Những câu hỏi liên quan
Phương Anh Đặng Đoàn
Xem chi tiết
le cam
Xem chi tiết
Chanh Xanh
20 tháng 11 2021 lúc 18:58

 

 

- Nhận xét: cơ cấu ngành kinh tế Ấn Độ có sự chuyển dịch theo hướng

+ Tăng tỉ trọng ngành dịch vụ (từ 44,5% lên 48%).

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (từ 28,4% xuống 25%).

+ Tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng có giảm nhẹ và chưa ổn định, nhưng nhìn chung không đáng kể (27,1% xuống 27%).

⟹ Sự chuyển dịch trên thể hiện những thành tựu trong sự phát triển kinh tế Ấn Độ, đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ, nền công nghiệp hiện đại.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 11 2017 lúc 6:36

      + Xử lý số liệu:

Tỉ trọng diện tích dân số GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 (%)

  Diện tích Dân số GDP
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 39,3 39,3 65,0
Ba vùng kinh tế trọng điểm 100,0 100,0 100,0

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

Biểu đồ: Tỉ trọng, diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002.

- Nhận xét:

      + Trong ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 39,3% diện tích, 39,3% dân số nhưng chiếm tới 65% giá trị GDP.

      + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với các tỉnh phía Nam và cả nước.

Bình luận (0)
nguyễn gia hân
Xem chi tiết
Thư Phan
29 tháng 11 2021 lúc 15:57

Tham khảo

 

- Nhận xét: cơ cấu ngành kinh tế Ấn Độ có sự chuyển dịch theo hướng

+ Tăng tỉ trọng ngành  dịch vụ (từ 44,5% lên 48%).

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (từ 28,4% xuống 25%).

+ Tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng có giảm nhẹ và chưa ổn định, nhưng nhìn chung không đáng kể (27,1% xuống 27%).

⟹ Sự chuyển dịch trên thể hiện những thành tựu trong sự phát triển kinh tế Ấn Độ, đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ, nền công nghiệp hiện đại.

 

Bình luận (0)
Team XG
Xem chi tiết
Little Rainbow
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 10 2018 lúc 8:10

a) Biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam năm 2001 (%)

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Trong cơ cấu GDP của Nhật Bản năm 2001, chiếm tỉ trọng cao nhất là dịch vụ (66,4%), tiếp đến là công nghiệp (32,1%) và thấp nhất là nông nghiệp (1,5%).

- Trong cơ cấu GDP của Việt Nam năm 2001, chiếm tỉ trọng cao nhất cũng là khu vực dịch vụ (38,6%), tiếp đến là công nghiệp (37,8%) và thấp nhất là nông nghiệp (23,6%). Tuy nhiên, sự chênh lệch tỉ trọng GDP giữa ba khu vực không quá lớn.

- So với Nhật Bản, Việt Nam có tỉ trọng GDP ngành nông nghiệp, công nghiệp cao hơn còn dịch vụ thì thấp hơn.

* Giải thích

- Nhật Bản là nước phát triển, đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đang chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp với sự phát triển mạnh của nền kinh tế tri thức, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ nên có tỉ trọng GDP ở khu vực dịch vụ cao nhất, sau đó là công nghiệp. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp trong GDP là do phần lớn diện tích lãnh thổ Nhật Bản là đồi núi (hơn 80%), đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với số dân đông và sự phát triển của xã hội nên nhu cầu xây dựng rất lớn đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp.

- Việt Nam là nước đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự phát triển của các đô thị cùng với dân số đông, mức sống được nâng cao nên nhu cầu dịch vụ lớn. Chính vì thế mà tỉ trọng đóng góp ở khu vực này cao nhất, tiếp đó là công nghiệp. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, thu hút đông đảo lao động tham gia nên tỉ trọng đóng góp ở ngành này còn tương đối cao.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 9 2023 lúc 23:50

Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa kỳ và Ấn Độ, năm 2020 (%)

=> Nhận xét:

Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kỳ và Ấn Độ năm 2020 có sự khác nhau về tỉ trọng từng ngành:

- Ngành dịch vụ của Hoa Kỳ và Ấn độ đều chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của từng nước. Tuy nhiên, GDP ngành dịch vụ của Hoa Kỳ có tỉ trọng lớn hơn 22,8% so với Ấn Độ.

- Trong khi tỉ trọng GDP ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp của Hoa Kỳ chỉ chiếm 0,9% thì tỉ trọng ngành này ở Ấn Độ chiếm 18,3% trong cơ cấu GDP (cao hơn Hoa Kỳ 17,4%).

- Tỉ trọng GDP ngành công nghiệp và dịch vụ của Hoa Kỳ là 18,1% và Ấn Độ là 23,5% (chênh nhau không quá lớn, 5,4%).

=> Giải thích: Do Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn so với Ấn Độ.

Bình luận (0)
Ninh Phạm Khoa
Xem chi tiết
LeHaChi
13 tháng 2 2022 lúc 21:06

tk:

Ca-na-đa:

- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của Ca-na-đa (68%)

- Nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của Ca-na-đa (5%)

Hoa Kì:

- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của Hoa Kì (72%)

- Nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của Hoa Kì (2%)

Mê-hi-cô:

- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của Mê-hi-cô (68%)

- Nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của Mê-hi-cô (4%)

Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng ở Bắc Mĩ.

Bình luận (5)
lạc lạc
13 tháng 2 2022 lúc 22:53

-Các ngành dịch vụ phát triển mạnh có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân.

-Sự phát triển của các ngành dịch vụ còn cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử, cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người.

-Dịch vụ phát triển cao thì các nước càng phát triển

Nhận xét:

-Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của Hoa Kì(72%),Mê-hi-cô(68%).Ca-na-da(68%)

- cơ cấu dịch vụ lớn hơn so với cơ cấu nông nghiệp,công nghiệp

Bình luận (0)