1.hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp X gồm Al và Mg trong dd H2SO4 dư sau pư người ta thu được 8,96l khí H2(đktc) và dd E.
a)tính % về koois lượng mỗi dd trong X
b)cho dd E tác dụng với dd NaOH dư được m gam chất kết tủa. viết ptpư và tính m?
1, Hòa tan hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 trong dd H2SO4 loãng, dư thu đc dd X và 2.24 lít khí H2 (ở đktc)
a.Viết pt pư xảy ra
b. Tính % Kl mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
2, Hòa tan 14,2 gam hỗn hợp Al,Mg và Cu trong dd H2SO4 loãng dư thu đc đ X, 6,4 gam một chất rắn không tan và 8,96 lít khí H2 (ở đktc)
a, viết pt pư
b, tính phần trăm kl mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
3, cho một dd có chứa 50ml HNO3 1M td vs 342 gam dd Ba(OH)2 5%
a, viết pt pư và tính KL muối thu đc
b, nếu sau pư cho mẩu quì tím thì giấy quì có màu gì
#giúp mk vs ạ
Bài 1:
PTHH: \(Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\uparrow\)
\(Fe_2O_3+3H_2SO_4\rightarrow Fe_2\left(SO_4\right)_3+3H_2O\)
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)=n_{Fe}\)
\(\Rightarrow\%m_{Fe}=\dfrac{0,1\cdot56}{37,6}\cdot100\%\approx14,89\%\)
\(\Rightarrow\%m_{Fe_2O_3}=85,11\%\)
Bài 3:
PTHH: \(2HNO_3+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow Ba\left(NO_3\right)_2+2H_2O\)
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{HNO_3}=0,05\cdot1=0,05\left(mol\right)\\n_{Ba\left(OH\right)_2}=\dfrac{342\cdot5\%}{171}=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,05}{2}< \dfrac{0,1}{1}\) \(\Rightarrow\) Axit p/ứ hết, Bazơ còn dư sau p/ứ
\(\Rightarrow\) Dung dịch sau p/ứ làm quỳ tím hóa xanh
Theo PTHH: \(n_{Ba\left(NO_3\right)_2}=\dfrac{1}{2}n_{HNO_3}=0,025\left(mol\right)\) \(\Rightarrow m_{Ba\left(NO_3\right)_2}=0,025\cdot261=6,525\left(g\right)\)
Bài 2:
Theo đề bài: \(\%m_{Cu}=\dfrac{6,4}{14,2}\cdot100\%\approx45,07\%\)
PTHH: \(2Al+3H_2SO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\uparrow\)
a_________________________\(\dfrac{3}{2}\)a (mol)
\(Mg+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+H_2\uparrow\)
b_____________________b (mol)
Ta lập được hệ phương trình \(\left\{{}\begin{matrix}27a+24b=14,2-6,4=7,8\\\dfrac{3}{2}a+b=\dfrac{8,96}{22,4}=0,4\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,2\\b=0,1\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Al}=\dfrac{0,2\cdot27}{14,2}\cdot100\%\approx38,03\%\\\%m_{Mg}=100\%-38,03\%-45,07\%=16,9\%\end{matrix}\right.\)
Hòa tan hoàn toàn 7,8g hh Mg, Al vào HCl dư thu được 8,96l H2 và dd A
a) Tính %m mỗi kim loại
b) Cho dd A td với NaOH dư thu đc m(g) kết tủa. Tính m
Đặt nMg=a(mol); nAl=b(mol)
PTHH: Mg +2 HCl -> MgCl2 + H2
a________2a_______a_____a(mol)
2 Al + 6 HCl -> 2 AlCl3 +3 H2
b_____3b____b_____1,5b(mol)
Ta có hpt: \(\left\{{}\begin{matrix}24a+27b=7,8\\a+1,5b=0,4\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,1\\b=0,2\end{matrix}\right.\)
=> %mMg=[(0,1.24)/7,8].100=30,769%
=>%mAl= 69,231%
c) MgCl2 + 2 NaOH -> Mg(OH)2 + 2 NaCl
0,1_______________0,1(mol)
AlCl3 + 3 NaOH -> Al(OH)3 + 3 NaCl
0,2____________0,2(mol)
=> m=m(kết tủa)= mMg(OH)2+ mAl(OH)3= 58.0,1+ 78.0,2= 21,4(g)
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 36,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và CuO trong dd HCl dư thu được dd A và 2,24 lít khí H2 (đktc). Dẫn khí H2S dư vào dd A thu được 12,8 gam kết tủa. Nếu cho hỗn hợp X trên tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng, dư thì tạo ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất và đo ở đktc). Các p/ư xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình hóa học của các p/ư xảy ra và xác định chất khử, chất oxi hóa trong các p/ư đó. Tính giá trị của V
Hoà tan hoàn toàn 17,4g hỗn hợp Al,Fe, Cu trong dd H2SO4 19,6% loãng dư thu được 8,96l H2(đktc) và 6,4g rắn không tan
a)Tính % khối lượng các chất có trong hỗn hợp
b) Tính khối lượng dd H2SO4 19,6% cần dùng dư 10% so với lượng cần thiết
Câu 1:Hòa tan hoàn toàn 7.6g hỗn hợp X gồm Mg và MgO bằng dd HCl 7.3% thu đc dd A và 3.36l khí H2 ở đktc.
a, Tính khối lượng MgO trong hỗn hợp ban đầu.
b,Tính khối lượng dd HCl cần dùng.
c, Cho dd NaOH dư vào dd A thu đc kết tủa B. Tính khối lượng của B
Câu 2: Nhúng thanh kim loại đồng vào trong 50ml dd AgNO3 8% có khối lượng riêng D=1.0625g/cm3. Tính khối lượng đồng phản ứng.
Mình đang cần gấp, mn giúp mình vs ạ. Cảm ơn mn nhiều.
Trộn 2 dd H2SO4 2M với HCl 1,5M với nhau theo tỉ lệ thể tích 1:1 thu được dd X. Hoà tan hoàn toàn 5,1g hỗn hợp Y gồm Mg và Al trong 200ml dd X thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch Z. a. CMR : dd Z còn dư axit b. Cho 300ml dd B gồm Ba(OH)2 0,6M và NaOH 1M vào dd Z. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.
Theo gt ta có: $n_{H_2SO_4}=0,2(mol);n_{HCl}=0,15(mol);n_{H_2}=0,25(mol)$
a, Bảo toàn H ta có: $n_{H^+/pu}=0,5(mol)< 0,55(mol)$
Do đó axit còn dư
b, Ta có: $n_{Ba(OH)_2}=0,18(mol);n_{NaOH}=0,3(mol)$
Gọi số mol Mg và Al lần lượt là a;b(mol)
$\Rightarrow 24a+27b=5,1$
Bảo toàn e ta có: $2a+3b=0,5$
Giải hệ ta được $a=b=0,1$
Lượng $OH^-$ tạo kết tủa là $0,18.2+0,3-0,05=0,61(mol)$
Kết tủa gồm 0,18 mol $BaSO_4$; 0,1 mol $Mg(OH)_2$ (Do Al(OH)3 tạo ra bị hòa tan hết)
$\Rightarrow m_{kt}=47,74(g)$
bài 1: hòa tan hoàn toàn 8 gam một oxit kim loại R cần vừa đủ dd chứa 10.95 gam HCl.tìm R biết R có hóa trị 3 TRONG HỢP CHẤT TRÊN.
BÀI 2: hòa tan hoàn toàn 5.4 gam một kim loại X trong dd HCl dư thu được 6.72 lít khí (đktc). tìm X.
bài 3: cho 31.2 gam hỗn hợp gồm kim loại Al và Al2O3 tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 20% loãng thu được 13.44 lít khí ở đktc.
a. tính tp % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?
b. tính khối lượng dd axit cần dùng.
c. tính C% của mỗi chất có trong dd sau phản ứng.
R2O3+6HCl->2RCl3+3H2O
nHCl=0.3(mol)
->nR=0.05(mol)->MR2O3=8:0.05=160(g/mol)
->MR=(160-16*3):2=56(g/mol)->M là Fe
Bài 2
nH2=0.3(mol)
2X+2nHCl->2XCln+nH2(n là hóa trị của kim loại)
nX=0.6:n
+) n=1->MX=9(g/mol)->loại
+)n=2->MX=18(g/mol)->loại
+)n=3->MX=27(g/mol)->X là Al
Bài cuối bạn viết phương trình,chỉ phương trình Al+H2SO4 mới tạo khí thôi,vậy bạn tính được khối lượng nhôm,từ đó tính ra khối lượng nhôm oxit nhé,vì đang vội nên mình không giải giúp bạn được
Bài 3
nH2 = \(\frac{13,44}{22,4}\) = 0,6 mol
2Al + 3H2SO4 \(\rightarrow\) Al2(SO4)3 + 3H2 \(\uparrow\) (1)
0,4 <---- 0,6 <-------- 0,2 <------ 0,6 (mol)
Al2O3 + 3H2SO4 \(\rightarrow\) Al2(SO4)3 + 3H2O (2)
a) %mAl = \(\frac{0,4.27}{31,2}\) . 100% = 34,62%
%mAl2O3 = 65,38%
b) nAl2O3 = \(\frac{31,2-0,4.27}{102}\) = 0,2 (mol) = nAl2(SO4)3
Theo pt(2) nH2SO4 = 3nAl2O3 = 0,6 (mol)
m dd H2SO4 = \(\frac{\left(0,6+0,6\right)98}{20\%}\) = 588(g)
c) m dd spư = 31,2 + 588 - 0,6 . 2 = 618 (g)
C%(Al2(SO4)3) = \(\frac{\left(0,2+0,2\right)342}{618}\) . 100% = 22,14%
Bài 1: Gọi công thức oxit kim loại R là : R2O3
nHCl= 10,95 : 36,5 = 0,3 mol
Có pt : R2O3 +6 HCl →2 RCl3 + 3H2O
0,05mol <-- 0,3 mol
→MR2O3=mR2O3 : n = 8:0,05=160 (g/mol)
hay 2R+16.3=160↔mR=56 g/mol→R là sắt (Fe)
Bài 2:nH2=6,72 : 22,4=0,3 mol
2 X + 2n HCl→2XCln+n H2
0,6/n <--------------------- 0,3 (mol)
MX= m:n=5,4:0,6/n=9n
xét bảng :
n | 1 | 2 | 3 |
MX | 9(loại) | 18(loại) | 27(chọn) |
→ X là Al (nhôm)
1/ Cho 0,83g hổn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dd H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 0,56 lit khí ( đktc)
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính thành phần % theo khối lượng của hổn hợp ban đầu.
2/ Hòa tan 4,5g hợp kim Al - Mg trong dd H2SO4 loãng dư, thấy có 5,04 lít khí H2 bay ra ( đktc).
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xãy ra.
b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hổn hợp ban đầu.
Dạng: PHƯƠNG PHÁP HAI DÒNG
1/ Cho 9,2g một kim loại A phản ứng với khí clo (dư) tạo thành 23,4g muối. Xác định tên kim loại A, biết A có hóa trị I
Câu 1:
Đặt \(n_{Al}=x(mol);n_{Fe}=y(mol)\Rightarrow 27x+56y=0,83(1)\)
\(n_{H_2}=\dfrac{0,56}{22,4}=0,025(mol)\\ 2Al+3H_2SO_4\to Al_2(SO_4)_3+3H_2\\ Fe+H_2SO_4\to FeSO_4+H_2\\ \Rightarrow 1,5x+y=0,025(2)\\ (1)(2)\Rightarrow x=y=0,01(mol)\\ \Rightarrow \%_{Al}=\dfrac{0,01.27}{0,83}.100\%=32,53\%\\ \Rightarrow \%_{Fe}=100\%-32,53\%=67,47\%\)
Câu 2:
Đặt \(n_{Al}=x(mol);n_{Mg}=y(mol)\Rightarrow 27x+24y=4,5(1)\)
\(n_{H_2}=\dfrac{5,04}{22,4}=0,225(mol)\\ 2Al+3H_2SO_4\to Al_2(SO_4)_3+3H_2\\ Mg+H_2SO_4\to MgSO_4+H_2\\ \Rightarrow 1,5x+y=0,225(2)\\ (1)(2)\Rightarrow x=0,1(mol);y=0,075(mol)\\ \Rightarrow \%_{Al}=\dfrac{0,1.27}{4,5}.100\%=60\%\\ \Rightarrow \%_{Mg}=100\%-60\%=40\%\)
Dạng PP hai dòng:
\(PTHH:2A+Cl_2\to 2ACl\\ \Rightarrow n_A=n_{ACl}\\ \Rightarrow \dfrac{9,2}{M_A}=\dfrac{23,4}{M_A+35,5}\\ \Rightarrow M_A=23(g/mol)\)
Vậy A là natri
Hòa tan hoàn toàn 12,6g hỗn hợp Al,FeO bằng dd HCL vừa đủ sau pư thu đc 6,72 lít( khí đktc)
a) viết PTHH xảy ra
b) tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp
c) nhỏ dd NaOH vào dd thu được sau pư. Lọc kết tủa thu được đem nung trong ko khí tới khối lượng khoing đổi thu đc bao nhiêu gam chất rắn?
d) nếu cho hỗn hợp trên vào đ H2SO4 đặc,nguội thì có khí thoát ra ko? Tính thể tích khí thoát ra(nếu có, đktc)
a, PT: \(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
\(FeO+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2O\)
b, Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{Al}=\dfrac{2}{3}n_{H_2}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Al}=0,2.27=5,4\left(g\right)\)
⇒ mFeO = 12,6 - 5,4 = 7,2 (g)
c, Phần này đề cho dd NaOH dư hay vừa đủ bạn nhỉ?
d, Cho hh vào dd H2SO4 đặc nguội thì có khí thoát ra.
PT: \(2FeO+4H_2SO_{4\left(đ\right)}\rightarrow Fe_2\left(SO_4\right)_3+SO_2+4H_2O\)
Ta có: \(n_{FeO}=\dfrac{7,2}{72}=0,1\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{SO_2}=\dfrac{1}{2}n_{FeO}=0,05\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{SO_2}=0,05.22,4=1,12\left(l\right)\)