Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Đình Hồng
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Thanh Duy
2 tháng 3 2016 lúc 15:39

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1 :

Trong truyện ngắn " Chữ người tử tù", Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn cao và quản ngục, trên bình diện xã hội họ hoàn toàn đối lập nhau. Một người là "tên đại nghịch", cầm đàu nổi loại nay bị bắt, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thường. Nhưng họ đều có tâm hồn nghệ sĩ. Trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Tạo dựng tình thế như vậy, đồng thời cho họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm, nhơ bẩn, tác giả đã tạo nên một cuộc kì ngộ đáng nhớ và kì lạ

Tình huống truyện độc đáo thể hiện ở mối quan hệ éo le; đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri kỉ. Hai nhân vật được đặt trong tình thế đối nghịch : tử tù và quản ngục. Chính tình huống này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng " biệt nhỡn liên tài" của  viên quản ngục. Từ đó mà chủ đề tác phẩm cũng được thể hiện sâu sắc.

Câu 2 :

Trong "Chữ người tử tù", ngòi bút Nguyễn Tuân đã tập trung khắc họa vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Vẻ đẹp của Huấn Cao được thể hiện ở ba phẩm chất

- Huấn Cao là một con người tài hoa siêu việt, đầy uy lực. Ông có tài viết chữ, chữ ông " đẹp và vuông lắm". Nó nức tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Nó khiến cho viên quản ngục say mê đến mê muội, ngày đêm mong có được chữ của ông để treo trong nhà

- Khí phách hiên ngang, bất khuất, Huấn Cao là một trang anh hùng, dũng liệt. Ông là một kẻ " đại nghịch" đã đành, ngay cả khi bắt đầu đặt chân vào nhà lao này, ở ông vẫn giữ được cái thế hiên ngang. Sự ngang tàng của Huấn Cao còn thể hiện ở thái độ không quỵ lụy trước cường quyền và tù ngục.

- Huấn Cao còn là một người có "thiên lương" trong sáng và cao đẹp. Nó thể hiện ở thái độ tôn trọng trước một nhân cách đẹp ( viên quản ngục), trước một người nghệ sĩ có cái sở nguyện trong sáng. Ông sẵn sàng cho chữ, sẵn sàng chia sẽ những lời gan ruột, chân thành với viên quản ngục trước khi vào kinh thành thụ án. Đó là sự ứng xử đáng trọng của một nhân cách cao cả

Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn bày tỏ những quan niệm của mình về cái đẹp. Trong truyện, Huấn Cao được xây dựng không chỉ là người có tài mà còn có tâm, có thiên lương. Huấn Cao không chỉ có thái độ hiên ngang, bất khuất, coi thường cái chết và tiền bạc mà còn có tấm lòng yêu quý cái thiện, mềm lòng trước tấm lòng " biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục và thậm chí còn biết sợ cái việc " chút nữa phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Có thể nói đó là hai mặt thống nhất  của một nhân cách lớn. Như thế, trong quan điểm của Nguyễn Tuân, cái tài phải đi đôi với cái tâm. Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của tác giả.

Câu 3 :

Dù có thể được coi là nhân vật phụ, song qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, viên quản ngục cũng được coi là một nhân vật độc đáo

- Là một người làm nghề coi ngục, là công cụ trấn áp của bộ máy thống trị đương thời, nhưng viên quản ngục lại có thú chơi thanh cao, tao nhã - thú chơi chữ. Ngay từ khi còn trẻ, khi mới " biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền", ông đã có cái sở nguyện " một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một câu đối da ông Huấn Cao viết"

- Viên quản ngục là người biết trân trọng giá trị con người. Điều đó thể hiện rõ qua hành động " biệt đãi" của ông đối với Huấn Cao - một kẻ tử tù đại nghịch

- Cái sở nguyện thanh cao muốn có được chữ của Huấn Cao để treo bất chấp nguy hiểm, cùng thái độ thành kình đón nhận chữ từ tay Huấn Cao cho thấy, viên quản ngục là một người có tấm lòng " biệt nhỡn liên tài", là người biết trân trọng những giá trị văn hóa.

- Diễn biến nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy đây cũng là một nhân cách đẹp, một " tấm lòng trong thiên hạ", tri âm, tri kỉ với Huấn Cao. Đó là " một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản dàn mà nhạc luật đều hỗn độn"

- Có thể nói, viên quản ngục là một người biết giữ " thiên lương", biết trân trọng giá trị văn hóa và tài năng, là người có tâm hồn nghệ sĩ, không có tài nhưng yêu tài, không sáng tạo được cái đẹp nhưng biết yêu và trân trọng thật lòng cái đẹp

Câu 4 :

Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao được thể hiện nổi bật và tập trung nhất trong đêm ông cho chữ viên quản ngục. Bằng khả năng sử dụng vốn từ ngữ phong phú, sắc sảo, Nguyễn Tuân đã rất dụng công để khắc tạo lên một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có", trong đó, nổi bật là vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ  hào quang bất tử của hình tượng nhân vật Huấn Cao

Có thể nói cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" vì :

- Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một hoạt động sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ươt, hôi hám của nhà tù. Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác ngự trị

- Người nghệ sĩ tài hoa đang say mê tô từng nét chữ không phải là người được tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng, và chỉ sớm tinh mơ ngày mai đã bị giải vào kinh để chịu án tử hình. Trong cảnh này, người tù thì nổi bật lên uy nghi, lồng lộng, còn quản ngục, thơ lại thì lại khúm núm, run run bên cạnh người tù đang bị gông xiềng kia

- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược : tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan; còn ngục quan thì khúm núm, vái lại tù nhân

Thì ra, giữa trốn ngục tù tàn bạo, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ mà người tử tù làm chủ. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với với cái ác,.. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng

Câu 5 :

Các nhân vật của Nguyễn Tuân tuy chỉ được miêu tả trong những khoảnh khắc nhưng đó là những khoảnh khắc đặc biệt, bởi thế mà họ đều rất ấn tượng.

Nhân vật rất giàu tính cách, rất ngang tàng, rất tài năng nhưng cái tâm cũng luôn trong sáng. Đó là những biểu tượng về cái đẹp, là những con người hoàn mĩ

Trong truyện, đáng chú ý nhất là đoạn miên tả cảnh vật và không khí thiêng liêng, cổ kính của cảnh cho chứ. Đoạn văn này thể hiện tài năng sắc sảo của Nguyễn Tuân không chỉ trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện mà còn ở khả năng sử dụng bút pháp đối lập tạo dựng cảnh. Chính nhờ thủ pháp này mà cảnh tượng hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ của nó.

 

Anh Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Loan
Xem chi tiết
Ngô Châu Bảo Oanh
13 tháng 9 2016 lúc 8:11

SỌ DỪA

 (Truyện cổ tích)


I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại :

Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta. Trong truyện có một số kiểu nhân vật chính: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...), nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật (các con vật biết nói năng, có hoạt động và tính cách như con người,...).

Trong truyện cổ tích thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo, đóng vai trò cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu(1)...

2. Truyện cổ tích được chia làm ba loại:

- Truyện cổ tích về loài vật: nhân vật chính là các con vật. Từ việc giải thích những đặc điểm, thói quen, quan hệ của các con vật, tác giả dân gian đúc kết những kinh nghiệm về thế giới loài vật và các vấn đề đạo đức, kinh nghiệm sống trong xã hội loài người.

- Truyện cổ tích thần kì: có nhiều yếu tố thần kì, kể về các nhân vật như người em út, người mồ côi, người có tài năng kì lạ...

- Truyện cổ tích sinh hoạt kể về sự thông minh, sắc sảo, tài phân xử của các nhân vật gắn với đời thực, ít có hoặc không có các yếu tố thần kì.

3. Tóm tắt:

Có đôi vợ chồng già, phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái.

Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.

Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận thay mẹ chăn đàn bò nhà phú ông. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi cậu, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.

Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho Sọ Dừa. Sọ Dừa hiện nguyên hình làm một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.

Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.

Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị thấy em không chết, xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI      

1. Sự ra đời của Sọ Dừa có những đặc điểm khác thường. Thứ nhất, sự mang thai của bà mẹ khác thường: uống nước mưa ở cái sọ dừa bên gốc cây to. Thứ hai, hình dạng khi ra đời khác thường: không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thứ ba, tuy hình dạng khác thường nhưng Sọ Dừa biết nói như người. Lớn lên vẫn không khác lúc nhỏ, "cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì".

Truyện kể về sự ra đời của Sọ Dừa, loại nhân vật ngay từ khi ra đời đã mang lốt xấu xí. Chính sự ra đời khác thường ấy bao hàm khả năng mở ra những tình huống khác thường để phát triển cốt truyện.

2. Những chi tiết thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa: chàng chăn bò rất giỏi, thổi sáo rất hay, tự tin (chăn bò, giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và lo đủ sính lễ theo điều kiện phú ông đặt ra), thông minh (thi đỗ Trạng nguyên), có tài dự đoán tương lai chính xác (khi đi xứ, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn vợ phải luôn giắt trong người).

Đọc truyện cổ tích Sọ Dừa, có thể thấy mối quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật. Về hình thức bề ngoài, Sọ Dừa dị dạng (tròn như sọ dừa) đối lập với phẩm chất bên trong (thông minh, tài giỏi). Sự đối lập giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của Sọ Dừa khẳng định giá trị bản chất và chân chính của con người, đồng thời thể hiện ước mơ mãnh liệt về một sự đổi đời của người xưa.

3. Cô Út lấy Sọ Dừa vì: cô nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa "không phải người phàm trần".

Khác với hai cô chị "ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; cô Út "hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế" ngay cả khi Sọ Dừa mới đến ở chăn bò và còn mang lốt xấu xí. Cô út là người thông minh, biết lo xa và xử trí kịp thời trước tình huống hiểm nguy để thoát nạn (đâm chết cá, khoét bụng cá chui ra, cọ đá vào nhau bật lửa, nướng cá sống ăn qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu). Có thể nói: đây là con người bằng tình thương, tình yêu con người để đi đến hạnh phúc, nên xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Cùng với sự khẳng định tài năng đặc biệt của nhân vật Sọ Dừa, sự tô đậm những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô út chính là dụng ý của tác giả dân gian, nhằm thể hiện ranh giới giữa cái tốt và cái xấu rõ nét hơn.

4. Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, người lao động xưa thể hiện những mơ ước về sự đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, dị hình xấu xí... trở thành người đẹp đẽ, có tình thương và thông minh tài giỏi, được hưởng hạnh phúc. Đồng thời, đó cũng là mơ ước về sự công bằng: người thông minh, tài giỏi thì được hưởng hạnh phúc, kẻ tham lam, độc ác thì bị trừng trị đích đáng.

5. Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái: "Thương người như thể thương thân". Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.

Truyện khẳng định niềm tin vào sự chiến thắng cuối cùng của sự công bằng đối với những bất công, khẳng định sự chiến thắng của tình yêu chân chính đối với sự tham lam, độc 

Thảo Phương
13 tháng 9 2016 lúc 12:10

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta. Trong truyện có một số kiểu nhân vật chính: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...), nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật (các con vật biết nói năng, có hoạt động và tính cách như con người,...).Trong truyện cổ tích thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo, đóng vai trò cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu(1)...2. Truyện cổ tích được chia làm ba loại:- Truyện cổ tích về loài vật: nhân vật chính là các con vật. Từ việc giải thích những đặc điểm, thói quen, quan hệ của các con vật, tác giả dân gian đúc kết những kinh nghiệm về thế giới loài vật và các vấn đề đạo đức, kinh nghiệm sống trong xã hội loài người.- Truyện cổ tích thần kì: có nhiều yếu tố thần kì, kể về các nhân vật như người em út, người mồ côi, người có tài năng kì lạ...- Truyện cổ tích sinh hoạt kể về sự thông minh, sắc sảo, tài phân xử của các nhân vật gắn với đời thực, ít có hoặc không có các yếu tố thần kì.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Sự ra đời của Sọ Dừa có những đặc điểm khác thường. Thứ nhất, sự mang thai của bà mẹ khác thường: uống nước mưa ở cái sọ dừa bên gốc cây to. Thứ hai, hình dạng khi ra đời khác thường: không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thứ ba, tuy hình dạng khác thường nhưng Sọ Dừa biết nói như người. Lớn lên vẫn không khác lúc nhỏ, "cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì".Truyện kể về sự ra đời của Sọ Dừa, loại nhân vật ngay từ khi ra đời đã mang lốt xấu xí. Chính sự ra đời khác thường ấy bao hàm khả năng mở ra những tình huống khác thường để phát triển cốt truyện.2. Những chi tiết thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa: chàng chăn bò rất giỏi, thổi sáo rất hay, tự tin (chăn bò, giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và lo đủ sính lễ theo điều kiện phú ông đặt ra), thông minh (thi đỗ Trạng nguyên), có tài dự đoán tương lai chính xác (khi đi xứ, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn vợ phải luôn giắt trong người).Đọc truyện cổ tích Sọ Dừa, có thể thấy mối quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật. Về hình thức bề ngoài, Sọ Dừa dị dạng (tròn như sọ dừa) đối lập với phẩm chất bên trong (thông minh, tài giỏi). Sự đối lập giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của Sọ Dừa khẳng định giá trị bản chất và chân chính của con người, đồng thời thể hiện ước mơ mãnh liệt về một sự đổi đời của người xưa.3. Cô Út lấy Sọ Dừa vì: cô nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa "không phải người phàm trần".Khác với hai cô chị "ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; cô Út "hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế" ngay cả khi Sọ Dừa mới đến ở chăn bò và còn mang lốt xấu xí. Cô út là người thông minh, biết lo xa và xử trí kịp thời trước tình huống hiểm nguy để thoát nạn (đâm chết cá, khoét bụng cá chui ra, cọ đá vào nhau bật lửa, nướng cá sống ăn qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu). Có thể nói: đây là con người bằng tình thương, tình yêu con người để đi đến hạnh phúc, nên xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Cùng với sự khẳng định tài năng đặc biệt của nhân vật Sọ Dừa, sự tô đậm những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô út chính là dụng ý của tác giả dân gian, nhằm thể hiện ranh giới giữa cái tốt và cái xấu rõ nét hơn.4. Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, người lao động xưa thể hiện những mơ ước về sự đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, dị hình xấu xí... trở thành người đẹp đẽ, có tình thương và thông minh tài giỏi, được hưởng hạnh phúc. Đồng thời, đó cũng là mơ ước về sự công bằng: người thông minh, tài giỏi thì được hưởng hạnh phúc, kẻ tham lam, độc ác thì bị trừng trị đích đáng.5. Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái: "Thương người như thể thương thân". Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.Truyện khẳng định niềm tin vào sự chiến thắng cuối cùng của sự công bằng đối với những bất công, khẳng định sự chiến thắng của tình yêu chân chính đối với sự tham lam, độc ác.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:Có đôi vợ chồng già, phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái.Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận thay mẹ chăn đàn bò nhà phú ông. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi cậu, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho Sọ Dừa. Sọ Dừa hiện nguyên hình làm một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị thấy em không chết, xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.
Ninh Hoang Khanh
5 tháng 2 2017 lúc 21:48

1. Sự ra đời của Sọ Dừa có những đặc điểm khác thường. Thứ nhất, sự mang thai của bà mẹ khác thường: uống nước mưa ở cái sọ dừa bên gốc cây to. Thứ hai, hình dạng khi ra đời khác thường: không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thứ ba, tuy hình dạng khác thường nhưng Sọ Dừa biết nói như người. Lớn lên vẫn không khác lúc nhỏ, "cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì".
Truyện kể về sự ra đời của Sọ Dừa, loại nhân vật ngay từ khi ra đời đã mang lốt xấu xí. Chính sự ra đời khác thường ấy bao hàm khả năng mở ra những tình huống khác thường để phát triển cốt truyện.
2. Những chi tiết thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa: chàng chăn bò rất giỏi, thổi sáo rất hay, tự tin (chăn bò, giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và lo đủ sính lễ theo điều kiện phú ông đặt ra), thông minh (thi đỗ Trạng nguyên), có tài dự đoán tương lai chính xác (khi đi xứ, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn vợ phải luôn giắt trong người).
Đọc truyện cổ tích Sọ Dừa, có thể thấy mối quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật. Về hình thức bề ngoài, Sọ Dừa dị dạng (tròn như sọ dừa) đối lập với phẩm chất bên trong (thông minh, tài giỏi). Sự đối lập giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của Sọ Dừa khẳng định giá trị bản chất và chân chính của con người, đồng thời thể hiện ước mơ mãnh liệt về một sự đổi đời của người xưa.
3. Cô Út lấy Sọ Dừa vì: cô nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa "không phải người phàm trần".
Khác với hai cô chị "ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; cô Út "hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế" ngay cả khi Sọ Dừa mới đến ở chăn bò và còn mang lốt xấu xí. Cô út là người thông minh, biết lo xa và xử trí kịp thời trước tình huống hiểm nguy để thoát nạn (đâm chết cá, khoét bụng cá chui ra, cọ đá vào nhau bật lửa, nướng cá sống ăn qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu). Có thể nói: đây là con người bằng tình thương, tình yêu con người để đi đến hạnh phúc, nên xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Cùng với sự khẳng định tài năng đặc biệt của nhân vật Sọ Dừa, sự tô đậm những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô út chính là dụng ý của tác giả dân gian, nhằm thể hiện ranh giới giữa cái tốt và cái xấu rõ nét hơn.
4. Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, người lao động xưa thể hiện những mơ ước về sự đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, dị hình xấu xí... trở thành người đẹp đẽ, có tình thương và thông minh tài giỏi, được hưởng hạnh phúc. Đồng thời, đó cũng là mơ ước về sự công bằng: người thông minh, tài giỏi thì được hưởng hạnh phúc, kẻ tham lam, độc ác thì bị trừng trị đích đáng.
5. Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái: "Thương người như thể thương thân". Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.
Truyện khẳng định niềm tin vào sự chiến thắng cuối cùng của sự công bằng đối với những bất công, khẳng định sự chiến thắng của tình yêu chân chính đối với sự tham lam, độc ác.

nho tich nha cac ban

vui

Thảo Phương
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
13 tháng 9 2023 lúc 11:33

- Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng được đăng trên tạp chí Tao đàn số 29 vào năm 1938, sau đó được in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên là Chữ người tử tù.

- Chữ người tử tù được đánh giá là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất của tập sách.

- Nội dung chính: Tác phẩm ngợi ca cái đẹp, trân quý nhân phẩm tốt đẹp của con người không bị môi trường bào mòn, thay đổi.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Tác giả Nguyễn Tuân:

+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.

+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...

 

+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

- Những đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: ông mang tới ngôn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng công và chau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn. Giọng văn của ông cũng mang trong mình sự đa dạng, phong phú, lúc khinh bạc, ngạo nghễ đến mức mỉa mai, lúc lại thâm trầm và trữ tình trong giai đoạn sau cách mạng. Ông có sự sáng tạo không ngừng và sự ảnh hưởng to lớn đối với ngôn ngữ văn học mà chữ quốc ngữ là chất liệu để sáng tác. Ông đưa đến tiếng Việt thăng hoa lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, tách biệt hoàn toàn với hệ hình văn chương trung đại với ngôn ngữ văn chương vay mượn và mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng và nó cũng vượt lên trên giao thoa ngôn ngữ của giai đoạn giao thời và góp phần cùng các nhà văn, nhà thơ cùng thời đưa văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa.

Lê Nguyễn Thiện Lộc
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Thiện Lộc
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 4 2019 lúc 13:41

=> Đáp án B

Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:47

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài viết Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

- Chú ý vào những câu văn nói về nội dung của bài viết để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Chủ đề của Chữ người tử từ được tác giả khái quát qua những câu:

Chữ người tử tù dựng lên một thế giới tăm tối, tù ngục, trong đó, kẻ tiểu nhân, bọn độc ác bất lương làm chủ. Trên cái tăm tối ấy, hiện lên ba đốm sáng lẻ loi, cô đơn: Huấn Cao, viên quản ngục và viên thơ lại- những con người có tài và biết trọng tài, có nghĩa khí và biết trọng nghĩa khí.

- Ba đốm sáng cô đơn ấy cuối cùng cũng tụ lại, tạo thành ngọn lửa ngùn ngụt rực sáng giữa chốn ngục tù – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

- Cái đẹp, cái tài, sự trong sạch của tâm hồn đã tập hợp họ lại giữa cái nơi xưa nay chỉ có gian ác, thô bỉ và hôi hám.

Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 22:57

Chủ đề của Chữ người tử từ được tác giả khái quát qua những câu:

- Chữ người tử tù dựng lên một thế giới tăm tối, tù ngục, trong đó, kẻ tiểu nhân, bọn độc ác bất lương làm chủ. Trên cái tăm tối ấy, hiện lên ba đốm sáng lẻ loi, cô đơn: Huấn Cao, viên quản ngục và viên thơ lại- những con người có tài và biết trọng tài, có nghĩa khí và biết trọng nghĩa khí.

- Ba đốm sáng cô đơn ấy cuối cùng cũng tụ lại, tạo thành ngọn lửa ngùn ngụt rực sáng giữa chốn ngục tù – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

- Cái đẹp, cái tài, sự trong sạch của tâm hồn đã tập hợp họ lại giữa cái nơi xưa nay chỉ có gian ác, thô bỉ và hôi hám.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 21:26

- Chữ người tử tù dụng lên một thế giới tăm tối, tù ngục, trong đó, kẻ tiểu nhân, bọn đọc ác, bất lương làm chủ. 

- Đấy là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái tài, cái đẹp đối với cái nhem nhuốc, tục tằn, của thiên lương đối với tội ác. 

Mphuong Nguyễn
22 tháng 11 2023 lúc 21:43

- Chữ người tử tù dụng lên một thế giới tăm tối, tù ngục, trong đó, kẻ tiểu nhân, bọn đọc ác, bất lương làm chủ. 

- Đấy là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái tài, cái đẹp đối với cái nhem nhuốc, tục tằn, của thiên lương đối với tội ác.