Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 1 2017 lúc 10:27

Từ chuyện dạy con của bà mẹ Mạnh Tử, em cảm nhận được tình yêu thương con cái của cha mẹ dành cho mình là vô bờ bến. Dù công việc hàng ngày vất vả và khó khăn nhưng bố mẹ luôn dành thời gian chăm sóc cho em và lựa chọn những điều tốt đẹp nhất dành cho con. Dù đôi lúc em cảm thấy bố mẹ rất nghiêm khắc và khó tính, nhưng em hiểu đó là sự lo lắng của bố mẹ mong em khôn lớn thành người có đạo đức và trí tuệ. Em sẽ cố gắng học tập tốt hơn và nghe lời bố mẹ để không phụ công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ

Bình luận (0)
Bùi Khánh Linh
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
3 tháng 1 2019 lúc 14:11

Bà mẹ thầy Mạnh Tử là người rất mực thương con, luôn mong muốn dành những thứ tốt đẹp nhất cho con. Bà đã bốn lần chuyển nhà, thậm chí cắt đứt cả tấm vải đang dệt dở để con thấy được tầm quan trọng của việc học. Việc gây ấn tượng cho con qua hành động cuối truyện đã khiến Mạnh Tử nhớ mãi, tu chí học hành, không ham chơi nữa. Nhờ thế mà Mạnh Tử mới trở thành người tài giỏi, được nhiều người kính nể.

Bình luận (0)
Nguyen Minh Hieu
Xem chi tiết
nhi lê thị yến
17 tháng 10 2021 lúc 20:52

      Tình mẫu tử là tình cảm mẹ con . Tình cảm ấy bền chặt và là tình cảm bao dung theo mỗi chúng ta đến hết cuộc đời . Mẹ là người sinh ra chúng ta , là người nuôi nâng ,dạy dỗ , đặt nền tảng vững chắt cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con . Tình cảm của mẹ thiêng liêng , dịu dàng và vô bờ bến . Mẹ luôn luôn lo lắng cho con , luôn che trở và dõi theo con từng bước đường đời . Trong xã hội có rất nhiều bà mẹ hi sinh cho con thậm chí cả tính mạng cũng vì con . Con cái cũng có bổn phận kính trọng và phụng dưỡng cha mẹ . Nhưng vẫn còn một số người con chưa hiếu thảo với cha mẹ , không chăm sóc , phụng dưỡng cha mẹ và có thái độ vô ơn , ngược đãi cha mẹ , cần phê phán . Chúng ta phải luôn trân trọng tình mẫu tử , thường xuyên xây dựng , bồi đắp tình cảm mẹ con bằng những việc làm cụ thể . Tình mẫu tử là tình cảm quan trọng , trong cuộc đời mỗi con người . Nó là tình cảm thiêng liêng , cao cả theo con người đến suốt cuộc đời . 

      Cậu tự tóm tắt hộ mk nha!

       Chúc cậu học tốt !yeu

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 11 2017 lúc 6:59

Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử, có thể suy nghĩ về đạo làm con.

- Phải biết yêu thương cha mẹ, nghe những lời răn dạy phải trái của cha mẹ

- Phải biết tự giác suy nghĩ và quyết tâm cao độ trong học tập, tu dưỡng đạo đức.

Bình luận (0)
Nguyen Minh Hieu
Xem chi tiết
46. NGỌC KHÁNH . 8a4
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 9 2021 lúc 21:21

Em tham khảo nhé:

Đời sống tình cảm của con người vô cùng phong phú nhưng tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng. Khi nói đến tình mẫu tử người ta thường nghĩ ngay đến tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con. Đây là thứ tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi người bởi lẽ tình mẫu tử là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời. Từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Đồng thời tình mẫu tử cũng là tình cảm cao cả nhất bởi mẹ là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố. Vì vậy, cần trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.

Bình luận (0)
Blink
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
30 tháng 6 2021 lúc 21:29

Tham Khảo:

Tình yêu thương của cha mẹ với con cái là thứ tình cảm thiêng liêng và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc đời của mỗi con người. Đó trước hết là  tình cảm tự nhiên, bất biến ". Chẳng ai trên đời có thể tự nhiên cho ta một điều gì đó mà không mong trả lại ngoài cha mẹ. Tất cả chúng ta có ai là không do cha sinh mẹ dưỡng, có ai có mặt trên cõi đời này mà không nhờ ơn cha mẹ. Cha mẹ là các người có công sinh thành, dưỡng dục ra mỗi chúng ta. Hình ảnh người cha tựa núi Thái Sơn hùng vĩ ngất trời, hình ảnh của mẹ như nước ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn, bao la. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái là vô cùng bao la rộng lớn, chẳng thể nào mà đông đếm được. Được sống trong tình yêu thương của cha mẹ là niềm hạnh phúc nhất trần đời. Cha mẹ dạy cho ta từ những điều nhỏ nhất, từ cách ăn cách uống, cách đi cách đứng. Hơn thế, đó còn là những bài học làm người, những lời dạy sẽ đi cùng con suốt năm tháng của cuộc đời. Đó đều xuất phát từ tình yêu thương bao la trời bể mà cha mẹ dàng cho con. Vì vậy, mỗi đứa con, được sống trong vòng tay yêu thương ấy cần phải biết trân trọng và biết ơn công lao của cha mẹ, phải nhớ "chín chữ cù lao", phải biết chăm sóc cha mẹ khi về già.

Bình luận (0)
minh nguyet
30 tháng 6 2021 lúc 21:29

Em tham khảo các ý, các ý này chỉ cần ráp vào là thành đoạn văn hay bài văn cũng được á

 

Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là tình cảm tự nhiên, bất biến. Vì thế mới có câu thơ:

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

- Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái không gì đo đếm được, từ khi con mới ra đời cho tới tận lúc con lớn khôn. Tình yêu thương đó được thể hiện qua những hành động khác nhau: từ việc chăm cho con ăn, học, san sẻ với con những khó khăn, làm chỗ dựa tinh thần cho con trong mọi khó khăn đến lớn nhất, vĩ đại nhất là bố mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. Được sống trong tình yêu thương của cha mẹ là niềm hạnh phúc nhất trần đời.

 

- Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn những đứa trẻ không được hưởng hạnh phúc đó, vẫn có những bậc cha mẹ sẵn sàng vứt bỏ con mình, không quan tâm yêu thương con.

- Là một đứa con, em đang được đón nhận tình yêu thương của cha mẹ, em phải làm gì để xứng đáng với tình yêu thương ấy.

Bình luận (0)
Ħäńᾑïě🧡♏
30 tháng 6 2021 lúc 21:32

Tham khảo nha:

Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là tình cảm tự nhiên, bất biến. Vì thế mới có câu thơ:

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

- Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái không gì đo đếm được, từ khi con mới ra đời cho tới tận lúc con lớn khôn. Tình yêu thương đó được thể hiện qua những hành động khác nhau: từ việc chăm cho con ăn, học, san sẻ với con những khó khăn, làm chỗ dựa tinh thần cho con trong mọi khó khăn đến lớn nhất, vĩ đại nhất là bố mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. Được sống trong tình yêu thương của cha mẹ là niềm hạnh phúc nhất trần đời.

 

- Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn những đứa trẻ không được hưởng hạnh phúc đó, vẫn có những bậc cha mẹ sẵn sàng vứt bỏ con mình, không quan tâm yêu thương con.

- Là một đứa con, em đang được đón nhận tình yêu thương của cha mẹ, em phải làm gì để xứng đáng với tình yêu thương ấy.

Bình luận (0)
do lyna
Xem chi tiết
sakura thủ lĩnh thẻ bài
Xem chi tiết
Hồ Hà Thi Quân
26 tháng 12 2017 lúc 16:13

2.Hãy đóng vai thầy mạnh tử trong truyện " mẹ hiền dạy con"để kể lại câu truyện ấy.

Bài làm

Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.

Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.

Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.

Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.

Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.

Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.

Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.

Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.



Bình luận (0)
Hồ Hà Thi Quân
26 tháng 12 2017 lúc 16:15

2. Hãy đóng vai thầy mạnh tử trong truyện " mẹ hiền dạy con"để kể lại câu truyện ấy.

Bài làm

Tôi là thầy Mạnh Tử. Mẹ của tôi là một người mẹ tuyệt vời. Tôi xin kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mẹ đã dạy dỗ tôi học khi tôi còn bé. Lớn lên, tôi thành người như ngày hôm nay là nhờ công dạy dỗ của mẹ tôi.

Thuở nhỏ, nhà tôi ở gần nghĩa địa, ngày ngày tôi thấy người ta đào, chôn, lăn khóc. Vì còn nhỏ, nhìn thấy cảnh đó hay hay, tôi về nhà cũng bắt chước người ta. Tôi cũng đào, chôn, lăn và khóc. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, chẳng nói gì mà chuyển nhà tôi đến nơi ở mới. Lần này, nhà tôi ở gần một cái chợ. Tôi hay ra chợ chơi, thấy cảnh người ta buôn bán điên đảo, thậm chi còn lấy làm thích thú. Về nhà, tôi cũng bắt chước nô nghịch cảnh buôn bán điên đảo nhưng mẹ tôi không vui, tôi thấy mẹ lại chuyển nhà đi nơi khác. Nhà mới của tôi ở gần trường học. Nơi đây, tôi thấy lũ trẻ đua nhau học tập, lễ phép với thầy giáo. Về nhà, tôi cũng bắt chước học tập theo lũ trẻ. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, mẹ vui lắm.

Một hôm, tôi nhìn thấy hàng xóm giết lợn. Tò mò, tôi đem hỏi mẹ. Mẹ nhìn tôi cười và nói "Để cho con ăn đấy". Tôi vui mừng reo lên: "Hay quá! Sắp có thịt lợn ăn rồi". Tôi thấy mẹ thoáng chau mày. Lúc sau, mẹ mang thịt lợn về cho tôi ăn. Tôi thấy, mọi lời nói và việc làm của mẹ đều đi đôi với nhau.

Một lần, tôi đang đi học nhưng vì mải chơi nên đã bỏ học về nhà. Tôi thấy mẹ đang ngồi dệt vải. Thấy tôi không đi học, mẹ gọi tôi lại gần. Tôi nghĩ lần này nhất định sẽ bị ăn đòn. Nhưng khi tôi đến gần, mẹ chẳng nói gì, chỉ lẳng lặng cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung và nhẹ nhàng bảo tôi. "Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như người ta đang dệt vải mà mình cắt đứt đi vậy."

Câu nói của mẹ khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi thấy ân hận quá. Mẹ đã vất vả nuôi tôi ăn học mà tôi còn làm mẹ buồn. Tôi xin lỗi mẹ và tự hứa với mình lần sau sẽ không như thế nữa. Từ đó, tôi cố gắng học tập và rèn luyện mình. Sau này, tôi trở thành một bậc đại hiền nhân như dân vẫn thường gọi là thầy Mạnh Tử.


Bình luận (0)
 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
21 tháng 12 2017 lúc 17:39

2. Hãy đóng vai thầy mạnh tử trong truyện " mẹ hiền dạy con"để kể lại câu truyện ấy

Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.

Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.

Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.

Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.

Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.

Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.

Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.

Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.


Bình luận (0)