Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
5S Online
Xem chi tiết
Online math
2 tháng 10 2016 lúc 23:46

*Diễn biến

-1/1285: 50 vạn quân (Thoát Hoan) =>nước ta.(Thoát Hoan chiếm Thăng Long, cho quân đóng ở ngoài thành).

– Ta: Chặn đánh, rút về Vạn Kiếp, Thăng Long, Thiên Trường, thực hiện kế “Vườn không nhà trống”

– Địch: tướng Toa Đô: Đánh Nghệ An, Thanh Hoá. Thoát Hoan mở  cuộc tấn công xuống phương Nam.

-Ta rút lui nhằm bảo toàn lực lượng.

– Địch rút lui về Thăng Long gặp nhiều khó khăn.

-5/1285:  ta mở cuộc phản công.

– Địch: Tháo chạy

* Kết quả: Địch đại bại

*Nhận xét: Độc đáo, sáng tạo, linh hoạt, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.

Linh Sun
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
23 tháng 11 2016 lúc 20:28

Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến ( Lần thứ 2 ) chống quân xâm lược Nguyên 1285:

-Cuối tháng 1-1285, Thoát Hoan đem 50 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta.

-Sau khi quân ta chiến đấu anh dũng ở biên giới,thế giặc mạnh , Trần Hưng Đạo rút quân về Vạn Kiếp .

Vua Trần hỏi Trần Hưng Đạo có nên hàng không? Và được trả lời: “Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”. Không phải quân ta không có khả năng đánh tiếp, mà theo kế sách “Lấy yếu đánh

-Quân ta từ Vạn Kiếp rút về Thăng Long, giặc chiếm Thăng Long , quân ta rút về Thiên Trường.

Để bảo vệ cho cuộc rút quân chẳng may tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt, khi giặc hỏi : “Có muốn làm vương nước Nam không ?”, ông trả lời :”Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, giặc đã giết ông.

-Ở phía nam Toa Đô đánh Nghệ An, Thanh Hóa, quân ta chiến đấu anh dũng.Thoát Hoan ở phía Bắc, Toa Đô ở phía Nam , tạo thế gọng kềm tiêu diệt chủ lực của ta ở Thiên Trường.

-Tình thế nguy ngập, để đánh lạc hướng và lừa giặc, Trần Hưng đạo cho rút quân về phía Đông bắc , sau chiếm lại Thanh Hóa củng cố lực lượng chuẩn bị phản công.

-Thất bại khi ở phía nam, Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ quân tiếp viện và thiếu lương thực trầm trọng .

-Tháng 5- 1285 Trần Hưng Đạo phản công.Quân ta đánh bại quân giặc giặc khắp nơi, các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương ,thừa -thắng ta giải phóng Thăng Long.

-Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long, đến Vạn Kiếp bị quân ta phục kích chết rất nhiều, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

-Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết . Một cánh quân khác chạy theo hướng tây bắc, đến huyện Phù Ninh , bị Hà Đặc, Hà Chương đánh tan..

-Sau 2 tháng tổng phản công quyết liệt ta giành thắng lợi

 

doan truc van
24 tháng 11 2016 lúc 22:02
1.Diễn biến - Cuối tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Đại Việt.-Trước thế mạnh của giặc Trần Quốc Tuấn cho quân lui về Vạn Kiếp, rời Thăng Long về Thiên Trường ( Nam Định). Nhân dân thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”. Nhà Trần gặp khó khăn :- Toa Đô từ phía nam đánh lên, Thoát Hoan từ phía bắc đánh xuống.-Trần Quốc Tuấn lui quân và chiếm lại Thanh Hóa.- Tháng 5/1285 ta phản công giành thắng lợi lớn ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và giải phóng Thăng Long.2. Kết quả:- Thoát Hoan bỏ chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết, 50 vạn quân Nguyên bị đánh bại -> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Lê Thị Thủy Tiên
5 tháng 1 2017 lúc 9:35

lực lượng còn non yếu , nghĩa quân ko quá 2000 người , thiếu thốn lương thực, quân Minh nhiều lần tấn công(trích lời cô Thuộc)banhqua

Huy Nguyen
Xem chi tiết
Minh Nhân
24 tháng 3 2021 lúc 18:34

Em tách lần lượt các câu hỏi ra nhé !

Huy Nguyen
24 tháng 3 2021 lúc 21:45

Diễn biến: Gồm 3 đợt:

Đợt 1 (13/3 – 17/3): cứ điểm Him Lam bị quân ta tiêu diệt cùng với đó là diệt 2000 địch và phá hủy 26 máy bay địch.Đợt 2 (30/3 – 26/4): cao điểm phía Đông khu trung tâm Mường Thanh bị quân ta đồng loạt tấn công, diễn ra ác liệt nhất ở đồi A1, C1. Trung tâm Mường Thanh – nơi tiếp tế bằng hàng không của địch bị ta kìm hãm, địch lâm vào khốn khó.Đợt 3 (1/5 – 7/5): Quân ta đồng loạt tấn công vào khu Mường Thanh, Hồng Cúm. Chiều 7/5, ta tiến đánh sở chỉ huy địch. Đúng 17h30 ngày 7/5/1954, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm Đờ Cát, toàn bộ địch đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi.  Kết quả:Chiến thắng Điện Biên Phủ có 16.200 tên địch bị tiêu diệt, 62 máy bay địch bị phá hủy và rất nhiều phương tiện chiến tranh địch bị ta thu giữ. Với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, kế hoạch Na Va của Pháp bị đập tan. Bàn đàm phán giữa Pháp – Mỹ – Việt Nam diễn ra sau đó buộc Pháp rút quân khỏi nước ta.
Linh Linh
25 tháng 3 2021 lúc 18:57

c2:

Diễn biến

+ Thực dân Pháp huy động 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở cuộc tiến công Việt Bắc từ ngày 7/10/1947.

+ Khi địch vừa tấn công Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị "phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp".

+ Trên khắp các mặt trận quân dân ta anh dũng chiến dấu từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.

+ Ở Bắc Cạn, quân dân ta đã chủ động bao vây và tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã... buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11/1947.

+ Ở mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là mặt trận phục kích ở đèo Bông Lau, đánh trúng đoàn xe cơ giới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của địch.

+ Ở mặt trận hướng tây, quân dân ta phcuj kích trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô của địch.

+ Như vậy, hai gọng kìm đông và tây của Pháp bị bẻ gãy, không khép kín lại được.

+ Sau hơn hai tháng, cuộc chiến đấu giữa ta và địch đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19/12/1947.

Kết quả

+ Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 địch, bắn rơi 16 máy bay bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

+ Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn.

+ Bộ đội chủ lực càng trưởng thành qua thực tiễn chiến đấu.

Ý nghĩa

+ Với chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới.

 + Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc thay đổi chiển lược chiến tranh ở Đông Dương, từ "đánh nhanh thắng nhanh", sang "đánh lâu dài", thực hiện chính sách "dùng người Việt trị người Việt",lấy "chiến tranh nuôi chiến tranh".

Lê Thị Hà Trang
Xem chi tiết
bê trần
9 tháng 12 2016 lúc 19:30

tham khảo bài mk nha !

Cuối tháng 1 -1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Sau một số trận chiến đấu chặn giặc ở vùng biên giới, Trần Quốc Tuấn cho lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương).
Quân Thoát Hoan tập trung một lực lượng lớn tấn công vào Vạn Kiếp. Trước thế giặc mạnh, quân Trần lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nam Đinh). Nhân dân ở Thăng Long thực hiện lệnh "vườn không nhà trống" của triều đình.
Quân Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng).
Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thấy thế giặc mạnh, một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.
Cùng lúc đó, Thoát Hoan tự mình chỉ huy một lực lượng mạnh, mở cuộc tấn công lớn đánh xuống phía nam nhằm tạo thành thế "gọng kìm", hòng tiêu diệt quân chủ lực của ta và bắt sống toàn bộ đầu não của cuộc kháng chiến Trước tình thế nguy cấp, Trần Quốc Tuấn phải ra lệnh rút lui để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch.
Bị thất bại trong âm mưu bắt sống vua Trần và tiêu diệt quân chủ lực của ta, Thoát Hoan rút quân về Thăng Long chờ tiếp viện. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động lại thiếu lương thực trầm trọng.
Tháng 5- 1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội) và tiến vào giải phóng Thăng Long.
Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, bị quân Trần phục kích chặn đánh, nhiều tên bị giết. Thoát Hoan vất vả lắm mới chạy thoát về nước (tướng giặc là Lý Hằng hoảng sợ phải giấu Thoát Hoan vào ống đồng, bắt quân lính khiêng chạy)(1).
Vua Trần còn đem quân chặn đánh đạo quân của Toa Đô ở Tây Kết, hàng vạn quân giặc bị tiêu diệt. Tướng Toa Đô bị chém đầu.
Sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và 6), quân dân nhà Trần đã đánh tan tành 50 vạn quân Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới hồi đó. Đất nước sạch bóng quân xâm lược, cả dân tộc ca khúc khải hoàn.
"Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu".
Trần Quang Khải - Tụng giá hoàn kinh sư - (Phò giá về kinh - Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim)

 

cao duong tuan
Xem chi tiết
Lương Đại
9 tháng 3 2022 lúc 19:46

* Diễn biến :

- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.

- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.

- Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

* Kết quả :

 -Thực dân Pháp chiếm thành công thành Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
13 tháng 5 2021 lúc 22:57

Tham Khảo !

- Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.

- Trước thế giặc mạnh và sau một số trận chặn giặc, Trần Quốc Tuấn cho rút lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), rồi lại lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nan Định) để bảo toàn lực lượng.

- Nhân dân Thăng Long một lần nữa thực hiện “vườn không nhà trống”. Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại ở phía Bắc sông Nhị (sông Hồng).

- Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, thấy thế giặc mạnh một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.

- Cùng lúc đó, Thoát Hoan cho quân tiến xuống phía Nam nhằm tạo thế “gọng kìm” tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng thất bại. Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ viện binh. Ở đây, quân Nguyên lâm vào thế bị động và thiếu lương thực trầm trọng.

- Tháng 5-1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và tháng 6), quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên, đất nước sạch bóng quân thù.

 

ko tên nhá
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
17 tháng 12 2021 lúc 15:29

Tham khảo

Chuẩn bị khác: + Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu. + Nhân dân luyện tập, cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc. + Binh sĩ đều thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ).Kết thúc thắng lợi

Lihnn_xj
17 tháng 12 2021 lúc 15:31

tham khảo:

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến

- Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.

- Trần Quốc Tuấn - chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.

- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc => Tại đây, các cụ bô lão đã cùng thế hiện ý chí quyết tâm đánh giặc.

- Chuẩn bị khác:

+ Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.

+ Nhân dân luyện tập, cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc.

+ Binh sĩ đều thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ).

3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến

* Diễn biến:

- Cuối tháng 1 -1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.

- Sau một số trận chiến đấu chặn giặc ở vùng biên giới, Trần Quốc Tuấn cho lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). => Quân Thoát Hoan tập trung một lực lượng lớn tấn công vào Vạn Kiếp.

- Trước thế giặc mạnh, quân Trần lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nam Định). Nhân dân ở Thăng Long thực hiện lệnh "vườn không nhà trống" của triều đình.

- Quân Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng).

- Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thấy thế giặc mạnh, một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.

- Cùng lúc đó, Thoát Hoan tự mình chỉ huy một lực lượng mạnh, mở cuộc tấn công lớn đánh xuống phía nam nhằm tạo thành thế "gọng kìm", hòng tiêu diệt quân chủ lực của ta và bắt sống toàn bộ đầu não của cuộc kháng chiến Trước tình thế nguy cấp, Trần Quốc Tuấn phải ra lệnh rút lui để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch.

- Bị thất bại trong âm mưu bắt sống vua Trần và tiêu diệt quân chủ lực của ta, Thoát Hoan rút quân về Thăng Long chờ tiếp viện. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động lại thiếu lương thực trầm trọng.

- Tháng 5- 1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội) và tiến vào giải phóng Thăng Long.

* Kết quả:

- Quân Nguyên đại bại, Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước, đất nước sạch bóng quân xâm lược.

 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 3 2018 lúc 2:14

- Sau khi biết tin quản Nguyên đánh Cham-pa, vua Trần triệu tập các vương hầu, quan lại họp tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được giao cho chỉ huy kháng chiến. Ông soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân dân.

    - Đầu năm 1258, vua Trần mời các vị bô lão họp hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh giặc.

    - Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng , quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.

    - Cuối tháng 1- 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy, sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Giặc tấn công Vạn Kiếp, quân đội nhà Trần rút về Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống" rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). Quân Nguyên chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía Bắc sông Hồng.

    - Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa. Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía Nam tạo thế "gọng kìm" với hi vọng tiêu diệt chủ lực quân Trần và bắt sống vua Trần. Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải lui về Thăng Long, quân Nguyên lâm vào tình thế bị động , thiếu lương thực trầm trọng.

    - Tháng 5 – 1285, quân đội nhà Trần bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn đã diễn ra ở Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội), quân giặc thất bại, quân ta tiến vào Thăng Long. Quân Nguyên tháo chạy. Sau hơn hai tháng phản công, quân dân nhà Trần đã đánh tan hơn 50 vạn quân xâm lược Nguyên, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần hai.

Dương Đức Anh
Xem chi tiết
Leonor
9 tháng 11 2021 lúc 21:00

Tham khảo!

a) Hoàn cảnh lịch sử

- Cuối năm 979 nhà Đinh rối loạn.

- Nhà Tống suy yếu

=> Nhà Tống quyết định đem quân xâm lược nước ta để củng cố đất nước.

b) Diễn biến

- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:

+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.

+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.

- Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.

- Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.

- Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.

=> Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

c) Kết quả:

- Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi.

- Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.

d) Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu của nhân dân ta.

- Tài chỉ huy, thao lược của Lê Hoàn.

* Ý nghĩa:

- Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.

- Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.

Nguyễn Hà Giang
9 tháng 11 2021 lúc 21:01

Tham khảo!

 

a) Hoàn cảnh lịch sử

- Cuối năm 979 nhà Đinh rối loạn.

- Nhà Tống suy yếu

=> Nhà Tống quyết định đem quân xâm lược nước ta để củng cố đất nước.

b) Diễn biến

- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:

+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.

+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.

- Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.

- Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.

- Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.

=> Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

c) Kết quả:

- Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi.

- Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.

d) Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu của nhân dân ta.

- Tài chỉ huy, thao lược của Lê Hoàn.

* Ý nghĩa:

- Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.

- Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.



 

Long Sơn
9 tháng 11 2021 lúc 21:01

Tham khảo:

Diến biễn:

- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:

+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.

+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.

- Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.

- Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.

- Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.

=> Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Kết quả:

- Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi.

- Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.

* Ý nghĩa:

- Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.

- Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.