữ xưng gọi “chị”, “em” giữa hai chị em Thuý Kiều – Thuý Vân.
+ Miêu tả cụ thể, chi tiết nội tâm, hành động, biểu cảm, tâm trạng của Thúy Kiều - Thúy Vân.
+ Người kể chuyện không hề xưng “tôi”, “chúng tôi” khi trần thuật.
Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ?
Những dấu hiệu giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ là:
- Các câu đều vô cùng ngắn gọn, hàm súc.
- Có nhịp điệu, hình ảnh, có vần
- Được sử dụng trong lời nói hằng ngày.
- Nội dung: chủ yếu là những kinh nghiệm về thiên nhiên, thời tiết.
Dấu hiệu nhận biết của câu trần thuật đơn
Nêu những dấu hiệu có thể giúp ta nhận biết lời nhân vật trong tác phẩm truyện. Lời nhân vật trong truyện thường tổn tại ở những dạng nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ lý thuyết về lời nhân vật.
- Dựa vào những gì đã học để chỉ ra dấu hiệu nhận biết lời nhân vật và những dạng tồn tại của lời nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Dấu hiệu nhận biết lời nhân vật: Những gạch đầu dòng đầu tiên ở mỗi câu nói; hoặc đặt trong dấu ngoặc kép trích dẫn y nguyên.
- Lời nhân vật tồn tại dưới hai dạng:
+ Trực tiếp: Nhân vật tự bộc lộ.
+ Gián tiếp: Lời nhân vật được thể hiện qua một yếu tố khác.
- Dấu hiệu nhận biết lời nhân vật: Những gạch đầu dòng đầu tiên ở mỗi câu nói; hoặc đặt trong dấu ngoặc kép trích dẫn y nguyên.
- Lời nhân vật tồn tại dưới hai dạng:
+ Trực tiếp: Nhân vật tự bộc lộ.
+ Gián tiếp: Lời nhân vật được thể hiện qua một yếu tố khác.