Một mùi hương lạ...ko dám tin là có thật
nêu nội dung của đoạn trích trên
Bài 4 : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường...............
..................................tôi cũng không dám tin là có thật.”
Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản nào của tác giả nào các em đã được học? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
Câu 2:Xác định một câu ghép trong đoạn trích, phân tích và chỉ ra mối quan hệ giữa các vế câu.
Câu 3:Viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu nêu suy nghĩ của em về tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Trong đoạn văn có sử dụng một trợ từ và một câu ghép.
Câu 1:
- Văn bản: Tôi đi học
-Tác giả: Thanh Tịnh
Hoàn cảnh sáng tác: in trong tập quê mẹ, xuất bản năm 1941
Câu 2:
- Câu ghép: Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa
hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.
- Phân tích :
+ Vế 1:
CN1: Tôi
VN1: nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi
+ Vế 2:
CN2: lòng tôi
VN2: vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.
Em dám chắc rằng, tất cả những ai đã đọc “Tôi đi học” của Thanh Tịnh đều sẽ rất xúc động, rất bâng khuâng. Bởi nó gợi cho chúng ta về buổi đầu tựu trường, về ngày trọng đại đầu tiên trong cuộc đời, mà nhân vật tôi trong truyện cũng như chính chúng ta đang quay về cái ngày đầu đẹp đẽ xen lẫn chút lo lắng, hồi hộp đó.
Nhà văn thật tài tình khi dẫn dắt cảm xúc của chúng ta xuyên suốt, liền mạch theo dòng cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học. “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.” Mùa thu, mùa của sự dịu dàng, thanh bình, mùa của những cái nắng vàng nhạt không cháy da cháy thịt như mùa hè nữa, đó cũng là mùa tựu trường của không chỉ nhân vật tôi mà của tất cả các bạn học sinh khác nữa.
Một kỷ niệm thời còn là một đứa trẻ ngây ngô, vô tư vui đùa bỗng ùa về trong dòng ký ức của nhân vật tôi, nó trái ngược với con người hiện tại của “tôi”. “Tôi” đã thấy mình trở nên trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn, bởi giờ “tôi” đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời mình “Bài tập viết: Tôi đi học.”
Nhà văn Thanh Tịnh thật là tài hoa, những câu văn, những dòng cảm xúc của ông đưa đến cho ta thật nhẹ nhàng, thật mơ hồ nhưng cũng thơ mộng. Ông giống như một người lái đò trên một con sông bình lặng đưa chúng ta từ cảm xúc này tới xúc cảm khác. Dòng tâm trạng của nhân vật tôi về buổi đầu đi học cũng là dòng tâm trạng của tất cả những ai được lần đầu tiên cắp sách tới trường.
Thông điệp và bài học của tác giả trong đoạn trích sau:”1 mùi hương lạ …có thật.”
Thông điệp +Bài học: Nên nhớ mãi ngày đầu đến trường
Thật ra 1 đoạn như vậy mà nói lên cả thông điệp và bài học là thật sự khó hiểu luôn ấy em
d) Chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức của đoạn văn trên : Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật.
Liên kết hình thức:Phép lặp(tôi)
Liên kết nội dung:Liên kết hợp lí,logic,theo 1 trình tự nhất định
Từ "dân phu kể hàng trăm nghìn con người,.....trông thật là thảm" Nêu nội dung đoạn trích trên Từ "tuy trống đánh liên thanh,.....Khúc đê này hỏng mất" Nêu nội dung đoạn trích trên Từ "trong đình, đèn thắp sáng trưng.......chực hầu điếu đóm" Nêu nội dung đoạn trích trên Từ "ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ,........nhiều đường thú vị" Nêu nội dung đoạn trích trên. Các bn giải giúp mình với để mình ôn ngày mai thi TT
"gần 1 giờ đêm ....... trông thật là thảm''
viết đoạn văn ngắn 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên
Refer
Đoạn văn thuộc phần đầu của truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Nhà văn đã đưa ra các yếu tố cụ thể về không gian, thời gian và tình cảnh thực tại đang xảy đến. Cách gọi của Phạm Duy Tốn: làng X, phủ X giúp ta hiểu rằng đây không phải một làng nào cụ thể cả. Nhưng đồng thời, tái hiện khugn cảnh thê lương của những người nông dân trong công cuộc hộ đê, nhà văn đã phản ánh một hiện thực chua xót với nhân dân. Hình ảnh liệt kê trong đoạn trích cho bạn đọc cảm nhận được những nhọc nhằn, vất vả của họ. Thiên nhiên khắc nghiệt làm người nông dân khổ cực vô cùng. Nhưng chua xót của người dân trong xã hội ấy chẳng dừng lại ở đó. Mở đầu bằng một đoạn văn đầy hiện thực, ta càng chua xót cho tình cảnh, số phận của hàng nghìn con người vất vả, nhọc nhằn.
THAM KHẢO:
Trong đêm mưa gió tầm tã, nước sông dâng lên dữ tợn như cuốn trôi tất cả, những người nông dân vẫn phải dầm mưa, khẩn trương làm các công việc hộ đê. Họ dường như đã mệt, sức người chẳng thể địch lại sức trời, tình cảnh ngày càng trở nên nguy cấp. Vậy nhưng biết kêu ai, than ai? Bởi quan phụ mẫu ở cách đó chẳng bao xa, nhưng ngài còn đang dở cuộc vui, chơi nốt ván tổ tôm với các vị quan khác. Người đứng đầu ấy chẳng mảy may lo cho dân cho nước mà còn đang bận hưởng thụ những thú vui bài bạc, ăn uống xa hoa. Tác giả đã diễn tả sự đối lập ngày càng tăng lên làm nổi bật nỗi thống khổ của người nông dân: một bên là cảnh náo loạn, gấp gáp, khẩn trương còn ở trong đình làng là thú vui, thong dong, nhàn nhã. Và khi nỗi lo của người dân đã thành sự thật, đê vỡ, họ như tuyệt vọng kêu cứu thì quan vẫn mắng và dọa sẽ bỏ tù. Nhà tù là nơi để giam giữ những kẻ hại dân nhưng ở đây là là giam giữ những kẻ cắt ngang cuộc vui của quan. Những người dân vô tội còn biết bám víu, trông cậy vào đâu. Truyện đã phê phán hiện thực xã hội phong kiến thối nát, quan lại mải mê ăn chơi sa đọa và đẩy người nông dân vào tình cảnh khốn cùng, đau thương và mất mát. Qua đó, ta thêm xót thương và cảm thông với cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân.
Chỉ ra phép liên tưởng trong những đoạn trích sau:
a. Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
b. Biết bao danh sĩ đã nhờ sự đọc sách, sự tự học mà khỏi chán đời ...Những nối đau khổ nhờ đó mà bớt nhói.
(Nguyễn Hiền Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)
c. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình.
(Nam Cao, Đời thừa)
Phép liên tưởng là:
a. Trường liên tưởng lớp học: lớp, hình treo trên tường, bàn ghế
b. Trường liên tưởng bệnh âu sầu: chán đời – nỗi đau khổ.
c. Trường liên tưởng quan điểm về kẻ mạnh: kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ – kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình.
Chỉ ra phép liên tưởng trong những đoạn trích sau:
a. Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
b. Biết bao danh sĩ đã nhờ sự đọc sách, sự tự học mà khỏi chán đời ...Những nối đau khổ nhờ đó mà bớt nhói. (Nguyễn Hiền Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)
c. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình. (Nam Cao, Đời thừa)
a. Lớp - bàn ghế.
b. Chán đời - nỗi đau khổ - nhói.
c. Vai - đôi vai.
Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích sau "gần 1g đêm..... Thật là thảm"
nêu nội dung của đoạn trích sau:"gần 1 h đêm ......tình cảnh trông thật là thảm"
THAM KHẢO
Nội dung: Tình cảnh khốn đốn, vất vả của dân phu làng X đang cố gắng " giữ gìn", bảo vệ khúc đê sông Nhị Hà sắp vỡ.