mưa trôi để lại ngây thơ trong giấc mơ buốt lạnh
Đọc đoạn thơ sau và cho biết:
A. Đoạn thơ trên nói về giấc mơ vẫn trở đi trở lại đêm đêm của tác giả. Hình ảnh chú chim kêu cứu trong mưa bão không chỉ trở lại một lần mà dường như trở đi trở lại, khiến tác giả cảm thấy day dứt, không thể ngủ yên.
B. Đoạn thơ cho thấy, trong giấc mơ của tác giả có hình ảnh những quả trứng không bao có thể trở thành chim non chỉ vì tác giả đã thờ ơ không cứu giúp chim mẹ. Âm thanh của tiếng quả trứng lăn vào giấc ngủ giống như một tiếng vọng dữ dội khiến tác giả không thể nào quên.
C. Đoạn thơ cho thấy biết bao day dứt, ân hận của tác giả khi không giúp đỡ chú chim mẹ. Phải xót thương những sự sống nhỏ bé thì tác giả mới luôn cảm thấy như thế. Qua đó, tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta đừng bao giờ thờ ơ, vô tình trước thế giới xung quanh, trước những người hoạn nạn cần giúp đỡ để cuộc sống ấm áp và giàu yêu thương hơn.
D. Cả A và B và C
CÁC BẠN GIẢI CHI TIẾT RA GIÚP MÌNH NHÉ! CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU!
Trong khổ thơ này, tác giả viết " Đêm cháu về nằm mơ/ Giấc ngủ hồng sắc trứng". Theo em, vì sao ổ trứng hồng lại đi vào giấc mơ của người cháu?
Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu. “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục… cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.
Tưởng tượng trong 1 giấc mơ, em gặp được những người lính trong bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu). Hãy kể lại giấc mơ đó
Các bạn! Hòa bình đất nước được lặp lại, tôi là người may mắn trong số những người lính được trở về quê hương, sau những ngày kháng chiến gian lao, đứng giữa sự sống và cái chết. Đến bây giờ được sống trong hòa bình, độc lập, trong lòng tôi vẫn luôn khao khát được một lần về thăm quê của bạn, quê người đồng chí của tôi.
Tôi là anh cả trong một gia đình có sáu anh em, cha mẹ tôi là những người nông dân vất vả, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, sống trên một vùng quê khó khăn ” đất cày lên sỏi đá”, tôi luôn mong muốn quê mình giàu có, đẹp hơn nữa. Cuộc kháng chiến vừa bắt đầu, tôi lại xin nhập ngũ. Rời quê hương lên đường, tôi nghĩ trong thời gian tới nhất định tôi sẽ lập được nhiều công lớn giúp ích cho nhân dân? tôi bây giờ đã trở thành một người lính ư? tôi có thể cầm súng chiến đấu ư? thật hạnh phúc biết bao.
Vào quân đội tôi được cử lên Việt Bắc – nơi chiến trường khốc liệt nhất của chiến tranh. Ngày ra quân, hành quân trên đường đi đến Việt Bắc tôi mới thấy sự cực nhọc, vất vả của những người kính cụ hồ, đến nơi, nhũng người lính đi trước chúng tôi hai ngàu đã nghĩ sẵn ở đó. Nổi bật trong số đó, người có thiện cảm với tôi từ lần đầu tiên là một anh lính trạc bằng tuổi tôi, dáng người cao cao, trông thật nhanh nhẹn, như một phản xạ, tôi nhanh chóng đến bắt chuyện với anh.
– Chào cậu!
– Ừ! chào bạn!
Anh ấy có vẻ hơn ngại ngùng, chỉ cười gượng. Như đã được định sẵn tôi với anh cùng chung một tiểu đội mang tên BK107. Đêm về tôi không sao ngủ được lại càng nôn nao muốn kết bạn với anh lính trẻ. Tôi sát lại gần anh, thở một hơi thật mạnh, nói thủ thỉ:
– Chiến tranh ác liệt nhỉ?
Người con trai ấy hơi sững sờ, chắc là tại vì tôi quá tự tin. Không sao, tôi là người như vậy mà, tôi cười một mình. Mở tròn mắt nhìn anh với vẻ mặt y như một đứa trẻ đòi quà, tôi mong nhận được câu trả lời. Có vẻ lần này anh ấy đỡ ngại hơn.
– Cậu ở đâu lên vậy? chắc ngoài Bắc hả?
– Vâng, tớ ở xuôi lên, tớ muốn nước mình độc lập lắm! còn cậu, cậu ở đâu?
Câu chuyện dần cởi mở và tự nhiên hơn.
Mình ở Nam Định, vùng ” nước năm đồng chua”, khổ lắm! Con người chân lấm tay bùn.
Vậy là từ hai người xa lại chũng tôi đã trò chuyện và quen nhau, ngày cùng nhau làm nhiệm vụ, tối đắp chung chăn. Đứng cạnh bên nhau, nhìn về phía xa xa, tôi và người lính ấy mong sao hòa bình được lặp lại, chiến tranh kết thúc. Nếu không có chiến tranh thì chắc chắn sẽ không có những giọt máu rơi xuống, sẽ không có những giọt nước mắt rơi xuống, tiếng khóc chờ chồng, chờ cha.
Cuộc gặp gỡ lần đầu của chúng tôi tuyệt biết bao! Ngày hôm nay gặp lại người anh em ấy, chúng tôi đã cùng nhau ôn lại những kỉ niệm xưa, ngồi bên nhau ôn lại kỉ niệm, sao ngày ấy dù sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh mà chúng tôi vẫn luôn nở nụ cười trên môi, kết thúc tuổi thanh xuân trong chiến tranh, chúng tôi ngày càng già đi, tóc bạc phơ mái đầu, nhưng sự hi sinh của chúng tôi thật là đáng. Tôi giở cuốn ảnh lưu giữ tình bạn ra xem, cùng hàn huyên đủ chuyện trên đời, tình đồng chí
Được gặp lại nhau trong hòa bình, tình bạn xưa dâng trào trong trái tim mỗi chúng tôi, chiến tranh đi qua nhưng mọi thứ ngày ấy vẫn còn diễn ra trước mắt chúng tôi. Làm sao chúng tôi quên được nhau, quên được tình bạn ấy, thật tuyệt vời!
Học tốt!!
1. Mở bài:
Trong cuộc sống, có những người ta chỉ gặp một lần, chỉ trò chuyện chốc lát nhưng cũng đã để lại nhiều dấu ấn, tác động sâu sắc đến cuộc sống chúng ta. Thật may mắn và tình cờ, tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.
2. Thân bài:
Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa…) Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, …) Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:- Tôi hỏi bác về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
- Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: Sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.
Người lính kể về tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ -> Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận)
3. Kết bài:
Chia tay người lính lái xe. Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện:- Những câu chuyện người lính kể cho tôi nghe tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.
Tôi khâm phục và tự hào về thế hệ cha ông anh dũng, kiên cường đánh giặc và làm nên chiến thắng vẻ vang.
- Tôi thấm thía hơn giá trị thiêng liêng của chủ quyền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành được.
- Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng.
Câu 3. Gạch dưới cặp từ trái nghĩa trong bài thơ sau:
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào.
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào.
- Cặp từ trái nghĩa: In đậm
Trong giấc một giấc mơ, em được gặp lại người thân xa cách đã lâu. Hãy kể lại giấc mơ đó
Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.
Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.
Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.
Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.
Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.
Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.
Ông ngoại là người rất thân yêu đối với em. Trong suốt quãng đời thơ ấu của mình, hình ảnh ông là hình ảnh thân thương yêu quý nhất trong tâm trí em. Ông cho em ăn, ru em ngủ, dạy em vẽ nhà, chơi trò chơi với em. Vậy mà giờ đây, ông không còn bên em nữa. ông ra đi trong một chiều chủ nhật thật lặng lẽ. Tuy ông đã mất nhưng em vẫn mong phép lạ xảy ra, ống có thể trở về và em đã gặp lại ông trong một giấc mơ của mình.
Hôm đó, em học rất mệt nên đi ngủ sớm. Sau khi nhắm mắt lại, em thấy mình chìm sâu vào giấc ngủ. Bỗng trước mắt em hiện ra khu vườn thân thương của nhà ông ngoại. Đúng là khu vườn ấy rồi. Góc vườn là cây khế ngọt ông thường hái cho em ăn. Lá cây vẫn xanh mướt và trên cành xuất hiện những quả khế nho nhỏ, xanh xanh. Còn giữa vườn là cây hồng xiêm là cây mà ông ngoại cưng nhất. Rồi hai cây bưởi mẹ con, chỗ rau ngải cứu mọc sát đất, cả cày liễu lá dài đến cây xoài đang trổ hoa vẫn nguyên như lúc em còn bé, ở dưới quê với ông ngoại. Trong khu vườn này, ông đã cùng em chăm sóc những cây xanh cho chúng lớn, ra hoa, kết quả. ông dạy em biết giá trị khi làm việc, đó là niềm vui, niềm Tự hào khi thấy cây mình bỏ công chăm sóc cho ra những trái ngọt đầu tiên. Nhìn khu vườn, bao nhiêu kỉ niệm với ông ngoại lại ùa về trong tâm trí em. Em thấy nhớ ông quá và đột nhiên em cất tiếng gọi – một tiếng gọi từ trái tim, em gọi thật to: Ông ơi! Bỗng òng từ từ hiện ra. Vì không tin vào mắt mình, em đưa tay lên dụi mắt. Và ông cất tiếng gọi: Bó cún của ông, ông đây mà. Đúng là giọng nói thân thương của ông rồi. Cái giọng nói đã từng mất đi bây giờ lại trở lại bên em. Em chạy thật nhanh ra chỗ ông. Lúc ấy không hiểu sao miệng em thì cười còn mắt lại đầy nước mắt. Em nhào vào lòng ông, khóc thật to. Ông xoa đầu em thật nhẹ: Cháu đừng khóc nữa, đừng khóc nữa, ông ở đây mà. Em ngửng mặt lên nhìn ông. Tóc ông vẫn bạc trắng như ngày xưa. Em còn nhớ hồi bé mỗi lần nghịch tóc ông, em lại ngô nghê hỏi: Sao tóc ông trắng thế?
Tuy ông đã ra đi nhưng cuối cùng em cũng đã hiểu ra, trước khi ông ra đi ông đã để lại cho cháu hai món quà. Món quà của sự trí thức, ông ra đi nhưng cháu vẫn thấy linh hồn ông đang ở bên cháu. Còn món quà nữa đó là khu vườn nhỏ mà ông đã chăm chút khi còn sống. Và em luôn tin rằng: Dù ông không còn nữa nhưng linh hồn ông vẫn sẽ còn hiện diện ngay ở bên cạnh tôi, với vườn cây đầy hoa trái mà ông trồng.
thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.
Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.
Cầm đề bài tập làm văn trong tay, tôi thật sự lo lắng vì không biết làm bài tập đó như thế nào. Cô giáo cho đề bài Kể về bà của em và hẹn ngày mai phải nộp. Bà tôi ra đi từ lúc tôi chưa lọt lòng mẹ nên bà tôi ra sao, tính tình thế nào, giọng nói ra làm sao,… tôi đều không biết. Cơn gió thổi nhè nhẹ, bầu trời trong xanh, ngồi trước bàn học tôi cứ miên man suy nghĩ đến hình phạt mà bố mẹ sẽ dành cho tôi khi bị điểm kém. Thế rồi, không biết từ lúc nào, tói ngủ thiếp đi mất và có một giấc mơ tuyệt đẹp. Trong mơ, tôi thấy mình được gặp lại bà và được nghe bà kể rất nhiều chuyện mà tôi chưa biết.
Trong giấc mơ, tôi thấy mình đang ở trong ngôi nhà của bà ngày trước. Tất cả đồ đạc đều gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Ngoài sân có một bóng người gầy gầy, xương xương, lưng cũng đã còng thế nhưng dáng vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Tôi chạy vội ra sân và không biết đó là ai. Nghe thấy tiếng chân chạy, người đó quay lại. Điều bất ngờ nhất là khi quay người lại, tôi chợt reo lên vui sướng: Bà, bà ơi. Đúng, đó là bà tôi, người bà mà tôi luôn yêu quý cho dù chưa một lần gặp mặt. Tôi chỉ biết bà qua tấm ảnh mà bố cho tôi xem. Bà thấp, nhỏ người, khuôn mặt rạn vết chân chim của bao thời gian vất vả. Đôi mắt đã không còn vẻ sáng ngời mà nó đã trở nên mờ nhoà. Mái tóc bà bạc trắng, được vấn lên gọn gàng. Khi nghe thấy tiếng reo của tôi, bà xoa đầu tôi và bảo: Vào trong nhà đi cháu, ngoài này nắng to lắm., vào đi không lại ốm. Giọng bà mang đậm chất của quê tôi – vùng quê Nam Định nhưng ấm áp lạ lùng. Tôi ngoan ngoãn nghe theo lời bà, chạy vào trong nhà. Một lát sau, bà cũng vào và bảo: Lâu lắm rồi cháu mới về chơi với bà được một hôm nhỉ? Tôi cười và nói: Cháu cũng muốn về lắm nhưng chẳng có thời gian. Bà cười hiền từ, đôi mắt nhìn tôi âu yếm: Cô học cho giỏi rồi sau này bà sẽ lên chơi với cháu thường xuyên hơn . Tôi dựa đầu vào vai bà mà cảm thấy trong lòng mình một niềm vui khôn xiết. Giọng bà chợt ngậm ngùi: Thời gian trôi qua nhanh thật, mới ngày nào còn bé tí cứ khóc suốt ngày nhưng được cái nhanh nín. Thế mà bây giờ đã… Bà bỏ lửng câu nói rồi thở dài. Tôi bỗng thầm ước mình có thể bé đi được để bà có thể dẫn đi chơi, được bà mua kẹo cho sau mỗi lần bà đi chợ về. Nước mắt tôi chợt chảy ra giàn giụa. Bà cười, lau nước mắt cho tôi rồi nói: Lớn tướng rồi mà còn khóc nhè như trẻ con thế. Tôi ôm chặt lấy bà mà thấy chưa bao giờ hạnh phúc như lúc này.
Suốt cả ngày hôm đó, tôi cứ bám lấy bà như cái đuôi. Bà đi xuống bếp tôi cũng di theo, bà ra vườn tôi cũng chẳng rời nửa bước, ớ ngoài vườn, cây cối xum xuê, trĩu trịt quả. Tôi với một quả ổi, gặm thấy ngon hơn những quả ổi mà mẹ mua ở chợ. Bà cười nheo nheo mắt và nói: Cả vườn cây này bà trồng dành cả cho cháu. Người ta cũng tới mấy lần muốn mua hoa quả đấy nhưng bù không muốn vì sợ cháu về lại không có cái gì ăn… Hơn lúc nào hết, tôi cảm nhận được tình yêu thương của bà dành cho tôi. Lúc đó tôi chỉ muôn nói thật to: Bà ơi, cháu yêu bà lắm nhưng lại thấy nghẹn ngào không nói được thành lời. Trong lòng tôi, tôi chỉ muốn thời gian ngừng trôi để cho tôi luôn được sống trong sự chở che, yêu thương của bà dành cho tôi. Lúc ăn cơm, bà chẳng ăn mấy, chỉ chăm chăm gắp hết cho tôi. Vừa gắp cho tôi, bà vừa nói: Món này bà biết cháu thích ăn nhất nên bà làm. Ăn nhiều vào cho chóng lớn.
Tôi ước rằng tuần nào mình cũng được gặp lại bà trong giấc mơ. Những người thân đã xa ta, có thể là xa mãi mãi nhưng họ vẫn luôn hiện hữu bên ta. Dù chỉ là trong những giấc mơ thì ta vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc, có một sự động viên, an ủi lớn lao. Bà ơi, bà có nghe thấy cháu nói gì không? Dẫu bà có ở chốn thiên đường hay hư vô cháu vẫn luôn muốn nói rằng: Bà ơi, cháu yêu bà nhiều lắm! Bà sẽ mãi mãi là thiên thần hộ mệnh tuyệt vời và thân thương nhất của cháu!
Trong cuộc đời mình, ai chả có những ước mơ và khát vọng. Với tuổi thơ, tâm hồn đã trong trẻo lại giàu cảm xúc và trí tưởng tượng, nên càng nhiều mơ ước. Cái gì đã làm nên những giấc mơ kì diệu của tuổi thơ vậy? Có lẽ cũng như tôi, bạn phải thừa nhận rằng: văn học đã thắp hồng ngọn lửa mơ ước trong tim ta! Có ý kiến cho rằng: “Văn học đã chắp cánh cho tuổi thơ bao ước mơ và tình thương yêu”. Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ. Các tác phẩm văn học đều mang đến những giá trị nhân văn đến cho độc giả. Văn học chính là nơi để độc giả thỏa sức mơ ước và còn thể hiện được tình yêu thương người với người. Chắc bạn cũng đà một lần mơ ước bay lên cung trăng cùng chú Cuội để được đắm mình vào cõi bồng lai tiên cảnh, hay được du ngoạn bốn phương trời cùng tấm thảm bay, ngắm phong cảnh non xanh nước biếc với những dòng sông thơ mộng, những cánh rừng bí ẩn, những ống khói nhà máy cao chọc trời...Phải chăng việc bay lên vũ trụ ngày nay của con người cũng là nhờ những câu chuyện cổ tích xưa đã kích thích sự sáng tạo của nhà khoa học? Các nhà văn quả là “kì tài”, họ đã đi trước nhân loại hàng chục thế kỉ. “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng là tập hồi kí viết về những tháng ngày tuổi thơ cay đắng và khắc nghiệt của chính tác giả - một tuổi thơ mồ côi, chịu bao nhiêu tủi cực, thiếu thốn. Và có lẽ, trong tác phẩm, làm cho người đọc cảm động nhất chính là đoạn trích “Trong lòng mẹ”. Đoạn trích đã cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương cùng nỗi đau tinh thần bấy lâu của bé Hồng đồng thời là khát khao tình mẫu tử của bé. Là một cậu bé vô cùng yêu mẹ và thông minh, Hồng tự nhủ với lòng mình “đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến....”. Người đọc còn xúc động hơn nữa khi thấy tình cảm hai mẹ con bé Hồng gặp nhau. Khi mới thấy thoáng bóng ai giống mẹ, bé Hồng đã không kìm được lòng mà chạy gọi theo dù biết nếu đó là nhầm lẫn sẽ là một trò cười xấu hổ nhưng tình yêu thương mẹ của bé khi trỗi dậy đã lôi bé đi, không sao kìm lại được. Được nhìn thấy con, ôm con trong vòng tay, người mẹ như quên hết mọi cực nhọc, đau khổ và cả khuôn mặt đều ánh lên hạnh phúc. Trong lúc nằm trong lòng mẹ, Hồng thấy “Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường” đồng thời có sự liên tưởng kì lạ “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Đó chính là tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý vô ngần! Truyện ngắn " Tôi đi học" của Thanh Tịnh thể hiện rất đầy đủ phong cách sáng tác của tác giả: đậm đà chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo và tràn đầy chất thơ. Truyện đã thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi, chú bé được mẹ đưa đến trường lần đầu tiên trong ngày tựu trường. Cảm xúc bắt đầu được khơi nguồn từ hiện tại với cảnh lá rụng vào cuối thu. Đó là một buổi ban mai đầy sương thu và gió lạnh: Buổi tựu trường xa xưa ấy thật đáng nhớ, cậu con trai bé bỏng được mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi. Con đường đi đến trường là con đường làng dài và hẹp vốn đã quen đi lại lắm lần nhưng tự nhiên chú bé thấy lạ. Cảnh vật quê nhà hình như đều thay đổi bởi lẽ vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Chú bé bảy tám tuổi cảm thấy mình đã khôn, không còn chơi bời lêu lổng lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa. Làm sao quên được buổi tựu trường xa xưa đó. Chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn khi được mặc chiếc áo vải dù đen dài, cầm trong tay hai quyển vở mới. Chú thêm cảnh mấy cậu học trò bằng tuổi mình áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem. Chỉ cầm hai quyển vở mới, dù tay ghì thật chặt mà chú vẫn cảm thấy nặng, rồi một quyển vở Xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Nhìn thấy mấy cậu ôm sách vở nhiều lại còn kèm cả bút thước nữa, chú ngây thơ nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ, tâm lý ấy của nhân vật tôi đã thoáng qua trí nhớ của mình một cách nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Hình ảnh so sánh duyên dáng quá, không hề sáo mòn, công thức: so sánh cái ý nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước được so sánh với làn mây lướt ngang trên ngọn núi đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ trong sáng của nhân vật tôi. Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ. Chú ngạc nhiên trước cảnh đông vui dầy đặc cả người trước sân trường; ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa. Chú đã từng đi bẫy chim quyên với thằng Minh, và ghé lại trường một lần, đi quanh các lớp, cảm thấy trường xa lạ, cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Thế mà buổi tựu trường hôm nay, chú cảm thấy trường Mỹ Lí của mình vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa ấp. Đứng giữa sân trường rộng, chú bé đâm ra lo sợ vẩn Vơ. Phải chăng tâm trạng bồi hồi, bỡ ngỡ là rất thực, rất điển hình đối với tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời mình. Chú bé cũng như những học trò khác bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng, e sợ. Hình ảnh so sánh đặc sắc quá! Tâm trạng vừa khao khát học hành, ước mơ bay tới những chân trời xa. Chân trời ước mơ và hy vọng đã hiện về trong tâm tưởng của tuổi thơ trong buổi tựu trường. Tiếng trống trường, tiếng trống trường ngày khai giảng tiếng trống dù ở đâu và bất cứ thời nào cũng gây chấn động, hồi hộp kỳ lạ. Hồi trông trường của trường Mỹ Lí đã thúc vang dội cả lòng chú bé. Khi học sinh xếp hàng vào lớp, chú cảm thấy mình chơ vơ. Và tất cả học trò đều bắt đầu vụng về lúng túng. Tưởng như không đi mà bị kéo dìu tới trước. Co chân rồi duỗi chân, cứ dềnh dàng mãi. Toàn thân thì run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. Và khi ông đốc gọi tên, khi ông đốc nói..., các em học trò vào lớp Năm đã lúng túng... càng lúng túng hơn. Nhiều em ôm mặt khóc, nhiều em thút thít. Riêng chú bé thì cố bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước nhưng vẫn dúi đầu vào lòng mẹ tôi khóc nức nở. Có bao giờ, chú quên được cái bàn tay yêu thương của mẹ vuốt nhẹ lên tóc mình. Tuy vậy, chú bé khi xếp hàng vào lớp Năm, được thầy giáo trẻ tuổi tươi cười đứng đón ở cửa lớp, nhưng chú vẫn cảm thấy lẻ loi: trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Cảm xúc hồi hộp bâng khuâng dâng lên man mác trong lòng khi ngồi trong lớp, cảm thấy một mùi hương lạ xông lên. Chú thấy lạ và hay hay những hình treo trên tường. Chú nhìn ra ghế và lạm nhận đó là vật của riêng mình, nhìn người bạn tí hon ngồi cạnh không cảm thấy xa lạ mà quyến luyến tự nhiên... Có lúc chú đưa mắt thèm thuồng một cánh chim... Chú vòng tay lên bàn lẩm nhẩm đánh vần bài viết tập Tôi đi học. Tiếng phấn của thầy giáo đã đưa chú trở về thực tế. Tôi đi học là một tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để nhớ, một thời để yêu. Kỷ niệm ấy rất đẹp và sâu sắc, vì thế sau này Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Truyện "Cô bé bán diêm" của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời. Truyện "Cô bé bán diêm" của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô. Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng. Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi "ngỗng nhảy ra khỏi đĩa" sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với "phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu". Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh. Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em "một cây thông Nô-en", như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: "Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng". Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết. Đúng thật vậy qua các tác phẩm đã học ta càng hiểu rõ hơn ý kiến trên. Sẽ không chỉ vậy mà còn rất nhiều, rất nhiều các tác phẩm khác đang đợi chờ các bạn ở phia trước.
Đề bài : Trong giấc mơ em gặp lại 1 nhân vật cổ tích em hãy kể lại giấc mơ\
Tối hôm đó, em nằm ngủ và thấy mình được thăm tượng đài Thánh Gióng được đặt trên đỉnh núi Đá Chồng, thuộc dãy núi Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tượng đài được đúc bằng đồng nguyên chất, có chiều cao tới đỉnh là 11,07 m với độ vươn ra là 16 m, trọng lượng ước tính 85 tấn. Tượng được đặt trên đỉnh Vệ Linh - đỉnh cao nhất của núi Sóc, với độ cao tuyệt đối của nơi đặt tượng sau khi hoàn thành cải tạo là 297 m.Tượng mô phỏng hình ảnh vị thánh trẻ tuổi tay mang tre ngà, thúc ngựa hướng về trời xanh. Chân tượng được tạo hình từ sự cách điệu của mây và hào quang, thể hiện rõ tính "động" cho bức tượng. Tượng được đặt hướng về phía Nam, được cho là để thể hiện Thánh Gióng đang hướng về quê mẹ ở phương Nam (Phù Đổng, Gia Lâm), đồng thời đang trông coi bờ cõi của toàn nước Việt. Lúc đó, bỗng nhiên Thánh Gióng hiện ra, em bàng hoàng và bất ngờ. Thánh Gióng nói với em rất nhiều câu chuyện lịch sử hồi đó, rằng mình đã đánh giặc Ân ra sao và những vị anh hùng dân tộc bấy giờ dũng cảm như thế nào. Em ngồi nghe mà lòng cảm phục họ quá!. Bừng tỉnh giấc, hóa ra đó chỉ là giấc mơ nhưng sao lại chân thực kỳ lạ, cứ như em vừa nói chuyện với Thánh Gióng thật vậy. Qua giấc mơ này, em càng cảm thấy biết ơn ông cha ta thời xưa đã luôn cố gắng bảo vệ sự tự do và hòa bình cho đất nước đến tận ngày nay.
1. VB trên đc kể theo ngôi thứ mấy?
2. Nhân vật chính là nhũng ng nào?
3. Văn bản trên viết theo chủ đề gì?(Tình cảm bạn bè, Tình cảm mẹ con, Tình cảm gia đình, Tình cảm anh em)
4. Ng mẹ có tâm trạng như thế nào khi nghe Tuấn nhường tiền mua áo cho em(vỗ về, an ủi Tuấn; buồn bã k nói gì; khóc, âu yếm Tuấn; phân vân đắn đo)
CÓ AI ĐÃ NGHE CHƯA ? :
Bài hát: Vô Tình
Ca sĩ: Lâm Hùng
Vô tình anh lại được gặp em trong giấc mơ
Luôn đi bên anh qua bao tháng năm dài
Đi trong thời gian vượt qua bao nỗi buồn
Một mình trong tâm tư cô đơn anh lại thầm ước
Vô tình anh lại được nhìn em trong nỗi đau
Con tim thơ ngây em đâu thấy đâu ngờ
Cơn mơ phù dù mình như chưa quen kiếp nào
Rồi lời yêu ta trao cho nhau luôn thề nguyện ước
Bên nhau kiếp người
Và rồi từng giọt nước mắt ướt đẫm
Trên khoé mi kia vẫn tuôn trào
Vì thời gian qua trong tâm hồn em
Vẫn luôn đau đớn với hoài nghi
Cuộc đời kia đã mang theo
Bao nhiêu cay đắng với nỗi buồn
Để giờ đây ôm bao đau thương chuyện thế gian
Đừng buồn em hỡi
Khi bông hoa ban mai xưa kia vẫn chưa tàn
Cũng là khi ấy trong tâm hồn anh
Như đã quên đi bao buồn đau
Tình yêu ta như ánh ban mai
Đang sáng soi muôn sắc màu
Không gian bao la vô tình tìm thấy
Tình mình trong giấc mơ
Vô tình anh lại được gặp em trong giấc mơ
Luôn đi bên anh qua bao tháng năm dài
Đi trong thời gian vượt qua bao nỗi buồn
Một mình trong tâm tư cô đơn anh lại thầm ước
Vô tình anh lại được nhìn em trong nỗi đau
Con tim thơ ngây em đâu thấy đâu ngờ
Cơn mơ phù dù mình như chưa quen kiếp nào
Rồi lời yêu ta trao cho nhau luôn thề nguyện ước
Bên nhau kiếp người
Và rồi từng giọt nước mắt ướt đẫm
Trên khoé mi kia vẫn tuôn trào
Vì thời gian qua trong tâm hồn em
Vẫn luôn đau đớn với hoài nghi
Cuộc đời kia đã mang theo
Bao nhiêu cay đắng với nỗi buồn
Để giờ đây ôm bao đau thương chuyện thế gian
Đừng buồn em hỡi
Khi bông hoa ban mai xưa kia vẫn chưa tàn
Cũng là khi ấy trong tâm hồn anh
Như đã quên đi bao buồn đau
Tình yêu ta như ánh ban mai
Đang sáng soi muôn sắc màu
Không gian bao la vô tình tìm thấy
Tình mình trong giấc mơ
Và rồi từng giọt nước mắt ướt đẫm
Trên khoé mi kia vẫn tuôn trào
Vì thời gian qua trong tâm hồn em
Vẫn luôn đau đớn với hoài nghi
Cuộc đời kia đã mang theo
Bao nhiêu cay đắng với nỗi buồn
Để giờ đây ôm bao đau thương chuyện thế gian
Đừng buồn em hỡi
Khi bông hoa ban mai xưa kia vẫn chưa tàn
Cũng là khi ấy trong tâm hồn anh
Như đã quên đi bao buồn đau
Tình yêu ta như ánh ban mai
Đang sáng soi muôn sắc màu
Không gian bao la vô tình tìm thấy
Tình mình trong giấc mơ
Không gian bao la vô tình tìm thấy
Tình mình trong giấc mơ
NGHE RỒI THÌ CHO MÌNH NHẬN XÉT NHA
NÓ còn có bản khác hay hơn nhiều nhỉ ^.^