Những câu hỏi liên quan
tran thi lan huong
Xem chi tiết
Kiriya Aoi
23 tháng 10 2017 lúc 21:37

Câu 6:

Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý :
- Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).

Bình luận (0)
Thanh Nari Hằng
Xem chi tiết
Carol
8 tháng 11 2017 lúc 21:08

Điểm chung là: +Đều có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

+Trong xã hội phong kiến, giai cấp địa chủ, lãnh chúa phong kiến là tầng lớp thống trị.

+Chúng thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột và đàn áp giai cấp khác

+Thể chế nhà nước (do vua đứng đầu) còn được gọi là chế độ quân chủ. Hầu hết các quốc gia phong kiến đều theo chế độ quân chủ

Tích cho mik với nhé!

Bình luận (2)
Do Ha Vy
Xem chi tiết
Anh Triêt
25 tháng 2 2017 lúc 20:03

Tham khảo nha:

=>Từ nhỏ tôi đã ấp ủ trong mình một ước mơ, sau này sẽ thành cô giáo. Ước mơ ấy của tôi bắt nguồn và được nuôi dưỡng từ những giờ học cô giáo say sưa giảng bài.

Thứ năm hàng tuần, lớp tôi có hai tiết Văn của cô. Bước vào lớp, dường như cô mang theo vào cả sắc trời thiên nhiên. Cô giáo tôi cao cao, dáng người mảnh dẻ và nước da trắng hồng nên mặc áo dài rất đẹp. Thiỉnh thoảng, cô mặc chiếc áo dài tím Huế càng tôn thêm làn da trắng. Những lúc như thế, cả lớp đứng ngây người nhìn cô, trầm trồ mến mộ. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống.

Giờ học bắt đầu. Cô nhẹ nhàng viết lên bảng những dòng chữ mềm mại, thẳng hàng. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ làm ảo thuật trên tranh vẽ của mình Chỉ một thoáng, hàng chữ đẹp đẽ hiện ra. Vào bài giảng, chúng tôi thấy dễ chịu bởi giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp và truyền cảm của cô. Giọng nói ấy dường như được xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn để chúng tôi cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài văn, bài thơ. Những lời cô giảng chúng tôi như muốn khắc sâu không bao giờ quên. Khuôn mặt cô luôn tươi cười khi giảng giải. Bàn tay cô nhẹ nhàng đưa theo nhịp câu nói. Đôi mắt cô nhìn thẳng về phía học trò chúng tôi, ân cần, dịu dàng và âu yếm. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, tin tưởng với học sinh. Mỗi khi ánh mắt ấy lướt nhanh qua chỗ tôi ngồi, tôi cũng hiểu được sự trìu mến của cô Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt nhỏ nhắn, hiền từ đã thấm vài giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý, tập trung vào bài giảng, vào những đứa học trò yêu của mình. Có chú chim nhỏ đậu trên cửa sổ, sắp bay đi nhưng vì muốn nghe cô giảng bài mà nán lại thêm một lát...

Trong lúc giảng bải, bao giờ cô cũng lôi cuốn được cả học sinh cùng tham gia. Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống phíacuối lớp, xem học trò ghi bài, xem chúng tôi thảo luận nhóm có khó khăn gì cô sẵn sàng gợi ý, giúp đỡ chúng tôi. Cô muốn cho học trò phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo được sự hấp dẫn với chúng tôi. Các câu hỏi từ dễ đến khó, từ câu hỏi đóng đến câu hỏi mở, bao giờ cũng kích thích sự suy nghĩ của tất cả mọi người. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, tôn trọng ý kiến học sinh, lắng nghe chúng tôi nói và cho chúng tôi trao đổi, thảo luận công bằng. Nhưng lúc nào cô cũng là người chỉ huy tài ba khiến học trò khâm phục. “Tùng.... tùng... tùng....” Giờ học đã kết thúc. Nhưng dường như đang say sưa với bài giảng của mình, cô không hay biết. Đến khi học trò các lớp đã ùa ra sân cô mới mỉm cười chào cả lớp.

Nhìn cô giáo say sưa đứng trên bục giảng giảng bài, tôi như có thêm động lực và quyết tâm hơn thực hiện cho được ước mơ của mình. Những lời cô giảng hôm nay sẽ là nền tảng cho tôi ngày mai...

Bình luận (0)
Phạm Ngân Hà
25 tháng 2 2017 lúc 20:03

Từ nhỏ tôi đã ấp ủ trong mình một ước mơ, sau này sẽ thành cô giáo. Ước mơ ấy của tôi bắt nguồn và được nuôi dưỡng từ những giờ học cô giáo say sưa giảng bài. Thứ năm hàng tuần, lớp tôi có hai tiết Văn của cô. Bước vào lớp, dường như cô mang theo vào cả sắc trời thiên nhiên. Cô giáo tôi cao cao, dáng người mảnh dẻ và nước da trắng hồng nên mặc áo dài rất đẹp. Thiỉnh thoảng, cô mặc chiếc áo dài tím Huế càng tôn thêm làn da trắng. Những lúc như thế, cả lớp đứng ngây người nhìn cô, trầm trồ mến mộ. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống.

Giờ học bắt đầu. Cô nhẹ nhàng viết lên bảng những dòng chữ mềm mại, thẳng hàng. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ làm ảo thuật trên tranh vẽ của mình Chỉ một thoáng, hàng chữ đẹp đẽ hiện ra. Vào bài giảng, chúng tôi thấy dễ chịu bởi giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp và truyền cảm của cô. Giọng nói ấy dường như được xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn để chúng tôi cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài văn, bài thơ. Những lời cô giảng chúng tôi như muốn khắc sâu không bao giờ quên. Khuôn mặt cô luôn tươi cười khi giảng giải. Bàn tay cô nhẹ nhàng đưa theo nhịp câu nói. Đôi mắt cô nhìn thẳng về phía học trò chúng tôi, ân cần, dịu dàng và âu yếm. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, tin tưởng với học sinh. Mỗi khi ánh mắt ấy lướt nhanh qua chỗ tôi ngồi, tôi cũng hiểu được sự trìu mến của cô Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt nhỏ nhắn, hiền từ đã thấm vài giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý, tập trung vào bài giảng, vào những đứa học trò yêu của mình. Có chú chim nhỏ đậu trên cửa sổ, sắp bay đi nhưng vì muốn nghe cô giảng bài mà nán lại thêm một lát. Trong lúc giảng bải, bao giờ cô cũng lôi cuốn được cả học sinh cùng tham gia. Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống phía cuối lớp, xem học trò ghi bài, xem chúng tôi thảo luận nhóm có khó khăn gì cô sẵn sàng gợi ý, giúp đỡ chúng tôi. Cô muốn cho học trò phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo được sự hấp dẫn với chúng tôi. Các câu hỏi từ dễ đến khó, từ câu hỏi đóng đến câu hỏi mở, bao giờ cũng kích thích sự suy nghĩ của tất cả mọi người. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, tôn trọng ý kiến học sinh, lắng nghe chúng tôi nói và cho chúng tôi trao đổi, thảo luận công bằng. Nhưng lúc nào cô cũng là người chỉ huy tài ba khiến học trò khâm phục. “Tùng…. tùng… tùng….” Giờ học đã kết thúc. Nhưng dường như đang say sưa với bài giảng của mình, cô không hay biết. Đến khi học trò các lớp đã ùa ra sân cô mới mỉm cười chào cả lớp. Nhìn cô giáo say sưa đứng trên bục giảng giảng bài, tôi như có thêm động lực và quyết tâm hơn thực hiện cho được ước mơ của mình. Những lời cô giảng hôm nay sẽ là nền tảng cho tôi ngày mai…

Bình luận (0)
dang hoang hung
25 tháng 2 2017 lúc 20:04
Trị Nhăn Da - Chống Lão Hóa - Căng Cơ Mặt hiệu quả từ Hàn Quốc Vòng 1 của mình đã tăng lên 2 cỡ trong vòng 1 tuần như thế nào! Chỉ trong một tuần ngực của tôi đã tăng lHãy nhìn xem , làm thế nào để tên 1 cỡ! Chỉ trong một tuần ngực của tôi đã tăng lHãy nhìn xem , làm thế nào để tên 1 cỡ!

Tả cô giáo đang giảng bài

0 BY HELIOS ON DECEMBER 16, 2015VĂN MẪU LỚP 5, VĂN TIỂU HỌC

Đề bài: Em hãy tả cô giáo đang giảng bài

50485f89_7927340a_526210_10152066224410195_1526702073_n

Trong tất cả các môn học em yêu thích nhất là môn Văn bởi môn Văn cho em thêm hiểu biết về các giá trị cuộc sống, biết cảm nhận cái đẹp xung quang mình và biết yêu thương, trận trọng mới thứ xung quanh. Và điều làm em càng trở nên yêu môn Văn hơn là nhờ cô giáo dạy Văn của lớp em, cô luôn biết cách truyền đạt bài giảng cho chúng em, cô luôn yêu thương chỉ bảo chúng em như con của mình vậy

Cô giáo em đã không còn trẻ, dáng người cô dong dỏng cao, cô luôn mặc những bộ quần áo trang nhã lịch sự mà phù hợp với lứa tuổi của cô. Khuôn mặt của cô thật phúc hậu, hiền lành, đôi môi cô luôn nở nụ cười dịu dàng với chúng em. Cô có mái tóc hơi xoăn nhẹ nhàng làm tôn lên vẻ hiền dịu của cô, thỉnh thoảng mỗi khi cô cặp tóc lên, trông cô rất tao nhã. Ánh mắt luôn nhìn chúng em thật trìu mến, từ ánh mắt của cô, chúng em có thể cảm nhận được tình yêu thương mà cô đã dành cho chúng em. Giọng nói của cô nhẹ nhàng lắm, mỗi lần cô cất giọng giảng bài, cả lớp đều tập trung chú ý lắng nghe để tiếp thu hết lời nói của cô. Tính cô rất cẩn thận, nên cô thường xuyên đi từng bàn một kiểm tra bài tập của các bạn, bạn nào viết chữ xấu, cô nhẹ nhàng nhắc nhở rồi chỉ cho bạn cách viết chữ đẹp hơn.

Hôm nay lớp em có tiết văn, cô từ tốn bước vào lớp rồi mỉm cười với chúng em, có lẽ vì cô hay cười nên cứ tới giờ cô chúng em luôn cảm thấy thoải mái. Cô cẩn thận viết dòng tiêu đề bài học lên bảng thật nắn nót rồi cô giải thích cho chúng em hiểu nhan đề của bài. Cô không hỏi những câu hỏi khó nhưng cũng không quá dễ, để chúng em có thể tư duy, suy luận theo cách nghĩ của mình, cô luôn tôn trọng câu trả lời của mỗi bạn. Bạn nào sai hay nói thiếu cô nhắc nhở rồi chỉnh sửa lại cho đúng. Mỗi lần có học sinh hỏi bài, cô luôn chăm chú lắng nghe câu hỏi, lắng nghe cách hiểu của bạn rồi cô mới tỉ mỉ phân tích câu trả lời. Cô say sưa giảng bài thật kĩ càng không bỏ qua chi tiết nào, mỗi khi tới câu khó, cô thường nhấn mạnh và nhắc lại nhiều lần để chúng em có thể nhớ luôn tại lớp. Giọng cô truyền cảm lắm, nên khi cô giảng bài, cả lớp đều say sưa nghe giảng, có bạn sợ bỏ qua ý hay của cô còn nhanh chóng ghi chép lại, cô luôn biết cách truyền đạt lời hay ý đẹp, truyền cảm hứng học tập cho học sinh. Thỉnh thoảng, cô lại ngẩng đầu lên ngắm nhìn những học trò đang ngoan ngoãn nghe giảng rồi mỉm cười. Cô còn đi lại xung quanh lớp để các bạn phía dưới đều có thể nghe được bài.

Ngày trước ở lớp rất nhiều bạn không thích môn văn, nhưng từ khi học cô, dường như bạn nào cũng có cảm hứng với môn văn. Bởi vậy, kì thi vừa rồi điểm văn lớp em cao nhất trường. Tuy bây giờ không được học cô nữa, nhưng em vẫn luôn kính yếu cô vì nhờ cô mà trong suốt mấy năm liền em đều là học sinh giỏi văn. Em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ công lao dạy dỗ chúng em của cô.

Bình luận (1)
hoang chau anh
Xem chi tiết
Huong San
24 tháng 4 2018 lúc 20:42

Chắc là đúng :vv

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

Bình luận (0)
nguyen phuong vy
Xem chi tiết
nguyen phuong vy
2 tháng 11 2021 lúc 10:32

help me can gap

 

Bình luận (0)
Vũ Phan
2 tháng 11 2021 lúc 11:38

Kiểu nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy. 
*ý tl theo câu hỏi của bn vậy phải k ? *

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
7 tháng 4 2022 lúc 9:18

Việt Trì trong trái tim em dk

Bình luận (0)
44-Thế toàn-6k2
7 tháng 4 2022 lúc 9:19

viết dấu có đc k ạ

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Minh Nguyệt
7 tháng 4 2022 lúc 9:20

viet co dau nha

Bình luận (1)
jiren black
Xem chi tiết
Cao Thu Anh
Xem chi tiết
Trần Quốc Lộc
9 tháng 2 2018 lúc 20:35

Câu 1:

Gọi thời gian xe máy đi được trước khi gặp ô tô là \(x\) \(\left(h\right)\left(x>24\right)\)

Thời gian xe máy đi được trước khi gặp xe máy là \(x-24\) \(\left(h\right)\)

Quãng đường xe máy đi được là \(35x\) \(\left(km\right)\)

Quãng đường ô tô đi được là \(45\left(x-24\right)\) \(\left(km\right)\)

Ta có \(pt:35x+45\left(x-24\right)=90\)

\(\Leftrightarrow35x+45x-1080=90\\ \Leftrightarrow80x=1170\\ \Leftrightarrow x=14\dfrac{5}{8}\left(TMĐK\right)\)

Vậy thời gian xe máy đi được trước khi gặp ô tô là \(14\dfrac{5}{8}\) \(\left(h\right)\)

Khoảng cách giữa diểm gặp nhau và Hà Nội là \(35\cdot14\dfrac{5}{8}=511\dfrac{7}{8}\) \(\left(km\right)\)

Bình luận (0)
Trần Quốc Lộc
9 tháng 2 2018 lúc 20:45

Câu 2:

Gọi thời gian ô tô đi từ \(A-B\)\(x\) \(\left(h\right)\left(0< x< 8,75\right)\)

Thời gian ô tô đi từ \(B-A\)\(8,75-x\) \(\left(h\right)\)

Quãng đường ô tô đi được từ \(A-B\)\(40x\) \(\left(km\right)\)

Quãng đường ô tô đi được từ \(B-A\)\(30\left(8,75-x\right)\) \(\left(km\right)\)

Ta có \(pt:40x=30\left(8,75-x\right)\) \(\Leftrightarrow40x=262,5-30x\\ \Leftrightarrow70x=262,5\\ \Leftrightarrow x=3,75\left(TMĐK\right)\) Vậy thời gian ô tô đi từ \(A-B\)\(3,75\) \(\left(h\right)\) Độ dài quãng đường \(AB\)\(3,75\cdot40=150\) \(\left(km\right)\)
Bình luận (0)
Trần Quốc Lộc
9 tháng 2 2018 lúc 21:01

Câu 3: Cho hỏi chậm hơn dự kiến 10 km là ở dại lượng nào?

Câu 4:

Gọi thời gian người đó đi hết đoạn đường đá là \(x\)\(\left(h\right)\left(0< x< 4\right)\)

Thời gian người đó đi hết đoạn đường đá là \(4-x\) \(\left(h\right)\)

Độ dài đoạn đường đá là \(10x\) \((km)\)

Độ dài đoạn đường nhựa là \(15(4-x)\) \((km)\)

Ta có \(pt:15\left(4-x\right)=2\cdot10x\)

\(\Leftrightarrow60-15x=20x\\ \Leftrightarrow20x+15x=60\\ \Leftrightarrow35x=60\\ \Leftrightarrow x=1\dfrac{5}{7}\left(TMĐK\right)\)

Vậy thời gian đi hết đoạn đường đá là \(1\dfrac{5}{7}\) \(\left(h\right)\)

Độ dài đoạn đường đá là \(1\dfrac{5}{7}\cdot10=17\dfrac{1}{7}\) \(\left(km\right)\)

Độ dài đọa đường \(AB\)\(17\dfrac{1}{7}\cdot3=51\dfrac{3}{7}\) \(\left(km\right)\)

Bình luận (0)
Vu Nha Uyen
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Trí
8 tháng 7 2023 lúc 14:15

Số người bổ sung 15+5=20 (người).

Số ngày ngôi nhà làm xong khi có 20 người là :

20x15:20= 15 (ngày)

Bình luận (0)
Lưu Nguyễn Hà An
8 tháng 7 2023 lúc 15:21

Mình lưu ý 1 chút nhé, bạn nên đánh có dấu để các bạn dễ hiểu và trả lời nhanh hơn.

Nếu ko biết thì mình sẽ dạy bạn 1 chút nhé (theo sự hiểu biết của mình): dấu sắc : s

            dấu huyền : f

             dấu hỏi : r

              dấu ngã : x

              dấu nặng : j

ví dụ : cách ấn sẽ là :

chucs banj hocj toot

Còn muốn o thành ô thì nhấn 2 lần o

a thì aa sẽ thành â , aw sẽ ra ă

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

Bình luận (0)